SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN<br />
NGUYỄN QUANG DIÊU<br />
Giáo viên: Bùi Thị Kim Duyên<br />
<br />
Điện thoại: 0944839111<br />
<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT THI HỌC KỲ I<br />
NĂM HỌC 2016-2017<br />
MÔN THI: NGỮ VĂN 12<br />
THỜI GIAN: 120 PHÚT<br />
<br />
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4<br />
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể<br />
cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói:“Những ai biết<br />
yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng<br />
tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là<br />
hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến<br />
khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng<br />
quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân<br />
mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp<br />
đập yêu thương.<br />
Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là<br />
tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều<br />
nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”.<br />
(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”)<br />
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên.<br />
Câu 2. (1,0 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “…cho đi là hạnh phúc hơn<br />
nhận về”?<br />
Câu 3. (1,0 điểm) Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn<br />
nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của<br />
chính bản thân mình’’ ?<br />
Câu 4. (0,5 điểm) Hãy cho biết một bài học sâu sắc mà anh/chị rút ra được từ đoạn<br />
trích trên?<br />
II. LÀM VĂN<br />
Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của<br />
anh/chị về quan điểm của người viết nêu trong đoạn trích trên: “Chính lúc ta cho đi nhiều<br />
nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”.<br />
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về nỗi nhớ của nhân vật trữ tình trong hai<br />
đoạn thơ sau:<br />
“Nhớ gì như nhớ người yêu<br />
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương<br />
Nhớ từng bản khói cùng sương<br />
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.<br />
<br />
Nhớ từng bờ nứa rừng tre<br />
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”.<br />
(Việt Bắc, Tố Hữu, sách Ngữ văn 12, tập 1 – NXB Giáo dục, 2009)<br />
“ Con sóng dưới lòng sâu<br />
Con sóng trên mặt nước<br />
Ôi con sóng nhớ bờ<br />
Ngày đêm không ngủ được<br />
Lòng em nhớ đế anh<br />
Cả trong mơ còn thức”<br />
(Sóng, Xuân Quỳnh, sách Ngữ văn 12, tập 1 – NXB Giáo dục, 2009)<br />
– HẾT-<br />
<br />
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM<br />
I. Đọc<br />
hiểu<br />
<br />
Hướng dẫn chấm<br />
<br />
Điểm<br />
(3,0<br />
điểm)<br />
<br />
Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên.<br />
Câu 1 Trả lời đúng theo một trong các cách: Phong cách ngôn ngữ chính luận/<br />
0,5<br />
(0,5) Phong cách chính luận/ chính luận.<br />
Trả lời sai hoặc không trả lời<br />
0<br />
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “…cho đi là hạnh phúc hơn nhận<br />
về”?<br />
Ý kiến “…cho đi là hạnh phúc hơn nhận về” thể hiện quan niệm sống đẹp 1,0<br />
của những người đi tìm ý nghĩa cuộc sống từ những điều tốt đẹp mang đến<br />
cho người khác. (0,25) Khi “cho đi”, ta sẽ mang niềm vui, hạnh phúc cho<br />
Câu 2 người khác, ta sẽ nhận lại sự yêu thương, quý trọng ở mọi người và ta cũng<br />
sẽ thấy cuộc sống mình có ý nghĩa, có giá trị hơn.(0,5) Việc “nhận về”<br />
(1,0)<br />
cũng mang đến cho con người hạnh phúc, nhưng đó là hạnh phúc không<br />
phải có được tự ta tạo nên; vì thế theo đạo lí ở đời, ta phải ghi lòng tạc dạ<br />
và có trách nhiệm báo đáp nên không mang lại cho ta cái cảm giác thanh<br />
thản như khi ta “cho đi”. (0,25).<br />
Ghi câu khác hoặc không trả lời.<br />
Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận<br />
được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến<br />
lợi ích của chính bản thân mình’’ ?<br />
Người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự<br />
Cẩu 3<br />
đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân<br />
(1,0)<br />
mình” bởi vì đó là sự “cho” xuất phát từ tấm lòng, từ tình yêu thương thực<br />
sự, không vụ lợi, không tính toán hơn thiệt (0,5) nên sẽ mang lại cho ta<br />
niềm vui, hạnh phúc ở ý nghĩa mà nó mang lại cho đời.(0,5)<br />
Trả lời sai hoặc không trả lời.<br />
Hãy cho biết một bài học sâu sắc mà anh/chị rút ra được từ đoạn trích<br />
trên?<br />
Câu 4 HS bày tỏ ý kiến cá nhân và lí giải sao cho thuyết phục. Có thể là: Giá trị<br />
(0,5) của lòng yêu thương, hạnh phúc giản dị và gần gũi từ chính tấm lòng của<br />
mỗi người, Bàn tay trao tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương<br />
thơm, …<br />
II.<br />
Làm<br />
văn<br />
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị<br />
Câu 1<br />
về quan điểm của người viết nêu trong đoạn trích trên: “Chính lúc ta<br />
(2,0 đ)<br />
cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”.<br />
a. 0,25 - Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần: Câu chủ đề<br />
(nêu được vấn đề) - Thân đoạn - Kết đoạn. (không chấm xuống dòng) –<br />
đ<br />
<br />
0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
7,0<br />
điểm<br />
<br />
0,25<br />
<br />
b.1,5<br />
đ<br />
<br />
c. 0,25<br />
đ<br />
Câu 2<br />
(5,0 đ)<br />
<br />
a. 0,25<br />
<br />
b. 0,5<br />
<br />
- Yêu cầu về nội dung:<br />
+ Giải thích:<br />
“Cho đi”: sự trao đi từ tấm lòng, sự chia sẻ, quan tâm, yêu thương, giúp<br />
đỡ, làm được điều tốt đẹp cho ai đó, nhất là những người lâm vào hoàn<br />
cảnh khó khăn, hoạn nạn, bất hạnh.<br />
“nhận lại”: cái tốt đẹp, những giá trị mà ta có được từ cuộc đời hay cụ thể<br />
là từ ai đó.<br />
Câu nói nêu lên mối quan hệ nhân quả trong cuộc sống: khi ta gieo<br />
những điều tốt đẹp thì ta cũng nhận được những điều tốt đẹp.<br />
+ Vì sao “lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều<br />
nhất”? Những biểu hiện cụ thể trong cuộc sống?<br />
-Khi ta “cho đi” là ta mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người là ta có<br />
thêm bạn, thêm tình thân.<br />
- Việc làm giàu ý nghĩa từ sự “cho đi” không phải là sự mất đi mà làm cho<br />
cuộc sống ta, tâm hồn ta giàu có hơn.<br />
- Bao giờ sự “cho đi” xuất phát từ tình thương, không vụ lợi cũng sẽ nhận<br />
lại sự yêu thương, trân quý ở mọi người.<br />
-. Quan trọng hơn là ta cảm thấy hạnh phúc bởi ý nghĩa tốt đẹp mà ta mang<br />
lại cho người khác từ sự “cho đi” ấy.<br />
- Những tấm lòng vàng, những việc làm thiện nguyện…hướng tới những<br />
mảnh đời cần sự sẻ chia, giúp đỡ luôn được cộng đồng trân trọng, tôn vinh.<br />
+ Bài học nhận thức và hành động<br />
- Quan niệm trên có ý nghĩa hướng ta vươn tới một sống đẹp, cao quý.<br />
- “Cho đi” là điều mà mỗi người nên làm trong cuộc sống thường nhật,<br />
phải biết san sẻ, giúp đỡ người khác để có được nhiều niềm vui trong cuộc<br />
sống.<br />
- Liên hệ bản thân.<br />
- Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên<br />
- Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên<br />
- Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên<br />
Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu ( Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng<br />
kể)<br />
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài<br />
nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ<br />
ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt<br />
trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.<br />
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân<br />
bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần<br />
Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng<br />
làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được<br />
ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.<br />
Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết<br />
chỉ có 1 đoạn văn.<br />
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nỗi nhớ trong hai đoạn thơ trích<br />
Việt Bắc và Sóng.<br />
<br />
1,0<br />
0,5<br />
0<br />
0,25<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0<br />
0,5<br />
<br />
c. 3,5<br />
<br />
-Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, không nêu vấn đề trong mở bài<br />
hoặc chỉ phân tích chung chung đoạn thơ.<br />
-Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề.<br />
- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm<br />
được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các<br />
thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác<br />
phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng<br />
- Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:<br />
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hai đoạn thơ<br />
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. Thơ Tố<br />
Hữu thể hiện lẽ sống, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện<br />
đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống.<br />
- Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ của tình yêu và hạnh phúc đời thường. Thơ<br />
Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn luôn luôn khao khát tình yêu,<br />
gắn bó hết mình với cuộc sống hằng ngày, trân trọng, nâng niu cho hạnh<br />
phúc bình dị của đời thường.<br />
- Việt Bắc và Sóng là thành công xuất sắc của thơ cách mạng Việt Nam<br />
thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Hai đoạn thơ có vẻ đẹp về<br />
nội dung và nghệ thuật, để lại dấu ấn không phai trong lòng bạn đọc.<br />
2. Đoạn thơ trong bài Việt Bắc là nỗi nhớ nỗi nhớ của người về người cán bộ kháng chiến về xuôi trong giờ phút chia tay.<br />
a/ Về nội dung:<br />
- Đoạn thơ mở ra với nỗi nhớ Việt Bắc, lấy nỗi nhớ người yêu để diễn tả<br />
nỗi nhớ Việt Bắc thì nỗi nhớ ấy thật da diết và sâu sắc. Nỗi nhớ Việt Bắc<br />
được cụ thể hóa thành nỗi nhớ thiên nhiên, cảnh vật, cuộc sống:<br />
+ Thiên nhiên cảnh vật hiện lên với vẻ đẹp thật đa dạng trong những<br />
không gian, thời gian khác nhau, đó là “trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng<br />
nương”, là những “rừng nứa, bờ tre”, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê”…<br />
Thiên nhiên cảnh vật ở đây lắng sâu trong nỗi nhớ nên nó hiện ra một cách<br />
cụ thể từ màu sắc đến đường nét, đến cả tên gọi của từng dòng sông, con<br />
suối.<br />
+ Cuộc sống Việt Bắc hiện lên qua hình ảnh những bản làng chìm<br />
trong sương sớm mây chiều và người thương đi về bên bếp lửa hồng trong<br />
những đêm lạnh. Hình ảnh người thương bên bếp lửa sớm khuya là những<br />
kỉ niệm ngọt ngào trong những tháng ngày gian khổ của cuộc kháng chiến.<br />
b/ Về nghệ thuật:<br />
- Câu thơ lục bát mang âm hưởng trữ tình, gần gũi; với nghệ thuật so sánh,<br />
những hình ảnh thơ bình dị, giàu sức gợi cảm… làm nên giai điệu mượt<br />
mà, êm ái của “khúc hát ru kỉ niệm”.<br />
3. Đoạn thơ trong bài Sóng là nỗi nhớ trong tình yêu đôi lứa.<br />
a/ Về nội dung:<br />
- Sáu dòng thơ là nỗi nhớ thiết tha, sâu lắng. Đây là khổ thơ có số lượng<br />
câu thơ nhiều nhất trong bài. Sáu dòng giữa bài thơ như một đợt sóng lòng<br />
cồn lên cao nhất từ tâm điểm của thi phẩm.<br />
- Bốn câu đầu: cái tôi trữ tình nhập vào sóng để giãi bày tâm sự.<br />
- Hai câu sau cái tôi trữ tình tách ra để bày tỏ lòng mình, để diễn tả nỗi nhớ<br />
lạ lùng, nỗi nhớ cao hơn cả sóng – không chỉ hiện hữu trong ý thức mà còn<br />
<br />
0,25<br />
0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />