ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Loét dạ dày- tá tràng (LDDTT) là bệnh khá phổ biến và thường gặp trên thế<br />
giới cũng như ở Việt Nam. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số<br />
người mắc bệnh LDDTT chiếm khoảng 5-10% dân số [6]. Ở Việt Nam, số người<br />
mắc bệnh này chiếm tỷ lệ 5-7% dân số cả nước, trong đó 26-30% bệnh nhân vào<br />
viện vì LDDTT [3],[4]<br />
LDDTT là bệnh mạn tính, diễn biến kéo dài, dễ tái phát và thường gây ra một số<br />
biến chứng nguy hiểm: xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thủng ổ loét…[2],[3],[6].<br />
Quan điểm về sinh bệnh học của LDDTT là do mất cân bằng giữa các yếu tố<br />
tấn công và các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày, với vai trò gây bệnh của rất nhiều<br />
nguyên nhân khác nhau như rượu, thuốc lá, yếu tố thần kinh, thuốc kháng viêm<br />
không steroid, corticoid..., đặc biệt do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) [3],<br />
[4], [6]. Vi khuẩn này hiện đang được coi là nguyên nhân số một gây LDDTT [3].<br />
Hiện nay, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị, nhưng loét dạ dày tá<br />
tràng đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đã có<br />
nhiều nghiên cứu trước đây về bệnh LDDTT, nhưng chủ yếu tập trung vào dịch tễ<br />
học, chẩn đoán, điều trị hay kiến thức của bệnh nhân về bệnh, nhưng nghiên cứu về<br />
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân LDDTT còn hạn chế, đặc biệt tại bệnh viện E<br />
chưa có nghiên cứu nào về chất lượng cuộc sống người bệnh loét dạ dày, vì vậy<br />
chúng tôi làm nghiên cứu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân<br />
LDDTT tại bệnh viện E năm 2014, nhằm 2 mục tiêu:<br />
1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân loét dạ dày- tá tràng được<br />
chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện E năm 2014<br />
2. Mô tả một số yếu tố liên quan về nhân khẩu học đến chất lượng cuộc sống của<br />
bệnh nhân loét dạ dày tá tràng được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện E<br />
năm 2014<br />
<br />
1<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN<br />
<br />
1.1. Bệnh loét dạ dày tá tràng<br />
1.1.1.Dịch tễ học loét DDTT<br />
Bệnh LDDTT khá phổ biến, theo Bommelaer G (1996) ước tính có khoảng 510% dân số toàn Thế giới bị mắc bệnh này, trong đó LTT chiếm khoảng 3/4 [2], [7].<br />
Bệnh LDDTT thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Ở Nhật, tỷ lệ LTT giữa nam<br />
và nữ là 2/1, và đối với LDD là 3/1. Ở Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là 3/1<br />
[2]. Ở Tây Ban Nha, tỉ lệ LDD giữa nam và nữ là 6/1 [8].<br />
Tuổi hay gặp LDDTT là ở tuổi trung niên mà đỉnh cao là lứa tuổi 45-46, tuy<br />
nhiên cũng có thể gặp ở tuổi trẻ. Trong thực tế hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh hàng năm<br />
đang có xu hướng tăng theo tuổi, với cả nam và nữ [2], [8].<br />
Ở Việt Nam số người mắc bệnh này chiếm tỷ lệ 5-7% dân số cả nước [2],<br />
[8], [9]. Ngày nay, LTT có xu hướng tăng, LTT/LDD là 2/1và đa số gặp ở nam giới<br />
[8]. Sự khác biệt giữa LDD và LTT theo bảng dưới [8]:<br />
Bảng 1.1: Sự khác biệt giữa loét dạ dày và loét tá tràng<br />
Dạ dày<br />
<br />
Tá tràng<br />
<br />
2%<br />
<br />
8%<br />
<br />
0,03%<br />
<br />
0,12%<br />
<br />
Nam /nữ<br />
<br />
1/1<br />
<br />
2/1<br />
<br />
Nhóm máu<br />
<br />
A<br />
<br />
O<br />
<br />
Pepsinogen I<br />
<br />
Bình thường hoặc giảm<br />
<br />
Bình thường hoặc tăng<br />
<br />
Acid dịch vị<br />
<br />
Bình thường hoặc giảm<br />
<br />
Bình thường hoặc tăng<br />
<br />
Biến chứng<br />
<br />
Ung thư<br />
<br />
Rất hiếm<br />
<br />
Tần suất bệnh<br />
Số ca mới mắc hằng năm<br />
<br />
(Nguồn: Bệnh tiêu hóa Gan-Mật, Trường Đại học Y Huế (2006) [8])<br />
1.1.2. Định nghĩa loét DDTT<br />
Ổ loét là sự phá hủy tại niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, đã tổn thương qua<br />
lớp cơ niêm mạc xuống tới hạ niêm mạc hoặc sâu hơn.<br />
2<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
LDD là khi có ổ loét khu trú từ tâm vị đến môn vị. Loét tá tràng là khi có ổ<br />
loét dưới môn vị, ở tá tràng.<br />
Loét có thể đơn độc hoặc nhiều ổ với hình dạng kích thước khác nhau, khi<br />
điều trị có khả năng liền sẹo và sau điều trị có khả năng tái phát. Đa số ổ LDD gặp ở<br />
hang vị, bờ cong nhỏ, góc bờ cong nhỏ, còn ở thân vị, bờ cong lớn và mặt sau dạ<br />
dày ít gặp hơn [2], [5], [6], [8].<br />
1.1.3. Lịch sử quá trình nghiên cứu về loét DDTT<br />
Bệnh LDDTT đã được biết đến từ hàng chục thế kỷ nay, bắt đầu bằng những<br />
phát hiện của Celse và Galien (thế kỷ I) qua các trường hợp tử vong do thủng<br />
LDDTT. Sau đó qua nhiều thế hệ, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu bệnh<br />
loét. Năm 1892 Cruveilheir (Pháp) trong công trình nghiên cứu của mình về bệnh<br />
LDD mạn tính đã mô tả ổ loét một cách khá chi tiết và cho rằng có lẽ LDD khởi đầu<br />
bằng viêm. Từ đó, bệnh loét được mang tên ông - loét Cruveilhier [2], [8]. Những<br />
khám phá vĩ đại của Páplôp về hoạt động thần kinh cao cấp và sinh lý học tiêu hóa<br />
giúp cho sự hiểu biết về bệnh loét đầy đủ hơn. Người ta không còn quan niệm bệnh<br />
LDDTT là một bệnh cục bộ, mà thay bằng quan niệm: bệnh loét DDTT là một bệnh<br />
toàn thân.<br />
Năm 1965, bằng sự phát minh ra ống soi mềm thì lịch sử bệnh loét đã có một<br />
bước ngoặt vĩ đại. Công tác khám bệnh, thăm dò chẩn đoán và điều trị thuận lợi và<br />
chính xác hơn, trên cơ sở đó người ta càng hiểu biết hơn về căn bệnh này. Đa số cho<br />
rằng: LDDTT là một bệnh mạn tính tiến triển lâu dài, hay tái phát thành chu kỳ, thường<br />
xảy ra ở người trung niên, chiếm một tỷ lệ lớn trong các bệnh đường tiêu hóa. Bệnh có<br />
thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề: hẹp môn vị, chảy máu đường tiêu hóa, thủng ổ<br />
loét, ung thư hóa (đối với LDD)…đe dọa đến tính mạng người bệnh.<br />
Sau những phát hiện của Marshall và Warren (1983) về vai trò quan trọng<br />
của HP trong các bệnh DDTT, đặc biệt là LDDTT thì quan điểm về bệnh sinh của<br />
LDDTT đã có nhiều thay đổi[5], [6]. Hàng loạt các nghiên cứu được công bố, tuy<br />
nhiên, nghiên cứu vẫn tiếp tục được tiến hành [12]<br />
1.1.4. Đặc điểm của loét DDTT<br />
- Loét dạ dày tá tràng cấp tính:<br />
Các nguyên nhân gây LDDTT cấp tính bao gồm:<br />
3<br />
<br />
+ Stress toàn thân nặng (bỏng, chấn thương,…), các stress thường gây ra nhiều<br />
ổ loét.<br />
+ Sử dụng các thuốc chống viêm không Steroid (NSAID).<br />
+ Uống nhiều rượu…<br />
Những tổn thương trong LDDTT cấp tính thường gọi là vết loét, các tổn<br />
thương này thường nhỏ và nông, ranh giới rõ nhưng không có bờ, xu hướng hay<br />
chảy máu, nền vết loét có thể có giả mạc màu trắng đục hoặc vàng nâu do hồng cầu<br />
thoái hóa nhưng cũng có khi sạch hoặc đang chảy máu [8], niêm mạc xung quanh<br />
vết loét phù nề và xung huyết mạnh [2].<br />
Các vết loét có thể gặp cả ở thực quản, dạ dày và tá tràng. Nói chung, các vết<br />
loét cấp tính thường nông nên chỉ có nội soi DDTT mới có thể chẩn đoán một cách<br />
chính xác và không bỏ sót tổn thương [9].<br />
- Loét dạ dày mạn tính:<br />
Bệnh LDDTT là mạn tính, thường chỉ là một ổ đơn độc, nhưng theo Rosai có<br />
khoảng 5% số bệnh nhân có nhiều ổ loét.<br />
+ Vị trí ổ loét có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của DDTT nhưng thấy nhiều<br />
hơn ở những vùng chịu sự tác động mạnh của acid-pepsin. LDD thường ở hang vị<br />
và góc bờ cong nhỏ. Góc BCN là ranh giới giữa niêm mạc thân vị (tiết acid-pepsin)<br />
và niêm mạc hang vị (tiết nhầy). Đôi khi gặp ổ loét sát ngay lỗ môn vị, loét ở thành<br />
sau và bờ cong lớn ít gặp [8]<br />
+ Kích thước ổ loét: phần lớn các tác giả đều cho rằng các tổn thương có<br />
đường kính < 0,3cm hầu hết chỉ là vết trợt, các ổ loét thực sự thường có kích thước<br />
≥ 0,5cm. Trên 50% số ổ loét LDDTT có đường kính < 2cm, nhưng cũng có khoảng<br />
10% loét lành tính có đường kính > 4cm.<br />
+ Hình dạng ổ loét: kinh điển, các ổ loét DDTT mạn tính thường có hình tròn<br />
hoặc bầu dục, bờ ổ loét thường gọn, ranh giới rõ. Bờ ổ loét có thể hơi nhô cao,<br />
niêm mạc xung quanh phẳng hoặc hơi cao hơn các vùng khác [2], [6], [8].<br />
+ Hình ảnh vi thể: đối với các ổ loét đang hoạt động, người ta thấy có 4 vùng:<br />
Ở bề mặt của thành và nền ổ loét có một lớp mỏng chất dịch rỉ giống như<br />
mủ, vi khuẩn và các mảnh mô hoại tử, đôi khi có nhiễm cả nấm.<br />
4<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
Lớp hoại tử dạng tơ huyết: Có nhiều tế bào viêm xâm nhiễm, chủ yếu là bạch<br />
cầu đa nhân trung tính.<br />
Lớp sâu hơn là mô hạt hoạt động.<br />
Dưới cùng là mô xơ phát triển (giàu chất tạo keo, các mạch máu thành dày,<br />
có khi thấy huyết khối, tăng sinh-thoái hóa thần kinh…).<br />
- Đặc điểm loét tá tràng [8]:<br />
Loét tá tràng xảy ra ở người lớn với mọi lứa tuổi, thường trước tuổi 60, nam<br />
gặp nhiều hơn nữ và thường có yếu tố gia đình. Trên 90% loét nằm ở mặt trước<br />
hoặc mặt sau của hành tá tràng cách môn vị 2 cm. Đôi khi 2 ổ loét đối diện gọi là<br />
“Kissing ulcers”. Trên hình ảnh nội soi, người ta chia ra loét tròn (hay gặp nhất),<br />
loét không đều, loét dọc và loét hình mặt cắt khúc dồi Ý “salami”.<br />
Sự tiết axit dạ dày thường cao bất thường, vì vậy, theo quan điểm sinh lý bệnh, loét<br />
tá tràng là do yếu tố bảo vệ không chịu được trước sự tấn công của axit HCL và Pepsin.<br />
Cường toan có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: Sự gia tăng tế bào viền,<br />
tăng tiết gastrin, quá nhạy cảm của các thụ thể tế bào viền với các chất kích thích<br />
tiết, suy giảm các cơ chế ức chế.<br />
Trong LTT mạn, gastrin lúc đói không tăng. Sự phối hợp với một số bệnh<br />
khác thường gặp là: Bệnh phổi mạn, xơ gan, suy thận, sỏi tiết niệu, cường phó giáp,<br />
viêm tủy mạn, bệnh đa hồng cầu.<br />
Triệu chứng lâm sàng của LTT: Đau là đặc trưng của LTT thường rõ hơn<br />
LDD vì ở đây không có viêm phối hợp. Các đợt bột phát rất rõ ràng, giữa các kỳ<br />
đau thường không có triệu chứng nào cả. Đau xuất hiện 4-6 giờ sau khi ăn, hoặc đau<br />
về đêm khuya, hoặc nửa đêm về sáng. Đau kiểu đau quặn thắt nhiều hơn là đau<br />
nóng rát. Đau ở thượng vị lan ra sau lưng về phía bên phải. Cũng có 10% trường<br />
hợp không đau, được phát hiện qua nội soi hoặc do biến chứng.<br />
Chẩn đoán: Để chẩn đoán loét dạ dày- tá tràng, người ta có thể dùng phương pháp:<br />
+ Nội soi dạ dày tá tràng<br />
+ Chụp XQ dạ dày (hiện nay ít dùng)<br />
1.1.5. Nguyên nhân bệnh sinh<br />
Loét DDTT do nhiều nguyên nhân gây ra:<br />
- Các yếu tố về ăn uống: ăn thất thường, ăn nhiều chất kích thích, hút thuốc lá,<br />
uống nhiều bia rượu, cà phê…[2], [5], [6], [14].<br />
<br />
5<br />
<br />