ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh thường gặp trong lâm sàng, là bệnh lý hay<br />
gặp nhất trong các bệnh tim mạch ở hầu hết các nước trên thế giới, tần suất mắc<br />
bệnh THA trên thế giới từ 5 đến 30% dân số. Trên toàn thế giới năm 2000 có<br />
khoảng 972 triệu người bị THA (khoảng 20% ở người lớn) và ước tính đến năm<br />
2025 sẽ có trên 1,5 tỷ người bị THA (khoảng 29% ở người lớn) [3]. Ở Việt Nam, tỉ<br />
lệ mắc bệnh THA khoảng 15%-19% [2]. Việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh THA<br />
gặp rất nhiều khó khăn, ngay cả khi đã có chẩn đoán thì sự tuân thủ điều trị và mức<br />
huyết áp kiểm soát thường không đạt yêu cầu. Hàng năm trên thế giới có tới 75% số<br />
bệnh nhân THA không được điều trị một cách có hiệu quả [4]. Khi được điều trị<br />
tích cực và hiệu quả bệnh THA sẽ làm giảm tỉ lệ tử vong, nếu giảm mỗi 10mmHg<br />
huyết áp tâm thu sẽ làm giảm tới 20-25% các biến cố tim mạch trầm trọng.<br />
Đo huyết áp bằng phương pháp thông thường không phát hiện được những<br />
bệnh nhân tăng huyết áp ẩn giấu. THA ẩn giấu được định nghĩa khi không có THA<br />
bằng phương pháp thông thường nhưng có THA trên phương pháp theo dõi huyết<br />
áp 24 giờ [4]. Tỷ lệ THA ẩn giấu khoảng 10% dân số và chiếm 40% bệnh nhân<br />
đang điều trị bằng thuốc hạ áp [5]. Nhiều bằng chứng cho thấy các biến chứng tim<br />
mạch liên quan chặt chẽ với giá trị huyết áp 24 giờ hơn so với giá trị huyết áp đo<br />
bằng phương pháp thông thường [11]. Các tác giả nhận thấy không giảm huyết áp<br />
khi ngủ sẽ có tỉ lệ cao về tổn thương cơ quan đích như: Phì đại thất trái, tai biến<br />
mạch máu não, bệnh võng mạc và tổn thương thận [6]. Còn nếu huyết áp tăng<br />
nhanh, đột ngột vào lúc thức dậy sẽ tăng tỉ lệ đột quỵ và nguy cơ mắc bệnh tim vành<br />
hơn so với người bình thường [8]. Việc kiểm soát huyết áp theo phương pháp theo<br />
dõi huyết áp 24 giờ giúp làm giảm các biến cố tim mạch độc lập với các nguy cơ<br />
tim mạch kinh điển. Căn cứ vào giá trị huyết áp trung bình và sự biến thiên huyết áp<br />
trong 24 giờ sẽ giúp cho lựa chọn thuốc hạ huyết áp và thời điểm dùng thuốc [5].<br />
Tại Việt Nam, việc dùng thuốc hạ huyết áp chủ yếu dựa vào giá trị huyết áp<br />
buổi sáng mà không căn cứ vào giá trị huyết áp theo dõi trong 24 giờ, điều này sẽ<br />
khiến việc kiểm soát huyết áp không được đầy đủ và làm gia tăng các biến cố tim<br />
mạch. Trong khi đó, người điều dưỡng chỉ có vai trò thực hiện theo hướng dẫn của<br />
bác sỹ, chưa có tính chủ động trong việc theo dõi, xác định sự thay đổi huyết áp 24<br />
<br />
1<br />
<br />
giờ để giúp các bác sỹ ra y lệnh cho bệnh nhân uống thuốc theo thời điểm thích hợp,<br />
nhằm đạt hiệu quả cao nhất.<br />
. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu:<br />
1. Xác định giá trị huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp trước và sau<br />
khi điều chỉnh thời điểm dùng thuốc hạ áp.<br />
2. Mô tả sự biến thiên huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp trước và<br />
sau khi điều chỉnh thời điểm dùng thuốc hạ áp.<br />
<br />
2<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
1.1. Một số khái niệm về bệnh tăng huyết áp<br />
Theo Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization: WHO) và Hội THA<br />
quốc tế (International Society of Hypertention: ISH) năm 2003 [9], đối với người<br />
trên 18 tuổi THA được xác định khi huyết áp tâm thu (HATT) 140 mmHg<br />
và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) 90 mmHg khi đo tại phòng khám bệnh<br />
hoặc 130 - 135/85 mmHg khi đo huyết áp (HA) tại nhà, hoặc HA trung bình 24<br />
giờ 125 - 130/80 mmHg hoặc HA trung bình ban ngày 130 - 135/85 mmHg,<br />
hoặc HA trung bình ban đêm 120/80 mmHg.<br />
THA được chia làm hai loại: THA thứ phát và THA nguyên phát. THA thứ<br />
phát là THA có nguyên nhân, chiếm từ 5 - 10% tổng số THA, do các bệnh thận mạn<br />
tính, hẹp động mạch thận, cường aldosterone tiên phát, hội chứng Cushing, u tuỷ<br />
thượng thận... THA nguyên phát là THA chưa rõ nguyên nhân, còn gọi là bệnh<br />
THA, chiếm khoảng 90 - 95% các trường hợp THA.<br />
1.2. Phân loại tăng huyết áp<br />
1.2.1. Phân loại theo mức độ THA<br />
Bảng1.1. Phân loại THA theo WHO/ISH (2003)[9]<br />
HA tâm thu<br />
<br />
HA tâm trương<br />
<br />
(mmHg)<br />
<br />
(mmHg)<br />
<br />
HA tối ưu<br />
<br />
< 120<br />
<br />
< 80<br />
<br />
HA bình thường<br />
<br />
< 130<br />
<br />
< 85<br />
<br />
HA bình thường cao<br />
<br />
130 - 139<br />
<br />
85 - 89<br />
<br />
THA độ 1<br />
<br />
140 - 159<br />
<br />
90 - 99<br />
<br />
THA độ 2<br />
<br />
160 - 179<br />
<br />
100 - 109<br />
<br />
THA độ 3<br />
<br />
180<br />
<br />
110<br />
<br />
Phân loại<br />
<br />
Khi HA tâm thu và tâm trương không ở cùng một phân loại thì mức độ THA<br />
được lựa chọn ở phân độ cao nhất.<br />
1.2.2. Phân loại theo giai đoạn tăng huyết áp<br />
Theo Tổ chức y Tế thế giới năm 1993:<br />
<br />
3<br />
<br />
- THA giai đoạn 1: chưa có dấu hiệu khách quan về tổn thương thực thể.<br />
- THA giai đoạn 2: có ít nhất một tổn thương cơ quan đích như dày thất trái,<br />
hẹp toàn thể hay khu trú động mạch võng mạc, protein niệu hoặc creatinin máu tăng<br />
nhẹ (110 - 130 mol/l), siêu âm hoặc X quang thấy mảng vữa xơ ở động mạch<br />
cảnh, động mạch đùi, động mạch chủ bụng.<br />
- THA giai đoạn 3: có triệu chứng và dấu hiệu tổn thương thực thể ở cơ quan đích.<br />
+ Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim.<br />
+ Tai biến mạch máu não.<br />
+ Đáy mắt: chảy máu, xuất tiết võng mạc, phù gai thị.<br />
+ Thận: creatinin máu >130 mol/lít.<br />
+ Mạch máu: phồng tách động mạch, tắc mạch.<br />
1.3. Biến chứng của tăng huyết áp<br />
THA là một bệnh lý gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, phức tạp, đe dọa<br />
đến tính mạng của bệnh nhân và ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế của từng gia đình<br />
cũng như toàn xã hội. Mức độ HA càng cao thì tỉ lệ các biến chứng càng lớn. Nếu<br />
không được điều trị thì 50% bệnh nhân THA bị chết do bệnh động mạch vành và<br />
suy tim, 33% bị đột quị, 10 - 15% suy thận [2] .<br />
1.4. Các thuốc điều trị tăng huyết áp<br />
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị THA nhưng chủ yếu là các thuốc<br />
sau [2]:<br />
- Thuốc lợi tiểu: Thuốc tác động ở thận làm tăng đào thải nước tiểu và Natri,<br />
qua đó làm giảm thể tích dịch lưu hành, giảm được áp lực trong lòng mạch nên làm<br />
hạ huyết áp. Có hai nhóm thuốc lợi tiểu:<br />
+ Nhóm lợi tiểu thải Kali : Furocemid, Hypothiazid, Indapamid.<br />
+ Nhóm lợi tiểu giữ Kali: Spironolacton<br />
- Thuốc tác động lên hệ giao cảm: Hệ thần kinh giao cảm tiết ra Adrenalin,<br />
Noradrenalin, là những chất có tác dụng làm THA. Nhóm thuốc này ức chế hoạt<br />
động của hệ thần kinh giao cảm nên làm hạ huyết áp. Có các nhóm sau:<br />
+ Nhóm tác động đến trung tâm giao cảm ở hành não như: Methyldopa,<br />
Clonidin...<br />
<br />
4<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
+ Nhóm tác động đến các đầu tận cùng thần kinh giao cảm hậu hạch:<br />
Reserpin..<br />
- Nhóm thuốc ức chế các thụ cảm thể Beta: Propranolon, Atenolol…<br />
- Nhóm thuốc chẹn kênh calci: Thuốc làm giãn trực tiếp các tiểu động mạch<br />
bằng cách ngăn cản hoạt động của các ion calci trong các sợi cơ trơn thành mạch,<br />
ion calci rất cần trong quá trình co mạch. Có các thuốc như: Nifedipin, Diltiazem,<br />
Amlodipin.<br />
- Thuốc ức chế men chuyển như: Captopril, Coversyl... Thuốc chẹn thụ cảm<br />
thể Angiotensin 2 ( đối kháng cảm thụ AT1) như: Cozaar, Micardis... Nhóm thuốc<br />
này can thiệp vào hệ thống Renin Angiotensin ở trong cả huyết tương và trong cả tổ<br />
chức, ức chế hình thành Angiotensin 2- là một chất làm cho thận tái hấp thu nước<br />
và Natri, đồng thời còn có tác dụng ngăn quá trình thoái giáng Bradykinin là một<br />
chất giãn mạch, kích thích tăng tiết PG - cũng là một chất giãn mạch, như vậy là có<br />
tác dụng giảm huyết áp.<br />
Lựa chọn thuốc tuỳ chọn vào yếu tố nguy cơ, giai đoạn bệnh, và khả nặng tài<br />
chính của bệnh nhân .<br />
1.5. Sự biến đổi huyết áp trong 24 giờ<br />
Huyết áp của một người không hằng định trong cả ngày mà có sự thay đổi<br />
trong suốt 24 giờ, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự biến thiên huyết áp 24 giờ như<br />
tuổi, giới, các bệnh lý kèm theo (THA, đái tháo đường..), hoạt động thể lực [1]. Đối<br />
với bệnh nhân THA đang điều trị thuốc hạ áp, có tỷ lệ cao bệnh nhân có thể huyết<br />
áp trở về bình thường khi đo bằng phương pháp thông thường nhưng lại không<br />
được kiểm soát huyết áp trong suốt 24 giờ [5]. Điều này làm gia tăng các biến cố về<br />
tim mạch. Vì vậy đo huyết áp 24 giờ sẽ đánh giá được sự biến thiên huyết áp trong<br />
24 giờ và giúp phát hiện các bệnh nhân này.<br />
1.5.1. Phƣơng pháp đo huyết áp 24 giờ (Ambulatory Blood Pressure<br />
Monitoring: ABPM)<br />
Là phương pháp cho phép ghi lại giá trị huyết áp tại các thời điểm khác nhau<br />
trong 24 giờ nhờ máy ABPM. Đo huyết áp 24 giờ có những giá trị chủ yếu [4]:<br />
- Chẩn đoán hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng (white coat hypertensive<br />
syndrome).<br />
<br />
5<br />
<br />