intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu phương pháp phân tích dạng một số nguyên tố độc hại trong đối tượng môi trường

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

58
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu với mục tiêu nhằm xây dựng quy trình xác định đồng thời các dạng As vô cơ (As(III), As(V)), As hữu cơ (MMA, DMA); Se vô cơ (Se(IV), Se(VI)), Se hữu cơ (DMDSe, SeMt) bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng kỹ thuật hidrua hóa (HVG – AAS) kết hợp với các thuật toán hồi qui đa biến. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu phương pháp phân tích dạng một số nguyên tố độc hại trong đối tượng môi trường

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> _______________________<br /> PHẠM HỒNG CHUYÊN<br /> <br /> NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DẠNG MỘT SỐ<br /> NGUYÊN TỐ ĐỘC HẠI<br /> TRONG ĐỐI TƢỢNG MÔI TRƢỜNG<br /> <br /> Chuyên ngành: Hóa phân tích<br /> Mã số: 62 44 01 18<br /> <br /> DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC<br /> <br /> Hà Nội - 2014<br /> Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Hóa phân tích –<br /> Khoa Hóa học – Trường ĐHKHTN – ĐHQG Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Tạ Thị Thảo<br /> <br /> Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia<br /> chấm luận án tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> vào hồi<br /> giờ, ngày<br /> tháng<br /> năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của luận án<br /> Hiện nay, vấn đề phân tích dạng các nguyên tố đang là nhu<br /> cầu rất cấp thiết trong đánh giá ô nhiễm môi trường, trong nghiên<br /> cứu các quá trình chuyển hóa và tích lũy sinh học, trong nghiên cứu<br /> các quá trình địa hóa... Tuy nhiên các phép xác định thông thường<br /> chỉ cho biết tổng hàm lượng các nguyên tố chứ chưa cho biết hàm<br /> lượng các nguyên tố ở các dạng cụ thể, trong khi đó để đánh giá tính<br /> độc, các quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể sinh vật, các chất<br /> tồn tại trong các tầng địa chất, sự tồn tại của nguyên tố trong môi<br /> trường lại cần đến thông tin về hàm lượng và số lượng của các dạng<br /> nguyên tố.<br /> Để phân tích dạng các nguyên tố, phương pháp chủ yếu hiện<br /> nay hầu hết đều dựa trên nguyên tắc tách các dạng ra khỏi nhau rồi<br /> xác định hàm lượng của chúng bằng các phương pháp phân tích<br /> thông thường hoặc sử dụng các phương pháp ghép nối các thiết bị<br /> phân tích, quy trình phân tích có thể tách thành các giai đoạn khi áp<br /> dụng kỹ thuật phân tích không ghép nối hoặc khép kín khi xử dụng<br /> kỹ thuật ghép nối. Có thể kể đến là nhóm các phương pháp sắc ký<br /> lỏng hiệu năng cao ghép nối với phép đo phổ hấp thụ nguyên tử<br /> (HPLC – AAS), hoặc ghép nối với phép đo phổ khối (HPLC – ICP<br /> – MS)… Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của các phương pháp tách<br /> là qua nhiều công đoạn phức tạp, dễ làm nhiễm bẩn, mất chất phân<br /> tích hoặc chất phân tích bị chuyển hóa. Trong thực tế tại Việt Nam,<br /> mặc dù đã có rất nhiều phòng thí nghiệm được trang bị các thiết bị<br /> như HPLC, AAS, ICP – MS, LC – MS, GC – MS…nhưng hầu hết<br /> các thiết bị này hoạt động độc lập, việc ghép nối các thiết bị với<br /> nhau đòi hỏi kỹ thuật tiên tiến và khó thực hiện được do thông số<br /> hoạt động của các máy là khác nhau.<br /> Với sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin đặc biệt là<br /> ứng dụng tin học trong hóa học (Chemometric) sử dụng các thuật<br /> toán hồi qui đa biến, việc xác định riêng rẽ từng cấu tử trong cùng<br /> một hỗn hợp không cần tách loại chúng dựa trên các tính chất đặc<br /> trưng của từng cấu tử có thể tiến hành một cách đơn giản mà vẫn<br /> <br /> 1<br /> <br /> cho kết quả định lượng có độ chính xác cao. Quá trình phân tích<br /> dạng các nguyên tố trong các đối tượng môi trường có thể triển khai<br /> được ở tất cả các phòng thí nghiệm sử dụng các thiết bị hiện có<br /> không cần ghép nối chúng với nhau. Trên thế giới đã có rất nhiều<br /> công trình nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng các chất trong<br /> cùng một hỗn hợp sử dụng thuật toán hồi qui đa biến, ví dụ như ứng<br /> dụng mạng nơron nhân tạo để xác định hàm lượng các axit amin<br /> hoặc áp dụng các thuật toán bình phương tối thiểu từng phần, toàn<br /> phần để định lượng đồng thời các cấu tử tạo phức chất với các ion<br /> kim loại. Tuy nhiên số công trình sử dụng thuật toán hồi qui đa biến<br /> để định lượng các dạng nguyên tố còn ít, đặc biệt là ở Việt Nam đến<br /> thời điểm hiện tại hầu như chưa có luận án nào nghiên cứu xác định<br /> đồng thời các dạng nguyên tố dựa vào Chemometric.<br /> Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu<br /> phương pháp phân tích dạng một số nguyên tố độc hại trong đối<br /> tượng môi trường”<br /> Mục tiêu nghiên cứu:<br /> Xây dựng quy trình xác định đồng thời các dạng As vô cơ<br /> (As(III), As(V)), As hữu cơ (MMA, DMA); Se vô cơ (Se(IV),<br /> Se(VI)), Se hữu cơ (DMDSe, SeMt) bằng phương pháp quang phổ<br /> hấp thụ nguyên tử sử dụng kỹ thuật hidrua hóa (HVG – AAS) kết<br /> hợp với các thuật toán hồi qui đa biến.<br /> 2. Nội dung luận án<br /> Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án tập trung vào các nội<br /> dung chính sau:<br /> 1. Khảo sát hiệu suất khử riêng rẽ các dạng As(III), As(V),<br /> MMA, DMA, Se(IV), Se(VI), DMDSe, SeMet thành hợp chất<br /> hiđrua.<br /> 2. Khảo sát các điều kiện và xây dựng mô hình hồi qui đa<br /> biến xác định đồng thời các dạng của As (As(III), As(V), DMA,<br /> MMA); của Se (Se(IV), Se(VI), DMDSe, SeMet trong cùng một<br /> dung dịch mà không cần tách riêng các dạng đồng thời kiểm tra khả<br /> năng áp dụng vào phân tích mẫu thực tế.<br /> 3. Nghiên cứu các yếu tố làm biến đổi hàm lượng các dạng<br /> As, Se và đề xuất điều kiện bảo quản dung dịch mẫu phân tích.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 4. Khảo sát các điều kiện cho quá trình xử lý một số loại mẫu<br /> môi trường như đất, động vật thủy sinh, thực vật để phân tích dạng<br /> của từng nguyên tố As, Se.<br /> 5. Đánh giá quy trình xác định đồng thời các dạng của từng<br /> nguyên tố As, Se cho một số loại mẫu môi trường.<br /> 3. Những điểm mới về khoa học của luận án<br /> Từ các kết quả thực nghiệm, luận án đã cho thấy không thể<br /> xác định chính xác hàm lượng các nguyên tố As, Se khi trong mẫu<br /> có các dạng hữu cơ và để xác định chính xác thì cần phải tiến hành<br /> vô cơ hóa mẫu.<br /> Qua các khảo sát hiệu xuất khử các dạng As, Se trực tiếp<br /> thành khí hiđrua và khảo sát tính cộng tính luận án đã rút ra được<br /> kết luận có thể áp dụng mô hình hồi quy đa biến tuyến tính để xác<br /> định đồng thời các dạng trong mẫu mà không cần tách rời chúng.<br /> Qua đó luận án đã xây dựng các mô hình hồi quy với 2 thuật toán là<br /> ILS và PCR từ dữ liệu tín hiệu đo phổ AAS ở các môi trường tạo<br /> khí hirua hóa khác nhau của các dung dịch chứa các dạng As, Se.<br /> Kết quả cho thấy phương pháp PCR – HVG – AAS thích hợp cho<br /> phân tích đồng thời các dạng ở hàm lượng vết (cỡ ppb) trong cùng<br /> một dung dịch mà không phải tách loại, phương pháp cho độ đúng,<br /> độ thu hồi, độ tin cậy cao.<br /> Luận án còn đưa ra được cách loại trừ ảnh hưởng của các ion<br /> có trong dung dịch mẫu, các điều kiện xử lý cho nhiều đối tượng<br /> mẫu môi trường khác nhau và các điều kiện bảo quản mẫu áp dụng<br /> cho quá trình phân tích dạng nguyên tố cho độ thu hồi cao.<br /> 4. Bố cục luận án<br /> Luận án gồm khoảng 148 trang với 14 hình vẽ và đồ thị, 59<br /> bảng số liệu, 86 tài liệu tham khảo. Luận án được cấu tạo gồm: 4<br /> trang mở đầu, 35 trang tổng quan tài liệu, 13 trang nội dung và<br /> phương pháp nghiên cứu, 58 trang kết quả nghiên cứu và thảo luận,<br /> 3 trang kết luận, 2 trang công trình có liên quan đến luận án đã công<br /> bố và 10 trang tài liệu tham khảo.<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2