TRƯỜNG THPT LẤP VÒ 2<br />
GV: Lê Thị Hoa, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh<br />
SĐT: 0919875503 - 01287759302.<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TỈNH ĐỒNG THÁP<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề gồm có 02 trang)<br />
<br />
ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I<br />
Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 12<br />
Ngày thi: 19/12/2016<br />
Thời gian:120 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)<br />
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:<br />
Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) đã và đang nhận được sự quan tâm, vào<br />
cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, qua đó tạo nhiều<br />
động lực cho công tác quản lý được thực hiện đồng bộ. Những tháng đầu năm 2016, các cơ<br />
quan chức năng đã triển khai quyết liệt nhiều hoạt động bảo đảm ATTP.<br />
Sở Y tế cho biết, công tác liên ngành về ATTP tiếp tục nhận được sự quan tâm, phối hợp<br />
tích cực của các sở, ngành liên quan. Các tổ chức chính trị- xã hội cũng tích cực tham gia<br />
tuyên truyền, vận động về ATTP. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được đẩy<br />
mạnh, tập trung thực hiện trong các chiến dịch lớn song song với tổ chức kiểm tra theo các<br />
chuyên đề như: nước uống đóng chai, nước đá, các sản phẩm tinh bột, dịch vụ ăn uống, bếp<br />
ăn tập thể, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu<br />
bao gói chứa đựng thực phẩm.<br />
(Trích Báo Đồng Tháp, số 3208- Thứ hai 7-11-2016)<br />
Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nảo? (0.5 điểm)<br />
Câu 2: Xác định nội dung chính của văn bản. (1.0 điểm)<br />
Câu 3: Hãy đặt nhan đề cho văn bản. (0.5 điểm)<br />
Câu 4: Anh/chị có những suy nghĩ và hành động gì sau khi đọc văn bản trên? (1.0 điểm)<br />
II. Làm văn (7.0 điểm)<br />
Câu 1: (2.0 điểm)<br />
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về việc làm của<br />
người mù trong câu chuyện sau:<br />
Có một người mù đi trên một con đường tối, trên tay lại cầm theo một chiếc đèn lồng. Một<br />
người thấy thế liền hỏi:<br />
- Ông có thấy đường đâu mà cần phải cầm theo chiếc đèn lồng làm gì?<br />
Người mù liền mỉm cười trả lời:<br />
- Tôi cầm theo chiếc đèn này là để người khác không đâm sầm vào tôi. Làm vậy có thể giữ<br />
an toàn cho bản thân mình..<br />
(Trích Bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ)<br />
<br />
Câu 2: (5.0 điểm)<br />
Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người trong đoạn trích Người lái đò Sông<br />
Đà của Nguyễn Tuân. Từ đó nhận xét về tình cảm của Nguyễn Tuân với đối tượng miêu tả.<br />
HẾT<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TỈNH ĐỒNG THÁP<br />
HƯỚNG DẪN<br />
CHẤM CHÍNH THỨC<br />
(gồm có 04 trang)<br />
<br />
KỲ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I<br />
Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 12<br />
Ngày thi: 19/12/2016<br />
Thời gian: 120 phút<br />
<br />
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)<br />
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Phong cách ngôn ngữ của văn bản là báo<br />
chí.<br />
- Điểm 0,5: Xác định đúng phong cách ngôn ngữ của văn bản.<br />
- Điểm 0: Xác định sai hoặc không trả lời.<br />
Câu 2. Nội dung chính của văn bản: Sự quyết tâm thực hiện công tác bảo đảm an toàn<br />
thực phẩm của các cơ quan chức năng.<br />
Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết<br />
phục.<br />
- Điểm 1,0: Xác định đúng nội dung chính của văn bản.<br />
- Điểm 0,5: Xác định đúng nội dung chính của văn bản nhưng chưa đầy đủ.<br />
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.<br />
Câu 3. Đặt nhan đề cho văn bản: Đẩy mạnh hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm.<br />
Thí sinh có thể đặt nhiều nhan đề khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục<br />
- Điểm 0,5: Đặt được nhan đề cho văn bản.<br />
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.<br />
Câu 4. Suy nghĩ và hành động sau khi đọc văn bản trên: Thực phẩm có ảnh hưởng đến<br />
sức khỏe của con người. Vì thế bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mỗi cá nhân;<br />
Bản thân cần phải tuyên truyền, vận động mọi người nhất là người sản xuất phải đảm bảo<br />
các nguyên tắc an toàn thực phẩm.<br />
Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết<br />
phục.<br />
- Điểm 1,0: Nêu được suy nghĩ và hành động của bản thân.<br />
- Điểm 0,5: Nêu được suy nghĩ và hành động của bản thân nhưng chưa đầy đủ<br />
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:<br />
+ Không nêu được suy nghĩ và hành động của bản thân;<br />
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục;<br />
+ Không có câu trả lời.<br />
Phần II. Làm văn ( 7,0 điểm)<br />
Câu 1. ( 2,0 điểm)<br />
<br />
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã<br />
hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt<br />
trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.<br />
* Yêu cầu cụ thể:<br />
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận ( 0,25 điểm):<br />
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết luận. Mở đoạn biết<br />
dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân đoạn biết tổ chức thành nhiều luận điểm liên<br />
kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết luận khái quát được vấn đề và thể<br />
hiện được nhận thức của cá nhân.<br />
- Điểm 0: Thiếu Mở đoạn hoặc Kết luận.<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận ( 0,25 điểm):<br />
- Điểm 0,25: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự chủ động trong cuộc sống<br />
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.<br />
c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển<br />
khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển<br />
khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết<br />
hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và<br />
sinh động (1,0 điểm).<br />
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:<br />
* Giải thích, nêu ý nghĩa câu chuyện:<br />
+ Nhận ra sự bất tiện trong việc đi lại của mình, người mù đã chủ động phòng tránh<br />
bằng cách mang theo đèn lồng.<br />
+ Câu chuyện về người mù gửi đến chúng ta bài học nhẹ nhàng mà thấm thía về sự chủ<br />
động trong cuộc sống.<br />
* Phân tích, lí giải<br />
+ Tại sao cần phải chủ động chuẩn bị trước trong mọi hoàn cảnh?<br />
++ Cuộc sống luôn tiềm ẩn nhiều tình huống bất ngờ xảy đến với con người. Những<br />
tình huống đó nếu không có sự chuẩn bị trước, con người khó có thể đối phó, giải quyết.<br />
++ Có sự chuẩn bị, lường trước tình huống xấu xảy ra, con người sẽ luôn ở trong tư<br />
thế chủ động, có thể xử lí tình huống một cách nhanh chóng, dễ dàng.<br />
+ Làm thế nào để có sự chuẩn bị tốt? Để có sự chuẩn bị tốt , con người cần phải có<br />
những nhận thức đúng đắn về những gì mình đang có, về điểm mạnh, điểm yếu của bản<br />
thân..<br />
+ Dẫn chứng thực tế.<br />
* Bình luận<br />
+ Bài học mà câu chuyện để lại luôn đúng đắn trong mọi thời đại. Để hạn chế những<br />
việc bất lợi xảy đến với mình, mỗi người luôn phải ở tư thế chủ động, thay đổi bản thân cho<br />
phù hợp với hoàn cảnh, thích nghi với điều kiện.<br />
+ Phê phán những người chủ quan, đợi đến khi sự việc xảy ra mới tìm cách sử chữa,<br />
khắc phục.<br />
<br />
* Liên hệ bản thân:<br />
Mỗi người phải tự nhìn nhận lại cuộc sống của mình, xem bản thân đã ở trong tư thế<br />
chủ động hay chưa, sẵn sàng thay đổi bản thâ để thích nghi với hoàn cảnh hay chưa,…từ đó<br />
rút kinh nghiệm, định hướng một lối sống đúng đắn, phù hợp.<br />
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn<br />
chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.<br />
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.<br />
- Điểm 0,25: : Đáp ứng 1/3 các yêu cầu trên.<br />
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.<br />
d. Sáng tạo ( 0,25 điểm)<br />
- Điểm 0,25: Thí sinh có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ<br />
ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...), thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc<br />
nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.<br />
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ<br />
riêng.<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu ( 0,25 điểm):<br />
- Điểm 0,25: Không mắc lỗi hoặc mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
Câu 2. ( 5,0 điểm)<br />
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn<br />
học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể<br />
hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi<br />
chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.<br />
* Yêu cầu cụ thể:<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận ( 0,5 điểm):<br />
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài<br />
biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn<br />
liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và<br />
thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.<br />
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần<br />
chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có một đoạn văn.<br />
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết<br />
chỉ có một đoạn văn.<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận ( 0,5 điểm):<br />
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và<br />
con người trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân: nghệ thuật miêu tả rất<br />
tinh vi, sắc sảo, độc đáo và đầy tài hoa.<br />
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.<br />
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.<br />
<br />