intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt một thùy phổi trong ung thư phế quản nguyên phát tại Bệnh viện K

Chia sẻ: An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

130
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề "Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt một thùy phổi trong ung thư phế quản nguyên phát tại Bệnh viện K" trình bày 2 nội dung chính, đó là: Mô tả tổng quan về hệ hô hấp và tìm hiểu về bệnh học ung thư phế quản, lập quy trình chăm sóc và theo dõi bệnh nhân sau mổ cắt một thùy phổi trong ung thư phế quản nguyên phát.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt một thùy phổi trong ung thư phế quản nguyên phát tại Bệnh viện K

ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ung thƣ (UT) phổi hay nói chính xác hơn là UT phế quản (UTPQ) là một<br /> trong những bệnh UT thƣờng gặp trên thế giới với 1,3 triệu trƣờng hợp mới chẩn<br /> đoán trong một năm [25]. UTPQ là loại UT có tỷ lệ tử vong cao nhất trên thế giới,<br /> nó là nguyên nhân gây tử vong do UT đứng hàng đầu ở nam, thứ ba ở nữ sau UT<br /> đại tràng và UT vú. Tỷ lệ mắc UTPQ nguyên phát cho đến nay vẫn tiếp tục gia tăng<br /> ở phần lớn các nƣớc trên thế giới. Ở châu Âu mỗi năm có khoảng 375.000 ngƣời<br /> mới mắc, ở Mỹ năm 2007 có 215.000 ngƣời mới mắc và 162.000 ngƣời tử vong. So<br /> với tất cả các loại UT thì UTPQ nguyên phát chiếm tỷ lệ 13% nhƣng gây tử vong<br /> cao đến 28% .<br /> Cho đến nay phẫu thuật vẫn là phƣơng pháp cơ bản đƣợc lựa chọn đầu tiên<br /> trong điều trị UTPQ ở giai đoạn sớm. Các phẫu thuật thƣờng đƣợc thực hiện nhƣ<br /> cắt thùy phổi, cắt phân thùy hoặc cắt toàn bộ 1 lá phổi kèm theo nạo vét hạch vùng<br /> đều là những phẫu thuật phức tạp và nặng nề, làm chậm thời gian phục hồi của bệnh<br /> nhân, tỷ lệ biến chứng và tử vong cao từ 2,1 đến 6%.<br /> Chăm sóc, theo dõi bệnh nhân sau mổ cắt một thùy phổi trong UTPQ nguyên<br /> phát là vấn đề chuyên sâu trong công tác điều dƣỡng. Chăm sóc theo dõi, phát hiện<br /> sớm các biến chứng sau mổ nhƣ: chảy máu sau mổ, nhiễm khuẩn viêm phổi, viêm<br /> mủ màng phổi, áp xe khoang màng phổi, xẹp phổi do đờm dãi bít tắc đƣờng thở,<br /> nhiễm khuẩn huyết, suy hô hấp, suy tuần hoàn… có ảnh hƣởng lớn đến sự thành<br /> công của phẫu thuật. Ngƣợc lại, chăm sóc theo dõi sau mổ không tốt, không đúng,<br /> không phát hiện kịp thời các biến chứng lại là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của<br /> phẫu thuật.Vì vậy, tôi chọn chuyên đề “Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt một<br /> thùy phổi trong UTPQ nguyên phát tại bệnh viện K” với nội dung:<br /> 1. Mô tả tổng quan về hệ hô hấp và tìm hiểu về bệnh học UT phế quản.<br /> 2. Lập quy trình chăm sóc và theo dõi bệnh nhân sau mổ cắt một thùy phổi<br /> trong UTPQ nguyên phát<br /> <br /> 1<br /> <br /> CHƯƠNG I<br /> TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ PHẾ QUẢN<br /> <br /> 1. Một số đặc điểm giải phẫu của lồng ngực<br /> 1.1. Đặc điểm về sự toàn vẹn của lồng ngực<br /> Lồng ngực là một cấu trúc hoàn toàn kín, xung quanh là khung xƣơng gồm<br /> có xƣơng ức, xƣơng cột sống, các xƣơng sƣờn và xƣơng đòn. Chúng đƣợc các cơ<br /> bám vào làm thành một buồng kín, có thể cử động và thay đổi đƣợc thể tích. Phía<br /> trên là cổ bao gồm các cơ, mô liên kết và bó mạch, thần kinh. Phía dƣới là cơ<br /> hoành. Cơ hoành là một cơ vân, có dạng hình vòm và rất rộng, đảm bảo tới 65-70%<br /> dung tích hô hấp, ngăn cách lồng ngực với khoang ổ bụng, đỉnh vòm hoành lên cao<br /> đến khoang liên sƣờn V, chân cơ hoành bám vào lồng ngực ở ngay mức khoang liên<br /> sƣờn X, XI. Ngoài ra, bao phủ phía ngoài khung xƣơng cứng có xƣơng bả vai và<br /> các cơ ngực ( [9],[10] ).<br /> 1.2. Khoang ảo màng phổi<br /> Màng phổi bao gồm hai lá liên tục với nhau, lá thành phủ lên mặt trong lồng<br /> ngực và lá tạng bao bọc phía ngoài nhu mô phổi. Hai lá này áp sát vào nhau tạo một<br /> khoang ảo, bên trong khoang chỉ chứa một lớp mỏng thanh dịch giúp hai lá trƣợt lên<br /> nhau khi thở. Áp suất trong khoang màng phổi là áp suất âm, khoảng âm khoảng 4<br /> mmHg lúc thở ra hết điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, có vai trò chi phối<br /> nhiều hiện tƣợng sinh lý và bệnh lý về hô hấp và tuần hoàn [9].<br /> 1. 3. Nhu mô phổi<br /> Nhu mô phổi đƣợc tạo bởi: Phế quản, các mạch máu, các sợi thần kinh, tổ<br /> chức liên kết và các phế nang tập trung thành từng đơn vị phổi. Các đơn vị phổi từ<br /> to đến nhỏ lần lƣợt là: thùy phổi (lobas pulmonalis), phân thùy phổi<br /> (segmentum pulmonace), tiểu thùy phổi (lobulus pulmonalis) và cuối cùng là<br /> các phế nang (Sacculi avealares)[9].<br /> - Sự phân chia của cây phế quản:<br /> Mỗi phế quản chính (bronchur puncepalis) sau khi đi vào phổi sẽ phân chia<br /> nhỏ dần. Toàn bộ các nhánh phân chia của một cây phế quản chính gọi là cây phế<br /> 2<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> quản. Sau khi đi qua rốn phổi, mỗi phế quản chính sẽ tiếp tục đi trong phổi theo<br /> hƣớng một trục (gọi là thân chính) và tận cùng ở phần sau dƣới của phổi. Từ thân<br /> chính tách ra các phế quản thùy theo kiểu nhánh bên và có sự khác biệt giữa hai bên<br /> phổi; ở phổi phải chia làm 3 phế quản thùy, còn ở phổi trái chỉ chia làm 2 [11].<br /> Chức năng của phế quản nhƣ một ống dẫn khí từ ngoài vào trong nhu mô phổi.<br /> - Phế nang: Phế nang là những túi nhỏ thành rất mỏng, nhận không khí từ<br /> những nhánh tận cùng của cây phế quản. Vách phế nang là những lá mỏng gồm sợi<br /> mô đàn hồi có một lớp biểu mô mỏng lót bên trong phế nang. Có nhiều mao mạch<br /> chạy trên vách đó, giữa máu mao mạch và không khí trong phế nang chỉ có một lớp<br /> rào ngăn gọi là màng hô hấp. Màng hô hấp có 6 lớp, nhƣng rất mỏng, trung bình chỉ<br /> 6 μm. Tổng diện tích từ 50-100 m2 ở ngƣời trƣởng thành. Phế nang thực hiện chức<br /> năng trao đổi khí tại phổi [9].<br /> - Tính đàn hồi của phổi: Phổi không có cơ nên không thể tự co giãn, nhƣng<br /> lại có cấu trúc nhiều sợi đàn hồi. Chúng nằm ở các khoảng kẽ rải rác trong nhu mô<br /> phổi luôn có xu hƣớng co nhỏ lại về phía rốn phổi. Bình thƣờng nhờ áp xuất âm<br /> tính của khoang màng phổi mà phổi bám sát theo thành ngực.<br /> 2. Một số đặc điểm sinh lý hô hấp.<br /> 2.1. Cơ chế của thở<br /> - Cơ chế thở vào: Thở vào là động tác chủ động, do có các cơ gọi là cơ thở<br /> vào, làm tăng thể tích lồng ngực theo cả 3 chiều không gian. Các cơ thở vào chính<br /> bao gồm: cơ hoành, cơ liên sƣờn. Các cơ hô hấp phụ nhƣ cơ thang, cơ ức đòn chũm<br /> sẽ tham gia khi có thở gắng sức. Trƣớc khi thì thở vào bắt đầu, các cơ hô hấp ở<br /> trạng thái thƣ giãn, lúc này áp suất khoang màng phổi chừng âm 4mmHg, còn áp<br /> suất phế nang thì bằng áp suất khí quyển. Khi bắt đầu thì thở vào, cơ hoành co làm<br /> hạ thấp vòm cơ hoành - tăng đƣờng kính thẳng đứng của lồng ngực, các cơ liên<br /> sƣờn ngoài co làm xƣơng sƣờn dâng lên – tăng đƣờng kính ngang của lồng ngực.<br /> Đồng thời xƣơng ức cũng nâng lên và nhô ra phía trƣớc – làm tăng kích thƣớc chiều<br /> trƣớc sau của lồng ngực, dẫn đến tổng thể tích của lồng ngực tăng lên và tăng giãn<br /> lá thành màng phổi. Do khoang màng phổi có áp lực âm nên lá tạng và phổi cũng<br /> nở ra theo làm giảm áp suất phế nang xuống thấp hơn áp suất khí quyển. Từ đó<br /> không khí sẽ tràn vào các phế nang dựa trên cơ chế chênh lệch áp suất này.<br /> 3<br /> <br /> - Cơ chế của thở ra: Ở thì thở ra, các cơ thở vào ngừng co và giãn ra nhờ lực<br /> co đàn hồi của phổi và ngực nên lồng ngực trở về vị trí ban đầu, ép vào nhu mô phổi<br /> và phế nang làm tăng áp suất phế nang và đẩy không khí ra ngoài.<br /> 2.2. Sự trao đổi khí ở phế nang<br /> Trao đổi khí đƣợc thực hiện giữa màng phế nang và máu mao mạch nhờ quá<br /> trình khuếch tán. Ở các phế nang, nhờ quá trình thông khí, không khí luôn luôn<br /> đƣợc đổi mới, phân áp O2, phân áp CO2 thấp. Trái lại ở các mao mạch phổi do quá<br /> trình chuyển hóa liên tục nên phân áp O2 thấp, còn phân áp CO2 lại cao. Do sự<br /> chênh lệch về phân áp này, các khí khuếch tán giữa phổi và máu, thực hiên trao đổi<br /> khí trong hô hấp [9].<br /> 2.3. Quá trình thông khí trong đƣờng hô hấp<br /> Đƣờng dẫn khí gồm: mũi, miệng, họng, thanh quản, khí quản, phế quản và<br /> các tiểu phế quản. Đƣờng dẫn khí có chức năng dẫn khí từ ngoài vào phổi và từ<br /> phổi đi ra, nó không phải là những ống thụ động mà có nhiều cấu trúc đặc biệt để<br /> thực hiện chức năng một cách tốt nhất. Đảm bảo lọc sạch, sƣởi ấm, bão hòa hơi<br /> nƣớc để không khí đi vào tới phế nang có điều kiện thuận lợi nhất cho sự trao đổi<br /> khí tại phế nang. Do vậy khi có tắc nghẽn các thành phần của đƣờng dẫn khí (do<br /> đờm, máu…) sẽ gây ra rối loạn thông khí phổi và chính các rối loạn tắc nghẽn thông<br /> khí này sẽ làm tăng tiết đờm dãi nhiều trong đƣờng hô hấp, làm cho sự tắc nghẽn<br /> ngày càng nặng thêm, ảnh hƣởng đến chức năng trao đổi khí của phổi.<br /> 2.4. Cách đào thải đờm và dị vật đƣờng hô hấp<br /> Đờm và dị vật trong đƣờng hô hấp đƣợc đào thải ra ngoài nhờ một cấu trúc<br /> đặc biệt của niêm mạc cây phế quản, đó là hệ thống lông mao dày đặc nhƣ một bàn<br /> chải. Hệ thống lông mao này sẽ đẩy dần đờm và dị vật ra phía khí quản. tại khí quản<br /> chúng sẽ là tác nhân gây kích thích tạo phản xạ ho đẩy đờm và dị vật ra ngoài. Nếu<br /> dị vật mới xuất hiện hay sự tăng tiết đờm dãi ít thì cơ chế đào thải này vẫn hoạt<br /> động tốt và vẫn đảm bảo đƣợc chức năng thông khí, trao đổi khí của phổi. Nhƣng<br /> nếu đờm và dị vật đó ứ đọng nhiều, tồn tại lâu ngày do phản xạ ho yếu sẽ làm tắc<br /> nghẽn đƣờng hô hấp, dẫn đến rối loạn thông khí, xẹp phổi hay khí phế thũng các<br /> phế nang và phổi ( [9],[12] ).<br /> <br /> 4<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> 3. Đặc điểm giải phẫu bệnh và sinh lý bệnh trong UTPQ.<br /> 3.1.Những đặc tính chung của bệnh UTPQ<br /> UT phổi là bệnh lý ác tính của tế bào phủ trong của khí quản, tiểu phế quản<br /> hay phế nang hoặc các tổ chức liên kết trong nhu mô, khi bị kích thích bởi các tác<br /> nhân sinh UT, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức không tuân theo các<br /> cơ chế kiểm soát và phát triển của cơ thể. .<br /> <br /> Hình 1.1: Vị trí UT phổi<br /> Đa số bệnh UT hình thành các khối u. Khác với các khối u lành tính chỉ phát<br /> triển tại chỗ, thƣờng rất chậm, có vỏ bọc xung quanh, các khối u ác tính (UT) xâm<br /> lấn vào các tổ chức lành xung quanh giống nhƣ hình “con cua” với các càng cua<br /> bám vào các tổ chức lành trong cơ thể hoặc giống nhƣ rễ cây lan trong đất. Các tế<br /> bào của khối u ác tính có khả năng di căn tới các hạch bạch huyết hoặc các tạng ở<br /> xa hình thành các khối u mới và cuối cùng dẫn tới tử vong.<br /> 3.2. Nguyên nhân:<br /> Các nguyên nhân chính của UTPQ hiện nay vẫn chƣa hoàn toàn biết rõ,<br /> nhƣng có thể nêu lên nhiều yếu tố nguy cơ chính làm phát sinh UTPQ.<br /> - Thuốc lá đã đƣợc Tổ chức Y tế thế giới xác nhận là có mối liên quan với tỉ<br /> lệ mắc UTPQ [3]. Trong thuốc lá có nhiều Hydrocacbon thơm vòng, điển hình là 34 Benzopyren có vai trò quan trọng trong gây UTPQ. Theo Tổ chức Y tế thế giới<br /> hàng năm có khoảng 3 triệu ngƣời trên toàn thế giới chết vì các bệnh có liên quan<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0