Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Thân Thuộc - huyện Tân Uyên - tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2018
lượt xem 14
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá những thuận lợi, khó khăn của công tác đăng ký và cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thân Thuộc- huyện Tân Uyên - tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2018; đề xuất những giải pháp thích hợp để góp phần giải quyết những khó khăn, tồn tại và làm tăng tiến độ của công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thân Thuộc - huyện Tân Uyên - tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2018
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Thân Thuộc - huyện Tân Uyên - tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VÀNG VĂN MINH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃTHÂN THUỘC, HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN NĂM 2016-2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lí đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2017 - 2019 Thái Nguyên, 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VÀNG VĂN MINH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THÂN THUỘC, HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN NĂM 2016 - 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lí đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Lớp : K49-LT QLĐĐ Khóa học : 2017 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : GS.TS. Đặng Văn Minh Thái Nguyên, 2019
- i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là thời gian quan trọng trong việc (Học đi đôi với hành, lý luận đi đôi với thực tiễn) của sinh viên các trường đại học, cao đẳng nói chung với trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Để từ đó hệ thống hóa lại kiến thức đã học kiểm nghiệm lại chúng trong thực tế cũng như để tích lũy thêm vốn kiến thức thực tế và từ đó nâng cao trình độ chuyên môn cũng như làm quen với công tác quản lý nhà nước về đất đai sau này. Xuất phát từ nguyện vọng bản thân và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học nông lâm Thái Nguyên, em được phân công thực tập tại Uỷ ban nhân dân xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và đào tạo hướng dẫn chúng em. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS. Đặng Văn Minh đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trong thời gian làm việc với thầy, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các anh chị trong xã bộ Uỷ ban nhân dân xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu đã hướng dẫn em cũng như sự chỉ bảo. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các bác, các chủ, các cô, các anh chị đang làm việc tại Uỷ ban nhân dân xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao và khoá luận thực tập tốt nghiệp của mình. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn bè, gia đình người thân đã động viên khích lệ em trong quá trình học tập nghiên cứu bản báo cáo tốt nghiệp này. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Vàng Văn Minh
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận cho thửa đất không có tài sản gắn liền hoặc có tài sản nhưng không có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu .................20 Bảng 2.2: Trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận ........................................21 Bảng 4.1: Cơ cấu các loại đất ....................................................................................32 Bảng 4.5: Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 .............................................................38 Bảng 4.6: Kết quả cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018 theo đơn vị hành chính ......................................................................................................40 Bảng 4.7: Kết quả cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc năm 2016 ..........................41 Bảng 4.8: Kết quả cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc năm 2017 ..........................42 Bảng 4.9: Kết quả cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc năm 2018 ..........................43 Bảng 4.10: Kết quả cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018. ...................................................................................46 Bảng 4.11: Kết quả cấp GCNQSDĐ đất nông nghiệp trên địa bàn xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018 ................................................................................................47 Bảng 4.12: Kết quả cấp GCNQSDĐ đất ở trên địa bàn xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018 ...............................................................................................................48 Bảng 4.13: Kết quả cấp GCNQSDĐ đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn ...............49 xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018 ......................................................................49 Bảng 4.14: Đánh giá sự hiểu biết của người dân về cấp GCNQDĐ ở xã Thân Thuộc ...50
- iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT CP : Chính phủ CT - TTg : Chỉ thị thủ tướng BNV : Bộ Nội vụ NQ-UBTVQH : Nghị quyết - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ĐKĐĐ : Đăng ký đất đai ĐKQSDĐ : Đăng ký quyền sử dụng đất TCQLĐĐ : Tổng cục Quản lý đất đai VBPL : Văn bản Pháp Luật GCN : Giấy chứng nhận GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất DV : Dịch vụ NĐ - CP : Nghị định - Chính phủ QĐ : Quyết định QĐ - BTNMT : Quyết định - Bộ Tài nguyên Môi trường QH : Quốc hội QHSDĐ : Quy hoạch sử dụng đất LĐNN : Lao động Nông nghiệp TT - BTC : Thông tư - Bộ Tài chính TT - BTNMT : Thông tư - Bộ Tài nguyên Môi trường XD : Xây dựng UBND : Ủy ban nhân dân VP - ĐK : Văn phòng đăng ký BTNMT : Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường BHYT : Bảo hiểm y tế PTDT BTTHCS : Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Trung Học Cơ Sở GTSX : Giá trị sản xuất BTP : Bộ Tư pháp TTLT : Thông tư liên tịch
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3 2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác ĐKĐĐ và cấp GCN quyền sử dụng đất ............................................................................................................. 3 2.1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 3 2.1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 16 2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ cả nước và một số tỉnh.................................. 22 2.2.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ cả nước ...................................................... 22 2.2.2 Công tác cấp GCNQSDĐ ở một số tỉnh ............................................... 23 2.2.3. Công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Tân Uyên ...................... 26 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 27 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .............................................................. 27 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 27 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 27 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực xã Thân Thuộc- huyện Tân Uyên- tỉnh Lai Châu................................................................................. 27 3.3.2. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ tại xã Thân Thuộc ....................... 27
- v 3.3.3. Các nguyên nhân và giải pháp khắc phục khó khăn trong công tác cấp GCNQSD đất giấy........................................................................................... 28 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 28 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp .................................................. 28 3.4.2.Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp ..................................................... 28 3.4.3. Phương pháp kế thừa............................................................................. 29 3.4.4. Phương pháp thống kê, Phương pháp so sánh ...................................... 29 3.4.5. Phương pháp phân tích tổng hợp, Phương pháp phỏng vấn đối tượng 29 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 30 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thân Thuộc .......................... 30 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 30 4.1.2. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 31 4.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................... 33 4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................ 35 4.2. Vài nét về Tình hình quản lý và sử dụng đất ........................................... 36 4.2.1. Sơ lược về công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Thân Thuộc ......... 36 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Thân Thuộc .......................................... 37 4.3. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018 ......................................................................................................................... 39 4.3.1. Đánh giá về công tác cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018 theo thời gian .............................................................................. 41 4.3.2. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018 theo đối tượng sử dụng ........................................................................ 44 4.3.3. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018 theo mục đích sử dụng ........................................................................ 46 4.3.4. Kết quả đánh giá sự hiểu biết của người dân về cấp GCNQDĐ .......... 50
- vi 4.4. Các nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong công tác cấp GCNQSD đất .................................................................................................................... 50 4.4.1 Các nguyên nhân .................................................................................... 50 4.4.2. Những giải pháp khắc phục những tồn đọng trong công tác cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016-2018 ................................... 51 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 53 5.1. Kết luận .................................................................................................... 53 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54 PHỤ LỤC
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người và mọi sự sống trên trái đất, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng. đất đai có ý nghĩa chính trị, xã hội, kinh tế sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đã ghi nhận vẫn đề đất đai vào hiến pháp của nhà nước mình nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên. Quá trình lao động của con người không thể tạo ra đất đai, đất đai có giới hạn về không gian và số lượng của chúng. Ở nước ta khi dân số không ngừng tăng lên thì nhu cầu đất đai cũng tăng, tuy nhiên diện tích đất đai có hạn làm cho diện tích bình quân của đất đai đầu người ngày càng giảm, đặc biệt là các nhu cầu về đất ở và canh tác. Trong tình hình trên việc luật Đất đai năm 2003 ra đời và luật Đất đai sửa đổi bổ sung năm 2013 đã thể hiện quan điểm rõ ràng của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn này. Việc sửa đổi, bổ sung những điều luật không còn phù hợp và đưa vào luật những nội dung mới phù hợp với tình hình mới của đất nước đã đưa ra một hệ thống pháp luật, là hành lang pháp lý đáp ứng công tác quản lý đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Một nội dung quan trọng trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai là: “Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” (viết tắt là ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ). Ý nghĩa của nội dung này được thể hiện qua việc xác lập được mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử dụng, là căn cứ quan trọng, chứng từ pháp lý và là cơ sở để người sử dụng đất được đảm bảo khi thực hiện các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ và đầu tư kinh doanh vào đất. Điều này giúp người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, yên tâm đầu tư sản xuất để phát huy tốt tiềm năng của đất và sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Đồng thời giúp cho nhà nước có thể dễ dàng
- 2 quản lý đất đai. Vì vậy đòi hỏi việc đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải được tiến hành nhanh chóng và đúng luật định đối với tất cả các cấp. Trên thực tế,quá trình tổ chức thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ còn chậm và không đồng đều, ở những vùng khác nhau thì tiến độ thực hiện cũng khác nhau. Việc ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc trong thời gian vừa qua tuy có nhiều thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần phải giải quyết. Để có thể giải quyết hiệu quả và thích hợp các khó khăn, thách thức trên đòi hỏi chúng ta phải nhìn lại công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ từ cấp xã. Từ đó tìm ra cách giải quyết đúng đắn và triệt để đối với tình hình của địa phương. Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý, nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và với sự hướng dẫn của GS.TS. Đặng Văn Minh, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Thân Thuộc - huyện Tân Uyên - tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2018”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của công tác đăng ký và cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thân Thuộc- huyện Tân Uyên- tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2018. - Đề xuất những giải pháp thích hợp để góp phần giải quyết những khó khăn, tồn tại và làm tăng tiến độ của công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thân Thuộc- huyện Tân Uyên- tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2018 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Đối với việc học tập: Việc hoàn thiện đề tài là cơ hội cho sinh viên củng cố kiến thức đã học trên ghế nhà trường, đồng thời là cơ hội cho sinh viên bước đầu tiếp cận thức tế nghề nghiệp trong tương lai. - Đối với thực tiễn: Đề tài đánh giá, phân tích những thuận lợi, khó khăn trong công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương góp phần đẩy nhanh công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ trong thời gian tới.
- 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác ĐKĐĐ và cấp GCN quyền sử dụng đất 2.1.1. Cơ sở lý luận Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Quy mô đất đai của Thế giới và của mỗi quốc gia là hữu hạn. Tài nguyên đất là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng, được phân bố cố định trong không gian, không thể di chuyển theo ý chí chủ quan của con người. Trong quá trình phát triển của xã hội, con người luôn gắn chặt với đất đai, luôn tìm cách sử dụng đất đai có hiệu quả cao phục vụ cho cuộc sống của mình đồng thời bảo vệ tốt nhất nguồn tài nguyên đất. Trong quá trình sử dụng, đất đai luôn biến động để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của con người và phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Vì thế, quản lý Nhà nước về đất đai là công việc hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi thời đại. Quản lý Nhà nước về đất đai thực chất là quản lý mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sử dụng đất, trong đó một trong những nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai là ĐKĐĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ. Cho nên, Nhà nước muốn tồn tại và phát triển được thì phải nắm chắc, quản lý chặt nguồn tài nguyên đất đai theo quy hoạch và pháp luật để hướng đất đai phục vụ yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân cũng như bảo vệ an ninh quốc phòng của quốc gia đó. Trước đây, do nền kinh tế xã hội chưa phát triển nên công tác quản lý đất đai chưa thực sự được quan tâm. Ngày nay, do công cuộc đổi mới kinh tế cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã gây sức ép không nhỏ đến vốn quỹ đất vốn có hạn của chúng ta. Sự đa dạng của nền kinh tế làm cho mối quan hệ đất đai ngày càng phức tạp hơn. Từ thực tế đó, đòi hỏi Nhà nước cần thực hiện việc ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, để giải quyết các quan hệ phát sinh trong quá trình sử
- 4 dụng đất, để việc sử dụng đất trở nên hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm. * Phân loại đất đai Theo sự thống nhất về quản lý và sử dụng đất của Luật Đất đai 2013, đất đai nước ta được phân theo các nhóm sau: - Nhóm đất nông nghiệp bao gồm: + Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác. + Đất trồng cây lâu năm. + Đất rừng sản xuất. + Đất rừng phòng hộ. + Đất rừng đặc dụng. + Đất nuôi trồng thủy sản. + Đất làm muối. + Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trai chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh. - Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm: + Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị. + Đất xây dựng trụ sở cơ quan. + Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh. + Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác. + Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm. + Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng
- 5 không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác. + Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. + Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng. + Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng. + Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở. - Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. * Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai - Khái niệm: + Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó, trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. + Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện bảo vệ quyền sở hữu nhà nước về đất đai, cũng như bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất thông qua 13 nội dung quản lý quy định tại điều 6 Luật Đất đai 2003. Nhà nước đã nghiên cứu toàn bộ quỹ đất của toàn vùng, từng địa phương trên cơ sở các đơn vị hành chính để nắm chắc hơn về số lượng và cả chất lượng, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp và các phương án quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất để phân bố hợp lý các nguồn tài nguyên đất đai đảm bảo đất được giao đúng đối tượng, sử dụng đất đúng mục đích phù hợp với quy hoạch, sử dụng đất hiệu quả và bền vững trong tương lai tránh hiện tượng phân tán và đất bị bỏ hoang hóa.(Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)[8]
- 6 - Vai trò của quản lý nhà nước về đất đai: Quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. Cụ thể như sau: + Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bố đất đai có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế, xã hội và đất nước, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao. Giúp cho nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất có các biện pháp để bảo vệ và sử dụng đất đai hiệu quả hơn. + Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, nhà nước quản lý toàn bộ đất đai về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biên pháp kinh tế - Xã hội có hệ thống, căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất có hiệu quả. + Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp Luật Đất đai tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai. + Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai như chính sách giá, chính sách thuế, chính sách đầu tư… Nhà nước kích thích các tổ chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm đất đai nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái.(Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)[8] 2.1.1.1. Đăng ký đất đai(ĐKĐĐ) * Khái niệm đăng ký đất đai - Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. * Vai trò của công tác đăng ký đất đai - ĐKĐĐ là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích của Nhà nước, cộng đồng công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian tiến hành cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tốt nhất. Nhà nước biết được cách để quản lý chung qua việc dừng công cụ ĐKĐĐ để quản lý. Lợi ích của
- 7 công dân có thể thấy được như Nhà nước bảo vệ quyền và bảo vệ người công dân khi có các tranh chấp, khuyến khích đầu tư cá nhân, hỗ trợ các giao dịch về đất đai, giảm khả năng tranh chấp đất đai. - Là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, thực chất là sở hữu Nhà nước. Nhà nước chia cho, trao cho người dân quyền sử dụng trên bề mặt, không được khai thác trong lòng đất và trên không nếu như không có sự cho phép của Nhà nước. Bảo vệ hợp pháp và giám sát nghĩa vụ theo quy định của pháp luật để đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội. Vì vậy ĐKĐĐ với vai trò thiết lập hệ thống thông tin về đất đai sẽ là công cụ giúp Nhà nước quản lý. - ĐKĐĐ để Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất. Biết mục đích sử dụng, từ đó điều chỉnh hợp lý các thông tin hồ sơ địa chính (hồ sơ địa chính cung cấp tên của chủ sử dụng đất, diện tích, vị trí, hình thể, góc cạnh, thời hạn sử dụng đất, mục đích sử dụng, những ràng buộc thay đổi trong quá trình sử dụng và quản lý những thay đổi này. * Những nội dung sửa đổi, bổ sung về ĐKĐĐ của Luật Đất đai 2013 so với Luật Đất đai 2003 (1). Quy định lại thuật ngữ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất (Khoản 15 Điều 3 và Điều 95) - Về phạm vi đăng ký: Việc đăng ký thực hiện đối với mọi trường hợp sử dụng đất (kể cả các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận) hay các trường hợp được giao quản lý đất và tài sản gắn liền với đất. - Về mục đích đăng ký: Việc đăng ký nhằm “ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính” chứ không phải bó hẹp trong mục đích “ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất” như Luật Đất đai 2003. Do trước đây chỉ khi có đầy đủ giấy tờ về quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất mới đăng ký và việc thực hiện đăng ký cũng chưa đầy đủ, dẫn đến tình trạng lỏng lẻo trong quản lý đất đai nhất là tình trạng giao dịch, chuyển nhượng không theo quy định.
- 8 (2). Tính bắt buộc thực hiện đăng ký: - Đăng ký đất đai: Luật Đất đai 2013 quy định đăng ký đất đai là bắt buộc; cụ thể là bắt buộc với mọi đối tượng sử dụng đất tại Điều 5 hay được giao đất để quản lý tại Điều 8. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu (Khoản 1 điều 95). Riêng đối với việc đăng ký tài sản gắn liền với đất thì thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. (3). Bổ sung các quy định về hình thức đăng ký điện tử; hồ sơ địa chính dạng số và giá trị pháp lý của việc đăng ký điện tử có giá trị như trên giấy (Khoản 2 Điều 95 và Điều 96). Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau. Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, các quyền và thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. (4). Bổ sung các trường hợp đăng ký biến động. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai.(Khoản 3 và 4, Điều 95). - Đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây: + Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng; + Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký; + Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký; + Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký. - Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây: + Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền
- 9 chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; + Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; + Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất; + Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký; + Chuyển mục đích sử dụng đất; + Có thay đổi thời hạn sử dụng đất; + Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này. + Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng; + Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất; + Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; + Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề; + Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất. (Đối với quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề quy định tại Điều 171: Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát
- 10 nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề). (5). Bổ sung quy định xác định kết quả đăng ký (Khoản 5 Điều 95) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã kê khai đăng ký được ghi vào sổ địa chính, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu và có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào giấy chứng nhận đã cấp. Trường hợp đăng ký lần đầu mà không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý theo quy định của Chính phủ. (6). Bổ sung quy định thời hạn bắt buộc phải đăng ký với người sử dụng đất (Khoản 6 Điều 95) - Thời hạn phải đăng ký áp dụng đối với các trường hợp: cho thuê, thế chấp, chuyển quyền; đổi tên; chia tách quyền; xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề; - Thời hạn phải đăng ký là: 30 ngày (kể từ ngày biến động); trường hợp thừa kế thì tính từ ngày phân chia xong di sản thừa kế. (7). Bổ sung quy định thời điểm hiệu lực của việc đăng ký thời điểm có hiệu lực là kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. (Khoản 7 Điều 95). Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Quy định này là cơ sở để: xác định quyền lợi và nghĩa vụ của người đăng ký. 2.1.1.2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(GCNQSDĐ) * Khái niệm GCNQSDĐ
- 11 - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận (GCN) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Nói cách khác GCNQSDĐ là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thầm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. * Vai trò của GCNQSDĐ - Cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là căn cứ pháp lý đầy đủ để giải quyết mối quan hệ về đất đai, cũng là cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của họ. - Giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có vai trò quan trọng, là căn cứ để xây dựng các quyết định cụ thể, như các quyết định về đăng kí, theo dõi biến động kiếm soát các giao dịch dân sự về đất đai. - Giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không những buộc người dử dụng đất phải nộp nghĩa vụ tài chính mà còn giúp cho họ được đền bù thiệt hại về đất khi bị thu hồi - GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất còn giúp xử lý vi phạm về đất đai. - Thông qua việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Nhà nước có thể quản lý đất đai trên toàn lãnh thổ, kiểm soát được việc mua bán, giao dịch trên thị trường và thu được nguồn tài chính lớn hơn nữa. - GCNQSDĐ là căn cứ xác lập quan hệ về đất đai, là tiền đề để phát triển kinh tế xã hội. giúp cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất, yên tâm đầu tư trên mảnh đất của mình. * Ý nghĩa của GCNQSDĐ GCNQSDĐ là một chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ giữa nhà nước và người sử dụng đất, là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Việc cấp GCNQSDĐ với mục đích để nhà nước tiến hành các biện pháp
- 12 quản lý nhà nước đối với đất đai, người sử dụng đất an tâm khai thác tốt mọi tiềm năng của đất, đồng thời phải có nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo nguồn tài nguyên đất cho thế hệ sau này. Thông qua việc cấp GCNQSDĐ để nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất. * Sự cần thiết phải cấp GCNQSDĐ Đối với Nhà nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và mọi người sử dụng đất đều phải tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất. Đây là một yêu cầu bắt buộc phải thực hiện đối với mọi đối tượng sư dụng đất trong các trường hợp như: đang sử dụng đất chưa đăng ký, mới được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc thay đổi những nội dung quyền sử dụng đất đã đăng ký. Chúng ta phải thực hiện việc đăng ký và cấp GCN bởi vì: - GCN là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ thực hiện các nghĩa vụ khi sử dụng đất đúng theo pháp luật nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các lợi ích trong việc sử dụng đất. Thông qua việc đăng ký và cấp GCN, cho phép xác lập một sự ràng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước và những người sử dụng đất đai trong việc chấp hành luật đất đai. Đồng thời, việc đăng ký và cấp GCN sẽ cung cấp thông tin đầy đủ nhất và làm cơ sở pháp lý để Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm … đất đai. - GCN là điều kiện bảo đảm Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ, đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. - GCN đảm bảo cơ sở pháp lý trong quá trình giao dịch trên thị trường, góp phần hình thành và mở rộng thị trường bất động sản. Từ trước đến nay, ở nước ta thị trường bất động sản vẫn chỉ phát triển một cách tự phát (chủ yếu là thị trường ngầm). Sự quản lý của Nhà nước đối với thị
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 487 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
65 p | 413 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 575 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 409 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 489 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 393 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 382 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp quản lý
71 p | 272 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 179 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương
73 p | 145 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 171 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của công trình cấp nước Thành phố số 1 thuộc Công ty cổ phần cấp nước Sơn La trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
88 p | 153 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 161 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 147 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp Đồ Sơn
64 p | 9 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Tràng Duệ
55 p | 8 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố của khu công nghiệp Hải Phòng
72 p | 11 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất đế giày An Lão
58 p | 6 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn