intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Vật lý 6 bài 13: Máy cơ đơn giản

Chia sẻ: Hoàng đình Khang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

292
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chọn lựa những giáo án bài 13 Máy cơ đơn giản môn Lý 6 đạt chất lượng nhất, với hi vọng mang tới cho các bạn những trãi nghiệm mới trong học tập, nội dung bài học được học sinh tiếp thu một cách nhanh chóng nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường, tác dụng của các máy cơ, có khả năng bố trí thí nghiệm để so sánh lực khi dùng các máy cơ đơn giản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Vật lý 6 bài 13: Máy cơ đơn giản

GIÁO ÁN VẬT LÝ 6

MÁY CƠ ĐƠN GIẢN

 I.Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường.

- Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.

2. Kỹ năng     

- Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó

- Biết làm thí nghiệm so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp theo phương thẳng đứng.

3. Thái độ

- Trung thực khi đọc kết quả đo và khi viết báo cáo thí nghiệm.

II.Chuẩn bị

  - Giáo viên

   + Cả lớp tranh vẽ phóng to các hình 13.1, 13.2/sgk

   + Mỗi nhóm 2 lực kế có GHĐ (2—5) N, 1quả nặng 200g

  - Học sinh sgk và vở ghi chép

III.Tiến trình lên lớp

  1.Kiểm tra

  2.Bài mới

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Ghi bảng

 

 

 

 

3ph

Đặt vấn đề

- Gọi học sinh đọc tình huống ở đầu bài

- Gv: cho học sinh quan sát hình 13.1/ sgk

- Đặt vấn đề “Để đưa vật lên bằng cách nào cho dỡ vất vả, thì bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết ”

 

- Đọc tình huống ở đầu bài

- Quan sát hình 13.1/sgk và thảo luận tìm phương án giải quyết

- Lắng nghe

 

- Ghi bài

 

Hoạt động 1 Nghiên cứu cách kéo vật lên theo phương thẳng đứng

 

 

 

25ph

- Để kéo ống bê- tông lên khỏi rãnh thông thường ta dùng phương pháp kéo vật lên theo phương thẳng đứng

- Gv: cho học sinh quan sát hình 13.2/sgk

- Đặt vấn đề liệu rằng có thể kéo vật theo phương thẳng đứng với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật hay không?

- Gọi 1, 2 học sinh đưa ra dự đoán của mình

- Muốn biết dự đoán trên có đúng không ta cần tiến hành thí nghiệm kiểm tra

- Vậy thí nghiệm của chúnh ta cần những dụng cụ nào?

- Gv: Ta tiến hành thí nghiệm như thế nào?

- Nhận xét

- Yêu cầu các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm (giáo viên theo dõi, điều chỉnh và lưu ý học sinh cách cầm lực kế để đo cho chính xác)

- Gọi đại diện các nhóm học sinh đọc kết quả

- Từ kết quả trên yêu cầu  học sinh làm câu C1

- Gọi học sinh trả lời câu hỏi C1

- Nhận xét

- Yêu cầu học sinh hoàn chỉnh C2

- Gọi học sinh đọc C2

- Nhận xét

- Thông báo “ít nhất bằng”ở đây bao hàm cả trường hợp lớn hơn.

- Yêu cầu học sinh đọc và làm câu C3

- Gọi học sinh trả lời câu hỏi C3

- Nhận xét

- Gv: Trong thực tế để khắc phục những khó khăn đó người ta thường làm thế nào?

 

- Lắng nghe

 

- Quan sát

 

- Suy nghĩ tìm câu trả lời

- Đưa ra dự đoán

 

- Lắng nghe

 

- TL thí nghiệm của chúng ta cần có 2 lực kế và 1vật nặng

- TL dùng lực kế xác định trọng lượng vật, dùng hai lực kế để kéo vật lên theo phương thẳng đứng, rồi so sánh kết quả

- Làm thí nghiệm, điền kết quả vào bảng 13.1

- Trả lời kết quả đo

- Đọc và làm C1

- Trả lời câu hỏi C1

- Ghi bài

 

- Đọc và làm C2

- Trả lời câu hỏi C2

- Ghi bài

- Lắng nghe

- Đọc và làm C3

- Trả lời câu hỏi C3

- Ghi bài

- TL Để khắc phục khó khăn người ta thường dùng ròng rọc, đòn bẩy đẻ đưa vật lên

I.Kéo vật lên theo phương thẳng đứng

  1.Đặt vấn đề

 

  2.Thí nghiệm

- Thí nghiệm

      (sgk)

 

Nhận xét  

- C1 Lực kéo vật lên  bằng trọng lượng vật

 

  3.Kết luận

- C2 Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng vật

- C3 Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng thường gặp những khó khăn như

  + Tư thế đứng kéo vật không thuận tiện

  + Cần tập trung nhiều người…

Hoạt động 2 Tìm hiểu về các loại máy cơ đơn giản

 

 

5ph

- Gọi học sinh đọc phần 2 Sgk để tìm hiểu thông tin

- Gv: Kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng trong thục tế

- Nhận xét

 

- Yêu cầu học sinh đọc và làm câu C4

- Gọi học sinh trả lời câu hỏi C4

- Nhận xét

- Đọc phần 2 SGK

 

- TL các máy cơ đơn giản thường dùng là ròng rọc, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy.

- Ghi bài

- Đọc và làm C4

- Trả lời câu hỏi C4

- Ghi bài

II.Các máy cơ đơn giản

- Có 3 loại máy cơ đơn giản

 + Ròng rọc

 + Đòn bẩy

 + Mặt phẳng nghiêng

 

- C4  (a) dễ dàng

        (b) máy cơ đơn giản

Hoạt động 3   Vận dụng

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Máy cơ đơn giản. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 13 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 6 - Bài 13: Máy cơ đơn giản

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 6 Bài 14: Mặt phẳng nghiêng

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0