Khóa luận tốt nghiệp<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài.<br />
Để nền kinh tế đất nước không ngừng phát triển và hội nhập cùng với nền<br />
kinh tế thế giới thì đòi hỏi sự cố gắng của không chỉ Nhà nước, một tổ chức hay<br />
một cá nhân cụ thể nào đó mà là của tất cả các chủ thể tham gia nền kinh tế, trong<br />
đó các doanh nghiệp và các định chế kinh tế đóng vai trò nòng cốt. Vì thế vấn đề<br />
đặt ra hiện nay đối với các chủ thể trong nền kinh tế là mở rộng sản xuất, đầu tư<br />
ngày càng sâu rộng nhằm hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ, hoàn thành và nâng cao<br />
<br />
uế<br />
<br />
chất lượng sản phẩm dịch vụ… nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng gay<br />
gắt. Muốn thực hiện được điều này các doanh nghiệp cần đến một lượng vốn khá<br />
<br />
H<br />
<br />
lớn và khoảng thời gian tương đối dài để mở rộng đầu tư. Nguồn vốn của các<br />
<br />
tế<br />
<br />
doanh nghiệp dùng đầu tư có thể là nguồn vốn tự có, vốn do nhà nước cấp, vốn<br />
liên doanh liên kết, vốn cổ phần hay vốn vay ngân hàng…Trong điều kiện nước ta<br />
<br />
h<br />
<br />
hiện nay, khi mà sự huy động các nguồn vốn trên thị trường chứng khoán vẫn là<br />
<br />
in<br />
<br />
một khó khăn thì tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại đóng vai trò<br />
quan trọng trong việc đáp ứng nguồn vốn đầu tư đó.Tín dụng trung dài hạn Ngân<br />
<br />
cK<br />
<br />
hàng được coi là đòn bẩy cực kỳ quan trọng cho nền kinh tế, nghiệp vụ này không<br />
chỉ có ý nghĩa với nền kinh tế mà nó còn là nghiệp vụ quan trọng hàng đầu, có ý<br />
<br />
họ<br />
<br />
nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng. Chính vì vậy,<br />
làm thế nào để củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng<br />
trung dài hạn nói riêng là điều mà trước đây, bây giờ và sau này đều được các nhà<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
quản lý Ngân hàng, các nhà chính sách và các nhà nghiên cứu quan tâm.<br />
Tuy chỉ mới thành lập từ năm 2005 đến nay, nhưng Ngân hàng TMCP Á<br />
<br />
Châu - chi nhánh Huế đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Dư nợ tín dụng<br />
trung dài hạn tại ngân hàng chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ. Tuy nhiên so<br />
với nhu cầu tín dụng trung dài hạn của các doanh nghiệp, so với nguồn vốn huy động<br />
được thì hoạt động cho vay trung dài hạn của ngân hàng vẫn chưa thực sự tương<br />
xứng với tiềm năng. Bên cạnh đó chất lượng của tín dụng trung dài hạn cũng cần xem<br />
xét đến cùng với sự tăng trưởng của quy mô tín dụng. Qua thời gian thực tập và tìm<br />
hiểu tại ngân hàng, với những kiến thức học được tại nhà trường, đọc được qua sách<br />
báo, internet, và cùng với sự giúp đỡ của các anh chị cán bộ trong ngân hàng, để từ<br />
SVTH: Nguyễn Tất Lê Ngân<br />
<br />
Trang 1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
đó nhận thức được vai trò của tín dụng trung dài hạn nên em đã quyết định chọn đề<br />
tài: “Đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ<br />
phần Á Châu - chi nhánh Huế” để làm nội dung cho đề tài khóa luận tốt nghiệp.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu về thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn và đánh giá chất<br />
lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Huế.<br />
Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn, từ<br />
đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.<br />
<br />
uế<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Á<br />
<br />
H<br />
<br />
Châu – chi nhánh Huế.<br />
<br />
tế<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu.<br />
<br />
Về mặt không gian: Nghiên cứu và đánh giá chất lượng tín dụng trung dài<br />
<br />
h<br />
<br />
hạn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Huế.<br />
<br />
in<br />
<br />
Về mặt thời gian: Đề tài được thực hiện trên cơ sở số liệu do Ngân hàng<br />
cung cấp từ năm 2009 đến năm 2011.<br />
<br />
cK<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
- Thu thập số liệu: từ các báo cáo và tài liệu có được qua sách báo, internet<br />
<br />
họ<br />
<br />
và Ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Huế cung cấp.<br />
- Phương pháp phân tích:<br />
+ Phân tích định tính: trên cơ sở tham khảo tài liệu, sách báo, internet và tiếp thu<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
các thông tin, ý kiến từ Ngân hàng và khách hàng của Ngân hàng để đưa ra các phân tích<br />
định tính về chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu chính:<br />
Thủ tục và quy chế cho vay vốn; Quá trình xét duyệt cho vay; Tinh thần thái độ phục vụ,<br />
đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng; Cơ sở vật chất – công nghệ hiện đại của ngân<br />
hàng. Từ đó đưa ra các kết luận về chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng.<br />
+ Phân tích định lượng: phân tích số liệu, biến động số liệu về lượng vốn huy<br />
động, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, lợi nhuận trung dài<br />
hạn của Ngân hàng qua các năm 2009, 2010, 2011 thông qua các số tương đối, số<br />
tuyệt đối, các tỷ số đánh giá. Từ đó đưa ra các kết luận về chất lượng tín dụng trung<br />
dài hạn của Ngân hàng.<br />
SVTH: Nguyễn Tất Lê Ngân<br />
<br />
Trang 2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.<br />
CHƯƠNG 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG<br />
TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.<br />
1.1. Tóm lược những nghiên cứu đã qua.<br />
Hầu hết các đề tài nghiên cứu về đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn tại<br />
NHTM trong thời gian qua đều đứng trên góc độ ngân hàng, chủ yếu dựa vào các số liệu<br />
thứ cấp do ngân hàng cung cấp để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng<br />
trung dài hạn thông qua các nhóm chỉ tiêu cơ bản như doanh số huy động, doanh số cho<br />
<br />
uế<br />
<br />
vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, lợi nhuận tín dụng trung dài hạn... Từ đó, đề<br />
xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại các NHTM.<br />
<br />
H<br />
<br />
Trên cơ sở kế thừa và phát huy những ưu điểm của các phương pháp nghiên cứu<br />
trên cùng quá trình tham khảo các giáo trình, tài liệu, sách báo về Tín dụng Ngân hàng,<br />
<br />
tế<br />
<br />
đề tài nghiên cứu “Đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng<br />
<br />
h<br />
<br />
TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế” của tôi tiếp tục nghiên cứu thực trạng, đánh giá<br />
<br />
in<br />
<br />
chất lượng tín dụng trung dài hạn đứng trên góc độ ngân hàng, xử lý và phân tích số<br />
liệu thứ cấp dựa trên 5 nhóm chỉ tiêu mà tôi cho rằng đầy đủ nhất, toàn diện nhất phù<br />
<br />
cK<br />
<br />
hợp với số liệu cung cấp có phần hạn chế của Chi nhánh và từ đó đề xuất một số biện<br />
pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng. Bên<br />
<br />
họ<br />
<br />
cạnh đó, tôi đã tiến hành phỏng vấn thêm các cán bộ tín dụng tại phòng KHDN – Ngân<br />
hàng ACB Huế về tình hình tín dụng trung dài hạn để có cái nhìn rõ ràng hơn, thiết<br />
thực hơn và từ đó có thể hoàn thành bài phân tích, đánh giá một cách hiệu quả hơn.<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
1.2 Khái quát về Ngân hàng thương mại.<br />
1.2.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại.<br />
Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính có vị trí quan<br />
<br />
trọng trong nền kinh tế quốc dân và hoạt động theo định chế trung gian mang tính<br />
chất tổng hợp. Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng, ngân hàng thương mại hình thành<br />
trên cơ sở của sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá. Khi sản xuất phát triển thì<br />
nhu cầu trao đổi mở rộng sản xuất giữa các vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia tăng<br />
lên, để khắc phục sự khác biệt về tiền tệ giữa các khu vực thì thì xuất hiện các<br />
thương gia làm nghề đổi tiền. Khi trao đổi hàng hoá phát triển quay trở lại kích<br />
thích sản xuất hàng hóa. Cùng với sự phát triển đó, các nghiệp vụ được phát triển<br />
SVTH: Nguyễn Tất Lê Ngân<br />
<br />
Trang 3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
dần như giữ tiền hộ, chi trả hộ... trên cơ sở đó thực hiện hoạt động tín dụng.<br />
Ngân hàng quốc gia Việt Nam ra đời ngày 05/05/1951 theo sắc lệnh 15/SL của<br />
Chủ tịch nước VNDCCH. Trong giai đoạn 1951 - 1987, ở Việt Nam đã tạo lập hệ thống<br />
ngân hàng một cấp, chỉ phù hợp với cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung. Khi nước ta<br />
chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường, hệ thống ngân hàng một cấp tất yếu phải<br />
được cải tổ sang hệ thống ngân hàng hai cấp: cấp quản lý và kinh doanh. Sau khi Nghị<br />
định số 53/HĐBT được ban hành ngày 26/03/1998 bộ máy NHNN được tổ chức thành<br />
hệ thống thống nhất trong cả nước, gồm hai cấp là NHNN và các Ngân hàng chuyên<br />
<br />
uế<br />
<br />
doanh trực thuộc. Hệ thống NHNN Việt Nam hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế<br />
và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Theo Pháp lệnh Ngân hàng số 38 - LTC/HĐNN8 ngày<br />
<br />
H<br />
<br />
24/05/1990 quy định: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là<br />
<br />
tế<br />
<br />
nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho<br />
vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.<br />
<br />
h<br />
<br />
1.2.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.<br />
<br />
in<br />
<br />
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại<br />
tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ nhận tiền gửi và cho vay, đó là hai mặt hoạt động<br />
<br />
cK<br />
<br />
tín dụng. Trong xu thế hiện nay, các Ngân hàng thương mại hoạt động theo loại<br />
hình đa năng thì hoạt động của nó tập trung vào ba hoạt động chính: hoạt động huy<br />
<br />
họ<br />
<br />
động vốn, hoạt động sử dụng vốn, hoạt động trung gian.<br />
Hoạt động huy động vốn.<br />
Hoạt động huy động vốn đối với Ngân hàng đây là hoạt động “đầu vào”của<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Ngân hàng. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của một Ngân hàng được hình thành từ<br />
những nguồn chính sau đây: vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay, lợi nhuận giữ lại…<br />
Ngoài ra, đối với một số Ngân hàng, nguồn vốn hoạt động có thể hình thành từ vốn<br />
điều lệ hay vốn uỷ thác... Trong quá trình hoạt động của mình, Ngân hàng thương mại<br />
phần lớn dựa vào việc huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế.<br />
Các loại tiền gửi mà Ngân hàng cung cấp để huy động vốn là: tiền gửi thanh<br />
toán không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm.<br />
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tín dụng và đa dạng hoá hoạt động kinh doanh,<br />
Ngân hàng có thể vay vốn từ dân cư, các đơn vị kinh tế, các tổ chức tín dụng khác<br />
thông qua một số hình thức như: phát hành trái phiếu, kỳ phiếu hoặc vay tái chiết<br />
SVTH: Nguyễn Tất Lê Ngân<br />
<br />
Trang 4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
khấu từ Ngân hàng trung ương.<br />
Hoạt động sử dụng vốn.<br />
Đối với hoạt động sử dụng vốn, đây là hoạt động cho vay và đầu tư bao gồm<br />
hoạt động ngân quỹ, hoạt động cho vay, hoạt động đầu tư chứng khoán.<br />
Hoạt động ngân quỹ nhằm bảo đảm khả năng thanh toán thường xuyên của<br />
Ngân hàng cho khách hàng. Đây là tài sản không sinh lời hoặc sinh lời thấp nhưng tính<br />
lỏng cao được coi như tiền mặt. Do đó Ngân hàng phải duy trì lượng tiền mặt ở một<br />
mức độ hợp lý sao cho vừa đảm bảo tính thanh khoản vừa đảm bảo tính sinh lời.<br />
<br />
uế<br />
<br />
Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất quyết định sự thành bại của<br />
Ngân hàng vì đây là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng. Cũng vì vậy mà đây<br />
<br />
H<br />
<br />
là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất. Để tránh điều đó, việc quản lý tiền cho vay<br />
<br />
tế<br />
<br />
được tiến hành rất chặt chẽ, đặc biệt là món vay lớn, với thời hạn dài. Ngân hàng<br />
thương mại có thể cho vay theo nhiều hình thức khác nhau.<br />
<br />
h<br />
<br />
Ngoài ra Ngân hàng còn sử dụng vốn vào hoạt động đầu tư chứng khoán trên<br />
<br />
in<br />
<br />
thị trường để thu lợi nhuận và một phần đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng.<br />
Hoạt động trung gian.<br />
<br />
cK<br />
<br />
Hoạt động trung gian là việc Ngân hàng cung cấp cho khách hàng một loạt<br />
các dịch vụ có liên quan. Ngân hàng sẽ nhận được một khoản thu dưới hình thức<br />
<br />
họ<br />
<br />
hoa hồng. Công nghệ Ngân hàng càng phát triển thì hoạt động này càng phong phú<br />
và doanh thu càng lớn. Các hoạt động tiêu biểu là: chuyển tiền, thanh toán hộ khách<br />
hàng thông qua các hình thức ghi chép trên tài khoản của khách hàng tại Ngân<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
hàng, phát hành séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng, môi giới mua bán<br />
chứng khoán, quản lý hộ tài sản cho khách hàng, tư vấn cho doanh nghiệp…<br />
Ngày nay, xu hướng của Ngân hàng là hoạt động đa năng trên nhiều lĩnh vực<br />
<br />
với nhiều nghiệp vụ khác nhau. Các nghiệp vụ có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau<br />
nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận cao nhất.<br />
1.2.3 Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.<br />
Bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh tế phát triển, đang phát triển, thậm chí chưa<br />
phát triển thì hoạt động ngân hàng cũng có tác dụng to lớn đến hoạt động của nền kinh<br />
tế. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của ngân hàng được thể hiện như sau:<br />
- Ngân hàng là nơi tập trung tiền nhàn rỗi và cung ứng tiền vốn cho quá trình<br />
SVTH: Nguyễn Tất Lê Ngân<br />
<br />
Trang 5<br />
<br />