intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THPT Hồng Ngự 2

Chia sẻ: Nguyễn Văn AA | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

95
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 của trường THPT Hồng Ngự 2 sẽ giúp bạn định hướng kiến thức ôn tập và rèn luyện kỹ năng, tư duy làm bài thi đạt điểm cao. Hy vọng giúp các bạn đạt kết quả tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THPT Hồng Ngự 2

TRƯỜNG THPT HỒNG NGỰ 2<br /> GV: TRẦN KIM NHIÊN<br /> SĐT: 01206709570<br /> ĐỀ THI ĐỀ XUẤT<br /> THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017<br /> Môn thi: NGỮ VĂN 12<br /> Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)<br /> I. ĐỌC HIỂU: (3 điểm)<br /> Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:<br /> Trong những ngôi biệt thự của các gia đình quyền quý, tỉ phú đều có một phòng thư viện gia<br /> đình rộng lớn với bao sách quý. Theo bạn, họ giàu, do vậy họ có thể mua được tất cả những<br /> gì mình thích, hay họ có những gì của ngày hôm nay là do say mê đọc sách từ rất sớm?<br /> Một nhà thông thái nào đó đã từng nói "Mỗi con người là tổng thể của những cuốn sách họ<br /> đã đọc". Tại sao việc đọc sách lại quan trọng đến vậy?<br /> Trước hết, từ ngữ là tổng thể của các ý nghĩ. Mỗi một từ mới học được tương đương với một<br /> sáng kiến. Ai cũng biết, đã là sáng kiến thì vô giá. Với lí do như vậy, nhiều người cho rằng<br /> số tiền kiếm được của bạn sẽ tương đương với số từ vựng bạn sở hữu. Đọc sách giúp ta<br /> luyện óc tưởng tượng. Nhân loại sẽ không ở vị trí ngày hôm nay nếu không có óc tưởng<br /> tượng phong phú ! (...)<br /> Lí do thứ hai khiến ta nên đọc sách là độc giả có thể trau dồi kiến thức trong vòng vài giờ<br /> đồng hồ, trong khi đó để viết ra một cuốn sách, tác giả đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu<br /> cùng bao người khác, chắt lọc những gì giá trị nhất trong một thời gian dài. Chúng ta<br /> không cần phải vầp ngã trên đường đời để từ đó rút ra những bài học cao quý. Kiến thức về<br /> mọi chủ đề đều đã được ghi lại rất cẩn thận ở đâu đó. Công việc duy nhất của độc giả là<br /> miệt mài tìm kiếm. Hãy tin rằng, một cuốn sách, nếu đến với bạn đúng lúc, có thể thay đổi<br /> cả cuộc đời bạn...<br /> (Theo hoathuytinh.com)<br /> Câu 1. Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào trong văn bản trên? (0,5 điểm)<br /> Câu 2. Hãy đặt nhan đề cho văn bản. (0,5 điểm)<br /> Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng "Chúng ta không cần phải vấp ngã trên<br /> đường đời để từ đó rút ra những bài học cao quý" ? (1,0 điểm)<br /> Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng khác của việc đọc sách (không trùng lặp với<br /> quan điểm của tác giả). (1,0 điểm)<br /> II. LÀM VĂN: (7 điểm)<br /> Câu 1: (2 điểm)<br /> Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh, chị về ý kiến được nêu<br /> trong phần đọc hiểu “Hãy tin rằng, một cuôn sách, nếu đến với bạn đúng lúc, có thể thay<br /> đổi cả cuộc đời bạn”<br /> Câu 2: (5 điểm)<br /> Cảm nhận của anh, chị về vẻ đẹp độc đáo của sông Hương trong đoạn trích sau đây:<br /> <br /> Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông<br /> Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã<br /> là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những<br /> ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu<br /> dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng<br /> Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng<br /> khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và<br /> trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt<br /> khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng,<br /> sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa<br /> của một vùng văn hóa xứ sở.<br /> (Trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”– Hoàng Phủ Ngọc Tường). Hết.<br /> <br /> HƯỚNG DẪN CHẤM<br /> ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017<br /> Môn thi: NGỮ VĂN 12<br /> (Hướng dẫn chấm gồm 2 trang)<br /> A. Hướng dẫn chung:<br /> - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài<br /> làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.<br /> - Giám khảo cần chủ động linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, nên sử<br /> dụng nhiều mức điểm, không quá khắt khe với các mức điểm 9, 10. Cần trân trọng những<br /> bài làm có tính sáng tạo, có cách diễn đạt riêng.<br /> - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đề bài,<br /> giám khảo vẫn cho đạt số điểm tương ứng.<br /> B. Hướng dẫn chi tiết:<br /> I. Đọc hiểu:<br /> 1/ Thao tác lập luận phân tích (0,5 điểm)<br /> 2/ Nhan đề: Đọc sách/ Vai trò của đọc sách/ Tầm quan trọng của đọc sách (0,5 điểm)<br /> 3/ Giải thích vì sao tác giả lại cho rằng "Chúng ta...bài học cao quý"<br /> Bởi vì:<br /> - Đọc sách sẽ giúp chúng ta có những kiến thức và chính những kiến thức này sẽ giúp ta<br /> đứng vững (0,5 điểm)<br /> - Đọc sách sẽ cho ta những kinh nghiệm, những bài học quý giá... và chính những kinh<br /> nghiệm này sẽ giúp ta đứng vững (0,5 điểm)<br /> 4. Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc<br /> lại những tác dụng mà tác giả đã nêu trong đoạn trích. (Có thể là: đọc sách giúp tâm hồn ta<br /> trở nên phong phú, tăng cường khả năng giao tiếp, rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên<br /> tưởng, sáng tạo...)<br /> (mỗi tác dụng là 0,5 điểm)<br /> II. LÀM VĂN: (7 điểm)<br /> <br /> Câu 1: (2 điểm)<br /> Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh, chị về ý kiến được nêu<br /> trong phần đọc hiểu “Hãy tin rằng, một cuôn sách, nếu đến với bạn đúng lúc, có thể thay<br /> đổi cả cuộc đời bạn”<br /> Đảm bảo đúng cấu trúc một đoạn văn nghị luận, nghĩa là đoạn văn phải có câu mở<br /> đoạn, các câu phát triển đoạn và câu kết đoạn<br /> - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau:<br /> + Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến: sách mang đến những nhận thức mới mẻ về<br /> cuộc sống, về con người ; sách bồi đắp tâm hồn, làm cho tâm hồn thêm phong phú; sách<br /> tư vấn cho ta nhiều điều mà ta con phân vân,…<br /> + Dẫn chứng minh họa<br /> + Bài học: Khi gặp vướng mắc trong cuộc sống, hãy tìm đến sách và phải tìm những<br /> quyển sách phù hợp để giúp ta thoát khỏi những vướng mắc.<br /> Câu 2:<br /> -<br /> <br /> a/ Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận<br /> Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài; mở bài giới thiệu vấn đề cần nghị luận; thân<br /> bài triển khai vấn đề cần nghị luận; kết bài kết thúc vấn đề cần nghị luận<br /> b/ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nêu cảm nhận về vẻ đẹp đọc đáo của song Hương<br /> trong đoạn trích<br /> c/ Triển khai vấn đề thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các<br /> thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng:<br /> - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.<br /> - Sông Hương là bản trường ca của rừng già<br /> - Sông Hương mang vẻ đẹp phóng khoáng và man dại: vẻ đẹp của cô gái Di-gan<br /> - Vẻ đẹp dịu dàng của sông Hương khi chảy qua những dặm dài chói lọi màu đỏ của<br /> hoa đỗ quyên rừng<br /> - Vẻ đẹp nhân cách của sông Hương: là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở,<br /> sông Hương bồi đắp phù sa văn hóa cho cả vùng Thuận Hóa nhưng nó không nói ra<br /> mà ném chiếc chìa khóa dưới chân núi Kim Phụng.<br /> - Tình yêu quê hương xứ Huế đằm thắm, sâu nặng của Hoàng Phủ Ngọc Tường.<br /> -<br /> <br /> Nghệ thuật độc đáo trong việc sáng tạo hình ảnh, câu văn dài mà khúc chiết, nhịp<br /> nhàng, nhiều biện pháp tu từ hợp lí.<br /> <br /> d/ Sáng tạo<br /> Có cách diễn đạt sáng tạo, cảm nhận độc đáo, mới mẻ nhưng hợp logic<br /> e/ Chính tả, dùng từ, đặt câu<br /> Đảm bảo quy tắc về chính tả, dùng từ đặt câu<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0