intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Tỷ lệ mắc tăng huyết áp trên bệnh nhân đến khám tại Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu của bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2013 và một số yếu tố liên quan

Chia sẻ: An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

518
lượt xem
103
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Tỷ lệ mắc tăng huyết áp trên bệnh nhân đến khám tại Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2013 và một số yếu tố liên quan” được nghiên cứu với hai mục tiêu chính sau đây: Xác định tỷ lệ mắc tăng huyết áp trên bệnh nhân đến khám tại Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2013, mô tả một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở những BN trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Tỷ lệ mắc tăng huyết áp trên bệnh nhân đến khám tại Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu của bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2013 và một số yếu tố liên quan

ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Tăng huyết áp (THA) đang là một bệnh phổ biến và là gánh nặng tử vong<br /> hàng đầu trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1978, trên thế giới<br /> tỷ lệ mắc bệnh THA chiếm khoảng 10% - 15% dân số và ƣớc tính đến 2015 là<br /> 29%. Năm 2000, có khoảng 600 triệu ngƣời mắc và 7,1 triệu trƣờng hợp tử vong<br /> do THA (chiếm khoảng 13% tổng số tử vong toàn cầu) [1]. Trong số các trƣờng<br /> hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% - 40% nguyên<br /> nhân là THA [2].<br /> THA gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhƣ: suy tim, suy vành, suy thận, tai<br /> biến mạch máu não…đòi hỏi phải điều trị lâu dài, tốn kém về kinh tế và ảnh hƣởng<br /> không nhỏ tới sức khỏe ngƣời bệnh. Chính vì thế THA không những ảnh hƣởng<br /> đến chất lƣợng cuộc sống của bản thân ngƣời bệnh mà còn là gánh nặng cho gia<br /> đình và xã hội. Tại Hoa Kỳ chi phí hàng năm cho phòng chống bệnh THA trên 259<br /> tỷ đô la [2].<br /> Tỷ lệ bệnh THA có xu hƣớng tăng rất nhanh không chỉ ở các nƣớc có nền<br /> kinh tế phát triển mà ở cả các nƣớc đang phát triển. Theo WHO năm 2003 tỷ lệ<br /> tăng huyế áp ở khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ đã khá cao chiếm 15% - 20% trong<br /> khi đó ở Ấn Độ (2000) là 31% [3].<br /> Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi dịch tễ học với gánh nặng bệnh<br /> tật kép: bệnh lây nhiễm vẫn cao trong khi bệnh không lây nhiễm đang tăng nhanh<br /> (và là gánh nặng tử vong chính), trong đó có sự gia tăng gánh nặng của THA , nhất<br /> là ở khu vực thành thị.<br /> Các yếu tố nguy cơ của bệnh THA: rối loạn lipid máu, thói quen ăn mặn, hút<br /> thuốc, uống rƣợu, ít vận động, béo phì. Khống chế những yếu tố nguy cơ này có<br /> thể làm giảm 80% bệnh THA [4] và có thể dự phòng đƣợc thông qua các biện pháp<br /> can thiệp có hiệu quả.<br /> <br /> Nhiều bằng chứng cho thấy THA đang gia tăng nhanh cùng với sự thay đổi<br /> nhanh chóng về kinh tế xã hội, dịch tễ học, đặc biệt là trong khu vực đô thị. Theo<br /> nghiên cứu của bộ môn Tim mạch và Viện Tim mạch tại thành phố Hà Nội năm<br /> 2001 - 2002, tỷ lệ THA ở trƣởng thành là 23,2%, cao gần ngang hàng với nhiều<br /> nƣớc phát triển trên thế giới [5], [6]. Một nghiên cứu mới gần đây cho thấy tỷ lệ<br /> tăng huyết áp ngƣời lớn (trên 25 tuổi) đã lên đến 33,3% [7]. Dự báo trong những<br /> năm tới số ngƣời mắc bệnh THA sẽ còn tăng do các yếu tố nguy cơ nhƣ: hút thuốc<br /> lá, lạm dụng bia rƣợu, dinh dƣỡng không hợp lý, ít vận động vẫn còn khá phổ biến.<br /> Giám sát các yếu tố nguy cơ theo phƣơng pháp bậc thang của WHO (STEPwise) là<br /> một trong những chiến lƣợc hiệu quả để phát hiện sớm bệnh THA cũng nhƣ các<br /> bệnh không lây nhiễm khác.<br /> Trong thực tế đã có nhiều đề tài nghiên cứu về bệnh THA và các yếu tố<br /> nguy cơ của bệnh trong cộng đồng, tuy nhiên chƣa có đề tài nghiên cứu nào về vấn<br /> đề này tại Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu - Bệnh viện Bạch Mai. Vì vậy<br /> chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tỷ lệ mắc THA trên BN đến khám tại<br /> Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5 đến<br /> tháng 8 năm 2013 và một số yếu tố liên quan” với hai mục tiêu chính sau đây:<br /> 1. Xác định tỷ lệ mắc THA trên BN đến khám tại Khoa Khám chữa bệnh theo<br /> yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2013<br /> 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến THA ở những BN trên.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> CHƢƠNG I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1. Định nghĩa, phân loại và triệu chứng tăng huyết áp<br /> 1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp<br /> Theo Tổ chức Y tế thế giới, một ngƣời trƣởng thành đƣợc gọi là THA khi<br /> huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và hoặc huyết áp tâm trƣơng (HATT) ≥<br /> 90mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hàng ngày hoặc có ít nhất 2 lần đƣợc bác<br /> sĩ chẩn đoán là THA [4], [8], [9].<br /> THA không phải là một tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với<br /> nhiều nguyên nhân, các triệu chứng đa dạng, đáp ứng với điều trị cũng rất khác<br /> nhau.<br /> 1.1.2. Phân độ tăng huyết áp<br /> Có nhiều cách phân loại THA khác nhau. Ở Việt Nam, có 2 cách phân loại<br /> đƣợc áp dụng phổ biến là phân độ THA theo WHO/ISH (năm 2003) [4], [8], [9] và<br /> phân loại huyết theo JNC VII.<br /> Phân loại HA ở người lớn<br /> Loại HA<br /> <br /> Theo WHO (2003)<br /> <br /> Theo JNC VII<br /> <br /> HATT<br /> <br /> HATTr<br /> <br /> HATT<br /> <br /> HATTr<br /> <br /> Bình thƣờng<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> < 120<br /> <br /> < 80<br /> <br /> Tiền tăng huyết áp<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> 120 - 139<br /> <br /> 80 - 89<br /> <br /> Độ I<br /> <br /> 140 - 159<br /> <br /> 90 - 99<br /> <br /> 140 - 159<br /> <br /> 90 - 99<br /> <br /> Độ II<br /> <br /> 160 - 179<br /> <br /> 100 - 109<br /> <br /> ≥ 160<br /> <br /> ≥ 100<br /> <br /> Độ III<br /> <br /> ≥ 180<br /> <br /> ≥ 110<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> Tăng huyết áp<br /> <br /> Bảng 1.1. Phân độ THA theo WHO và theo JNC VII<br /> − Nếu trị số HATT và HATTr ở hai độ khác nhau thì lấy giá trị cao hơn đánh<br /> giá<br /> 3<br /> <br /> 1.1.3. Triệu chứng của bệnh THA<br /> Bệnh nhân bị THA đa số đều không có triệu chứng gì cho tới khi phát hiện<br /> ra bệnh. Biểu hiện hay gặp nhất là đau đầu vùng chẩm và hai bên thái dƣơng, ngoài<br /> ra có thể có hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt, tê đầu chi...một số triệu chứng khác tuỳ<br /> thuộc vào nguyên nhân hoặc biến chứng của THA [10].<br /> Đo huyết áp (HA) là phƣơng pháp có ý nghĩa chẩn đoán xác định bệnh.<br /> Thƣờng dùng huyết áp kế thủy ngân hoặc một số loại dụng cụ đo HA khác và áp<br /> dụng theo tiéu chuẩn của Hội Tim mạch Việt Nam.<br /> − Tại phòng khám: Khi bệnh nhân có trị số HA ≥ 140/90 mmHg sau khám lại<br /> lâm sàng ít nhất hai hoặc ba lần khác nhau, mỗi lần khám đuợc đo ít nhất 2 lần<br /> đƣợc chẩn đoán là THA [11].<br /> − Tại nhà, khi đo nhiều lần đúng phƣơng pháp có trị số HA>135/85 mmHg thì<br /> có thể chẩn đoán là THA.<br /> Các xét nghiệm cần làm cho BN THA: sinh hóa, tổng phân tích nƣớc tiểu,<br /> đƣờng máu, X - quang tim phổi, soi đáy mắt nếu cần. Ngoài ra THA còn có một số<br /> biểu hiện thấy tiếng thổi ở tim, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp, có thể có suy tim.<br /> Khám bụng có thể phát hiện tiếng thổi tâm thu hai bên rốn, trong hẹp động mạch<br /> thận, phồng động mạch chủ hoặc phát hiện thận to, thận đa nang...là một trong<br /> những bệnh nguyên nhân gây THA.<br /> Cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ THA, tìm các dấu hiệu của<br /> THA, nghi ngờ THA thứ phát cũng nhƣ xác định THA đã có tổn thƣơng cơ quan<br /> đích hay chƣa. Một số xét nghiệm thƣờng đƣợc chỉ định nhƣ: công thức máu, hóa<br /> sinh máu (đƣờng máu lúc đói, ure, creatinin, cholesterol, điện giải đồ), tổng phần<br /> tích nƣớc tiểu, điện tâm đồ, siêu âm tim. Chỉ định cận lâm sảng cần đƣợc đặt ra<br /> trên từng bệnh nhân cụ thể nhất là khi điều trị gặp khó khăn, nghi ngờ THA có<br /> nguyên nhân, bệnh nhân trẻ tuổi có chỉ số HA cao.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> Nguyên nhân THA: đa phần là THA vô căn, chỉ có 5% trƣờng hợp tìm thấy<br /> nguyên nhân THA, hay gặp ở ngƣời trẻ nhƣ: hẹp động mạch thận, u tuyến thƣợng<br /> thận…<br /> 1.1.4. Tổn thương cơ quan đích trong tăng huyết áp<br /> Tim: Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và là nguyên nhân<br /> tử vong cao nhất của THA [6].<br /> Não: các tai biến do THA thƣờng gặp nhƣ: nhồi máu não, xuất huyết não có<br /> thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Có thể chỉ gặp THA thoáng qua với các<br /> triệu chứng thần kinh khu trú không quá 24 giờ hoặc bệnh não do THA với các<br /> triệu chứng lú lẫn, hôn mê kèm co giật, nôn mửa, nhức đầu dữ dội [6].<br /> Thận: có thể gặp các tổn thƣơng: xơ vữa động mạch thận, suy thận.<br /> Mạch máu: THA là yếu tố gây xơ vữa động mạch, xơ vữa hệ thống mạch<br /> ngoại biên, phồng động mạch chủ [12].<br /> Mắt: Soi đáy mắt có thể thấy tổn thƣơng đáy mắt [8]. Theo KeithWagenerBarker có 4 giai đoạn có tổn thƣơng đáy mắt:<br /> − Giai đoạn I: Tiểu động mạch cứng và bong.<br /> − Giai đoạn II: Tiểu động mạch hẹp có dấu hiệu bắt chéo tĩnh mạch.<br /> − Giai đoạn III: Xuất huyết và xuất tiết võng mạc, chƣa có phù gai thị.<br /> − Giai đoạn IV: Phù lan tỏa gai thị<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2