intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK2 Địa 12 trường THPT Trưng Vương - (Kèm Đ.án)

Chia sẻ: Nguyễn Lê Huy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

210
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 12 trường THPT Trưng Vương dành cho các em học sinh đang chuẩn bị cho kỳ kiểm tra, qua đó các em sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK2 Địa 12 trường THPT Trưng Vương - (Kèm Đ.án)

  1. SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH. ĐỀ THI HỌC KÌ II. TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG. MÔN THI: ĐỊA LÍ – LỚP 12. (Chuẩn) THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút. Câu 1: ( 3 điểm ). Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? Câu 2: ( 3 điểm ). Căn cứ vào kiến thức đã có, vào bản đồ công nghiệp chung ( hay Atlat Địa lí Việt Nam), hãy giải thích tại sao TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta? Câu 3: ( 4 điểm ). Cho bảng số liệu về: số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của đồng bằng sông Hồng và cả nước giai đoạn 1995 - 2005. Các chỉ số Đồng bằng sông Hồng Cả nước 1995 2005 1995 2005 Số dân (nghìn người) 16137 18028 71996 83106 Diện tích gieo trồng cây lương thực có 1117 1221 7322 8383 hạt (nghìn ha) Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) 5340 6518 26141 39622 Bình quân lương thực có hạt (kg/người) 331 362 363 477 a. Tính tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trên giữa Đồng bằng sông Hồng với cả nước. b. Tính tỉ trọng của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước theo các chỉ số và nhận xét. c. Trên cơ sở xử lí số liệu đã cho, phân tích và giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồngbằng sông Hồng.
  2. SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG. MÔN THI: ĐỊA LÍ – LỚP 12. (Chuẩn) THỜI GIAN: 45 phút. ĐÁP ÁN. Câu 1: ( 3điểm ). Việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng vì: - Cho phép khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên để hình thành cơ cấu kinh tế của vùng. ( 0,75đ ) - Thúc đẩy các mối liên hệ kinh tế với các vùng khác trong nước và các nước trên thế giới ( 0,75đ ) - Phát triển các tuyến giao thông đường bộ ( đặc biệt là ở khu vực phía tây) giúp khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực phía tây, tạo ra sự phân công theo lãnh thổ hoàn chỉnh hơn. (0,75đ) - Cho phép khai thác các thế mạnh nổi bật về kinh tế biển của vùng đó là: phát triển các hệ thống cảng nước sâu, tạo thế mở cửa nền kinh tế và tạo địa bàn thu hút đầu tư, hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và khu kinh tế mở. (0,75đ) Câu 2: ( 3điểm ). Sở dĩ TP Hồ Chí Minh và Hà Nội trở thành hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là vì ở hai thành phố này hội tụ rất nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp: - Có vị trí địa lí thuận lợi: + Hà Nội nằm ở trung tâm của Đồng bằng sông Hồng, trung tâm của vùng kinh tê trọng điểm phía bắc, lại nằm gần những vùng giàu tài nguyên về khoáng sản, lâm sản, thủy điện. (0,5đ) + TP Hồ Chí Minh lại nằm ở trung tâm của vùng Đông Nam Bộ, một vùng kinh tế năng động và phồn thịnh nhất cả nước, nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tiếp giáp với những vùng giàu tài nguyên, nằm gần các tuyến giao thông quốc tế. (0,5đ) - Là hai thành phố có số dân đông nhất, năm 2006, số dân của Hà Nội là 3,2 triệu người; TP Hồ Chí Minh là 6,1 triệu người. Chất lượng nguồn lao động dẫn đầu cả nước, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. (0,5đ) - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước. Đây cũng là hai đầu mối giao thông vận tải lớn nhất ở nước ta. (0,5đ) - Là hai vùng thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. (0,5đ) - Các nguyên nhân khác: có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế, đối với Hà Nội thì đây còn là thủ đô của nước ta. (0,5đ) Câu 3: ( 4 điểm ). a. Tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu. (1đ) Các chỉ số (Đơn vị %) Đồng bằng sông Hồng Cả nước 1995 2005 1995 2005 Số dân 100 111,7 100 115,4 Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 100 109,3 100 114,4 Sản lượng lương thực có hạt 100 122,0 100 151,5 Bình quân lương thực có hạt 100 109,4 100 131,4 b. Tỉ trọng của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước theo các chỉ số. (1đ)
  3. Các chỉ số (Đơn vị %) Đồng bằng sông Hồng Cả nước 1995 2005 1995 2005 Số dân 22,4 21,7 100 100 Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 15,3 14,6 100 100 Sản lượng lương thực có hạt 20,4 16,5 100 100 Bình quân lương thực có hạt 91,1 75,9 100 100 Nhận xét: (1đ) Tỉ trọng các chỉ số trong bảng số liệu của Đồng bằng sông Hồng có sự thay đổi theo chiều hướng giảm dần so với tỉ trọng chung của cả nước trong giai đoạn 1995 – 2005. Trong đó, giảm mạnh nhất là tỉ lệ bình quân lương thực có hạt của vùng đồng bằng so với cả nước, tiếp sau đó là tỉ trọng sản lượng lương thực có hạt, của số dân, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt. c. Phân tích và giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng. - Do có những cố gắng trong việc thâm canh cây lương thực, nên mặc dù diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt giảm, nhưng sản lượng lương thực trên thực tế vẫn tăng. (0,5đ) - Tuy nhiên do sức ép của vấn đề dân số (dân số đông, tăng nhanh) nên bình quân lương thực có hạt theo đầu người vẫn giảm so với cả nước. (0,5đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2