ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tai biến mạch máu não (TBMMN) là loại bệnh thường gặp và có thể xảy ra ở<br />
tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, do nhiều nguyên nhân khác<br />
nhau, có thể gây tử vong nhanh với tỷ lệ cao. Đồng thời, đây cũng là loại bệnh để lại<br />
nhiều di chứng nặng nề, đặc biệt là những di chứng về vận động, dẫn đến tàn tật là<br />
gánh nặng cho người bệnh, gia đình và cộng đồng [5], [10].<br />
Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc bệnh là 794/100.000 dân. Năm 1993, Hội Tim mạch Hoa<br />
Kỳ đã đề cập đến việc chăm sóc bệnh nhân TBMMN khẩn cấp như một phần trong hồi<br />
sức cơ bản và hồi sức cấp cứu. Ở Châu Phi và Châu Á, tỷ lệ TBMMN ở các nước và<br />
khu vực đang phát triển tương đương với Châu Âu, Châu Mỹ. Bệnh có xu hướng gia<br />
tăng hàng năm ở các nước Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan [13].<br />
Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh đang tăng nhanh với mức độ đáng lo ngại. Theo<br />
Nguyễn Văn Thông và cộng sự, qua điều tra tại một số địa phương ở miền Nam cho<br />
thấy tỷ lệ bệnh tương đương với các nước trên thế giới [13].<br />
Những năm gần đây, với phương châm kết hợp y học hiện đại (YHHĐ) và y<br />
học cổ truyền (YHCT), cùng với các tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức<br />
năng nhiều bệnh nhân TBMMN đã được cấp cứu và phục hồi chức năng kịp thời,<br />
tránh được nhiều di chứng làm ảnh hưởng tới khả năng lao động và sinh hoạt của họ<br />
[7], [11], [13], [16].<br />
Trong công tác điều trị và chăm sóc phục hồi chức năng vận động sớm cho các<br />
bệnh nhân bị TBMMN người điều dưỡng đóng góp vai trò rất quan trọng.<br />
Trong nhiều năm qua Viện Y học cổ truyền Quân đội đã điều trị PHCN vận<br />
động cho nhiều bệnh nhân bị tai biến xuất huyết não bằng phương pháp điện châm kết<br />
hợp với xoa bóp bấm huyệt, xong chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về kết quả<br />
chăm sóc của người điều dưỡng đối với những bệnh nhân này, vì vậy chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu sau:<br />
1. Đánh giá kết quả hồi phục chức năng vận động bằng phương pháp điện châm<br />
kết hợp với xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân liệt nửa người do tai biến xuất huyết<br />
não tại Viện Y học cổ truyền Quân đội.<br />
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi chức năng vận động ở bệnh<br />
nhân liệt nửa người do tai biến xuất huyết não tại Viện Y học cổ truyền Quân đội.<br />
1<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU – SINH LÝ TUẦN HOÀN NÃO<br />
1.1.1. Đặc điểm cấu tạo của tuần hoàn não<br />
Tuần hoàn não do 4 động mạch lớn đảm bảo. Đó là 2 động mạch cảnh trong và 2<br />
động mạch đốt sống thân nền (phải và trái). Cả 4 động mạch đều phân bố cho não vì<br />
không có nhánh bên nào lớn cả [2],[9].<br />
<br />
Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống tuần hoàn não [1]<br />
<br />
2<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
1.1.2. Đặc điểm tƣới máu hệ thống mạch máu não<br />
- Động mạch cảnh trong xuất phát từ động mạch cảnh gốc tại xoang cảnh, đi<br />
thẳng lên hộp sọ, tưới máu cho 2/3 trước của bán cầu đại não và chia làm 4 ngành tận.<br />
Mỗi động mạch cảnh trong có 2 ngành tận [2] là:<br />
+ Động mạch não trước: tưới máu cho mặt trong của bán cầu, mặt dưới và mặt<br />
ngoài thuỳ trán.<br />
+ Động mạch não giữa: tưới máu cho mặt ngoài bán cầu, nhánh sâu tưới máu cho<br />
các nhân xám trung ương, bao trong và đồi thị, trong đó có động mạch Charcot dễ vỡ<br />
do tăng huyết áp hoặc xơ vữa động mạch.<br />
- Hệ thống động mạch đốt sống thân nền: cung cấp máu cho 1/3 sau của bán<br />
cầu đại não, tiểu não và thân não. Hai động mạch não sau là hai nhánh tận cùng của<br />
động mạch đốt sống thân nền, tưới máu cho mặt dưới của thuỳ thái dương và mặt giữa<br />
thuỳ chẩm.<br />
- Đa giác Willis: là hệ thống nối độc đáo, duy nhất trong cơ thể, nó nối các động<br />
mạch lớn với nhau ở não, các động mạch cảnh trong được nối với động mạch đốt sống<br />
thân nền bằng các động mạch thông sau và động mạch mạc mạch trước [9].<br />
+ Động mạch thông sau: tạo sự nối thông của vòng mạch đa giác Willis, là nơi có<br />
túi phình động mạch, khi vỡ túi phình này gây liệt dây thần kinh VII một bên hoặc đau<br />
nửa đầu, liệt mặt.<br />
+ Động mạch mạc mạch trước: chạy vào các mạch để tạo thành đám rối màng<br />
mạch bên, giữa, trên.<br />
1.1.3. Điều hoà lƣu lƣợng máu não<br />
Lưu lượng máu lên não luôn ổn định, rất ít thay đổi ngay cả lúc nghỉ ngơi cũng<br />
như khi lao động nặng. Có được sự ổn định này là nhờ các cơ chế điều hoà bằng thể<br />
dịch và thần kinh [9].<br />
- Nồng độ C02 hay H+: bình thường phân áp C02 ở máu não xấp xỉ 40 mmHg.<br />
Khi nồng độ C02 tăng lên trong máu não, các mạch sẽ giãn ra, tăng lưu lượng máu<br />
não.<br />
- Nồng độ oxy: bình thường phân áp oxy ở máu não khoảng 35mmHg. Khi phân<br />
áp oxy giảm trong máu não sẽ gây giãn mạch. Nếu phân áp oxy giảm xuống tới<br />
30mmHg, đặc biệt giảm xuống tới 20mmHg thì hoạt động chức năng của não bị rối<br />
loạn trầm trọng.<br />
3<br />
<br />
- Hiệu ứng Bayliss: nếu tim đưa máu lên não nhiều thì các mạch máu não co lại,<br />
làm máu lên não ít hơn, nếu tim đưa máu lên não ít thì các mạch não giãn ra, làm máu<br />
lên não nhiều hơn. Đây là phản xạ thần kinh điều hoà vận mạch não mà bộ phận nhận<br />
cảm là các cảm thụ quan về áp suất nằm ở xoang động mạch cảnh, nơi xuất phát của<br />
động mạch cảnh trong [9].<br />
1.2. TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO<br />
1.2.1. Định nghĩa<br />
Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ não), là những thiếu sót chức năng<br />
thần kinh xảy ra đột ngột, do cơ chế: hoặc một động mạch, một mao mạch, một tĩnh<br />
mạch, hoặc cả hệ thống mạch não bị vỡ hoặc bị tắc, có thể hồi phục hoàn toàn, không<br />
hoàn toàn hoặc dẫn tới tử vong trong vòng 24 giờ do tổn thương mạch máu não [5].<br />
1.2.2. Phân Loại:<br />
TBMMN gồm có hai loại:<br />
- Nhồi máu não (thiếu máu não cục bộ, nhũn não).<br />
- Xuất huyết não (chảy máu não).<br />
Dưới đây chúng tôi xin trình bày sâu hơn về xuất huyết não.<br />
1.2.3. Xuất huyết não<br />
Xuất huyết não là máu từ hệ thống động mạch, tĩnh mạch não chảy vào trong mô<br />
não, tạo thành ổ máu tụ trong não gây ra các triệu chứng thần kinh tương ứng với nơi<br />
tổn thương.<br />
1.2.3.1. Cơ chế bệnh sinh của xuất huyết não<br />
- Thuyết vỡ túi phồng động mạch vi thể của Charcot và Bouchatd: do tăng huyết<br />
áp kéo dài làm tổn thương các động mạch nhỏ, tại các động mạch này có sự thoái biến<br />
làm thành mạch bị tổn thương, có nơi tạo ra các phình mạch nhỏ gọi là các vi phình<br />
mạch Charcot và Bouchard. Những túi phồng này có thể to dần lên và khi áp lực dòng<br />
máu tăng đột ngột làm vỡ ra gây xuất huyết não [13], [17].<br />
- Thuyết xuyên mạch của Rouchoux: do thành mạch bị suy yếu dần dẫn đến xuất<br />
huyết não theo kiểu xuyên mạch, đặc biệt là nếu trước đó bệnh nhân đã bị nhồi máu<br />
não, ở chỗ thành động mạch bị tổn thương và mất tính tự điều hoà của thành mạch, khi<br />
được tưới máu trở lại sẽ dẫn đến chảy máu kiểu xuyên mạch [13], [18].<br />
<br />
4<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
1.2.3.2. Nguyên nhân xuất huyết não<br />
Có 12 nguyên nhân, trong đó có 4 nguyên nhân chính thường gây ra tai biến xuất<br />
huyết não [9].<br />
- Xuất huyết não do tăng huyết áp.<br />
- Xuất huyết ở thuỳ não, gồm cả các nguyên nhân không xác định.<br />
- Vỡ túi phồng động mạch.<br />
- Vỡ túi phồng động - tĩnh mạch.<br />
1.2.3.3. Đặc điểm của xuất huyết não<br />
- Theo nhiều công trình nghiên cứu về dịch tễ học của xuất huyết não đã công<br />
bố, xuất huyết não chiếm tỷ lệ từ 25 – 30% số bệnh nhân tai biến mạch máu não, tỷ lệ<br />
tử vong của xuất huyết não rất cao [5], [10].<br />
- Lứa tuổi bị xuất huyết não nhiều nhất là từ 50 – 60 tuổi. Tuy nhiên, nếu xuất<br />
huyết não do vỡ túi phồng động mạch hoặc vỡ túi phồng trong dị dạng động - tĩnh<br />
mạch thì thường gặp ở lứa tuổi trẻ hơn, xuất huyết não gặp ở nam nhiều hơn nữ từ 1,5<br />
đến 2 lần [6], [15].<br />
- Xuất huyết não thường xảy ra vào ban ngày nhiều hơn ban đêm, vào mùa<br />
đông nhiều hơn và đặc biệt xảy ra vào các ngày thay đổi thời tiết [6], [15].<br />
1.2.3.4. Các yếu tố nguy cơ<br />
Theo tổ chức y tế thế giới có khoảng hai mươi yếu tố nguy cơ gây ra TBMMN,<br />
những yếu tố nguy cơ này đóng vai trò quan trọng trong việc xuất hiện và phát triển<br />
bệnh. Càng nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng mắc bệnh càng lớn [4], [15].<br />
- Tăng huyết áp: đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của<br />
TBMMN vì tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng. Gọi là tăng huyết áp khi<br />
huyết áp tối đa ≥ 140mmHg và huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg.<br />
Khi tăng huyết áp thì thành mạch dễ bị thoái hoá, đàn hồi kém, thành mạch dễ<br />
bị tổn thương và hình thành các túi vi thành mạch, khi có tăng huyết áp đột ngột do<br />
nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ gây vỡ các vi thành mạch đó gây ra hiện tượng xuất<br />
huyết não.<br />
Tăng huyết áp làm thúc đẩy xơ vữa động mạch và dưới áp lực của dòng máu<br />
luôn tăng cao sẽ làm nứt mảng xơ vữa, tạo điều kiện hình thành cục máu đông. Đồng<br />
thời tăng huyết áp làm tăng cường quá trình hoạt hoá, tăng đông trong lòng mạch,<br />
<br />
5<br />
<br />