TRƯỜNG THPT TÂN HỒNG<br />
TỔ NGỮ VĂN<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề gồm có 01 trang)<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016-2017<br />
Môn thi: NGỮ VĂN<br />
Ngày thi: 19 / 12 / 2016<br />
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề<br />
<br />
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:<br />
(1) Người ta thường chia thời gian mỗi ngày thành ba phần: tám giờ làm việc, tám<br />
giờ ngủ và tám giờ nhàn rỗi, mặc dù không phải ai cũng được tỉ lệ đều đặn như thế. Hai<br />
tiếng “nhàn rỗi” gây cho ta ấn tượng tám giờ không làm gì, có vẻ vô thưởng vô phạt, không<br />
quan trọng.<br />
(2) Kì thực thời gian nhàn rỗi là cực kì quý báu. Đó là thời gian để mỗi người sống<br />
cuộc sống riêng của mình. Đó là thời gian để đọc sách báo, tự học, xem ti vi, chơi thể thao,<br />
đàn hát, múa nhảy, vẽ tranh, làm thơ, đi mua sắm, giao lưu với bạn bè, thăm viếng những<br />
người ruột thịt,… Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường<br />
thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan<br />
hệ. Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn, thậm chí là không có cuộc<br />
sống riêng nữa ![...]<br />
(Phỏng theo Hữu Thọ, dẫn theo SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.94)<br />
<br />
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)<br />
Câu 2. Các ý trong đoạn (2) được trình bày theo kiểu nào (kết cấu đoạn văn)? (0,5 điểm)<br />
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “Thời gian nhàn rỗi là cực kì quý báu”? (1,0 điểm)<br />
Câu 4. Theo anh/chị, thông điệp quan trọng mà tác giả muốn gửi đến người đọc từ đoạn<br />
trích trên là gì? (1,0 điểm)<br />
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Câu 1 (2,0 điểm)<br />
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc sử<br />
dụng thời gian nhàn rỗi của tuổi trẻ ngày nay.<br />
Câu 2 (5,0 điểm)<br />
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng<br />
sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập một, NXB<br />
Giáo Dục – 2008). Hết./.<br />
TRƯỜNG THPT TÂN HỒNG<br />
TỔ NGỮ VĂN<br />
HDC CHÍNH THỨC<br />
(Gồm có 02 trang)<br />
A. HƯỚNG DẪN CHUNG<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016-2017<br />
Môn thi: NGỮ VĂN<br />
<br />
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài<br />
làm của học sinh, tránh việc đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám<br />
khảo cần chủ động, linh hoạt trong quá trình chấm; khuyến khích những bài viết giàu cảm<br />
xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.<br />
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải bảo<br />
đảm không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và phải được thống nhất trong tổ chấm thi.<br />
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ<br />
Phần<br />
<br />
Câu<br />
<br />
I<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
II<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Nội dung<br />
ĐỌC HIỂU<br />
- Yêu cầu về kỹ năng:<br />
+ Thí sinh có kỹ năng đọc hiểu văn bản.<br />
+ Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br />
- Yêu cầu về kiến thức:<br />
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.<br />
Các ý trong đoạn (2) được trình bày theo kiểu diễn dịch.<br />
Tác giả cho rằng “Thời gian nhàn rỗi là cực kì quý báu” vì:<br />
- Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ,<br />
tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu,<br />
cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ.<br />
- Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn,<br />
thậm chí là không có cuộc sống riêng…<br />
Thông điệp quan trọng mà tác giả muốn gửi đến người đọc từ<br />
đoạn trích trên là: Việc sử dụng quỹ thời gian trong ngày sao<br />
cho hợp lý, ý nghĩa; đặc biệt là việc sử dụng quỹ thời gian nhàn<br />
rỗi…<br />
LÀM VĂN<br />
Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về<br />
việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của tuổi trẻ ngày nay.<br />
* Yêu cầu về hình thức:<br />
- Viết đúng một đoạn văn, khoảng 200 chữ.<br />
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ,<br />
ngữ pháp.<br />
* Yêu cầu về nội dung:<br />
Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau;<br />
có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ, căn<br />
cứ xác đáng, với thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp<br />
chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Đoạn văn có thể gồm các ý<br />
chính sau:<br />
- Giải thích thế nào là thời gian nhàn rỗi ?<br />
- Phân tích tầm quan trọng của việc sử dụng thời gian nhàn rỗi<br />
trong cuộc sống; việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của tuổi trẻ<br />
ngày nay.<br />
- Bàn luận, mở rộng.<br />
- Bài học, liên hệ bản thân.<br />
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác<br />
phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của nhà văn Hoàng Phủ<br />
<br />
Điểm<br />
3,0<br />
<br />
0,50<br />
0,50<br />
<br />
1,00<br />
<br />
1,00<br />
<br />
2,0<br />
<br />
0,25<br />
1,00<br />
0,50<br />
0,25<br />
5,0<br />
<br />
Ngọc Tường.<br />
* Yêu cầu chung:<br />
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng để viết bài văn<br />
nghị luận văn học.<br />
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; thể hiện năng lực cảm<br />
thụ văn học tốt; lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không<br />
mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br />
- Thí sinh có thể cảm nhận và phân tích theo nhiều cách khác nhau<br />
nhưng phải bám sát văn bản; kết hợp tốt các thao tác lập luận.<br />
* Yêu cầu cụ thể:<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân<br />
bài, kết bài; mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được<br />
vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của hình tượng<br />
sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?<br />
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự<br />
cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp<br />
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.<br />
- Dẫn dắt, giới thiệu, nêu vấn đề nghị luận.<br />
- Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên, trong trí tưởng<br />
tượng của tác giả: sông Hương là một công trình nghệ thuật<br />
tuyệt vời của tạo hoá, sông Hương đẹp như một thiếu nữ Huế<br />
tài hoa, dịu dàng, đa tình,...<br />
- Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hoá: sông Hương là dòng<br />
sông của âm nhạc, thơ ca,...<br />
- Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ lịch sử: sông Hương là dòng<br />
sông của những chiến công hiển hách.<br />
- Đánh giá chung về giá trị của hình tượng.<br />
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu<br />
sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng<br />
từ, đặt câu.<br />
------------ Hết -----------<br />
<br />
0,25<br />
0,50<br />
<br />
0,50<br />
1,25<br />
<br />
0,75<br />
0,50<br />
0,50<br />
0,50<br />
0,25<br />
<br />