Bài 22: DẪN NHIỆT
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Lấy được ví dụ về sự dẫn nhiệt.
- So sánh tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện được TN về sự dẫn nhiệt, các TN chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng và chất khí.
- Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích môt số hiện tượng đơn giảng.
II. CHUẨN BỊ.
GV: Các dụng cụ để làm thí nghiệm vẽ ở các hình 22.1, 22.2, 22.3 và 22.4 SGK trong bộ thí nghiệm vật lí 8.
Mỗi nhóm HS: Dụng cụ để làm TN vẽ ở hình 22.1_SGK (nếu đủ) và các TN hình 22.3, 22.4 SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Kiểm tra bài cũ: (HOẠT ĐỘNG 1)
CÂU HỎI- BÀI TẬP
|
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
|
HS1.
a). H: Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Cho ví dụ ở mỗi cách.
b). Sửa BTVN 21.1/tr 28-SBT
|
HS1.
Sửa BTVN 21.1/tr 28-SBT
Chọn C (3 điểm)
|
*Nêu vấn đề:
GV: Tại sao khi cầm một đầu của thanh thép trong tay, đem nung nóng đầu kia thì một lúc sau tay ta cảm thấy nóng? Hiện tượng đó gọi là gì? Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời.
2. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
|
NỘI DUNG
|
HOẠT ĐỘNG 2 . Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt.
-
GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm. Sau đó tiến hành thí nghiệm vẽ ở hình 22.1 → yêu cầu HS quan sát.
-
HS: Quan sát thí nghiệm.
-
GV hướng dẫn HS trả lời các câu C1,C2,C3
-
GV: Gọi HS trả lời lần lượt từng câu hỏi C1,C2,C3.
-
HS: Trả lời các câu hỏi C1,C2,C3 → HS khác nhận xét bổ sung.
-
GV: Chốt lại, giới thiệu cho HS: “Sự truyền nhiệt năng trong thí nghiệm trên gọi là sự dẫn nhiệt”. Sau đó cho HS ghi bài.
-
HS: Ghi bài.
H: Tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí có giống nhau hay không? → Phần II
HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của các chất.
-
GV: Giới thiệu thí nghiệm hình 22.2 và cách tiến hành thí nghiệm, sau đó tiến hành thí nghiệm, hướng dẫn HS quan sát thứ tự rơi của các cây đinh.
-
HS: Quan sát thí nghiệm.
-
GV: Yêu cầu trả lời C4.
-
HS: Trả lời C4, HS khác nhận xét, bổ sung.
-
GV: Yêu cầu HS trả lời tiếp C5.
-
HS: Trả lời C5.
-
GV: Chốt lại cả 2 câu, sau đó cho HS ghi bài.
-
HS: Ghi bài.
-
GV: Phát dụng cụ, yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm 2.
-
HS: Tiến hành thí nghiệm, trả lời C6.
-
GV: Chốt kiến thức, phát dụng cụ yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm 3.
-
HS: Tiến hành thí nghiệm 3, trả lời C6
-
GV: Chốt kiến thức.
|
I. Thí nghiệm.
C1: Các đinh rơi xuống chứng tỏ nhiệt đã truyền đến sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra.
C2: Các đinh rơi xuống trước, sau theo thứ tự: từ a đến b, rồi c, d, e.
C3: Theo thứ tự quan sát đinh rơi như vậy, chứng tỏ nhiệt năng đã được truyền từ đầu A đến đầu B của thanh đồng.
⇒ Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thưc dẫn nhiệt.
II. Tính dẫn nhiệt của các chất.
Thí nghiệm 1.(Hình 22.2-SGK)
Đun nóng cùng lúc 3 thanh đồng, nhôm và thủy tinh có đinh gắn bằng sáp ở đầu.
C4: Các đinh gắn ở đầu các thanh không đồng thời rơi xuống. Hiện tượng này chứng tỏ kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh.
C5: Trong ba chất: đồng, nhôm và thủy tinh thì đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh dẫn nhiệt kém nhất.
Từ đó cho thấy: Trong các chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
Thí nghiệm 2.(Hình 22.3_SGK)
C6: Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm không bị nóng chảy . Từ đó cho thấy :
Chất lỏng dẫn nhiệt kém.
|
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Dẫn nhiệt. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 22 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 8- Bài 22: Dẫn nhiệt
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 8 Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt