Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn<br />
<br />
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Năm 2011, ngành ngân hàng Việt Nam có nhiều biến động đáng kể. Cùng<br />
với việc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nhiều chỉ tiêu của ngành ngân<br />
hàng trong năm 2011 đã không được hoàn thành; tăng trưởng tín dụng trung bình<br />
chỉ ở mức 12%.<br />
Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng của ngành ngân hàng, đây là<br />
nguồn thu chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, và đồng<br />
thời đây cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Bên cạnh đó việc ra đời ồ ạt<br />
của các ngân hàng thương mại cùng với áp lực hội nhập từ phía các ngân hàng<br />
nước ngoài đã đẩy tính rủi ro thị trường tín dụng lên cao hơn, đồng thời chưa tạo<br />
được nét đặc trưng khác biệt của mỗi ngân hàng.<br />
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có rất nhiều con đường hấp thụ và<br />
phân bổ nguồn vốn nhưng một điều không thể phủ nhận là việc huy động và phân<br />
bổ nguồn vốn th ông qua trung gian tài chính – Ngân hàng thương mại vẫn là một<br />
kênh có hiệu quả nhất. nền kinh tế của một đất nước chỉ có thể phát triển với tốc<br />
độ cao và ổn định khi có chính sách tài chính, tiền tệ đúng đắn và hệ thống ngân<br />
hàng hoạt động đủ mạnh, có hiệu quả cao, có khả năng thu hút tập trung các<br />
nguồn vốn và phân bổ nguồn vốn đến đúng địa chỉ - đây chính là hai mặt của tín<br />
dụng ngân hàng. Do đó việc nghiên cứu chất lượng tín dụng hay nghiên cứu chất<br />
lượng huy động vốn và chất lượng cho vay là một điều tất yếu.<br />
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á được thành lập năm 1992 là một<br />
trong những Ngân hàng tốt nhất ở Việt Nam hiện nay với mục tiêu “trở thành<br />
Ngân hàng bán lẻ tốt nhất và hướng đến mô hình một tập đoàn tài chính đa năng,<br />
hiệu quả hàng đầu Việt Nam”, tuy nhiên rủi ro trong hoạt động tín dụng vẫn còn<br />
tồn tại và ở một mức tỷ lệ chấp nhận được.<br />
Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Huế tiền thân là một phòng giao dịch ở<br />
Huế nay được nâng cấp thành chi nhánh (2009) cho nên hoạt động của chi nhánh<br />
còn gặp nhiều khó khăn trong những năm đầu. T rong 2 năm qua, chi nhánh đã<br />
từng bước hoạt động ổn định và phát triển đi lên. Để chi nhánh ngày càng phát<br />
Võ Thị Thu Hà - K42QTKD<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn<br />
<br />
triển hơn nữa, việc phân tích tình hình hoạt động của chi nhánh để đưa ra các giải<br />
pháp hợp lý là điều rất cần thiết. qua quá trình thực tập tại ngân hàng TMCP Đông<br />
Á chi nhánh Huế tôi nhận thấy nguồn thu chủ y ếu của ngân hàng là từ hoạt động<br />
tín dụng. Xuất phát từ thực tế đó, cùng với những kiến thức đã được trang bị tại<br />
nhà trường, kết hợp với quá trình thực tập tại ngân hàng TMCP Đông Á - Chi<br />
nhánh Huế, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài " Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân<br />
hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên q uan đến đề tài nghiên<br />
cứu như: Các khái niệm về ngân hàng, dịch vụ ngân hàng, tín dụng, chất lượng<br />
tín dụng...<br />
Để thực hiện mục tiêu chung về việc phân tích hoạt động tín dụng tại Chi<br />
nhánh nhằm phản ánh thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng tín<br />
dụng, đề tài hướng đến các mục tiêu cụ thể như:<br />
- Làm rõ tình hình kinh doanh của ngân hàng qua các chỉ tiêu: Tình hình<br />
lao động, kết quả hoạt độ ng kinh doanh...<br />
- Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đông Á thông qua các chỉ<br />
tiêu tín dụng: Tình hình nợ xấu, tổng dư nợ, hiệu suất sử dụng vốn,...<br />
- Từ kết quả phân tích tổng hợp, điều tra để đưa ra một số biện pháp và<br />
kiến nghị với những người có liên quan nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng<br />
tín dụng tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Huế.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề li ên quan đến hoạt động tín<br />
dụng đối với khách hàng của ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh H uế.<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Thời gian: Phân tích hoạt động tín dụng qua các năm 2009 - 2011,<br />
đồng thời đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng<br />
của ngân hàng.<br />
+ Không gian: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Huế.<br />
<br />
Võ Thị Thu Hà - K42QTKD<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:<br />
Đây là phương pháp luận được sử dụng xuyên suốt trong đề tài. Nội dung<br />
của phương pháp này là khi nghiên cứu các vấn đề, các hiện tượng không nghiên<br />
cứu ở trạng thái tĩnh mà ở trong trạng thái động, được nhìn nhận trong một thể<br />
thống nhất có quan hệ tác động qua lại và ràng buộc lẫn nhau chứ không ở riêng<br />
lẽ và biệt lập. Các sự vật không chỉ được xem xét ở trong một thời điểm cố định<br />
mà là một chuỗi thời gian nhất định để rút ra những nhậ n xét có tính khoa học.<br />
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập, xử lý và phân tích số liệu sơ cấp<br />
và số liệu thứ cấp.<br />
+ Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ phòng kế hoạch - tổng hợp, phòng tổ chức<br />
- hành chính, phòng quản lý rủi ro…của Chi nhánh Ngân hàng Đông Á Huế.<br />
+ Số liệu sơ cấp: Được thu thập qua quan sát, phỏng vấn trực tiếp nhân viên<br />
làm việc tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Huế<br />
- Phương pháp xử lý số liệu<br />
Tổng hợp và chọn lọc những thông tin, dữ liệu thu thập liên quan đến đề tài.<br />
cụ thể là các phương pháp:<br />
+ Phân tích theo chiều ngang<br />
Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối hoặc bằng số tương đối<br />
+ Phân tích theo chiều dọc ( phân tích theo quy mô chung)<br />
Với báo cáo quy mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng<br />
một tỉ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%.<br />
+ Phương pháp liên hệ - cân đối: Khi tiến hành phân tích chúng ta cần chú ý<br />
đến những mối quan hệ, tính cân đối cần thiết và hữu dụng trong quản lý tài chính<br />
ở từng thời kỳ, từng khoản mục tài chính, từng hoàn cảnh kinh tế không nên quá<br />
chú trọng vào lý thuyết sẽ làm cho việc phân tích tản mạn và không hữu ích.<br />
+ Phương pháp phân tích, đối chiếu: Dựa trên số liệu có sẵn để tìm ra<br />
những ưu điểm, nhược điểm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng t rong<br />
nước nhằm tìm ra những rủi ro và giải pháp khắc phục hạn chế rủi ro.<br />
+ Phương pháp so sánh: Đây cũng là những phương pháp dựa trên những số<br />
liệu có sẵn để tiến hành đối chiếu (về tương đối, tuyệt đối) thường là so sánh giữa<br />
Võ Thị Thu Hà - K42QTKD<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn<br />
<br />
2 năm để tìm ra sự tăng giả m của giá trị nào đó cho quá trình phân tích kinh<br />
doanh cũng như các quá trình khác.<br />
+ Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu, tài liệu: Là phương pháp tổng<br />
hợp lại thông tin, dữ liệu thu thập được nhằm phục vụ cho công việc nghiên cứu.<br />
- Và một số phương phá p khác.<br />
5. Kết cấu đề tài nghiên cứu<br />
Trên cơ sở những mục tiêu giải quyết, nội dung của khóa luận gồm:<br />
Phần I: Đặt vấn đề<br />
Phần II: Nội dung nghiên cứu<br />
Chương 1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Chương 2. Phân tích chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMC P Đông Á Chi<br />
nhánh Huế<br />
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng<br />
TMCP Đông Á Chi nhánh Huế<br />
Phần III: Kết luận và kiến nghị<br />
<br />
Võ Thị Thu Hà - K42QTKD<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn<br />
<br />
PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG I<br />
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHI ÊN CỨU<br />
1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại<br />
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại<br />
Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị<br />
trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước. Có nhiều k hái niệm<br />
khác nhau về ngân hàng thương mại:<br />
Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài<br />
chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.<br />
Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận của<br />
công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng<br />
cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.<br />
Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ<br />
đầu tư.<br />
Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Na m: Ngân hàng thương<br />
mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là<br />
nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để<br />
cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.<br />
Theo luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng l0/1998:<br />
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân<br />
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”.<br />
Nghị định của Chính phủ số 49/20001NĐ -CP ngày 12/9/2000 định nghĩa:<br />
“Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân<br />
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp<br />
phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước ".<br />
<br />
Võ Thị Thu Hà - K42QTKD<br />
<br />
5<br />
<br />