TRƯỜNG THPT THỐNG LINH<br />
Người soạn: Trần Ngọc Quyến<br />
Số điện thoại: 01223328399<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC 2016 - 2017<br />
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12<br />
<br />
Thời gian làm bài : 120 phút<br />
<br />
A. MA TRẬN<br />
Mức độ<br />
Bộ phận<br />
Đọc - hiểu<br />
<br />
4 câu<br />
NLXH<br />
Làm văn<br />
1 câu<br />
NLVH<br />
1 câu<br />
Tổng số điểm<br />
(Tổng số câu)<br />
<br />
Nhận<br />
biết<br />
3,0<br />
<br />
Thông<br />
hiểu<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Tổng số<br />
điểm<br />
3,0<br />
2,0<br />
<br />
3,0<br />
<br />
2,0<br />
<br />
5,0<br />
<br />
4,0<br />
<br />
3,0<br />
<br />
Vận<br />
dụng<br />
<br />
3,0<br />
<br />
10,0<br />
(6 câu )<br />
<br />
B. ĐỀ KIỂM TRA<br />
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)<br />
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:<br />
(1) Quê hương tôi có cây bầu cây nhị<br />
Tiếng "đàn kêu tích tịch tình tang”.<br />
Có cô Tấm náu mình trong quả thị,<br />
Có người em may túi đúng ba gang...<br />
(2) Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu<br />
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.<br />
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,<br />
Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng...<br />
(3) Quê hương tôi có múa xoè, hát đúm,<br />
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo.<br />
Có Nguyễn Trãi, có "Bình Ngô đại cáo".<br />
Có Nguyễn Du và có một "Truyện Kiều"...<br />
(Nguyễn Bính - Trích Bài thơ quê hương)<br />
Câu 1: Xác định những phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên ? (0,50 điểm)<br />
Câu 2: Hãy chỉ ra các truyện cổ tích được gợi nhớ trong khổ (1) (0,75 điểm )<br />
Câu 3: Hãy chỉ ra những sự kiện lịch sử được gợi nhớ trong khổ (2) (1,00 điểm )<br />
<br />
1<br />
<br />
Câu 4: Chỉ ra ít nhất 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng của từng<br />
biện pháp (0,75 điểm)<br />
II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)<br />
Câu 1(2,0 điểm )<br />
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ và tình cảm của anh/chị đối<br />
với những di sản tinh thần của dân tộc được thể hiện qua khổ (3) của đoạn thơ trên.<br />
Câu 2 (5,0 điểm)<br />
Thí sinh chọn một trong hai câu, câu 2a hoặc scâu 2b<br />
Câu 2a (theo chương trình chuẩn)<br />
Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh:<br />
“Dữ dội và dịu êm<br />
Ồn ào và lặng lẽ<br />
Sông không hiểu nổi mình<br />
Sóng tìm ra tận bể<br />
Ôi con sóng ngày xưa<br />
Và ngày sau vẫn thế<br />
Nỗi khát vọng tình yêu<br />
Bồi hồi trong ngực trẻ”<br />
(Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục năm 2008, trang 155)<br />
Câu 2b (theo chương trình nâng cao)<br />
Triết lí tình yêu qua đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh:<br />
“ Cuộc đời tuy dài thế<br />
Năm tháng vẫn đi qua<br />
Như biển kia dẫu rộng<br />
Mây vẫn bay về xa<br />
Làm sao được tan ra<br />
Thành trăm con sóng nhỏ<br />
Giữa biển lớn tình yêu<br />
Để ngàn năm còn vỗ.”<br />
(Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục năm 2008, trang 156)<br />
<br />
2<br />
<br />
C. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM<br />
Phần<br />
<br />
Câu<br />
1<br />
<br />
I. ĐỌC<br />
HIỂU<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
II.<br />
LÀM<br />
VĂN<br />
<br />
1<br />
<br />
Nội dung<br />
Phương thức biểu đạt:<br />
+ Biểu cảm<br />
+ Tự sự<br />
Các truyện cổ tích được gợi nhớ trong khổ<br />
(1): Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế<br />
Những sự kiện lịch sử được gợi nhớ trong khổ (2)<br />
: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Khởi nghĩa Bà Triệu;<br />
Khởi nghĩa Lam Sơn; Hội nghị Diên Hồng<br />
Các biện pháp tu từ:<br />
- Trùng điệp:<br />
+ Điệp từ “Có”, tác dụng nhấn mạnh sự tồn tại của<br />
các yếu tố được tác giả đề cập.<br />
+ Điệp cấu trúc “Quê hương tôi có...”, nhấn mạnh<br />
niềm tự hào của nhân vật trữ tình về quê hương đất<br />
nước.<br />
- Liệt kê: cây bầu, cây nhị, múa xòe, hát đúm; cô<br />
Tấm, người em; bà Trưng, bà Triệu, Hưng Đạo<br />
vương, Lê Lợi; Nguyễn Trãi, Nguyễn Du; Bình Ngô<br />
đại cáo, Truyện Kiều. Phép liệt kê thể hiện sự phong<br />
phú đa dạng, độc đáo về quê hương với nhiều đặc<br />
trưng, đặc thù mang tính truyền thống dân tộc.<br />
<br />
Điểm<br />
0,50<br />
<br />
0,75<br />
<br />
1,00<br />
0,75<br />
<br />
0,50<br />
<br />
-Về nội dung:<br />
Đoạn văn cần thể hiện được:<br />
+ Tình cảm: yêu mến, trân trọng, tự hào, ngợi<br />
ca...đối với những di sản tinh thần của dân tộc.<br />
+ Suy nghĩ: người viết bày tỏ nhận thức đúng đắn<br />
về quê hương đất nước, đề cao những giá trị tinh<br />
thần, quyết tâm gìn giữ và phát huy những giá trị<br />
tinh thần cao đẹp đó.<br />
2a<br />
<br />
- Về hình thức:<br />
Viết đúng cấu trúc một đoạn văn, dung lượng<br />
khoảng 200 chữ; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ,<br />
đặt câu,...<br />
<br />
1,50<br />
<br />
Giới thiệu về đoạn thơ<br />
Xuất xứ: hai khổ thơ đầu trong bài thơ “Sóng” của<br />
Xuân Quỳnh<br />
Khái quát nội dung: những mặt vừa đối lập vừa<br />
<br />
0,5<br />
<br />
3<br />
<br />
thống nhất trong con “sóng”, cũng là những khát<br />
vọng tình yêu của tuổi trẻ muôn đời được thể hiện<br />
thông qua khát vọng của “sóng”<br />
Phân tích đoạn thơ<br />
Nghệ thuật và nội dung<br />
- Đối lập:<br />
Dữ dội >< dịu êm<br />
Ồn ào >< lặng lẽ<br />
=> Những sự đối lập gay gắt nhưng cùng tồn tại một<br />
cách hòa hợp trong con sóng. Đó cũng là sự thống<br />
nhất giữa các mặt đối lập trong tâm hồn người phụ<br />
nữ, những trạng thái này bổ sung và chuyển hóa cho<br />
nhau tạo nên nét hài hòa độc đáo.<br />
- Lặp cú pháp kết hợp liệt kê:<br />
“... và...” (2 lần):<br />
=> Nhấn mạnh những cung bậc, sắc thái đa dạng,<br />
cảm xúc phong phú có phần đối cực tồn tại trong<br />
con sóng (cũng là trong tâm hồn người phụ nữ khi<br />
yêu).<br />
-Nhân hóa: “Sông không hiểu...sóng tìm ra...”<br />
=> Trân trọng khát vọng mãnh liệt, chính đáng của<br />
sóng cũng chính là trân trọng khát khao khám phá<br />
của người phụ nữ trong tình yêu.<br />
- Ẩn dụ:<br />
Sóng tương đồng với tâm hồn người phụ nữ, tương<br />
đồng với những sắc thái cảm xúc con người khi yêu<br />
=> Thể hiện tình yêu cháy bỏng, cồn cào, da diết<br />
nhưng vẫn ý nhị, kín đáo.<br />
<br />
Đánh giá đoạn thơ<br />
- Đoạn thơ ngũ ngôn trẻ trung, nhịp điệu linh hoạt,<br />
biến hóa (như nhịp sóng).<br />
- Đoạn thơ là một khám phá mới mẻ, độc đáo của<br />
Xuân Quỳnh khi phát hiện ra sự tương đồng giữa<br />
đặc tính muôn đời của con sóng với những tâm trạng<br />
muôn thuở của người phụ nữ khi yêu. Từ đó giúp ta<br />
hiểu và trân trọng hơn nữa nét đẹp kì diệu trong tâm<br />
hồn người phụ nữ<br />
2b<br />
<br />
3,50<br />
<br />
1,00<br />
<br />
Giới thiệu về đoạn thơ<br />
Xuất xứ: hai khổ thơ cuối trong bài thơ “Sóng” của<br />
Xuân Quỳnh<br />
<br />
0,50<br />
<br />
4<br />
<br />
Khái quát nội dung: Triết lí về nhân sinh và khát<br />
vọng về một tình yêu bất tử<br />
Phân tích đoạn thơ<br />
Nghệ thuật và nội dung<br />
- So sánh:<br />
Thời gian trôi qua đời người như mây trôi qua biển<br />
=> Con người không nắm giữ được thời gian, cũng<br />
như biển không giữ được mây dù mây trôi chậm,<br />
biển thì mênh mông. Cuộc đời vô hạn nhưng đời<br />
người là hữu hạn. Tuổi trẻ lại càng ngắn ngủi. Tình<br />
yêu không còn mãi. Con người ngậm ngùi thừa nhận<br />
quy luật khắc nghiệt của tạo hóa và tiếc nuối về sự<br />
nhỏ bé của mình.<br />
- Ẩn dụ: tan ra thành trăm con sóng, biển lớn tình<br />
yêu<br />
=> Khao khát mãnh liệt được sống và được yêu mãi<br />
mãi<br />
- Tu từ ngữ âm: từ “vỗ” kết thúc bài thơ, vần trắc,<br />
âm tiết mở.<br />
=> Tạo sự âm vang, đồng vọng, khắc khoải của<br />
sóng, cũng là tiếng kêu gào tha thiết của con người<br />
trước thiên nhiên mênh mông. Là khẳng định mạnh<br />
mẽ về sự trường tồn của sóng - tình yêu vĩnh cửu<br />
của con người.<br />
Đánh giá đoạn thơ<br />
- Đoạn thơ súc tích, hấp hẫn, nhịp điệu linh hoạt<br />
- Đoạn thơ thật sâu lắng, chân thành. Thể hiện được<br />
khát vọng tình yêu cao đẹp, thủy chung của người<br />
phụ nữ<br />
- Kết thúc độc đáo thú vị, tạo được dư âm, gợi sự<br />
đồng cảm, đồng sáng tạo nơi độc giả.<br />
<br />
5<br />
<br />
3,00<br />
<br />
1,50<br />
<br />