SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐỒNG THÁP<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I<br />
Năm học: 2012-2013<br />
Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 11 (CT Chuẩn)<br />
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
Ngày thi:<br />
<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT<br />
(Đề gồm có 01 trang)<br />
Đơn vị ra đề: THPT Đỗ Công Tường<br />
Câu 1: (4,0 điểm)<br />
Viết bài văn ngắn khoảng 400 từ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về tính trung<br />
thực – một nét đẹp trong nhân cách con người.<br />
Câu 2: (6,0 điểm)<br />
Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”<br />
của Nguyễn Tuân.<br />
HẾT.<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐỒNG THÁP<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I<br />
Năm học: 2012-2013<br />
Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 11 (CT<br />
<br />
Chuẩn)<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT<br />
(Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang)<br />
Đơn vị ra đề: THPT Đỗ Công Tường<br />
<br />
Câu<br />
Câu 1<br />
(4,0đ)<br />
<br />
Câu 2<br />
(6,0 đ)<br />
<br />
Nội dung yêu cầu<br />
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về tính trung thực – một nét<br />
đẹp trong nhân cách con người.<br />
a. Yêu cầu về kĩ năng<br />
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn<br />
đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br />
b. Yêu cầu về kiến thức<br />
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải<br />
rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; cần làm rõ được các ý chính<br />
sau:<br />
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.<br />
- Giải thích: trung thực là ngay thẳng, thật thà, luôn tôn trọng sự<br />
thật.<br />
- Bàn luận:<br />
+ Biểu hiện: người trung thực luôn nói và làm đúng với sự thật,<br />
không dối trá; luôn sống thật với mình và mọi người trong học<br />
tập, lao động, đời sống…<br />
+ Tính trung thực làm nên giá trị con người: hướng con người<br />
tới lối sống đẹp, đúng chuẩn mực, đạo lí; dám nhìn nhận sai trái,<br />
bênh vực lẽ phải, hướng thiện…<br />
+ Người sống trung thực sẽ được mọi người tin tưởng và yêu<br />
thương, bản thân có được sự an nhiên, tự tại…từ đó góp phần<br />
xây dựng một xã hội trong lành, tốt đẹp; hạn chế tệ nạn, tiêu<br />
cực…<br />
+ Phê phán những người sống dối trá, thực dụng, chạy theo<br />
quyền lợi cá nhân thực hiện những hành vi gian xảo…<br />
- Bài học nhận thức và hành động: tính trung thực là thước đo<br />
nhân cách con người; mỗi chúng ta cần bồi đắp cách sống trung<br />
thực từ những lời nói, việc làm nhỏ nhặt nhất.<br />
Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn<br />
“Chữ người tử tù” của Nguyển Tuân.<br />
a. Yêu cầu về kĩ năng<br />
Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm văn xuôi; biết cách<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
phân tích một hình tượng nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt<br />
lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br />
b. Yêu cầu về kiến thức<br />
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Tuân và truyện<br />
ngắn “Chữ người tử tù” (Ngữ văn 11 Chuẩn, Tập 1), thí sinh có<br />
thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ<br />
bản sau:<br />
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.<br />
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.<br />
- Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao:<br />
+ Người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp: viết chữ đẹp,<br />
nhanh; chữ ông được xem như vật báu, nổi tiếng khắp vùng.<br />
+ Khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt:<br />
*Tư thế hiên ngang không cúi đầu trước quyền lực, danh lợi<br />
và cả cái chết: thái độ trước bọn lính canh, quản ngục.<br />
*Phong thái ung dung, tự tại trong ngục tối: thản nhiên nhận<br />
rượu thịt như một thú bình sinh, vẫn sáng tạo cái đẹp dù ngày<br />
mai ra pháp trường…<br />
+ Thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả:<br />
*Tâm hồn sáng trong, cao đẹp: có tài nhưng không cầu danh<br />
lợi cho bản thân; theo đuổi khát vọng, hoài bão lớn, hướng tới lẽ<br />
sống đẹp.<br />
*Trân trọng cái đẹp và người có sở thích thanh cao: quý chữ,<br />
không vì quyền lực hay tiền bạc mà ép mình cho chữ; vì quý tấm<br />
lòng “ biệt nhỡn liên tài” của quản ngục, sẵn sàng cho chữ và lời<br />
khuyên, xem thầy quản như tri âm.<br />
+ Nghệ thuật: nhân vật được đặt trong tình huống truyện độc<br />
đáo, thành công của nghệ thuật tương phản, xây dựng chi tiết<br />
nghệ thuât đặc sắc làm nổi bật tính cách nhân vật (cảnh cho<br />
chữ)…<br />
-Đánh giá chung: Qua hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân<br />
muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt, cái tài và cái tâm, cái đẹp và<br />
cái thiện không thể tách rời; thể hiện sự trân trọng giá trị tinh<br />
thần của dân tộc.<br />
Lưu ý: .Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu<br />
về kĩ năng và kiến thức .<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
1,5<br />
<br />
1,5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,5<br />
<br />