SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP<br />
TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TOẢN<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
( Đề gồm có 02 trang)<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ I<br />
Năm học: 2016 - 2017<br />
Môn : NGỮ VĂN- LỚP 12<br />
Ngày thi : / 12 / 2016<br />
Thời gian : 120 phút (Không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Hồng<br />
ĐT: 0916356545<br />
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :<br />
“ Trên bãi cát những người lính đảo<br />
Ngồi ghép nhau bao nỗi nhớ nhà<br />
Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững<br />
Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa.<br />
…<br />
Đảo tái cát<br />
Khóc oan hồn trôi dạt<br />
Tao loạn thời bình<br />
Gió thắt ngang cây.<br />
…<br />
Đất hãy nhận những đứa con về cội<br />
Trong bao dung bóng mát của người<br />
Cây hãy gọi bàn tay về hái quả<br />
Võng gọi về nghe lại tiếng à ơi…<br />
…<br />
À ơi tình cũ nghẹn lời<br />
Tham vàng bỏ ngãi kiếp người mong manh”.<br />
( Lời của sóng 4, Trích Trường ca Biển, Hữu Thỉnh, đạt giải Hồ Chí Minh về văn học nghệ<br />
thuật năm 2012 )<br />
Câu I: (0, 5 điểm): Xác định thể loại của đoạn trích trên? Trình bày lí do tại sao nhà thơ<br />
Hữu Thỉnh lại chọn thể loại đó ?<br />
Câu II : ( 1,0 điểm)<br />
Nêu các phép liên kết có sử dụng trong đoạn trích và chỉ ra tác dụng ý nghĩa của các phép<br />
liên kết đó.<br />
Câu III: ( 0, 5 điểm)<br />
Từ những vần thơ trên, anh/ chị hãy kể tên những hòn đảo, quần đảo thiêng liêng của đất<br />
nước ta qua sự hiểu biết của anh/ chị ?<br />
Câu IV: ( 1,0 điểm)<br />
Hình ảnh những người lính đảo trong đoạn trích trên hiện lên như thế nào ? Trình bày<br />
suy nghĩ của anh/ chị khoảng 5 -7 dòng.<br />
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Câu 1 (2,0 điểm)<br />
<br />
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về<br />
Tình yêu biển đảo quê hương<br />
Câu 2 (5,0 điểm)<br />
Phân tích tính dân tộc của thơ Tố Hữu qua đoạn thơ sau:<br />
- Mình về mình có nhớ ta<br />
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng<br />
Mình về mình có nhớ không<br />
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?<br />
- Tiếng ai tha thiết bên cồn<br />
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi<br />
Áo chàm đưa buổi phân li<br />
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…<br />
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2012)<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
I. Hướng dẫn chung<br />
1. Giáo khảm cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài<br />
làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.<br />
2. Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc<br />
vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.<br />
3. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong hướng dẫn chấm, giám khảo<br />
phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất trong tổ chấm<br />
thi.<br />
II. Đáp án và thang điểm<br />
I. ĐỌC HIỂU<br />
<br />
Câu1<br />
<br />
- Thể thơ tự do.<br />
0,25<br />
- Hữu Thỉnh lựa chọn thể thơ đó vì : Tác phẩm của Hữu Thỉnh 0,25<br />
được viết theo thể loại trường ca, dùng thể thơ tự do sẽ đem đến<br />
một cách viết phóng khoáng, tuôn chảy theo dòng cảm xúc của<br />
nhà thơ, không phụ thuộc vào những quy tắc lề lối của câu chữ.<br />
Đề tài nhà thơ hướng tới là biển đảo quê hương, sử dụng thể<br />
thơ tự do phù hợp để nói đến những cảm xúc mênh mang, rộng<br />
lớn và phong phú của đề tài.<br />
<br />
Câu 2<br />
<br />
- Phép thế : “những người lính đảo” thành “ họ” và những đứa 0,5<br />
con, “đất” thành “người”.<br />
-Phép lặp : Lặp từ : “à ơi”<br />
- Giá trị của các phép liên kết: Thể hiện nội dung thống nhất 0,5<br />
của đoạn trích nói về hình ảnh những người lính đảo bình dị,<br />
chân thật khi nhớ về những kỉ niệm quê nhà.<br />
<br />
Câu 3<br />
<br />
Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình nhưng phải hợp 0,5<br />
lí.Có thể tham khảo một số gợi ý sau : Đảo Trường sa, Hoàng<br />
Sa, Thổ Chu, Phú Quốc, Gạc Ma....<br />
<br />
Câu 4<br />
<br />
Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình nhưng phải hợp<br />
lí.Có thể tham khảo một số gợi ý sau.<br />
- Những người lính đảo nhớ quê nhà với những điều không thể 0,5<br />
nào quên, đó là hậu phương của những người lính đảo giàu tình<br />
nghĩa điều đó là động lực cho các anh chiến đấu.<br />
- Ca ngợi và hướng con người đến lối sống trọng tình nghĩa 0,5<br />
của người Việt. Điều này thể hiện ở việc thương nhớ và tưởng<br />
niệm những người đã khuất,luôn hướng về cội nguồn “À ơi tình<br />
cũ nghẹn lời . Tham vàng bỏ ngãi kiếp người mong manh.”<br />
<br />
- Những người lính đảo đã hi sinh lợi ích cá nhân như xa gia<br />
đình quê hương, chấp nhận những thiếu thốn về vật chất…để<br />
canh giữ biên cương cho Tổ quốc.<br />
- Mỗi người cần có thái độ ngợi ca trân trọng trước những đóng<br />
góp của những người lính đảo.<br />
<br />
II.<br />
<br />
Yêu cầu chung<br />
<br />
a. Mở đoạn:<br />
<br />
Làm<br />
<br />
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận<br />
<br />
Văn<br />
<br />
- Nêu vấn đề cần nghị luận : Tình yêu biển đảo quê<br />
<br />
Câu1<br />
<br />
hương của người Việt Nam.<br />
- Biết cách làm b. Thân đoạn:<br />
đoạn văn nghị luận xã * Luận điểm 1: - Giải thích khái quát về biển đảo<br />
hội. Bài viết phải đảm nước ta :“ Biển đảo” là những vùng biên cương, lãnh<br />
bảo bố cục ba phần ( hải thân yêu của tổ quốc, nơi tiếp giáp giữa vùng đất và<br />
Mở đoạn, Thân đoạn, vùng trời…<br />
Kết đoạn); phần thân - Vùng biển Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260 km,<br />
đoạn có 4 luận điểm. có diện tích khoảng trên 1 triệu km², trong 63 tỉnh,<br />
- Giữa ba phần (mở thành phố của cả nước, có 28 tỉnh, thành phố giáp<br />
đoạn, thân đoạn, kết biển. Vùng biển nước ta có hơn 3.000 hòn đảo lớn,<br />
đoạn) và giữa các luận nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.<br />
điểm phải có sự liên<br />
kết chặt chẽ. Để làm<br />
được như vậy, cần<br />
phải:<br />
+ Sử dụng những từ<br />
ngữ, những câu văn…<br />
để chuyển ý.<br />
+ Câu chuyển ý thường<br />
<br />
- Từ xưa, biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi<br />
chủ quyền, là một phần máu thịt thiêng liêng không<br />
thể tách rời của Tổ quốc thân yêu.<br />
- Các hải đảo và quần đảo đã tạo thành một bộ phận<br />
thống nhất của lãnh thổ Việt Nam. Nó cùng với đất<br />
liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời<br />
của dân tộc ta.<br />
<br />
có chức năng: liên kết * Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh những mặt<br />
với ý trước đó và mở ra đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận .<br />
ý mới trong đoạn văn).<br />
<br />
- Hs có sự lý giải<br />
khác nhau nhưng hợp<br />
lý và có sức thuyết<br />
phục cao đều đạt<br />
điểm.<br />
<br />
- Biển nước ta nằm trên đường giao thông quốc tế từ<br />
Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, vì vậy đã trở<br />
thành nguồn kinh tế to lớn, gắn bó mật thiết và ảnh<br />
hưởng đến sự phát triển của đất nước. Việt Nam là<br />
quốc gia có vùng biển và các đảo, gồm cả đảo<br />
Hoàng Sa và Trường Sa trong biển Đông.<br />
- Vùng biển và hải đảo nước ta có vị trí chiến lược<br />
hết sức to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp<br />
bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã<br />
hội, có liên quan trực tiếp đến sự phồn vinh của đất<br />
nước, đến văn minh và hạnh phúc của nhân dân.<br />
- Những năm tháng đất nước còn chiến tranh,<br />
chúng ta đã lập nên chiến công về con đường mòn<br />
Hồ Chí Minh trên biển. Con đường ấy đã trở thành<br />
một thiên anh hùng ca bất tử nhắc nhở mỗi chúng ta<br />
về giá trị thiêng liêng của biển cả quê hương.<br />
- Ngày nay, để phục vụ công các tra cứu, tìm hiểu,<br />
tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Việt Nam, nước<br />
ta đã tổ chức biên soạn cuốn sách “100 câu hỏi - đáp<br />
về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”. Đây là<br />
cuốn sách rất hay và hữu ích.<br />
- Nhiều hoạt động quyên góp chung tay góp đá xây<br />
Trường Sa, bảo vệ Hoàng Sa thân yêu đã được diễn<br />
ra với những hoạt động hướng về biển đảo như cùng<br />
nhau “Góp đá xây Trường Sa", “viết thư gửi lính đảo<br />
rường Sa”,“Vì biển đảo thân yêu”,“Triệu trái tim<br />
hướng về biển đảo Tổ quốc”, “Em yêu biển đảo<br />
Việt Nam”, “Vì biển xanh quê hương”…Tham gia<br />
<br />