intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước biển Vịnh Hạ Hong

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

23
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước biển Vịnh Hạ Hong" là đánh giá hiện trạng chất lượng nước biển vịnh Hạ Long; đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng nước biển vịnh Hạ Long; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước biển vịnh Hạ Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước biển Vịnh Hạ Hong

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG ĐOÀN MẠNH CƯỜNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC BIỂN VỊNH HẠ LONG Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy Ngành: Khoa học môi trường (Chương trình đào tạo chuẩn) HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG ĐOÀN MẠNH CƯỜNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC BIỂN VỊNH HẠ LONG Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy Ngành: Khoa học môi trường (Chương trình đào tạo chuẩn) Cán bộ hướng dẫn: TS. Đào Văn Hiền HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Khoa Môi trường nói riêng và Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện tốt nhất cho em được học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đối với TS. Đào Văn Hiền, Giảng viên Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, người đã giảng dạy và hướng dẫn tận tình cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin được trân trọng cảm ơn các anh, các chị tại Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã tận tình hỗ trợ, cung cấp số liệu liên quan để em có thể hoàn thành khóa luận. Và cuối cũng em xin cảm ơn gia đình và bạn bè, những người đã luôn cổ vũ, trao đổi, góp ý và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận. Trong khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên ĐOÀN MẠNH CƯỜNG i
  4. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... v DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................... vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 3 1.1. Điều kiện tự nhiên của vịnh Hạ Long ..................................................... 3 1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 3 1.1.2. Đặc điểm địa hình ............................................................................. 4 1.1.3. Khí hậu hải văn ................................................................................. 5 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực vịnh Hạ Long .................................. 5 1.2.1. Đặc điểm dân cư ............................................................................... 5 1.2.2. Các hoạt động phát triển kinh tế ....................................................... 5 1.3. Các nguồn tác động đến chất lượng nước biển Vịnh Hạ Long .............. 8 1.3.1. Tác động từ hoạt động san lấp mặt bằng, lấn biển ........................... 8 1.3.2. Tác động do chất thải sinh hoạt của dân cư ven bờ .......................... 9 1.3.3. Tác động do chất thải từ hoạt động công nghiệp, dịch vụ ................ 9 1.4. Tổng quan về công tác quản lý môi trường vịnh Hạ Long ................... 14 1.4.1. Ban Quản lý vịnh Hạ Long ............................................................. 14 1.4.2. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh ............................. 15 1.4.3. Chính sách liên quan đến quản lý môi trường vịnh Hạ Long......... 15 Chương II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 17 2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 17 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 17 ii
  5. 2.3.1. Phương pháp thu thập và thừa kế tài liệu ....................................... 17 2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường và phỏng vấn ............ 17 2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.......................................... 19 Chương III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................ 20 3.1. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước biển vịnh Hạ Long .................... 20 3.1.1. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước biển vịnh Hạ Long qua cảm nhận của người dân ................................................................................... 20 3.1.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước biển vịnh Hạ Long qua phân tích số liệu quan trắc ................................................................................. 21 3.2. Hiện trạng công tác quản lý chất lượng nước biển vịnh Hạ Long ........ 27 3.2.1. Những hoạt động và kết quả đã đạt được trong công tác quản lý chất lượng nước biển vịnh Hạ Long ......................................................... 27 3.2.2. Đánh giá của người dân về hiệu quả công tác quản lý chất lượng nước biển vịnh Hạ Long ........................................................................... 29 3.3. Những khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý chất lượng nước biển vịnh Hạ Long ............................................................................................... 31 3.3.1. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chất lượng nước biển vịnh Hạ Long .................................................................................... 31 3.3.2. Nguyên nhân tồn tại các vấn đề trong công tác quản lý chất lượng nước biển vịnh Hạ Long ........................................................................... 31 3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước biển vịnh Hạ Long........................................................................................ 32 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 35 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 36 iii
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tình hình khách du lịch đến Hạ Long trong giai đoạn 2015 - 2019 .............7 Bảng 2: Thống kê số lượng tàu khai thác thủy hải sản khu vực vịnh Hạ Long ..........8 Bảng 3: Các điểm quan trắc số liệu ...........................................................................21 Bảng 4: Giá trị các thông số chất lượng nước vịnh Hạ Long năm 2019 ..................22 Bảng 5: Các nguyên nhân của tình trạng thiếu hiệu quả trong công tác quản lý vịnh Hạ Long .....................................................................................................................31 iv
  7. DANH MỤC HÌNH Hình 1: Vị trí địa lý và các phân vùng trong vịnh Hạ Long .......................................4 Hình 2: Khảo sát tại Ban quản lý vịnh Hạ Long .......................................................18 Hình 3: Khảo sát người dân quanh khu vực vịnh Hạ Long ......................................19 Hình 4: Biểu đồ thể hiện đánh giá của người dân về sự thay đổi của chất lượng nước trong 5 năm vừa qua ..................................................................................................20 Hình 5: Vị trí các điểm quan trắc ..............................................................................22 Hình 6: Hàm lượng Fe trong nước biển vùng đệm vịnh Hạ Long ............................24 Hình 7: Hàm lượng Zn trong nước biển vùng đệm vịnh Hạ Long ...........................24 Hình 8: Hàm lượng Mn trong nước biển vùng đệm vịnh Hạ Long ..........................25 Hình 9: Hàm lượng dầu trong nước biển vùng đệm vịnh Hạ Long ..........................25 Hình 10: Hàm lượng Amoni trong nước biển vùng đệm vịnh Hạ Long ...................26 Hình 11: Hàm lượng Coliform trong nước biển vùng đệm vịnh Hạ Long ...............26 Hình 12: Biểu đồ thể hiện sự tham gia của người dân vào các hoạt động bảo vệ vịnh Hạ Long .....................................................................................................................30 Hình 13: Biểu đồ thể hiện đánh giá của người dân về hiệu quả công tác quản lý ....30 Hình 14: Hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng ở ven bờ vịnh Hạ Long ...............40 Hình 15: Khu vực chợ Hạ Long I .............................................................................40 Hình 16: Rác thải trôi nổi ở khu vực sau chợ Hạ Long I ..........................................41 v
  8. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BOD Nhu cầu Oxy sinh hóa COD Nhu cầu Oxy hóa học QCVN Quy chuẩn Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức bảo tồn di sản thiên nhiên thế giới TN&MT Tài nguyên và môi trường TSS Tổng chất rắn lơ lửng VHL Vịnh Hạ Long vi
  9. MỞ ĐẦU 1.Đặt vấn đề Vịnh Hạ Long là một phần của Vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, phần lớn diện tích nằm trên địa phận tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long được các tổ chức biết đến và công nhận với nhiều giá trị độc đáo. Ở trong nước, từ năm 1962, vịnh Hạ Long đã được Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng là Di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1.553 km2. Đến năm 2009, Vịnh Hạ Long được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt. Về danh hiệu quốc tế nổi bật nhất là 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Lần đầu vào năm 1994 do các giá trị về thẩm mĩ còn lần hai vào năm 2000 do giá trị về địa chất – địa mạo [5]. Với nhiều giá trị độc đáo vịnh Hạ Long giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Do đó, dưới sự tác động đồng thời của các nhân tố tự nhiên cũng như hoạt động của con người đã ảnh hưởng lớn đến môi trường khu vực vịnh. Điều này lại càng trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao của tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây. Nhận thức rõ về vấn đề này, các ban ngành chức năng cùng với các tổ chức môi trường đã có nhiều nghiên cứu, chính sách, biện pháp quản lý nhằm phát triển khu vực vịnh Hạ Long một cách bền vững, đi đôi giữa việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Từ việc tiếp thu, học hỏi các nghiên cứu đã có em đã quyết định chọn đề tài:“ Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước biển vịnh Hạ Long” nhằm cung cấp thông tin và cơ sở khoa học cho việc bảo vệ, quản lý vịnh Hạ Long trong bối cảnh hiện nay, đồng thời đề cao vai trò và trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý vịnh. 2.Mục tiêu nghiên cứu 1
  10. - Đánh giá hiện trạng chất lượng nước biển vịnh Hạ Long. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng nước biển vịnh Hạ Long. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước biển vịnh Hạ Long. 3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a.Ý nghĩa khoa học - Góp thêm tư liệu liên quan đến vấn đề môi trường vịnh Hạ Long, quản lý chất lượng nước biển vịnh Hạ Long - Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo về quản lý môi trường vịnh và có thể áp dụng cho những nơi có điều kiện tương tự. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng nước biển vịnh Hạ Long và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý. b.Ý nghĩa thực tiễn - Phản ánh hiện trạng chất lượng nước biển vịnh Hạ Long. - Nghiên cứu được thực hiện góp phần nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của người dân, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ địa phương trong vấn đề bảo vệ chất lượng nước biển tại vịnh Hạ Long. - Các biện pháp đề xuất được kì vọng sẽ giúp giảm thiểu các ảnh hưởng từ hoạt động của con người lên môi trường, góp phần phát triển bền vững vịnh Hạ Long. 2
  11. Chương I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Điều kiện tự nhiên của vịnh Hạ Long 1.1.1. Vị trí địa lý Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần phía tây Vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam giáp đảo Cát Bà, phía tây giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km. Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên [5]. Theo thông tư 2891/TT-KCM ngày 19/12/1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vịnh Hạ Long được chia làm 3 khu vực gồm: khu bảo vệ tuyệt đối, vùng đệm và phụ cận. - Khu bảo vệ tuyệt đối là khu vực được UNESCO và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoanh vùng, được xác định bởi ba điểm thuộc Đảo Cống Tây, Đảo Cầu Gỗ và hồ Ba Hàm.Vùng này có diện tích 434 km2, bao gồm 775 đảo có giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất - địa mạo được UNESCO 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới - Vùng đệm là dải bao quanh khu bảo vệ tuyệt đối, theo hướng Tây Tây Bắc được xác định bởi phía bờ vịnh dọc theo Quốc lộ 18A, kể từ kho xăng dầu B12 (Cái Dăm - Bãi Cháy) đến cây số 11 (thị xã Cẩm Phả). Chiều rộng khu đệm từ 5-7 km tính từ đường bảo vệ tuyệt đối ra biển có phạm vi xê dịch từ 1-2 km; Phía Bắc giáp Hòn Buồm, suối nước nóng; Phía Tây là một phần phạm vi Vịnh Hạ Long được xác định 107°11'30'' kinh độ đông; Phía Tây Nam tiếp giáp Hòn Quai Xanh; Phía Nam được xác định bởi 204° vĩ độ bắc; Phía Đông giáp Đảo Phượng Hoàng; Phía Đông Bắc giáp Đảo Vạn Đuối; Phía Đông - Đông Nam giáp Hòn Nất Đất. - Vùng phụ cận là vùng biển hoặc đất liền bao quanh khu đệm, kể cả vùng biên giáp ranh với Vườn Quốc gia Cát Bà. 3
  12. Hình 1: Vị trí địa lý và các phân vùng trong vịnh Hạ Long [1] 1.1.2. Đặc điểm địa hình Các đảo ở vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông Nam Vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây Nam Vịnh Hạ Long. Theo thống kê của ban quản lý vịnh Hạ Long, trong tổng số 1.969 đảo của vịnh Hạ Long có đến 1.921 đảo đá với nhiều đảo có độ cao khoảng 200m. Đây là hình ảnh cổ xưa nhất của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất từ 250-280 triệu năm về trước, là kết quả của quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển. Quá trình karst bào mòn, phong hóa gần như hoàn toàn tạo ra một vịnh Hạ Long độc nhất vô nhị, với hàng ngàn đảo đá nhiều hình thù, dáng vẻ khác nhau lô nhô trên mặt biển, trong một diện tích không lớn của vùng Vịnh. Nền đáy Vịnh được bao phủ bởi lớp trầm tích hạt mịn, khu vực ven bờ đặc trưng bởi các bãi triều lầy, các đồi và núi đá tuổi Mesozoic sớm. Vịnh Hạ Long có độ sâu không lớn, phổ biến từ 5-7m, những nơi có luồng lạch có độ sâu 10-15m, nơi sâu nhất 25-30m và sâu dần về phía biển. Tuy nhiên cũng có một số nơi do ảnh hưởng của các đảo nên độ sâu thay đổi bất thường. Đáy 4
  13. biển tương đối bằng phẳng, có khuynh hướng hơi dốc theo hướng Bắc Nam và từ Tây sang Đông [5]. 1.1.3. Khí hậu hải văn Vịnh Hạ Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa chính và 2 mùa chuyển tiếp: Mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ từ 15oC - 20oC. Mùa Hè từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ từ 26oC- 27oC. Hai mùa chuyển tiếp: Mùa Xuân và mùa Thu có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm 18oC-19oC. Khu vực vịnh Hạ Long có lượng mưa trung bình năm từ 2.000mm - 2.200mm. Độ mặn của nước biển chia làm 2 mùa tương ứng: Mùa mưa đạt 21‰ - 22‰, mùa khô đạt 32‰ - 33‰ [5]. Vịnh Hạ Long có chế độ nhật triều thuần nhất với độ lớn từ 3,5-4,5m, triều thấp vào các tháng 3, 4, 8 và 9, triều cao vào các tháng 1, 6, 7 và 12 [5]. 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực vịnh Hạ Long 1.2.1. Đặc điểm dân cư Dân số khu vực nghiên cứu (thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả) có khoảng 439.587 người chiếm 33,29% dân cư tỉnh Quảng Ninh.Trong đó khu vực thành phố Hạ Long có khoảng 249.264 người còn thành phố Cẩm Phả khoảng 190.232 người. Mật độ dân cư khu vực nghiên cứu là 664 người/km2. Dân số đông, mật độ dân số lớn, tập trung nhiều ở vùng ven biển tạo áp lực lớn đối với môi trường khu vực vịnh Hạ Long [6]. 1.2.2. Các hoạt động phát triển kinh tế a) Hoạt động khai thác khoáng sản Các hoạt động khai khoáng có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường vịnh Hạ Long. Vùng ven biển của vịnh Hạ Long là vùng khai thác than lớn nhất cả nước, các mỏ than lớn ở Hạ Long (Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo) với sản lượng khai thác mỗi năm đạt trên 10 triệu tấn, trong khi đó trữ lượng than ở Cẩm Phả rất lớn (ước khoảng 3 tỷ tấn).Than đá được khai thác ở đây từ thời Pháp thuộc gắn liền với nó là các ngành cơ khí, vận tải đường bộ, đường sắt và bến cảng góp phần đáng kể vào thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực [7] . 5
  14. Ngoài than đá, vùng này cũng giàu các loại tài nguyên khoáng sản khác như đá vôi, đất sét, cao lanh và antimon. Hạ Long có nhiều mỏ đất sét tốt với khoảng 6 nhà máy sản xuất gạch ngói. Vùng đá vôi ở Cẩm Phả là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triển sản xuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng [7]. b) Ngành công nghiệp Các cơ sở công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh tập trung chủ yếu ở hai thành phố Hạ Long và Cẩm Phả. Riêng Tp Hạ Long có 1.470 cơ sở sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp bao gồm khai thác chế biến than, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến gỗ, lương thực thực phẩm, may mặc. Có 3 khu công nghiệp tập trung là Cái Lân, Việt Hưng và Hà Khánh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến thực phẩm hải sản đang phát triển mạnh. Nhà máy đóng tàu Hạ Long có thiết kế đóng tàu dưới 53.000 tấn, nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh có tổng công suất 1.200MW. Trong khi các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo thiết bị điện tử, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu cũng rất phát triển ở Cẩm Phả. [7] c) Ngành dịch vụ - du lịch Ngành dịch vụ - du lịch được xác định là một trong những nghành kinh tế chủ lực của tỉnh Quảng Ninh. Thành phố Hạ Long đã quy hoạch vùng kinh tế du lịch-thương mại, bao gồm phía Nam phường Bãi Cháy, phường Hùng Thắng và đảo Tuần Châu. Hàng năm thành phố Hạ Long đón hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế. Đi kèm du lịch, ngành công nghiệp dịch vụ cũng phát triển với 20 khách sạn 4-5 sao và hơn 300 khách sạn nhỏ cùng với nhiều nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu mua sắm. Theo thống kê của Ban quản lý vịnh Hạ Long trong năm 2018 trên vịnh Hạ Long có 505 tàu du lịch hoạt động, trong đó có 314 tàu vận chuyển khách tham quan theo tiếng, 189 tàu lưu trú nghỉ đêm trên vịnh, 02 tàu nhà hàng. Điều này đã tạo ra áp lực lớn đối với tài nguyên và môi trường của vịnh Hạ Long [3]. 6
  15. Bảng 1: Tình hình khách du lịch đến Hạ Long trong giai đoạn 2015 - 2019 Số lượt khách Số lượt khách Năm Tổng khách nội địa quốc tế 2015 834.197 1.741.330 2.575.527 2016 1.000.832 2.143.488 3.144.320 2017 1.214.390 2.709.653 3.924.043 2018 1.280.297 2.854.922 4.135.219 2019 1.501.270 2.895.583 4.396.853 (Nguồn: Số liệu do sinh viên điều tra, thu thập tại Ban quản lý VHL tháng 5/2020) d) Ngành giao thông vận tải Với lợi thế về vị trí địa lý, địa hình nên kinh tế giao thông vận tải biển, cảng biển, kho bãi rất phát triển ở khu vực vịnh Hạ Long và lân cận với nhiều cảng lớn nhỏ. Trong đó có cảng nước sâu Cái Lân thuộc cụm cảng Hòn Gai với khả năng xếp dỡ 5 đến 8 triệu tấn/ năm đang được xây dựng và mở rộng thành một trong những cảng biển quốc tế lớn nhất Việt Nam. Quốc lộ 18 chạy ven qua vịnh Hạ Long nối liền Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái là đầu mối giao thông quan trọng trong giao thương hàng hóa của khu vực miền Bắc và giao thương quốc tế với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc. Do khu vực này có sương mù lại là địa hình núi đá vôi, nên rủi ro về sự cố tràn dầu và ô nhiễm môi trường vịnh là khá lớn [7]. e) Hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản - Hoạt động khai thác thủy hải sản trên Vịnh: Theo tổng hợp báo cáo của Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ninh, toàn tỉnh có 10.502 tàu gắn máy, trong đó đã đăng ký, đăng kiểm 9.921 tàu, còn 581 tàu chưa đăng ký không cấp Giấy phép khai thác thủy sản. Trong đó khu vực vịnh Hạ Long, Bái Tử Long có số lượng phương tiện như sau: 7
  16. Bảng 2: Thống kê số lượng tàu khai thác thủy hải sản khu vực vịnh Hạ Long [7] STT Địa phương Số lượng tổng (chiếc) Tổng Đã đăng ký Chưa đăng ký 1 Yên Hưng 3.631 3.568 63 2 Hoành Bồ 37 33 4 3 Hạ Long 974 847 127 4 Cẩm Phả 296 265 31 5 Vân Đồn 1.599 1.498 101 Tổng số 6.635 6.211 326 Bên cạnh việc đánh bắt tự nhiên tỉnh Quảng Ninh cũng đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản. Tại khu vực vịnh Hạ Long đã phê duyệt 7 địa điểm nuôi trồng hải sản với trên 456 bè nuôi cá, ghẹ và dịch vụ nhà hàng; 60 ha mặt biển nuôi trai cấy ngọc [7]. 1.3. Các nguồn tác động đến chất lượng nước biển Vịnh Hạ Long 1.3.1. Tác động từ hoạt động san lấp mặt bằng, lấn biển Các dự án san lấp, lấn biển đã thực hiện trong các năm qua để xây dựng các khu đô thị mới đã gây sức ép không nhỏ đến môi trường sinh thái vịnh Hạ Long như: phá hủy và làm thu hẹp các bãi triều, diện tích các rừng ngập mặn, làm ảnh hưởng tới chất lượng nước Vịnh, gây bồi lắng đáy Vịnh. Trong năm 2016 khu vực ven bờ vịnh Hạ Long vẫn có một số khu vực được san lấp xây dựng cơ sở hạ tầng như: Dự án Công viên Đại dương Hạ Long; dự án Khu nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại (Shophouse), khu dịch vụ hỗn hợp và hệ thống hạ tầng kỹ thuật thuộc khu dịch vụ cao cấp Bến Đoan; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu vực đảo Tuần Châu.v.v.. Tác động của các hoạt động này dù chỉ là tạm thời, tuy nhiên trong các kết quả quan trắc trong năm đã ghi nhận sự gia tăng của một số thông số ô nhiễm như TSS, Độ đục ... 8
  17. 1.3.2. Tác động do chất thải sinh hoạt của dân cư ven bờ Khu vực ven bờ vịnh Hạ Long (gồm cả vịnh Hạ Long và Bái Tử Long) là khu vực có mật độ dân cư cao gồm các khu dân cư chính là TP. phố Hạ Long, TP.Cẩm Phả, Huyện Hoành Bồ, Huyện Vân Đồn và Thị xã Quảng Yên. Hiện nay, các khu dân cư (trừ TP.Hạ Long có 1 số trạm xử lý nước thải) đều không có nhà máy hay trạm xử lý nước thải. Nước thải tại các khu dân cư này đang đổ trực tiếp ra vịnh Hạ Long mà không qua xử lý. Khu vực TP.Hạ Long có các nhà máy và trạm xử lý nước thải nhưng tổng công suất chỉ đạt 41% tổng lượng thải. Theo thống kê của sở Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng nước thải (hỗn hợp) khu vực Hạ Long là 30.398m3/ngày. TP Hạ Long hiện có 5 trạm xử lý nước thải. Các trạm xử lý nước thải đô thị với tổng công suất thiết kế đạt 15.100 m3/ngày đêm. Như vậy ước tính khu vực vịnh Hạ Long đang phải tiếp nhận ít nhất 15.298 m3/ngày đêm nước thải, đấy là chưa kể hoạt động của các trạm xử lý nước thải kém hiệu quả, chưa vận hành hết công suất thiết kế hoặc không hoạt động nên vẫn còn lượng nước thải lớn rò rỉ ra ngoài môi trường, một số khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao có thể kể đến như khu vực Lán Bè – Cột 5, khu vực Cao Xanh, Hà Khánh, khu vực Cái Dăm, khu đô thị ven biển Cẩm Phả…[3] Chất thải rắn khu vực ven bờ đã được thu gom, tuy nhiên do lượng thải lớn, hạ tầng kỹ thuật thu gom cũng như ý thức của người dân chưa cao nên vẫn có một lượng rác không nhỏ xả xuống vịnh Hạ Long gây khó khăn cho hoạt động thu gom cũng như ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, mỹ quan của vịnh Hạ Long. 1.3.3. Tác động do chất thải từ hoạt động công nghiệp, dịch vụ Trong khu vực vịnh Hạ Long và xung quanh vịnh là địa bàn có nhiều khu, cụm công nghiệp với nhiều ngành nghề như: kinh doanh xăng dầu, cảng biển, cơ khí, đóng tàu, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm... Các hoạt động công nghiệp này đặc biệt là các hoạt động xả thải đã và đang có những tác động xấu đến môi trường vịnh Hạ Long. Trong năm 2018, theo thống kê từ danh sách các đơn vị đã được cấp phép xả thải thì tại khu vực vịnh Hạ Long, tổng lượng nước thải từ hoạt động 9
  18. công nghiệp, dịch vụ… tính theo khối lượng xả thải tối đa là 85,6 triệu m3, một phần đã được qua xử lý. Tuy nhiên, do khối lượng nước thải quá lớn nên công tác giám sát nước thải qua xử lý của các cơ quan chức năng không được thường xuyên mà chủ yếu chỉ qua kết quả phân tích của doanh nghiệp tự thực hiện nên chưa thực sự phản ảnh hết mức độ ô nhiễm của nước thải [3]. a) Nước thải từ hoạt động khai thác và kinh doanh than Tại khu vực vịnh Hạ Long – Bái Tử Long, theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh, tổng lượng nước thải từ các mỏ than tại khu vực Hạ Long, Cẩm Phả là 150.149m3/ngày, tương đương 54,8 triệu m3/năm. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) đã đầu tư xây dựng 35 trạm xử lý nước thải mỏ đưa vào hoạt động theo tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, trong đó có 33 trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại B của QCVN 40:2011/BTNMT, 02 trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại A của QCVN 40:2011/BTNMT. Tuy nhiên, các trạm xử lý nước thải chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần xử lý, vẫn còn một lượng lớn nước thải từ ngành than chưa được xử lý đang xả thải trực tiếp vào các con sông, suối, vịnh Hạ Long và nguồn nước công cộng khác… Bên cạnh đó ý thức của ngành than đối với công tác bảo vệ môi trường chưa cao, nhiều mỏ mặc dù có hệ thống xử lý nước thải nhưng vẫn cố tình lén lút xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường [7]. Đất đá thải ra từ hoạt động khai thác than cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường vịnh Hạ Long. Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, hàng năm lượng đất đá thải sinh ra trong quá trình khai thác than khoảng 200 triệu m3, các bãi thải thường nằm gần vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Lượng đất đá thải tại các bãi thải mỏ được đổ cao ở gần bờ biển hoặc ở thượng nguồn các lưu vực sông, suối nhỏ. Trong khi các suối đều ngắn, dốc và đổ trực tiếp ra biển. Bởi vậy mỗi khi vào mùa mưa, đặc biệt khi có mưa với cường độ cao, một lượng vật liệu lớn từ các bãi thải bị đưa ra biển gây bồi lấp dòng chảy, làm ô nhiễm môi trường nuớc. Hầu hết các khai trường khai thác nằm cạnh vịnh Cửa Lục, vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, chúng trở thành nguồn cung cấp vật chất gây ô nhiễm môi trường nước và bồi lấp dải ven biển [3]. 10
  19. Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh và vận chuyển than cũng đang tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái vịnh Hạ Long. Dọc ven bờ vịnh Hạ Long – Bái Tử Long và vùng phụ cận tập trung nhiều kho than, cảng than, hầu hết các kho, cảng này đều không chú trọng công tác bảo vệ môi trường, không có hệ thống xử lý nước thải, không có biện pháp ngăn chặn việc rửa trôi than trên bề mặt kho, cảng xuống biển, không có hệ thống ngăn chặn bụi phát tán ra môi trường. b) Nước thải từ hoạt động công nghiệp khác Ngoài công nghiệp khai thác than, trong khu vực vịnh Hạ Long và xung quanh là địa bàn có nhiều khu, cụm công nghiệp với nhiều ngành nghề như: kinh doanh xăng dầu, cảng biển, cơ khí, đóng tàu, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm... Các hoạt động công nghiệp này đặc biệt là các hoạt động xả thải đã và đang có những tác động xấu đến môi trường vịnh Hạ Long Một số loại hình công nghiệp và dịch vụ gây ô nhiễm nước cụ thể như sau: * Công nghiệp đóng tàu Khu vực vịnh Hạ Long có 2 nhà máy đóng tàu lớn là Công ty đóng tàu Hạ Long và xí nghiệp đóng tàu thuộc tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, ngoài ra còn nhiều xưởng đóng tàu nhỏ lẻ của tư nhân tập trung chủ yếu trong khu vực vịnh Cửa Lục và một số khu vực thuộc thành phố Cẩm Phả. Ngoài hoạt động đóng tàu, các cơ sở này còn thực hiện các hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện thủy. Ô nhiễm chủ yếu từ công nghiệp đóng tàu là ô nhiễm dầu và kim loại nặng. Hiện nay, các xưởng đóng tàu đều nằm sát ngay mép nước, có nguy cơ một phần nước thải, chất thải từ quá trình sản xuất sẽ bị xả trực tiếp xuống vịnh đặc biệt là khi có các sự cố môi trường [3]. * Ô nhiễm dầu từ hoạt động kinh doanh xăng dầu trên và ven bờ vịnh Các phương tiện kinh doanh xăng dầu với số lượng lớn nằm rải rác tại nhiều khu vực thuộc vịnh Hạ Long nên công tác quản lý, kiểm soát công tác bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn, các sự cố ô nhiễm có thể xảy ra tại bất cứ địa điểm hay khu vực di chuyển nào của các phương tiện [3]. 11
  20. * Sản xuất hóa chất mỏ Hiện nay, tại vùng phụ cận vịnh Hạ Long có 2 nhà máy sản xuất hóa chất mỏ gồm: Nhà máy sản xuất hóa chất mỏ Quảng Ninh và nhà máy hóa chất mỏ Cẩm Phả. Mặc dù chưa có phát hiện nào về việc rò rỉ hóa chất, tuy nhiên, nhà máy này tiềm ẩn nguy cơ rất lớn đối với môi trường vịnh [3]. * Sản xuất xi măng Hiện nay ven bờ khu vực vịnh Hạ Long – Bái Tử Long có 3 nhà máy xi măng lớn là nhà máy Xi măng Cẩm Phả, Xi măng Thăng Long, Xi măng Hạ Long. Lượng bụi trong quá trình sản xuất và bốc rót các sản phẩm clinker đang gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan của khu Di sản [3]. * Chế biến thủy sản. Nhà máy chế biến thủy sản Quảng Ninh có vị trị nằm ngay tại vùng đệm của khu Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, mặc dù nhà máy đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm nếu xảy ra các sự cố môi trường. Ngoài ra trên vịnh Hạ Long còn có một số cơ sở chế biến thủy hải sản hoạt động theo mùa vụ trên Vịnh như hoạt động chế biến sứa. Hoạt động của các cơ sở này đều không có hệ thống xử lý các chất thải rắn và lỏng, toàn bộ các phụ phẩm chế biến và nước thải đều đổ trực tiếp xuồng vịnh gây ô nhiễm cục bộ cho khu vực đặc biệt là ô nhiễm về COD, BOD, ….[3] c) Chất thải từ hoạt động du lịch * Nhà hàng, khách sạn phục vụ du lịch Tại khu vực vịnh Hạ Long hiện nay có 2 loại hình nhà hàng, khách sạn phục vụ du lịch mà cả 2 loại hình này đều có những tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái vịnh. Đó là các nhà hàng, khách sạn trên bờ và nhà bè, phương tiện nổi kinh doanh thủy hải sản trên vịnh. Các nhà hàng, khách sạn trên bờ chủ yếu được tập trung tại khu vực Bãi Cháy và khu vực dọc theo đường bao biển từ núi Bài Thơ đến khu vực Cột 8 – phía Hòn Gai. Hiện nay, khu vực Bãi Cháy có 322 khách sạn, cơ sở lưu trú các loại. Lượng nước thải rất lớn phát sinh từ các du khách là một áp 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2