intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THPT Trần Văn Năng

Chia sẻ: Nguyễn Văn AA | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

176
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THPT Trần Văn Năng gồm có 2 phần và 5 câu hỏi trong thời gian làm bài 120 phút, mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề thi để củng cố lại kiến thức đã học và thử sức mình trước kỳ thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THPT Trần Văn Năng

TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN NĂNG<br /> NGƯỜI BIÊN SOẠN: THÁI VĂN NGỌC BÍCH<br /> SỐ ĐIỆN THOẠI: 01697.079.279<br /> ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017<br /> MÔN NGỮ VĂN<br /> THỜI GIAN: 120 PHÚT<br /> I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)<br /> Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:<br /> Bên cạnh những bóng đen đầy ám ảnh là những vùng biển, những ánh trăng, những con<br /> thuyền trôi yên lành giữa không gian trong veo: “trời yên biển lặng” của họa sĩ Lê Thiết<br /> Cương mang đến cảm giác ấm áp, yên bình như ở nhà. Tại sao anh vẽ lành thế giữa không<br /> khí đang sôi sục thế nay? Vì tên của bức tranh là Trời yên biển lặng. Tôi vẽ cái hiền lành để<br /> nói về cái ác.<br /> Đào Hải Phong vẽ “Đèn nơi biển đảo” nhưng cũng gợi lên một cảm giác thân thuộc.<br /> Biển đảo của tôi sẽ khiến người xem thấy rằng nơi đó như quê của họ, để họ có ý thức giữ<br /> gìn, bảo vệ.<br /> Còn với Thành Chương, hai tác phẩm “Biển Đông” và “Nơi nước sạch biển xanh” là<br /> một cách họa sĩ gửi gắm tình yêu biển đảo của mình. Những gam màu tươi mới thay lời cho<br /> khát vọng hòa bình. Đất nước ta đã trải qua và đã trả giá kinh hoàng cho chiến tranh. Chiến<br /> tranh là điều không ai muốn. Chúng ta luôn có tình yêu và khát vọng hòa bình.<br /> (Theo Hà Hương, Báo Tuổi Trẻ, thứ năm ngày 19/6/2014)<br /> Câu 1/ (1.0 điểm). Theo em, đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Nêu ngắn gọn thông điệp của<br /> mỗi họa sĩ qua tranh của họ.<br /> Câu 2/ (0.5 điểm). Phong cách ngôn ngữ chính trong đoạn văn là gì? Đoạn văn có sự kết<br /> hợp với phong cách ngôn ngữ khác nữa không?<br /> Câu 3/ (1.0 điểm). Hãy cho biết nghĩa của từ “lời” trong câu “những gam màu tươi mới<br /> thay lời cho khát vọng hòa bình”? từ “lời” đã được chuyển nghĩa theo phương thức nào?<br /> Câu 4/ (0.5 điểm). Nếu vẽ về biển đảo VN, em sẽ vẽ như thế nào? (Tên bức tranh, nội<br /> dung, màu sắc, ý tưởng…)<br /> II. LÀM VĂN (7,0 điểm)<br /> Câu 1: (2,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Không có điều vĩ đại nào trên đời đạt được mà thiếu<br /> đi sự tâm huyết.<br /> Anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn<br /> đề trên.<br /> Câu 2: (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông<br /> Đà của Nguyễn Tuân.<br /> …Hết…<br /> <br /> 1<br /> <br /> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP<br /> TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN NĂNG<br /> HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT<br /> Phần Câu<br /> Nội dung<br /> I<br /> ĐỌC HIỂU<br /> Đoạn văn bàn về một cuộc triển lãm tranh về biển đảo quê hương.<br /> 1<br /> Thông điệp của mỗi họa sĩ được thể hiện rõ qua lời nói của họ.<br /> 2<br /> Phong cách ngôn ngữ báo chí. Tuy nhiên, nó hấp dẫn, thuyết phục<br /> khi tác giả kết hợp với phong cách ngôn ngữ chính luận và phong<br /> cách ngôn ngữ sinh hoạt<br /> Từ “lời” trong câu đã chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. Đó<br /> 3<br /> không phải là ngôn ngữ của con người mà là ngôn ngữ của màu sắc,<br /> của nghệ thuật.<br /> Học sinh có thể sáng tạo bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải thể<br /> 4<br /> hiện được tình yêu biển đảo, mong ước hòa bình.<br /> II<br /> LÀM VĂN<br /> 1<br /> Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý kiến: “Không có điều<br /> vĩ đại nào trên đời đạt được mà thiếu đi sự tâm huyết”<br /> <br /> Điểm<br /> 3.0<br /> 1.0<br /> 0.5<br /> <br /> 1.0<br /> <br /> 0.5<br /> 7.0<br /> 2.0<br /> <br /> a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: có đủ các phần giới thiệu 0.25<br /> vấn đề, triển khai vấn đề và kết thúc vấn đề<br /> b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: không có điều vĩ đại nào 0.25<br /> trên đời đạt được mà thiếu đi sự quyết tâm.<br /> c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các câu văn cụ thể; vận dụng tốt<br /> các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài<br /> học nhận thức và hành động.<br /> * Giải thích:<br /> 0.25<br /> – “Điều vĩ đại”: điều to lớn, có ý nghĩa lớn lao với con người; có<br /> thể là sự nghiệp, tình cảm, thành tựu,…<br /> – “Tâm huyết”: tập trung tuyệt đối về sức lực, tài sản, khả năng, đặc<br /> biệt là niềm đam mê cho một điều gì đó.<br /> – Ý nghĩa: Khẳng định vai trò của tâm huyết đối với những thành<br /> tựu có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống.<br /> * Bàn luận: thí sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần 0.5<br /> hợp lí, thuyết phục; dưới đây là một hướng giải quyết<br /> – Tâm huyết là động lực, niềm đam mê, ý chí vượt qua khó khăn; nó<br /> đem đến tình yêu, trách nhiệm, sự hy sinh vô bờ bến cho điều mà<br /> người ta theo đuổi, để đạt được kết quả tốt đẹp (dẫn chứng và phân<br /> tích dẫn chứng).<br /> – Những người đạt được sự vĩ đại đều là những người có tâm huyết.<br /> – Thiếu tâm huyết, người ta dễ nản lòng, vô trách nhiệm, hời hợt,<br /> hoài phí thời gian mà chẳng đem lại điều gì tốt đẹp, lớn lao.<br /> Mở rộng: Những người có tâm huyết nhưng có cách nhìn nhận<br /> không đúng cũng dễ dẫn đến thất bại. Người có tâm huyết cũng cần<br /> có một quá trình rèn luyện.<br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> – Phản đề: Bên cạnh ca ngợi những người say mê, tâm huyết, có<br /> tinh thần trách nhiệm trong học tập, lao động, cần phê phán những<br /> người hời hợt, dễ nản lòng, thiếu kiên trì, vượt khó. Tuy nhiên, tâm<br /> huyết phải đặt đúng chỗ, nếu không sẽ trở thành vô dụng, có khi góp<br /> phần làm nên cái xấu, cái ác, tổn hại đến xã hội.<br /> * Bài học nhận thức và hành động:<br /> – Nhận thức được tâm huyết xuất phát từ sự chân thành, hướng<br /> thiện, mục đích cao cả và thể hiện trong hành động thực tế mới góp<br /> phần làm nên những điều tốt đẹp.<br /> – Mỗi cá nhân cần sống có trách nhiệm, yêu thích và đam mê với<br /> công việc, xây dựng tâm huyết từ những điều nhỏ bé đến những việc<br /> lớn lao; bồi đắp sự tâm huyết ở mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh,…<br /> d. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ; thể hiện suy nghĩ sâu sắc về<br /> vấn đề nghị luận<br /> e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt<br /> câu.<br /> Phân tích vẻ đẹp người lái đò trong tác phẩm Người lái đò Sông<br /> Đà của Nguyễn Tuân.<br /> a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân<br /> bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề nghị luận; thân bài triển khai<br /> được vấn đề gồm nhiều luận điểm/đoạn văn; kết bài kết luận được<br /> vấn đề.<br /> b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp hình tượng người lái<br /> đò trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.<br /> c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các<br /> thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.<br /> * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:<br /> - Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, với phong cách tài<br /> hoa, uyên bác.<br /> - Người lái đò Sông Đà là tùy bút đặc sắc của Nguyễn Tuân được in<br /> trong tập Sông Đà tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của<br /> Nguyễn Tuân.<br /> * Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lái đò:<br /> - Cùng với Sông Đà, người lái đò Sông Đà là hình tượng trung tâm,<br /> là cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò<br /> Sông Đà. ở người lái đò Sông Đà có sự thống nhất hài hòa giữa sự<br /> mộc mạc, giản dị và phẩm chất tài hoa, nghệ sĩ.<br /> - Phẩm chất tài hoa của người lái đò Sông Đà được thể hiện trong<br /> cuộc chiến đấu sống còn với thác nước Sông Đà, “kẻ thù số một”<br /> của con người. Đối mặt với đá, thác Sông Đà, người lái đò đã hiện<br /> lên như một anh hùng chiến trận, một “tay lái tài hoa”. Ông thuộc<br /> hết binh pháp của thần sông, thần núi, vượt qua ba lớp trùng vi thạch<br /> trận của Sông Đà với đủ binh hùng tướng mạnh.<br /> - Ở người lái đò Sông Đà, ẩn đằng sau sự mộc mạc, bình dị, can<br /> trường, quả cảm, tài hoa là một tâm hồn nghệ sĩ. Nó thể hiện ở<br /> phong thái ung dung (vượt qua thác gềnh, trời yên sông lặng, ung<br /> dung ngồi đốt lửa, nướng ống cơm lam, bàn nhiều về các loại cá trên<br /> sông, và tuyệt nhiên không bàn thêm một lời nào về cuộc chiến đấu<br /> 3<br /> <br /> 0.25<br /> <br /> 0.25<br /> 0.25<br /> 5.0<br /> 0.25<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 0.25<br /> <br /> 2.25<br /> <br /> với thác nước Sông Đà; với người lái đò, dường như “không có gì<br /> hồi hộp đáng nhớ”…)<br /> * Bình luận: đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật: nét độc đáo 1.0<br /> trong cách khắc họa nhân vật, tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ, tạo tình<br /> huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất, sử dụng ngôn<br /> ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình,…<br /> d. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ; thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0.5<br /> vấn đề nghị luận<br /> e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0.25<br /> câu.<br /> ĐIỂM TOÀN BÀI THI I+II=10.00 ĐIỂM<br /> Lưu ý chung:<br /> 1. Do đặc trưng của môn Ngữ Văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh<br /> đếm ý cho điểm.<br /> 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu<br /> đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.<br /> 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý<br /> ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.<br /> 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng, hoặc phần thân<br /> bài chỉ viết một đoạn văn.<br /> 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.<br /> …..Hết….<br /> <br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0