intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Chăm sóc sẹo bọng kết mạc sau mổ đặt van dẫn lưu thủy dịch tiền phòng điều trị glôcôm phức tạp

Chia sẻ: An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

107
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài khóa luận gồm có những nội dung chính sau: Đánh giá tình trang sẹo bọng kết mạc trên những mắt có biểu hiện tình trạng tăng nhãn áp thoáng qua sau phẫu thuật đặt van dẫn lưu thủy dịch tiền phòng, đánh giá kết quả sau chăm sóc sẹo bọng kết mạc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Chăm sóc sẹo bọng kết mạc sau mổ đặt van dẫn lưu thủy dịch tiền phòng điều trị glôcôm phức tạp

ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Glôcôm là bệnh lý của thần kinh thị giác với những cơ chế sinh bệnh khác<br /> nhau, khởi phát bằng tổn thương của các tế bào hạch võng mạc và lớp sợi thần kinh.<br /> Trên lâm sàng, bệnh được biểu hiện bằng teo lõm đĩa thị giác, tổn thương thị trường<br /> điển hình và thường liên quan đến tăng nhãn áp (NA). Trên thế giới cũng như ở<br /> Việt Nam, glôcôm là một căn bệnh nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây mù<br /> không thể hồi phục. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện có hơn<br /> 5,2 triệu người mù cả hai mắt do glôcôm. Đây chính là vấn đề được nhiều nghiên<br /> cứu đề cập tới bởi vì tỷ lệ của căn bệnh này ngày càng gia tăng, tác nhân gây bệnh<br /> phức tạp, khó kiểm soát. Theo các nghiên cứu mang tính dự báo đến năm 2020 ước<br /> tính sẽ có khoảng 79,6 triệu người mắc bệnh glôcôm. Trong một số trường hợp,<br /> phương pháp điều trị bằng thuốc hạ NA cũng như laser cắt mống mắt chu biên<br /> không đáp ứng được yêu cầu điều trị thì phương pháp phẫu thuật (PT) được lựa<br /> chọn đầu tiên để điều chỉnh NA là cắt bè củng mạc. Tuy nhiên có một số trường<br /> hợp sau đó sự tăng sinh xơ gây bít tắc lỗ rò, khiến NA không duy trì được ở mức<br /> cần thiết và phải PT lại nhiều lần nhưng tỷ lệ thất bại là rất cao. Trong các trường<br /> hợp này rất nhiều tác giả trên thế giới và trong nước đã ứng dụng PT đặt van dẫn<br /> lưu thủy dịch tiền phòng để điều trị và đều nhận thấy đây là giải pháp giúp điều<br /> chỉnh NA hết sức hiệu quả. PT đặt van dẫn lưu thủy dịch được chỉ định trên những<br /> mắt glôcôm khó, đã mổ nhiều lần bằng nhiều phương pháp khác trước đó nhưng<br /> thất bại. Sau phẫu thuật NA điều chỉnh rất tốt giúp giữ lại cũng như bảo tồn thị lực<br /> (TL) tối đa hiện có cho bệnh nhân glôcôm. Tuy nhiên việc chăm sóc (CS) sau đặt<br /> van dẫn lưu thủy dịch tiền phòng hết sức phức tạp, diễn biến lâm sàng cũng có<br /> nhiều biểu hiện khác với các dạng PT lỗ rò khác. Đặc biệt sau PT đặt van thường có<br /> giai đoạn tăng nhãn áp thoáng qua xuất hiện vào khoảng 4 – 24 tuần sau PT. Chính<br /> vì vậy nên sau PT nếu bệnh nhân (BN) không được theo dõi và CS đặc biệt thì khả<br /> năng tăng NA và giai đoạn tăng NA thoáng qua có thể làm mất nốt TL còn lại ít ỏi<br /> của BN. Trong một số nghiên cứu trên thế giới, phương pháp massage và rạch bọng<br /> xơ để điều chỉnh NA đã được đề cập đến đem lại hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, việc<br /> CS sẹo bọng sau PT đặt van dẫn lưu thủy dịch tiền phòng còn chưa được nhắc đến ở<br /> <br /> 1<br /> <br /> Việt Nam. Như vậy chúng tôi muốn thực hiện đề tài nghiên cứu ” Chăm sóc sẹo<br /> bọng kết mạc sau mổ đặt van dẫn lưu thủy dịch tiền phòng điều trị glôcôm phức tạp”<br /> MỤC TIÊU:<br /> 1. Đánh giá tình trang sẹo bọng kết mạc trên những mắt có biểu hiện tình trạng tăng<br /> nhãn áp thoáng qua sau phẫu thuật đặt van dẫn lưu thủy dịch tiền phòng<br /> 2. Đánh giá kết quả sau chăm sóc sẹo bọng kết mạc<br /> <br /> 2<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> CHƯƠNG 1.<br /> TỔNG QUAN<br /> 1.1. GLÔCÔM PHỨC TẠP VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ<br /> 1.1.1. Giải phẫu góc tiền phòng<br /> <br /> Hình 1: Giải phẫu góc tiền phòng<br /> 1.1.2. Glôcôm<br /> Glôcôm là một bệnh của đầu dây thần kinh thị giác tiến triển mạn tính đặc<br /> trưng bởi tổn hại thị trường, mất sợi thần kinh thị giác và thường liên quan đến tình<br /> trạng NA cao (WHO,1995). Bệnh có tỷ lệ mắc cao, tiến triển suốt đời và đặc biệt<br /> nguy hiểm vì mù lòa do glôcôm gây ra không thể hồi phục. Mặc dù cơ chế bệnh<br /> sinh vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn nhưng sinh lý bệnh của glôcôm có liên<br /> quan chặt chẽ đến sự chế tiết và dẫn lưu thủy dịch trong khu vực phần trước nhãn<br /> cầu. Thủy dịch được các tế bào không sắc tố của thể mi tiết vào hậu phòng với lưu<br /> lượng 2,2 μl/phút. Sau đó, thuỷ dịch đi qua khe giữa mặt trước thể thuỷ tinh và mặt<br /> sau mống mắt rồi qua đồng tử để vào tiền phòng. Khoảng 80% thuỷ dịch được dẫn<br /> lưu khỏi tiền phòng ở góc tiền phòng, qua vùng bè củng giác mạc vào ống<br /> Schlemm, rồi theo tĩnh mạch nước đổ vào đám rối tĩnh mạch thượng củng mạc để<br /> hòa vào hệ thống tuần hoàn chung. 20% lượng thuỷ dịch còn lại thoát ra ngoài<br /> không phụ thuộc vào áp lực nội nhãn theo con đường màng bồ đào - củng mạc.<br /> Trong một số trường hợp, sự lưu thông thủy dịch bị cản trở do tổn thương vùng góc<br /> tiền phòng, do nghẽn đồng tử,…khiến áp lực nội nhãn, yếu tố nguy cơ chính của<br /> bệnh glôcôm tăng cao [2][3]. Chính vì thế, sự thoát lưu thủy dịch có vai trò rất quan<br /> <br /> 3<br /> <br /> trọng trong sự ổn định của NA và cơ chế bệnh sinh của bệnh glôcôm. Cũng chính vì<br /> vậy, trong điều trị bệnh lý glôcôm, rất nhiều phương pháp PT đã được ứng dụng để<br /> điều chỉnh NA bằng cách làm tăng khả năng thoát lưu thủy dịch và tăng khoảng lưu<br /> thông thủy dịch ngoài nhãn cầu<br /> 1.1.3. Phẫu thuật lỗ rò và glôcôm phức tạp<br /> Ngay từ thế kỷ 19, phẫu thuật lỗ rò dưới nhiều dạng khác nhau đã được thực<br /> hiện để điều trị glôcôm ở mọi hình thái. Kỹ thuật PT lỗ rò được sử dụng phổ biến<br /> hiện nay là cắt bè củng – giác mạc. Trong PT cắt bè củng – giác mạc, lỗ dẫn lưu<br /> thủy dịch được tạo thành trên một phần bề dày củng mạc và được vạt củng mạc phủ<br /> lên. Qua lỗ dẫn lưu, thủy dịch từ tiền phòng sẽ được thoát ra ngoài và hầu hết tập<br /> trung ở khoang dưới kết mạc để thoát khỏi nhãn cầu. Theo Jonathan Hersler (1980),<br /> thủy dịch từ khoang dưới kết mạc sẽ được hấp thụ vào hệ thống tuần hoàn chung<br /> bởi tĩnh mạch nước hoặc ngấm trực tiếp qua kết mạc rồi hòa vào lớp phim nước mắt.<br /> Với tỷ lệ thành công lên tới 80 - 95% tùy theo từng nghiên cứu nên kể từ lần<br /> đầu tiên được ứng dụng vào năm 1969 tới nay, cắt bè củng – giác mạc vẫn luôn<br /> được xem là biện pháp được lựa chọn đầu tiên để xử trí tất cả những trường hợp<br /> glôcôm NA không điều chỉnh với thuốc và laser. Tuy nhiên, trong một số trường<br /> hợp như glôcôm tân mạch, glôcôm chấn thương,…PT này thường có kết quả rất hạn<br /> chế. Năm 1999, Mietz H. và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu trên diện rộng để<br /> đánh giá hiệu quả của phương pháp cắt bè củng – giác mạc lên các hình thái glôcôm<br /> có nguy cơ không điều chỉnh NA sau phẫu thuật (gọi tắt là glôcôm phức tạp). Trong<br /> thời gian theo dõi trung bình là 27,9 tháng, tác giả nhận thấy tỷ lệ thất bại của PT<br /> thường rất cao trong nhóm BN glôcôm phức tạp như : glôcôm chấn thương (30%),<br /> glôcôm viêm màng bồ đào (50%), glôcôm tân mạch (80%), glôcôm bẩm sinh<br /> (40%), glôcôm trong một số hội chứng (23,8%) và glôcôm trên mắt đã PT lỗ rò<br /> (48,8%),… [13]. Rất nhiều nghiên cứu trước và sau đó cũng đưa ra nhận định tương<br /> tự về tình trạng khó điều chỉnh NA ở những mắt glôcôm đặc biệt này. Có rất nhiều<br /> nguyên nhân dẫn đến thất bại của PT tuy nhiên thất bại này liên quan chặt chẽ với<br /> sự hình thành tổ chức xơ dưới kết mạc gây bít tắc đường thoát thủy dịch mới hình<br /> thành. Sự phát triển xơ quá mức này thường xảy ra trên một số mắt có đặc điểm<br /> như: trên người trẻ tuổi (lớp tenon ở người trẻ thường dày và khả năng tăng sinh xơ<br /> <br /> 4<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> mạnh hơn người nhiều tuổi), có dịch kính sát mép mổ (một dạng protein đặc biệt có<br /> trong dịch kính đã làm kích thích các nguyên bào xơ phát triển mạnh khiến quá<br /> trình liền sẹo diễn ra quá mức), thủy dịch biến đổi (thủy dịch sau mổ nội nhãn có<br /> nhiều protein và các chất kích thích tăng sinh nguyên bào xơ), có máu, protein trong<br /> huyết tương và tế bào viêm tại vết thương (gây kích thích chuyển dạng đại thực bào<br /> thành nguyên bào xơ) ,….[9][10]. Có rất nhiều phương pháp được ứng dụng để hạn<br /> chế tình trạng tăng sinh xơ này như hớt bao Tenon, lạng thượng củng mạc, kết hơp<br /> thuốc chống chuyển hóa (5 Fluoro Uracil hoặc Mitomycin C),… nhưng kết quả<br /> thường không cao và khả năng hạn chế tăng sinh xơ không kéo dài.<br /> 1.1.4. Chăm sóc sau phẫu thuật glôcôm chung<br /> - Nhận định bệnh nhân sau mổ<br /> + Thời gian đã mổ, tình trạng cơ năng sau mổ: đau, nhức, chảy máu, đỏ mắt<br /> + Tình trạng toàn thân của BN: ăn, ngủ, thay đổi tư thế khi nằm nghỉ, nhận thức về<br /> bệnh glôcôm.<br /> - Chẩn đoán chăm sóc: BN đau do PT và có nguy cơ xảy ra các biến chứng như: đứt<br /> chỉ, xẹp tiền phòng, nhiễm trùng mắt mổ, thiếu hụt dinh dưỡng do thói quen ăn<br /> kiêng, BN có thể mù do thiếu kiến thức về bệnh glôcôm<br /> - Kế hoạch chăm sóc : giảm đau cho BN, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường,<br /> hạn chế các biến chứng, hướng dẫn chế độ ăn, giáo dục sức khỏe, tuyên truyền, phổ<br /> biến kiến thức về bệnh glôcôm cho BN và người nhà<br /> - Thực hiện chăm sóc<br /> +Thực hiện y lệnh thuốc chống viêm, giảm đau theo giờ cho phù hợp, an ủi, động<br /> viên tinh thần cho BN.<br /> + Thay băng mắt cho BN hàng ngày: quan sát mắt khô sạch hay bẩn, có dính máu<br /> không? mi mắt sạch hay bẩn, có phù nề, có đỏ không? tra thuốc theo phiếu.<br /> + Hướng dẫn BN cách thay đổi tư thế: đỡ gáy khi BN muốn ngồi dậy, tránh ngồi<br /> dậy đột ngột, BN phải nằm nghiêng, chống tay rồi mới từ từ ngồi dậy (trong trường<br /> hợp không có người giúp). BN không được nằm sấp, không được gác tay lên trán,<br /> tránh tì đè vào nhãn cầu.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2