intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Đánh giá kết quả chăm sóc hô hấp và mức độ khó thở của bệnh nhân sau cắt nối khí quản tận - tận tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Chia sẻ: An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

125
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề gồm có 2 mục tiêu chính sau: Đánh giá kết quả chăm sóc hô hấp bệnh nhân sau phẫu thuật cắt nối khí quản tận – tận tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, mô tả mức độ khó thở lâm sàng sau phẫu thuật cắt nối khí quản tận - tận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Đánh giá kết quả chăm sóc hô hấp và mức độ khó thở của bệnh nhân sau cắt nối khí quản tận - tận tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> Muốn duy trì sự sống, tế bào cần oxy để biến năng lượng hóa học của<br /> thức ăn thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng .. dùng vào<br /> mọi hoạt động sống. Đồng thời Carbon dioxid (CO2) sinh ra trong quá trình sống<br /> cần phải thải ra ngoài. Cung cấp oxy và thải CO2 là chức năng chính của bộ máy<br /> hô hấp.<br /> Khí quản là một cơ quan tham gia vào bộ máy hô hấp, do vị trí đặc biệt<br /> nên khí quản chiếm một vị trí quan trọng. Không khí từ mũi hoặc miệng xuống<br /> đi qua khí quản tới phổi, chia nhánh vào hai phế quản gốc, phế quản thùy, phân<br /> thùy rồi chia nhánh nhiều lần tới các tiểu phế quản và phế nang và thực hiện quá<br /> trình trao đổi khí [2]. Khí quản có đặc điểm là cơ quan duy nhất không có hoạt<br /> động hỗ trợ từ bộ phận tương tự và phải đảm bảo thông thoáng thực hiện trao<br /> đổi khí liên tục.<br /> Bên cạnh đó khí quản còn có chức năng bảo vệ phổi khỏi dị vật (do hệ<br /> thống lông chuyển), sưởi không khí, phát âm, tham gia thể hiện tình cảm [5].<br /> Cấu trúc hình trụ của khí quản là một tổ chức hỗn hợp gồm các vòng sụn được<br /> ghép và định hình với nhau bằng các sợi cơ trơn, sợi chun hiện tại chưa có bộ<br /> phận nhân tạo thay thế. Do đó các phẫu thuật tạo hình khí quản rất phức tạp, đòi<br /> hỏi sự chính xác và đặc biệt phải luôn đảm bảo thông khí cung cấp oxy cho nhu<br /> cầu cơ thể. Hiện nay phẫu thuật này được thực hiện tại một số trung tâm hoặc<br /> bệnh viện lớn, trong đó có bệnh viện TƯQĐ 108.<br /> Kinh nghiệm và kế hoạch chăm sóc của điều dưỡng chưa thấy đề cập<br /> trong tài liệu giảng dạy và ít thấy có báo cáo tiếng việt nào đề cập tới việc chăm<br /> sóc bệnh nhân sau mổ cắt nối khí quản tân-tận [1].<br /> Đây cũng là giai đoạn quan trọng góp phần vào thành công của kết quả<br /> điều trị phẫu thuật cắt nối khí quản tận-tận điều trị hẹp khí quản:<br /> <br /> 1<br /> <br /> Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu:<br />  Đánh giá kết quả chăm sóc hô hấp bệnh nhân sau phẫu thuật cắt nối<br /> khí quản tận – tận tại Bệnh viện TƯQĐ 108<br />  Mô tả mức độ khó thở lâm sàng sau phẫu thuật cắt nối khí quản tậntận<br /> <br /> 2<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> I.<br /> <br /> TỔNG QUAN<br /> <br /> 1.1 Đại cƣơng<br /> 1.1.1 Giải phẫu khí quản [2]<br /> Khí quản (Tracheal) tiếp theo thanh quản bắt đầu từ cổ (đốt sống cổ VI) và tận<br /> hết trong lồng ngực (đốt sống cổ IV) bằng cách chia đôi thành 2 phế quản<br /> <br /> Hình 1: Vị trí của khí quản<br /> a. Hình dáng, kích thước và cấu tạo<br />  Khí quản là một ống hình trụ dẹt ở phía sau, phồng tròn ở phía trước. Sở<br /> dĩ như vậy là do khí quản được cấu tạo bởi khoảng 16 đến 20 vòng sụn và<br /> ở phía sau mỗi vòng sụn là tổ chức sợi. Ở giữa các vòng sụn cũng có các<br /> rãnh ngang cũng là tổ chức sợi. Khí quản chạy từ trên xuống hơi bị lệch<br /> sang phải (do quai động mạch chủ đè lên ở bên trái) và để hở một phần<br /> mặt trước thực quản. Càng xuống dưới càng chếch về phía sau, cho nên ở<br /> đoạn cổ khí quản nằm rất nông ở phía trước và ở trên (cách da khoảng<br /> 18mm). Có thể sờ thấy ngay dưới da nhữn vòng sụn của khí quản, nên<br /> thường mở khí quản giữa vòng sụn 1-4, khi vào ngực thì lại nằm rất sâu.<br />  Khí quản dài độ 10cm chia hai phần đoạn cổ và đoạn ngực. Tuy nhiên độ<br /> dài chung và mỗi đoạn thay đổi tùy theo tuổi và tùy từng người, nam hay<br /> nữ. Khí quản có đường kính ngang khoảng 15-18mm, nhưng có thể chỉ<br /> 3<br /> <br /> khoảng 10-12mm do có cơ co khí quản kéo lại, do đó khi có dị vật nằm<br /> trong khí quản, kết hợp với phản xạ ho dị vật sẽ được đẩy lên tới thanh<br /> môn<br />  Khí quản di động dễ dàng, được đưa lên cùng thanh quản khi ta bắt đầu<br /> nuốt hoặc bị đẩy sang bên bởi các u ở cổ.<br />  Khí quản được cấu tạo bởi hai lớp: lớp ngoài gồm các nửa vòng sụn được<br /> nối với nhau bởi các thớ sợi và ở phía sau có các cơ trơn khí quản. Lớp<br /> trong là niêm mạc. Khi soi phế quản ta thấy phía trong có các vòng đỏ<br /> sáng (vòng sụn) và vòng đỏ nâu (vòng thớ liên sụn). Ở đầu dưới có hai lỗ<br /> thông với hai phế quản, ngăn cách nhau bởi một gờ được gọi là cựa khí<br /> quản (carina tracheal).<br /> <br /> Hình 2: Giải phẫu khí quản<br /> (a) Mặt trước khí quản (b) Cắt ngang khí quản<br /> 4<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> b. Liên quan giải phẫu<br />  Đoạn cổ: Khí quản nằm ở khu dưới móng, nằm phía trong da và cân cổ<br /> nông, các cơ nông vùng cổ trước, một phần có tuyến giáp vắt ngang qua ở<br /> đoạn cổ. Khí quản đè lên thực quản ở phía sau và liên quan với hai bên bó<br /> mạch cảnh gốc. Khoang tế bào trước khí quản rộng nhất là trên cán ức<br /> trong đó có thể có hạch bạch huyết, tĩnh mạch giáp dưới, có thể có thân<br /> tĩnh mạch cách tay đầu trái, trẻ em có thể thấy cả tuyến ức lấn cao lên cổ.<br />  Đoạn ngực: Phía trước liên quan từ nông vào sâu và qua lớp xương ức<br /> sườn đòn với thân tĩnh mạch cánh tay đầu trái, thân động mạch cánh tay<br /> đầu và động mạch cảnh gốc trái. Ở dưới hai động mạch này và ở chỗ mà<br /> khí quản phân chia làm hai phế quản là quai động mạch chủ và ngành<br /> phải của thân động mạch phổi. Phía sau vẫn là thực quản. Bên trái liên<br /> quan với quai động mạch chủ, động mạch cảnh gốc trái, dây thần kinh X<br /> trái với dây quặt ngược trái. Bên phải liên quan với quai tĩnh mạch đơn<br /> lớn thân động mạch cánh tay đầu và dây thần kinh X phải.<br /> 1.1.2 Nguyên nhân gây hẹp khí quản<br /> Hẹp khí quản có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Trong đó trẻ em<br /> thường là hẹp khí quản bẩm sinh còn hẹp khí quản người lớn thường là do mắc<br /> phải. Cả hai nhóm tuổi đều có nguyên nhân hẹp khí quản sau đặt ống nội khí<br /> quản kéo dài chiếm tỉ lệ lớn.<br /> Gồm các nhóm nguyên nhân sau:<br /> - Hẹp khí quản do điều trị<br /> o Đặt ống nội khí quản kéo dài<br /> o Mở khí quản<br /> o Điều trị xạ khí quản<br /> o Phẫu thuật khí quản trước đó<br /> -<br /> <br /> Hẹp khí quản bẩm sinh<br /> <br /> - Tổn thương khí quản do chấn thương, vết thương<br /> - Hẹp khí quản do u<br /> - Bệnh tự miễn<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1