intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Thực trạng về phân loại và xử lý ban đầu bệnh nhân suy hô hấp cấp tại Khoa cấp cứu Bệnh viện Thanh Nhàn 01/2011-10/2011

Chia sẻ: An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

153
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chuyên đề tập trung mô tả phân loại mức độ và xử trí ban đầu bệnh nhân suy hô hấp cấp tại khoa cấp cứu bệnh viện Thanh Nhàn 01/2011-10/2011, mô tả một số yếu tố liên quan đến mức độ suy hô hấp cấp ở bệnh nhân tại khoa cấp cứu bệnh viện Thanh Nhàn 01/2011-10/2011.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Thực trạng về phân loại và xử lý ban đầu bệnh nhân suy hô hấp cấp tại Khoa cấp cứu Bệnh viện Thanh Nhàn 01/2011-10/2011

ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Suy hô hấp là một tình trạng bệnh lý thường gặp, nguyên nhân có thể do tại cơ quan<br /> hô hấp hoặc tại các cơ quan khác gây ra. Một số trường hợp suy hô hấp có thể điều trị<br /> dễ dàng và hiệu quả nếu được chẩn đoán và điều trị sớm.<br /> Suy hô hấp có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Trong suy hô hấp cấp đặc trưng bởi sự<br /> rối loạn khí máu và toan kiềm đe dọa tính mạng người bệnh. Suy hô hấp mạn thường<br /> biểu hiện không rõ ràng, kín đáo và yên lặng.<br /> Mặc dù có nhiều bước tiến quan trọng trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị, song suy<br /> hô hấp cấp (SHHC) vẫn là nguyên nhân chủ yếu trực tiếp gây tử vong ở các đơn vị<br /> chăm sóc tích cực (ICU). Rất khó đưa ra một con số thống nhất về tỷ lệ SHHC, do còn<br /> tồn tại nhiều quan niệm, định nghĩa và phân loại khác nhau, nhưng thường chiếm 1015% các trường hợp nhập ICU và là biến chứng của 50-75% bệnh nhân nằm ICU trên<br /> 7 ngày. Tỷ lệ tử vong do suy hô hấp cấp trong khoảng 6-40%[1]. Khoảng cách dao<br /> động này có liên quan đến tính không đồng nhất trong các tập hợp thống kê nghiên cứu<br /> của các tác giả khác nhau.<br /> Theo nghiên cứu của tác giả Phan Hữu Duyệt và cộng sự, tại thành phố Hồ Chí<br /> Minh có : 1775 ca phải vào cấp cứu do suy hô hấp trong đó độ I: 18,6%, độ II: 65,4%,<br /> độ III 16,5%[1]. Một số nghiên cứu của khoa cấp cứu Viện Phụ Sản TW (1984-1990)<br /> thì tỷ lệ tử vong do bệnh hô hấp chiếm 40,5% và trong đó số trẻ em tử vong trong tình<br /> trạng suy hô hấp là trên 50%.<br /> Khoa Cấp Cứu bệnh viện Thanh Nhàn là nơi tiếp nhận và xử trí gần như tất cả các<br /> trường hợp bệnh nhân suy hô hấp cấp, vì vậy việc nghiên cứu về phân loại ban đầu tình<br /> trạng suy hô hấp cấp là rất cần thiết….Cho tới nay chưa có một nghiên cứu nào về vấn<br /> đề này. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :<br /> “ Thực trạng về phân loại và xử lý ban đầu bệnh nhân suy hô hấp cấp tại khoa<br /> Cấp Cứu bệnh viện Thanh Nhàn 01/2011-10/2011” với mục tiêu :<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1- Mô tả phân loại mức độ và xử trí ban đầu bệnh nhân suy hô hấp cấp tại khoa cấp<br /> cứu bệnh viện Thanh Nhàn 01/2011-10/2011.<br /> 2- Mô tả một số yếu tố liên quan đến mức độ suy hô hấp cấp ở bệnh nhân tại khoa<br /> cấp cứu bệnh viện Thanh Nhàn 01/2011-10/2011.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN<br /> 1.1 Sinh lý hô hấp: Chức năng thông khí phổi<br /> Không khí trong phế nang được thường xuyên đổi mới nhờ quá trình thông khí<br /> (ventilation). Máu được đưa lên phổi nhờ tuần hoàn phổi được gọi là quá trình tưới<br /> máu (perfusion). Quá trình trao đổi khí ở phổi xảy ra liên tục là nhờ không khí phế<br /> nang thường xuyên được đổi mới và máu qua phổi cũng thường xuyên được đổi<br /> mới[2].<br /> Không khí di chuyển từ nơi áp suất cao đến nơi áp suất thấp. Các động tác hô<br /> hấp tạo ra sự chênh lệch áp suất khí giữa phế nang và không khí bên ngoài làm cho<br /> không khí ra vào phổi, dẫn đến khí phế nang thường xuyên đổi mới[2].<br /> 1.1.1 Các động tác hô hấp.<br /> - Động tác hít vào.<br /> + Hít vào bình thường được thực hiện do các cơ hít vào thông thường co lại làm<br /> tăng kích thước của lồng ngực theo cả ba chiều: Chiều thẳng đứng, chiều trước sau và<br /> chiều ngang. Động tác hít vào là động tác chủ động vì đòi hỏi co cơ. Do kính thước<br /> lồng ngực tăng theo cả ba chiều nên dung tích lồng ngực tăng lên làm cho áp suất âm<br /> trong khoang màng phổi càng âm hơn, kéo phổi giãn ra theo lồng ngực, áp suất không<br /> khí ở phế nang thấp hơn áp suất ở khí quyển và không khí từ ngoài tràn vào phổi[2].<br /> + Khi hít vào gắng sức, đầu và tay trở thành điểm tỳ và cơ co sẽ nâng xương sườn<br /> lên thêm nữa; đường kính của lồng ngực tăng, phổi giãn ra nhiều hơn và khí vào phổi<br /> nhiều hơn. Động tác hít vào tối đa là động tác chủ động[2].<br /> - Động tác thở ra.<br /> + Thở ra thông thường: Cuối thì hít vào, các cơ hít vào giãn ra làm các xương<br /> sườn hạ xuống, cơ hoành lồi lên phía lồng ngực, thể tích của lồng ngực giảm đi áp<br /> suất màng phổi bớt âm, phổi co lại, dung tích phổi giảm, áp suất trong phế nang cao<br /> hơn áp suất khí quyển, không khí từ phổi ra ngoài. Động tác thở ra thông thường là<br /> động tác thụ động[2].<br /> 3<br /> <br /> + Thở ra gắng sức: Thở ra gắng sức là động tác chủ động vì cần co thêm một số<br /> cơ chủ yếu là cơ thành bụng. Những cơ này co sẽ kéo các xương sườn xuống thấp<br /> nữa đồng thời ép vào các tạng ở bụng, đẩy cơ hoành lồi lên thêm về phía lồng ngực<br /> làm dung tích lồng ngực giảm thêm, dung tích phổi cũng giảm thêm, áp suất phế<br /> nang tăng cao hơn nữa nên không khí ra ngoài nhiều hơn[2].<br /> 1.1.2 Các thể tích và dung tích thở.<br /> - Các thể tích thở.<br /> + Thể tích khí lưu thông: Ký hiệu là TV (Tadal Volume) là thể tích khí của một<br /> lần hít vào hoặc thở ra bình thường. Ở người trưởng thành bình thường, thể tích khí<br /> lưu thông khoảng 0,5 lít, bằng 12% dung tích sống[2].<br /> + Thể tích khí dự trữ hít vào: Ký hiệu là IRV (Inspiratory Reserve Volume) là thể<br /> tích khí hít vào thêm được tối đa sau khi hít vào bình thường. Thể tích này ở người<br /> bình thường khoảng 1,5 - 2 lít, chiếm khoảng 56% dung tích sống[2].<br /> + Thể tích khí dự trữ thở ra: Ký hiệu là ERV (Expiratory Reserve Volume) là thể<br /> tích khí thở ra tối đa thêm được sau khi thở ra bình thường. Thể tích này ở người<br /> bình thường khoảng 1,1 - 1,5 lít, chiếm 32% dung tích sống[2].<br /> + Thể tích khí cặn: Ký hiệu là RV (Residual Volume) là thể tích khí còn lại trong<br /> phổi sau khi đã thở ra tối đa. Bình thường thể tích khí cặn khoảng 1 - 1,2 lít[2].<br /> -<br /> <br /> Các dung tích thở.<br /> Dung tích là tổng của hai hoặc nhiều thể tích. Ký hiệu dung tích là C (Capacity).<br /> <br /> + Dung tích sống: Ký hiệu VC (Vital Capacity). Dung tích sống là thể tích khí<br /> thở ra tối đa sau khi đã hít vào tối đa. Dung tích sống bao gồm thể tích khí lưu<br /> thông, thể tích khí dự trữ hít vào và thể tích khí dự trữ thở ra (VC = TV + IRV +<br /> ERV). Dung tích sống thể hiện khả năng tối đa của một lần hô hấp. Người Việt<br /> Nam trưởng thành bình thường có dung tích sống khoảng 3,5 - 4,5 lít ở nam giới và<br /> 2,5 - 3,5 lít ở nữ giới. VC phụ thuộc vào tuổi, giới, chiều cao. VC ở nam giới cao<br /> hơn nữ giới ở cùng tuổi. VC giảm theo tuổi, tăng theo chiều cao. VC tăng lên nhờ<br /> luyện tập, giảm nhiều ở một số bệnh phổi hay bệnh ở lồng ngực như tràn dịch màng<br /> phổi, u phổi, gù, vẹo cột sống[2].<br /> 4<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> Dung tích sống dùng để đánh giá thể lực, đánh giá sự phục hồi chức năng phổi và<br /> dùng đánh giá hạn chế hô hấp.<br /> + Dung tích hít vào: Ký hiệu là IC (Inspiratory Capacity) là thể tích khí hít vào tối<br /> đa sau khi đã thở ra bình thường. IC thể hiện khả năng hít vào, bao gồm thể tích khí<br /> lưu thông và thể tích khí dự trữ hít vào (IC = TV + IRV). Bình thường dung tích<br /> cặn chức năng khoảng 2 lít. Dung tích cặn chức năng có ý nghĩa quan trọng vì<br /> chính lượng khí này được pha trộn với lượng khí mới hít vào tạo hỗn khí có tác<br /> dụng trao đổi với máu. Dung tích cặn chức năng càng lớn thì khí hít vào được pha<br /> trộn càng ít, nồng độ oxy trong phế nang càng thấp, hiệu suất trao đổi khí với máu<br /> càng thấp. Dung tích cặn chức năng tăng trong một số bệnh gây khí phế thũng như<br /> các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh hen phế quản, bụi phổi ở giai đoạn nặng[2].<br /> + Dung tích toàn phổi: Ký hiệu là TLC (Total Lung Capacity) là thể tích khí chứa<br /> trong phổi sau khi đã hít vào tối đa, bao gồm dung tích sống và thể tích khí cặn (TLC =<br /> VC + RV). Bình thường, dung tích toàn phổi khoảng 5 lít, thể hiện khả năng chứa đựng<br /> tối đa của phổi[2].<br /> 1.2Đại cƣơng về suy hô hấp:<br /> SHHC là tình trạng hệ thống hô hấp đột ngột giảm cấp tính chức năng trao đổi khí hoặc<br /> thông khí,gây ra thiếu oxy máu, có hoặc không có kèm theo tăng cacbonic (CO2 )máu,<br /> được biểu hiện qua kết quả đo khí máu động mạch.<br /> -<br /> <br /> Suy hô hấp cấp là một trong những cấp cứu thường gặp nhất tại các khoa phòng<br /> <br /> trong bệnh viện.<br /> - Suy hô hấp làm suy kém hoặc đe dọa chức năng các cơ quan sinh tồn như não,<br /> tim…<br /> - Theo bệnh sinh có 3 dạng suy hô hấp :<br /> + Thiếu oxy máu khi PaO2 ≤ 50-60 mmHg<br /> + Tăng CO2 máu khi PaCO2 ≥ 50 mmHg kèm theo tình trạng toan máu<br /> pH < 7,37<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1