SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN<br />
<br />
ĐỀ SỐ 2<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013<br />
<br />
Môn: Ngữ văn lớp 10 Cơ bản<br />
Dành cho các lớp A, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin<br />
Buổi thi: Sáng ngày 22/12/2012<br />
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề<br />
<br />
Đề thi gồm 01 trang<br />
<br />
---------------------Câu 1: 3 điểm<br />
1. Biểu hiện đặc trưng nhất của cảm hứng yêu nước trong giai đoạn văn học<br />
từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX là gì?<br />
a. Lòng tự hào dân tộc<br />
b. Yêu nước là yêu dân<br />
c. Tư tưởng trung quân ái quốc<br />
d. Yêu thiên nhiên, cảnh trí non sông, đất nước<br />
2. Trong bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, hai câu thơ nào thể hiện rõ nhất<br />
long yêu nước của nhà thơ? Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu)<br />
để nhận xét về lòng yêu nước của Nguyễn Trãi.<br />
Câu 2: 7 điểm<br />
Phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão để thấy được<br />
vẻ đẹp của người tráng sĩ triều Trần.<br />
------------------ HẾT ------------------<br />
<br />
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HK1 MÔN VĂN LỚP 10CB - ĐỀ SỐ 2<br />
Câu 1<br />
1. Đáp án C (0.5 điểm)<br />
2. Học sinh chép được hai câu thơ cuối (0.5 điểm)<br />
- Lòng yêu nước của tác giả qua câu thơ được thể hiện qua tình yêu<br />
với nhân dân (dân giàu) (1 điểm)<br />
- Tình yêu với đất nước, với nhân dân luôn là nỗi canh cánh thường<br />
trực và là một tấc lòng ưu ái của nhà thơ. Bởi câu thơ về nhân dân<br />
vẫn được cất lên ngay cả khi nhà thơ đang “hóng mát thuở ngày<br />
trường”, và ngay cả sau khi đang đầy hứng khởi và say sưa với vẻ<br />
đẹp của thiên nhiên (1 điểm)<br />
Câu 2<br />
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần làm rõ<br />
những<br />
ý cơ bản sau:<br />
1. Mở bài hợp lý: 0.5 điểm<br />
2. Thân bài: 6 điểm<br />
- Vẻ đẹp của tầm vóc kì vĩ và sự oai hùng trong nội lực của một bậc<br />
tướng lĩnh cùng với tinh thần kiên gan trong trách nhiệm với non<br />
sông đất nước (1.5 điểm)<br />
- Sức mạnh hùng dũng của binh hùng, tướng mạnh, đó cũng là vẻ<br />
đẹp của người anh hùng trong sử thi, bởi sự kì vĩ của người anh<br />
hùng luôn có điểm tựa là sức mạnh cộng đồng (1.5 điểm)<br />
- Trách nhiệm với non sông, đất nước đã trở thành tâm niệm và là<br />
nhu cầu tự thân của một đấng nam nhi (1.5 điểm)<br />
- Ứơc nguyện tận tâm cống hiến, lòng trung thành với non sông, đất<br />
nước (1.0 điểm)<br />
Làm nên vẻ đẹp của người tráng sĩ triều Trần không chỉ là sự tài<br />
giỏi của một bậc tướng lĩnh mà là cả tinh thần đoàn kết của cả quân<br />
dân nhà Trần. Vẻ đẹp ấy không chỉ là sức mạnh làm nên chiến<br />
thắng lẫy lừng mà còn là sức mạnh trường tồn cùng sông núi. (0.5<br />
điểm)<br />
3. Kết bài (0.5 điểm)<br />
Lưu ý: Gi ám khảo chỉ cho điểm tối đa khi bài viết của học sinh kết hợp phân<br />
tích nội dung, nghệ thuật, bám sát phiên âm. Diễn đạt lưu loát, kết cầu bài<br />
viết rõ ràng, mạch lạc…<br />
---------------- Hết -----------------<br />
<br />