intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Bước đầu nghiên cứu tác động của âm nhạc đến trạng thái lo âu của bệnh nhân trước chuyển phôi tại Khoa Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện phụ sản Hà Nội

Chia sẻ: An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

102
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề tốt nghiệp này tập trung mô tả đặc điểm bệnh nhân và trạng thái tâm lí bệnh nhân trước chuyển phôi, bước đầu nghiên cứu tác động của âm nhạc đến trạng thái tâm lý bệnh nhân trước chuyển phôi trong thụ tinh trong ống nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Bước đầu nghiên cứu tác động của âm nhạc đến trạng thái lo âu của bệnh nhân trước chuyển phôi tại Khoa Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện phụ sản Hà Nội

LỜI CẢM ƠN<br /> Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và<br /> sâu sắc tới:<br /> - Ban giám hiệu bộ môn điều dưỡng, các phòng ban trường đại học Thăng<br /> Long, Đảng ủy, ban Giám đốc, các khoa phòng bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đã tạo<br /> điều kiện cho tôi được học tập và hoàn thành luận văn này.<br /> - GS TS Phạm Thị Minh Đức, trưởng bộ môn điều dưỡng Đại học Thăng<br /> Long, người thầy đã bỏ nhiều công sức đào tạo, hướng dẫn, tận tình dạy bảo, tạo<br /> mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và hoàn thành luận văn này.<br /> - Tiến sỹ Vũ Minh Ngọc bác sĩ bệnh viện Phủ sản Hà Nội, người thầy đã<br /> giúp đỡ, trực tiếp hưỡng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn<br /> thành luận văn này.<br /> - Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý cô bộ môn điều dưỡng trường<br /> Đại học Thăng Long, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập trong suốt thời<br /> gian qua.<br /> - Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể bác sĩ, cán bộ, nhân viên cùng<br /> các bệnh nhân làm thụ tinh ống nghiệm tại Khoa hỗ trợ sinh sản bệnh viện Phụ sản<br /> Hà Nội, đã tạo điều kiện, hợp tác, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và<br /> hoàn thành luận văn này.<br /> - Cuối cùng, tôi không thể kể hết lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và các bạn<br /> lớp KTC3 đã luôn bên tôi, động viên giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trên con<br /> đường học tập.<br /> Tôi xin trân trọng cảm ơn!<br /> Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2012<br /> Nguyễn Thu Huyền<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT<br /> STT<br /> <br /> Viết tắt<br /> <br /> Thuật ngữ y học được viết tắt<br /> <br /> 1<br /> <br /> TTTON<br /> <br /> Thụ tinh trong ống nghiệm<br /> <br /> 2<br /> <br /> hCG<br /> <br /> Human Chorionic Gonaotropin<br /> <br /> 3<br /> <br /> KTBT<br /> <br /> Kích thích buồng trứng<br /> <br /> DANH MỤC HÌNH<br /> BIỂU ĐỒ<br /> Biểu đồ 3.1: Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu. .................................15<br /> Biểu đồ 3.2 Phân bố nguyên nhân vô sinh ................................................................17<br /> Biểu đồ 3.3 Tiền sử điều trị vô sinh ..........................................................................18<br /> <br /> HÌNH VẼ<br /> Hình 1.1: Mô tả kỹ thuật chuyển phôi ........................................................................6<br /> Hình 1.2 Tác động của âm nhạc đến bộ não .............................................................10<br /> <br /> BẢNG BIỂU<br /> Bảng 3.1: Tuổi của bệnh nhân tham gia nghiên cứu .................................................14<br /> Bảng 3.2: Nghề nghiệp của 2 nhóm nghiên cứu .......................................................14<br /> Bảng 3.3: Loại vô sinh ..............................................................................................16<br /> Bảng 3.4: Thời gian vô sinh ......................................................................................16<br /> Bảng 3.5: Nguyên nhân vô sinh ................................................................................17<br /> Bảng 3.6: Tiền sử vô sinh .........................................................................................19<br /> Bảng 3.7: Kết quả bảng đánh giá trạng thái lo âu của bệnh nhân phỏng vấn lần 1 ..19<br /> Bảng 3.8: Kết quả bảng đánh giá trạng thái lo âu của bệnh nhân phỏng vấn lần 1,2<br /> của nhóm không nghe nhạc và nhóm nghe nhạc ......................................................21<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là phương pháp điều trị vô sinh ngày<br /> càng được áp dụng phát triển rộng rãi trên thế giới. Thông thường, có khoảng 80%<br /> bệnh nhân có thực hiện TTTON đến được giai đoạn chuyển phôi [9]. Chuyển phôi<br /> là bước cuối cùng nhưng rất quan trọng ảnh hưởng đến tỉ lệ có thai trong TTTON.<br /> Bệnh nhân đến được giai đoạn chuyển phôi phải trải qua một quá trình dài điều trị,<br /> tốn kém kinh phí, chịu nhiều áp lực từ gia đình hoặc xã hội làm cho tâm lý nặng nề<br /> và có thể dẫn đến stress gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ thai. Trên thế giới, ở<br /> những nước phát triển, liệu pháp âm nhạc đã trở thành phương pháp hữu hiệu để<br /> điều trị cũng như giảm lo âu stress và đã được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên ở nước<br /> ta, liệu pháp này còn mới mẻ và buớc đầu được áp dụng 1 cách chuyên nghiệp ở<br /> một số cơ sở trị liệu tâm lý và bệnh viện tâm thần [15].<br /> Ở Việt Nam, hiện tại đã có 14 trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm nhưng<br /> chưa có trung tâm nào áp dụng liệu pháp âm nhạc để giảm lo âu stress cho bệnh<br /> nhân trước chuyển phôi. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Bƣớc đầu nghiên cứu<br /> t c động của âm nhạc đ n trạng thái lo âu ở bệnh nhân trƣớc chuyển phôi tại<br /> khoa hỗ trợ sinh sản bệnh viện phụ sản Hà Nội” với các mục tiêu sau:<br /> 1. Mô tả đặc diểm lâm sàng và trạng thái lo âu ở bệnh nhân trước chuyển<br /> phôi tại khoa hỗ trợ sinh sản Bệnh viện phụ sản Hà Nội.<br /> 2. Đánh giá bước đầu hiệu quả của âm nhạc đến trạng thái lo âu của bệnh<br /> nhân trước chuyển phôi trong thụ tinh trong ống nghiệm.<br /> <br /> 1<br /> <br /> Chƣơng 1<br /> TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1. Định nghĩa, tỷ lệ và nguyên nhân vô sinh.<br /> 1.1.1. Định nghĩa vô sinh<br /> Theo Tổ chức y tế thế giới, vô sinh là tình trạng không có thai sau 1 năm<br /> chung sống mà không dùng một biện pháp tránh thai nào, đồng thời tần suất giao<br /> hợp ít nhất 2 lần mỗi tuần. Đối với những phụ nữ trên 35 tuổi thì chỉ tính thời gian<br /> là 6 tháng [7], [8].<br /> Đối với những trường hợp trong đó nguyên nhân vô sinh đã tương đối rõ<br /> ràng thì việc tính thời gian không còn được đặt ra nữa. Vô sinh nguyên phát là chưa<br /> có thai lần nào, còn vô sinh thứ phát là trong tiền sử đã từng có thai ít nhất một lần.<br /> Vô sinh nữ là nguyên nhân hoàn toàn do người vợ, vô sinh nam là nguyên nhân<br /> hoàn toàn do người chồng. Vô sinh không rõ nguyên nhân là trường hợp khám và<br /> làm xét nghiệm thăm dò kinh điển mà không phát hiện được nguyên nhân nào khả<br /> dĩ giải thích được [7], [8].<br /> 1.1.2. Tình hình và nguyên nhân vô sinh<br /> - Trên thế giới<br /> + Tùy từng nước, tỷ lệ vô sinh thay đổi từ 10 – 18%, đột xuất có nơi lên tới<br /> 40%. Về nguyên nhân vô sinh theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1985, có khoảng 20%<br /> không rõ nguyên nhân, 80% có nguyên nhân trong đó vô sinh nữ 40%, vô sinh nam<br /> 40% và do cả 2 là 20% [7], [8].<br /> + Các nguyên nhân chính gây nên tình trạng vô sinh nữ là do rối loạn phóng<br /> noãn (30%), rối loạn chức năng tử cung (30%). Rối loạn chức năng của vòi tử cung<br /> do dính vòi tử cung sau viêm nhiễm. Một số nguyên nhân khác gây nên vô sinh là<br /> do bệnh lạc nội mạc tử cung, bất thường về giải phẫu, các kháng thể kháng tinh<br /> trùng và một số yếu tố khác chưa được biết tới [1].<br /> + Nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh nam là suy giảm sinh tinh có thể do di<br /> truyền, hoặc do di chứng của bệnh quai bị và các vết sẹo ở thừng tinh xuất hiện sau<br /> các nhiễm khuẩn lây qua đường sinh dục. Theo tác giả Aribary (1995) vô sinh nam<br /> có tinh dịch bất thường khoảng 35.2% [17]<br /> <br /> 2<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2