intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn nông nghiệp tại xã Vũ Quý huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

13
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn nông nghiệp tại xã Vũ Quý huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình" đánh giá hiện trạng phát sinh CTR nông nghiệp tại xã Vũ Quý; đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTR nông nghiệp tại xã Vũ Quý; đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý CTR nông nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn nông nghiệp tại xã Vũ Quý huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG ĐỖ LAN CHI ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ VŨ QUÝ-HUYỆN KIẾN XƯƠNG-TỈNH THÁI BÌNH Khoá luận tốt nghiệp hệ chính quy Ngành: Quản lý môi trường (Chương trình đào tạo hệ chuẩn) Hà Nội - 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG ĐỖ LAN CHI ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ VŨ QUÝ-HUYỆN KIẾN XƯƠNG-TỈNH THÁI BÌNH Khoá luận tốt nghiệp hệ chính quy Ngành: Quản lý môi trường (Chương trình đào tạo hệ chuẩn) Cán bộ hướng dẫn: TS. Đào Văn Hiền Hà Nội - 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Khoá luận là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu kết hợp với thực tiễn và sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Để hoàn thành khoá luận này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô giáo trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng các thầy cô giáo giảng dạy tại Khoa Môi trường và Bộ môn Quản lý môi trường đã dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức chuyên môn, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành các thủ tục bảo vệ khoá luận. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Đào Văn Hiền – Giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, nhắc nhở, quan tâm và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn đến Ủy ban nhân dân xã Vũ Quý, các phòng ban có liên quan và người dân xã Vũ Quý đã hợp tác, nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện thành công luận văn này. Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn và những tình cảm yêu mến nhất đến những người thân, gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên, cổ vũ tinh thần em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Do kiến thức và khả năng còn hạn chế nên khoá luận của em còn nhiều thiếu xót, em mong nhận được sự góp ý và nhận xét của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày....tháng....năm 2021 Sinh viên Đỗ Lan Chi i
  4. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ......................................................................... v DANH MỤC HÌNH ......................................................................... vi DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................ vii MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......... 2 1.1. Sơ lược về xã Vũ Quý ......................................................................... 2 1.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 2 1.1.2. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 3 1.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................... 4 1.2. Khái niệm chất thải rắn nông nghiệp.................................................. 5 1.3. Tình hình phát sinh chất thải nông nghiệp ở Việt Nam .................... 6 1.3.1. Sơ lược về tình hình sản xuất nông nghiệp ở nước ta ................. 6 1.3.2. Các nguồn phát sinh và xử lý chất thải rắn nông nghiệp ở Việt Nam ............................................................................................................ 7 1.4. Tình hình phát sinh chất thải rắn nông nghiệp tỉnh Thái Bình.......10 1.4.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình năm 2018 ...... 10 1.4.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình năm 2019 ...... 10 1.4.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình năm 2020 ...... 11 1.5. Ảnh hưởng của chất thải rắn nông nghiệp đối với môi trường ......12 1.5.1 Ảnh hưởng của chất thải rắn nông nghiệp đối với môi trường đất ................................................................................................................... 12 1.5.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn nông nghiệp đối với môi trường nước .......................................................................................................... 12 1.5.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn nông nghiệp đối với môi trường không khí .................................................................................................. 14 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 16 ii
  5. 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................16 2.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................16 2.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................16 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................16 2.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu .................................. 16 2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn .............................. 17 2.4.3. Phương pháp đánh giá dựa trên hệ số phát thải ....................... 17 2.4.4. Phương pháp phân tích xử lý số liệu .......................................... 18 2.4.5. Phương pháp phân tích SWOT ................................................... 18 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 19 3.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Vũ Quý...............................19 3.1.1. Tình hình chăn nuôi...................................................................... 19 3.1.2. Tình hình trồng trọt ...................................................................... 20 3.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn nông nghiệp tại xã Vũ Quý .......21 3.2.1. Chất thải rắn trong chăn nuôi ..................................................... 21 3.2.2. Chất thải rắn trong trồng trọt...................................................... 21 3.2.3. Tình hình sử dụng bao bì hoá chất BVTV .................................. 22 3.3. Hiện trạng chất thải rắn nông nghiệp tại xã Vũ Quý ......................23 3.3.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn chăn nuôi ............................... 23 3.3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn trồng trọt................................ 23 3.3.3. Xử lý bao bì phân bón, hóa chất BVTV ...................................... 25 3.4. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn nông nghiệp tại xã Vũ Quý .....................................................................................................................26 3.4.1. Những khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý chất thải rắn nông nghiệp tại xã Vũ Quý. .................................................................... 26 iii
  6. 3.4.2. Đánh giá của người dân về hiệu quả công tác quản lý rác thải nông nghiệp của xã Vũ Quý. .................................................................. 27 3.5. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn nông nghiệp tại xã Vũ Quý .....................................................................................................................28 3.5.1. Giải pháp về hỗ trợ khoa học và công nghệ .............................. 28 3.5.2. Giải pháp về tổ chức và thể chế chính sách. .............................. 31 3.5.3. Giải pháp về nhân lực .................................................................. 32 3.5.4. Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức.............................. 32 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................... 34 4.1. Kết luận ...............................................................................................34 4.2. Khuyến nghị .......................................................................................35 CHƯƠNG V: TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................... 36 A. Tài liệu tiếng Việt .................................................................................36 B. Tài liệu tiếng Anh .................................................................................37 PHỤ LỤC ....................................................................................... 38 iv
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Hiện trạng canh tác một số loại cây trồng trên cả nước ..................... 6 Bảng 2: Số lượng chăn nuôi qua các năm ........................................................ 7 Bảng 3. Ước tính lượng phụ phẩm trồng lúa ở Việt Nam năm 2017 .............. 8 Bảng 4. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn từ các hoạt động chăn nuôi .......... 9 Bảng 5: Tổng sản lượng cây trồng và vật nuôi năm 2018 ............................. 10 Bảng 6: Tổng sản lượng cây trồng và vật nuôi năm 2019 ............................. 10 Bảng 7: Tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình năm 2020 ............... 11 Bảng 8: Tổng lượng gia súc, gia cầm tại xã trong ba năm 2018, 2019, 2020 . ......................................................................................................................... 19 Bảng 9: Tổng lượng sản lượng cây trồng của xã Vũ Quý ba năm 2018, 2019, 2020 ................................................................................................................. 20 Bảng 10: Tổng lượng chất thải rắn chăn nuôi tại xã Vũ Quý trong ba năm 2018, 2019, 2020 ....................................................................................................... 21 Bảng 11: Tổng lượng chất thải rắn trồng trọt tại xã Vũ Quý trong ba năm 2018, 2019, 2020 ....................................................................................................... 22 Bảng 12: Khối lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương ................ 22 Bảng 13: Phân tích SWOT trong công tác quản lý chất thải rắn nông nghiệp tại xã Vũ Quý ....................................................................................................... 26 v
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 1: Bản đồ xã Vũ Quý ................................................................................ 2 Hình 2: Hình ảnh xã Vũ Quý ............................................................................ 4 Hình 3: Biểu đồ diện tích đất được sử dụng tại xã Vũ Quý .............................. 5 Hình 4: Tàn dư của rơm rạ sau khi đốt ........................................................... 13 Hình 5: Biểu đồ phương pháp xử lý chất thải rắn chăn nuôi tại xã Vũ Quý. . 23 Hình 6: Biểu đồ phương pháp xử lý rơm rạ tại xã Vũ Quý ............................ 24 Hình 7: Biểu đồ phương pháp xử lý vỏ trấu tại xã Vũ Quý ............................ 25 Hình 8: Biểu đồ phương pháp xử lý bao bì hóa chất BVTV tại xã Vũ Quý... 25 Hình 9: Biểu đồ đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nông nghiệp của xã Vũ Quý ................................................................................................. 28 vi
  9. DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật CTR Chất thải rắn CTRNN Chất thải rắn nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNMT Tài nguyên môi trường TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân vii
  10. MỞ ĐẦU Giống như nhiều xã, huyện khác trong tỉnh Thái Bình, xã Vũ Quý có diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên. Hiện tại, hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 46,8% về số hộ và số dân đang sinh sống tại xã. Trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt chương trình chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất, sản lượng lương thực và cơ bản đảm bảo được lương thực ở khu vực nông thôn. Diện tích nông nghiệp tăng (từ 122 ha năm 2018 lên 152,7 ha năm 2020) và tổng sản lượng lúa tăng (từ 800 tấn năm 2018 lên 1389,04 tấn năm 2020), tổng sản lượng khoai lang (94,7 tấn năm 2018 lên 111,3 tấn năm 2020), tổng sản lượng đậu tương (52,2 tấn năm 2018 lên 60 tấn năm 2020). Cơ cấu cây trồng, vật nuôi có sự chuyển biến mạnh, bước đầu đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp, những mô hình sản xuất sản phẩm hàng hoá giá trị cao dần được hình thành, quan hệ sản xuất đã có sự đổi mới. Trong sản xuất nông nghiệp tập quán canh tác truyền thống đã và đang gây tác động tới môi trường. Tuy nhiên, việc quản lý môi trường trong sản xuất nông nghiệp hiện nay chưa được quan tâm đúng mức; công tác quản lý, giám sát, cảnh báo, khắc phục ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp còn bị bỏ ngỏ, các chính sách bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp chưa được triển khai kịp thời trong khi định hướng phát triển của xã trong 10 năm tiếp theo là phát triển công nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình” là việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa về mặt khoa học, vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. 1
  11. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Sơ lược về xã Vũ Quý Nguồn: Internet Hình 1: Bản đồ xã Vũ Quý 1.1.1. Vị trí địa lý • Vũ Quý là xã đồng bằng thuộc hạ lưu sông Hồng nằm về phía Bắc huyện Kiến Xương, phía Nam tỉnh Thái Bình. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 282 ha chiếm 1,42% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh, và có diện tích nhỏ nhất trong huyện. • Nằm trong tọa độ địa lý từ 20o16’ đến 20o30’ vĩ độ bắc và từ 106o 21’ đến 1060 29’ độ kinh đông. • Nằm phía Nam của tỉnh Thái Bình + Tiếp giáp: Phía Đông giáp xã Quang Lịch Phía Tây giáp xã Vũ Trung Phía Nam giáp xã Quang Bình Phía Bắc giáp xã Vũ Ninh 2
  12. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên • Thổ nhưỡng Do đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ điển hình nên địa hình của huyện khá bằng phẳng độ dốc trung bình khoảng 1%/km rất thuận lợi cho phát triển kinh tế và sinh hoạt của nhân dân đặc biệt là cho phát triển nông nghiệp nhất là trồng lúa và cây ăn quả. [4] • Thủy văn Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 - 2.000 mm, tập trung chủ yếu vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10. Lượng mưa chiếm đến 80% lượng mưa cả năm. Vào mùa này lượng mưa cao điểm có ngày cường độ lên tới 200 - 350 mm/ngày. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 với tổng lượng mưa khoảng 20 % lượng mưa cả năm, các tháng 12 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi. Tháng 2 và tháng 3 thời kỳ này mưa phùn ẩm ướt. [4] • Khí hậu Khí hậu xã Vũ Quý mang tính chất chung của khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng một năm có 4 mùa rõ rệt đây là điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, tuy nhiên khí hậu nóng ẩm cũng là điều kiện tốt cho sâu bệnh phát triển vì thế cần phải có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh. • Độ ẩm không khí giao động từ 80 - 90%. • Bức xạ mặt trời lớn, số giờ nắng trung bình từ 1.600 - 1.800 giờ/năm, tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 1.600 - 1.800 KCQ/cm2/năm. • Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 240C, nhiệt độ cao nhất lên tới 390C và thấp nhất là 4,10C. chênh lệch nhiệt độ giữa ngày nóng và ngày lạnh khoảng 15 - 200C, trong một ngày đêm khoảng 8 – 100C. • Gió: gió thịnh hành là gió đông nam mang theo không khí nóng ẩm với tốc độ gió trung bình từ 2 - 5 m/giây. Mùa hè thường hay có gió giông bão kèm theo mưa to có sức tàn phá ghê gớm. Gió bão thường xuất hiện từ tháng 5 - tháng 7 có khi đến tháng 1. Mỗi năm trung bình có từ 2 - 3 cơn bão đổ bộ vào địa bàn huỵên, có năm có tới 6 cơn bão gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất 3
  13. và đời sống nhân dân. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh, có thể trồng các cây trồng ôn đới trong sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung khí hậu của xã Vũ Quý thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, song sự phân hoá của thời tiết theo mùa với những hiện tượng của thời tiết như giông bão, vòi rồng, gió mùa đông bắc khô hanh đòi hỏi có các biện pháp phòng chống lụt, hạn hán.[4] 1.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã Vũ Quý Hình 2: Hình ảnh xã Vũ Quý Xã Vũ Quý có số dân là 5191 người, có 1730 hộ. Dân cư phân chia làm 5 thôn gồm thôn 1 (687 người), thôn 2 (1093 người), thôn 3 (1012 người), thôn 4 (1284 người), thôn 5 (1105 người). Loại hình sản xuất, phát triển kinh tế tại xã chủ yếu là nông nghiệp, diện tích đất phục vụ nông nghiệp là 196,6 ha chiếm 69,7% tổng diện tích đất toàn xã; sau đó là công nghiệp có diện tích 24,5 ha chiếm 8,7%. 4
  14. 2.60% 0.80% 6.10% 8.70% 12.10% 69.70% Đất CN Đất NN Đất nhà ở Đất GTVT Đất xây dựng Đất nghĩa trang Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã Vũ Quý Hình 3: Biểu đồ diện tích đất được sử dụng tại xã Vũ Quý Theo thống kê của UBND xã, hiện nay xã có 3487 người đang trong độ tuổi lao động. • Nông nghiệp: 1767 lao động chiếm 50,67%. • Công nghiệp, TTCN: 1160 lao động chiếm 33,26 %. • Ngành nghề khác: 560 lao động chiếm 16,07 %. 1.2. Khái niệm chất thải rắn nông nghiệp Theo Báo cáo môi trường Quốc gia của Bộ Tài Nguyên và Môi trường năm 2011 định nghĩa “Chất thải rắn nông nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ,..) thu hoạch nông sản (rơm, rạ trấu, cám, lõi ngô, thân ngô,…) bao bì đựng phân bón, thuốc BVTV, các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biến thủy sản…” Chất thải rắn chăn nuôi bao gồm phân gia súc, gia cầm và các chất thải từ quá trình này. Chất thải chăn nuôi có thành phần phức tạp, giàu hữu cơ và được coi là nguồn ô nhiễm tiềm tàng. [2] Chất thải rắn nông nghiệp gồm các phế thải trong quá trình thu hoạch và chế biến nhiều loại cây trồng khác nhau như: các loại rơm, rạ sau thu hoạch 5
  15. lúa tại các cánh đồng, các loại lá, thân cây, cỏ dại tại các vườn cây, các phần dập úa và không sử dụng ở các ruộng rau khi thu hoạch. [2] Bao bì hoá chất bảo vệ thực vật là loại bao bì dùng để đựng các sản phẩm như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón,… ở dạng bột, dạng hạt hoặc dạng lỏng. Bao bì giúp bảo vệ sản phẩm bên trong tốt hơn trong các điều kiện môi trường khác nhau. [3] 1.3. Tình hình phát sinh chất thải nông nghiệp ở Việt Nam 1.3.1. Sơ lược về tình hình sản xuất nông nghiệp ở nước ta • Tình hình trồng trọt Bảng 1: Hiện trạng canh tác một số loại cây trồng trên cả nước [1] Nguồn: Niên giám thống kê 2017 Danh mục Đơn vị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Lúa cả năm: - Diện tích 1000 ha 7.828 7.752 7.720 - Năng suất tạ/ha 57,75 57,1 55,2 - Sản lượng 1000 tấn 45.212 44.225 42.84 Ngô: - Diện tích 1000 ha 1.150 1.100 1.047,1 - Năng suất tạ/ha 44,8 46,0 47,1 - Sản lượng 1000 tấn 5.230 5.100 5.130 Đậu tương: - Diện tích 1000 ha 100 98 81,9 - Năng suất tạ/ha 14,6 14,8 12,5 - Sản lượng 1000 tấn 146,0 145,0 102,3 Rau các loại: - Diện tích 1000 ha 890,4 900,0 929,5 - Năng suất tạ/ha 171 177,5 177,4 - Sản lượng 1000 tấn 15.303 15.975 16.490 6
  16. • Tình hình chăn nuôi Bảng 2: Số lượng chăn nuôi qua các năm [1] Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê 6/2018 Trâu Bò Lợn Gia cầm Năm (Triệu con) (Triệu con) (Triệu con) (Triệu con) 2015 2,52 5,37 27,75 341,9 2016 2,52 5,50 29,08 361,7 2017 2,49 5,65 27,40 385,4 6/2018 2,48 5,58 26,42 378,0 Phân bố trong chăn nuôi có sự phân cấp giữa các loài và vùng miền. Số liệu thống kê cho thấy, số lượng loài chăn nuôi tập trung vào các loại gia cầm và chăn nuôi lợn. Nhìn chung các loài đều có xu hướng tăng so với các năm trước. Về lãnh thổ: Chăn nuôi gia cầm phân bổ đều trong cả nước. Chăn nuôi lợn tập trung và các vùng đồng bằng, dân cư đông. Chăn nuôi đại gia súc tập trung tại các vùng trung du như Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Miền núi phía Bắc. 1.3.2. Các nguồn phát sinh và xử lý chất thải rắn nông nghiệp ở Việt Nam • Nguồn phát sinh chất thải rắn trồng trọt Chất thải phát sinh trong lĩnh vực trồng trọt bao gồm phụ phẩm nông nghiệp, bao bì hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV), bao bì phân bón và dầu máy trong sử dụng máy móc để sản xuất. Phụ phẩm nông nghiệp: gồm các loại chất hữu cơ không sử dụng sau thu hoạch như rơm, rạ, thân ngô, lá mía. Năm 2017, ước tính lượng phát sinh như sau: + Phụ phẩm từ cây lúa 7
  17. Bảng 3. Ước tính lượng phụ phẩm trồng lúa ở Việt Nam năm 2017 [1] Nguồn: Số liệu điều tra, 2018-Viện MTNN Rơm rạ Trấu Số lượng Số lượng TT Vùng sinh thái (nghìn Tỷ lệ (%) (nghìn Tỷ lệ (%) tấn) tấn) Đồng bằng sông 1 6,083.30 14,20 1,216.66 14,68 Hồng Trung du và miền 2 3,336.40 7,79 667.28 8,05 núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và 3 duyên hải miền 6,997.90 16,34 1,399.58 16,88 Trung 4 Đông Nam Bộ 1,396.70 3,26 279.34 3,37 Đồng bằng sông 5 25,021.10 58,41 4,726.70 57,02 Cửu Long Tổng cộng 42,835.40 100.00 8,289.56 100.00 + Phụ phẩm từ cây rau Chất thải trồng trọt: gồm các loại như bao bì thuốc BVTV, vỏ chai, túi đựng phân bón, dầu máy...Chất thải trồng trọt còn được kể đến các loại dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón đi vào đất, nước khi sử dụng quá liều lượng, cây trồng không hấp thu hết. Xét về mặt kinh tế thì khoảng 2/3 lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa sử dụng được đồng nghĩa với việc 2/3 lượng tiền người nông dân bỏ ra mua phân bón bị lãng phí, với tổng thất thoát lên tới khoảng 30 nghìn tỷ đồng tính theo giá phân bón. [1] • Nguồn phát sinh chất thải rắn trong chăn nuôi Ngành Chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay có xu hướng chuyển dịch từ quy mô nông hộ sang chăn nuôi tập trung và thâm canh với quy mô lớn. Cùng với xu hướng đó, ô nhiễm môi trường chăn nuôi tại các vùng nông thôn ngày càng trở nên nghiêm trọng. 8
  18. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT về chăn nuôi, cả nước hiện có khoảng 12 triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung. Trong đó, phổ biến ở nước ta là chăn nuôi lợn (khoảng 4 triệu hộ) và gia cầm (gần 8 triệu hộ), với tổng đàn khoảng 362 triệu con gia cầm, 29 triệu con lợn và 8 triệu con gia súc, mỗi năm khối lượng nguồn thải ra từ chăn nuôi ra môi trường là một con số khổng lồ - khoảng 84,5 triệu tấn/năm, trong đó, chỉ khoảng 20% được sử dụng hiệu quả (làm khí sinh học, ủ phân, cho cá ăn,…), còn lại 80% lượng chất thải chăn nuôi đã bị lãng phí và phần lớn thải ra môi trường gây ô nhiễm.[1] Theo số liệu thống kê từ cục chăn nuôi năm 2018, chất thải rắn phát sinh từ chăn nuôi như sau: Bảng 4. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn từ các hoạt động chăn nuôi [1] Nguồn: Cục Chăn nuôi, 2018 CTR bình Lượng CTR Vật nuôi quân (Triệu tấn/năm) (Kg/ngày/con) 2015 2017 T6/2018 Bò 10 19,59 20,64 55,8 Trâu 15 13,82 13,64 37,2 Lợn 2 25,32 25,01 52,84 Gia cầm 0,2 2,5 2,81 7,56 Dê, cừu 1,5 1,03 1,49 Ngựa 4 0,09 0,13 Hươu, nai 2,5 0,06 0,06 Tổng cộng 62,41 63,78 153,4 9
  19. 1.4. Tình hình phát sinh chất thải rắn nông nghiệp tỉnh Thái Bình 1.4.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình năm 2018 Bảng 5: Tổng sản lượng cây trồng và vật nuôi năm 2018 [9] Trồng trọt Chăn nuôi (Tổng sản lượng) (Tổng số con) 1030,3 (nghìn Lúa Lợn 1000,3 (nghìn con) tấn) Khoai lang 39,4 (nghìn tấn) Trâu bò 54,8 (nghìn con) Đậu tương 3,9 (nghìn tấn) Gia cầm 13 (triệu con) Ngô 63,3 (nghìn tấn) Rau các loại 910,6 (tấn) Tổng sản lượng lúa tăng 11,98 tạ/ha so với năm 2017 cùng với đó sản lượng khoai lang và rau các loại cũng tăng lần lượt 11,3% và 12,4%. Trong khi đó, sản lượng đậu tương giảm 3,5% và ngô giảm 10,6%. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh tương đối ổn định, không xuất hiện các dịch bệnh nguy hiểm. Vì vậy tổng đàn lợn tăng 2%, trâu bò tăng 4.1% và tổng gia cầm tăng 2,9% so với năm 2017. 1.4.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình năm 2019 Bảng 6: Tổng sản lượng cây trồng và vật nuôi năm 2019 [10] Trồng trọt (tấn) Chăn nuôi (nghìn con) Lúa 553.171 Lợn 603,7 Khoai lang 36.864 Trâu bò 54,3 Rau các loại 607.018 Gia cầm 13,98 Ngô 48.221 Sản xuất lúa vụ mùa 2019 diễn ra trong điều kiện khá thuận lợi về thời vụ, diện tích lúa xuân thu hoạch nhanh gọn và sớm hơn.Diện tích gieo cấy lúa vụ mùa năm 2019 đạt 78.467 ha, giảm 0,6% so với vụ mùa năm 2018 trong khi đó cây mùa vụ tăng 1,27%. Số lượng trâu bò tăng 2,75% và gia cầm tăng 9,25% ngược lại do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi tổng đàn lợn giảm tới 49,96%. 10
  20. Thái Bình là tỉnh nông nghiệp truyền thống. vì vậy chiến lược phát triển của tỉnh chủ yếu dựa trên việc thâm canh chăn nuôi và trồng trọt. 1.4.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình năm 2020 Bảng 7: Tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình năm 2020 [8] Tổng DT Tổng DT Trong đó lúa vụ cây màu xuân đã vụ xuân DT cây gieo cấy đã trồng màu vụ Rau (theo số (theo số Đậu, đỗ Huyện hè đã Ngô màu liệu của liệu của dưa, bí trồng khác Cục Cục Thống kê Thống kê tỉnh) tỉnh) THÀNH 2.227 531 550 - 220 350 PHỐ TB QUỲNH 11.080 1.414 1.400 420 550 430 PHỤ HƯNG 10.637 2.528 1.820 680 690 450 HÀ ĐÔNG 11.203 1.676 1000 50 350 600 HƯNG THÁI 12.352 2.295 1.700 - 1.100 600 THỤY TIỀN 9.904 2.083 900 140 270 490 HẢI KIẾN 11.068 1.376 800 - 400 400 XƯƠNG VŨ 7.780 2.867 1.800 250 900 650 THƯ Cộng 76.252 14.770 9.970 1.540 4.460 3.970 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2