Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống tưới đơn giản trong sản xuất chè nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè tại xã La Bằng - huyện Đại Từ
lượt xem 5
download
đề tài luận giải được những vấn đề hiệu quả kinh tế và thực tiễn; phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất chè kết hợp với hệ thống tưới đơn giản; đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chè và phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống tưới đơn giản trong sản xuất chè nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè tại xã La Bằng - huyện Đại Từ
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------o0o------ HOÀNG NHƯ CƯƠNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG TƯỚI ĐƠN GIẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ TẠI XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Kinh Tế Nông Nghiệp Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN – 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------o0o------ HOÀNG NHƯ CƯƠNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG TƯỚI ĐƠN GIẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ TẠI XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Kinh Tế Nông Nghiệp Lớp : K47 – Kinh Tế Nông Nghiêp Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đỗ Hà Phương THÁI NGUYÊN - 2019
- i LỜI CẢM ƠN Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp. Sau 4 năm phấn đấu học tập với sự động viên của gia đình, bạn bè và đăc biệt là quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của nhà trường và sự dạy bảo tận tình của thầy cô, tôi đã hoàn thành xong lớp đại học kinh tế nông nghiệp và đề tài này. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Kinh tế và PTNN, tập thể lớp cùng các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tạo điều kiện về mọi mặt để tôi thực hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn Th.S Đỗ Hà Phương đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cùng cán bộ Trạm Khuyến Nông huyện Đại Từ nơi tôi thực tập, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô, các bạn chỉ bảo, giúp đỡ để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên,ngày tháng năm 2019 Sinh Viên Hoàng Như Cương
- ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa 01 HTT Hệ thống tưới 02 ĐVT Đơn vị tính
- iii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất của xã La Bằng 2017 - 2018 ....... 31 Bảng 3.2. Diện tích chè xã La Bằng giai đoạn 2016 – 2018 .......................... 34 Bảng 3.3. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng hệ thống tưới trên 1 ha sản xuất chè tại địa bàn xã La Bằng .................................................................. 36 Bảng 3.4. Tình hình nhân lực sản xuất chè các hộ điều tra năm 2018 ........... 38 Bảng 3.5. Phương tiện phục vụ sản xuất chè của các hộ điều tra ................... 39 Bảng 3.6. Diện tích đất trồng chè của các hộ điều tra .................................... 40 Bảng 3.7. Diện tích trồng mới và trồng cải tạo chè năm 2018 ....................... 41 Bảng 3.8. Chi phí bình quân sản xuất sản xuất chè trước và sau khi lắp đặt HTT ............................................................................................... 44 Bảng 3.9. Thu nhập từ chè của các hộ điều tra ............................................... 45 Bảng 3.10. Kết quả sản xuất của hộ điều tra ................................................... 45 Bảng 3.11. Giá bán và sản lượng chè khô trung bình của các hộ điều tra năm 2018............................................................................................... 47 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm chè của các nông hộ xã La Bằng........42
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ ii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học và học tập.......................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn. ....................................................................................... 3 4. Bố cục khóa luận: .......................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận về đề tài ................................................................................ 5 1.1.1. Tầm quan trọng của cấy chè đối vơi đời sống con người ....................... 5 1.1.2. Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế .......................................................... 6 1.1.3. Đặc điểm, yêu cầu về điều kiện sinh thái và vai trò của cây chè trong cuộc sống ......................................................................................................... 13 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 17 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trè trên thế giới. .................................... 17 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại Việt Nam................................... 19 1.2.3. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên ............... 22
- v CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....25 2.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 25 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 25 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 25 2.2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 25 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 26 2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ............................................... 26 2.4.2. Phương pháp so sánh............................................................................. 27 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27 2.4.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 27 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN............................ 30 3.1. Đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của xã La Bằng ............ 30 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 30 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 32 3.2. Thực trạng phát triển sản xuất chè của xã La Bằng ................................. 34 3.2.1. Tình hình sản xuất chè tại xã La Bằng. ................................................. 34 3.2.2. Năng suất, sản lượng ............................................................................. 36 3.3. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu ............................................... 37 3.3.1. Đặc điểm chung của hộ trồng chè. ........................................................ 37 3.4. Phân tích hiệu quả kinh tế của cây chè trên địa bàn xã La Bằng, huyện Đại Từ.............................................................................................................. 44 3.4.1. Tình hình sản xuất của các hộ trồng chè ............................................... 44 3.5. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh chè tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên..................................................... 48 3.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè .............................................. 48 3.5.2. Nhóm nhân tố về kỹ thuật ..................................................................... 49
- vi 3.5.3. Nhóm nhân tố về kinh tế ....................................................................... 49 3.5.4. Nhóm nhân tố về lao động .................................................................... 50 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CHỀ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................................. 51 4. 1. Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương................................... 51 4.1.1. Quy hoạch vùng sản xuất chè ............................................................... 51 4.1.2. Giải pháp về giống ................................................................................ 51 4.1.3.Giải pháp kỹ thuật .................................................................................. 52 4.1.4.Tăng cường hoạt động thông tin thị trường và xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm chè ...................................................................................... 53 4.1.5.Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở vùng chè .................... 53 4.1.6. Giải pháp về thương mại và tiêu thụ sản phẩm..................................... 54 4.1.7.Giải pháp về công tác khuyến nông ....................................................... 54 4.2. Nhóm giải pháp đối với nông hộ.............................................................. 55 4.2.1. Giải pháp về vốn đầu tư cho cây chè .................................................... 55 4.2.2. Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................ 56 4.2.3. Giải pháp về chế biến ............................................................................ 57 KẾT LUẬN .................................................................................................... 58
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chè là một trong những cây có giá trị cao ở trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, là cây xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc miền núi. Riêng với tỉnh Thái Nguyên cây chè đã góp phần làm giàu cho nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là chủ cơ sở nhỏ và các doanh nghiệp. Ngành chè Thái Nguyên đã giải quyết việc làm cho 66.000 hộ nông dân, sản lượng chè khô thu được hàng năm đạt 16.000 tấn, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 4,2 - 4,8 triệu USD [1]. Việt Nam được đánh giá là nước có ngành sản xuất chè truyền thống với nhiều vùng chè đặc sản nổi tiếng. Sản lượng chè hàng năm đạt 577 nghìn tấn chè thô. Chè Việt Nam đã được xuất sang 107 thị trường trên thế giới, trong đó có 68 thị trường thuộc các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu là chè bán thành phẩm với chất lượng ở mức trung bình. Câu hỏi mà ngành chè đang quan tâm nhất hiện nay là làm sao quy hoạch tốt nguồn nguyên liệu, nâng cao chất lượng chè phục vụ xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định được thương hiệu chè Việt Nam trên thị trường thế giới. Hiện nay tham gia chế biến và tiêu thụ chè tại Thái Nguyên có các thành phần kinh tế: Công ty TNHH, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 29 doanh nghiệp, trong đó có 8 doanh nghiệp nhà nước, 2 công ty cổ phần, còn lại là các doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh phân bố trong các huyện trong tỉnh, 2 công ty cổ phần, còn lại là các doanh nghiệp tư nhân. Tuy vậy nguồn chè cung cấp để sản xuất thì vẫn còn rất hạn chế về chất lượng, mẫu mã dẫn tới giá thành của chè xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng có giá thấp hơn 25 - 50% so với giá thị trường thế giới. Đối với người dân thì cây
- 2 chè đã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định, cải thiện đời sống kinh tế văn hoá xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho bộ phận lao động dư thừa nhất là ở vùng nông thôn. Mặt khác cây chè có chu kỳ kinh tế dài, nó có thể sinh trưởng, phát triển và cho sản phẩm liên tục khoảng 30-40 năm, nếu chăm sóc tốt thì chu kỳ còn kéo dài hơn. La Bằng là một xã sản xuất nông lâm nghiệp là chính, trong sản xuất nông nghiệp thì cây chè được coi là một trong những cây trồng chủ lực của xã, giải quyết công ăn việc làm, cho thu nhập tương đối cao đã và đang góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân nông thôn. Xuất phát từ thực tiễn nói trên tôi đã lựa chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống tưới đơn giản trong sản xuất chè nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè tại xã La Bằng - huyện Đại Từ” để nghiên cứu sự khác biệt khi áp dụng hệ thống tưới tự động đơn giản vào quá trình trồng chè 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá được hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất chè kết hợp với hệ thống tưới nước đơn giản 2.2. Mục tiêu cụ thể - Luận giải được những vấn đề hiệu quả kinh tế và thực tiễn. - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất chè kết hợp với hệ thống tưới đơn giản Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chè và phát triển bền vững 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học và học tập - Đề tài là thông tin cơ sở về đặc điểm hiệu quả thu được từ trồng chè kết hợp với hệ thống nước trên địa bàn.
- 3 - Luận văn nghiên cứu thành công sẽ là công trình khoa học dùng để tham khảo cho lãnh đạo huyện, các sở, ban ngành thuộc tỉnh trong công tác phát triển cây chè kết hợp với hệ thống tưới đơn giản nhằm giảm bớt công lao động và tăng năng xuất sản xuất chè hằng năm - Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại kiến thức cơ bản và những kiến thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà trường, đồng thời tạo điều kiên cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức ngoài thực tế. - Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần học hỏi, sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định hướng ý tưởng điều kiện thực tế. - Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hôi được thực tế vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học và làm bàn đạp cho việc xuất phát những ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn. - Từ kết quả nghiên cứu của bản thân, kết hợp những kinh nghiệm, những kiến thức đã được học tập, sẽ góp phần vào báo cáo nghiên cứu hiệu quả kinh tế mô hình chè kết hợp hệ thống tưới đơn giản. - So sánh được sự phát triển và hiệu quả kinh tế của cây chè khi có sử dụng hệ thống tưới đơn giản với sản xuất chè không sử dụng hệ thống tưới đơn giản trên mô hình sản xuất chè tại xã La Bằng. Thông qua việc sử dụng các phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu về hiệu quả kinh tế cây chè để minh họa về những kết quả đạt được phát triển cây chè tại xã La Bằng. - Xác định được các kết quả tăng trưởng sản lượng hưởng đến hiệu quả kinh tế cây chè khi có sử dụng hệ thống tưới đơn giản đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững tại địa phương.
- 4 4. Bố cục khóa luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm có 4 chương sau: Chương 1: Tổng quan tài liệu Chương 2: Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu thảo luận Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè trên địa bàn xã La Bằng - huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên
- 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận về đề tài 1.1.1. Tầm quan trọng của cấy chè đối vơi đời sống con người Chè là loại cây trồng 1 lần nhưng có thể thu hoạch nhiều lần: từ 30 đến 50 năm. Trồng và thâm canh từ đầu, liên tục trong 3 năm cây chè được đưa vào giai đoạn thu hoạch do có tính ổn định về năng suất mang lại lợi ích kinh tế cao. Ngoài ra cây chè là cây cần nhiều lao động trong việc trồng và thu hoạch. Từ búp chè hay các phần khác của cây chè mà người ta chế tạo ra các sản phẩm khác nhau như: chè tươi, chè túi lọc, chè xanh, chè đen, chè vàng... Các kết quả nghiên cứu khảo cổ kết hợp với tra cứu sử sách của Việt Nam và Trung Quốc đều cho thấy rằng tuy Trung Quốc được xem là nơi truyền bá việc uống trà, nhưng cây chè lại là cây bản địa của Việt Nam, có thể gọi Việt Nam là một trong những quê hương của chè cây chè cổ, điều này được khẳng định cả trong và ngoài nước (theo Ủy ban khoa học xã hội, “Trà Kinh” của Lục Vũ, “Nghiêm Bắc tạp chí” của Lý Trọng Tân,…). Trà với công dụng làm con người tỉnh táo đã trở thành thức uống giải khát của người Việt từ thế kỷ III. Không những thế, trà còn được nâng lên thành một nét phong tục, một thú vui [3]. Chè có nhiều vitamin giúp thanh lọc cơ thể, giải khát, có tác dụng giảm thiểu một số bệnh thường gặp về máu... do đó chè đã trở thành đồ uống phổ thông trên thế giới Tại một số nước thói quen uống nước chè đã tạo thành một nền văn hóa truyền thống, một tập quán. Hiện nay khoa học tiến bộ đã đi sâu vào nghiên cứu tìm ra được một số hoạt chất quý có trong cây chè như: cafein, vitamin A, B1... Đặc biệt trong cây chè còn chứa Vitamin C là loại Vitamin dùng để điều chế thuốc tân dược vì thế chè không những là loại cây giải khát mà chè còn có tên trong danh sách cây y dược [12]. Ở Nhật Bản, cây
- 6 chè bắt đầu được biết đến khi nhà sư Saicho mang từ Trung Quốc sang vào thế kỷ thứ VIII cùng với các tư tưởng văn hóa, nghề trồng trọt, Phật giáo. Tuy nhiên, trà chỉ thực sự chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của người dân Nhật kể từ khi nhà sư Eisai gieo trồng trong vườn chùa những hạt giống cây chè ông mang về từ Trung Quốc trong chuyến đi tham vấn học đạo vào năm 1191, ông đã khuyến khích nông dân, Phật tử trồng loại cây này, đồng thời quảng bá những lợi ích của trà về mặt y học. Hiếm có một quốc gia nào mà ở đó, trà được nâng lên thành “đạo” như ở Nhật Bản. Đó là sự kết hợp giữa tính Thiền của Phật giáo và sự giản dị trong văn hóa uống trà [6]. Chè còn là một món không thể thiếu trong các dịp lễ hội, các dịp tết, cưới hỏi, ma chay. Trong các dịp đó nếu thiếu đi chè thì bản sắc văn hóa của đất nước có hơn 4000 năm lịch sử cũng bị mất đi. Vì thế đối với các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì cây chè được coi như là truyền thống của dân tộc [10]. Hiện nay chè là loại cây có giá trị xuất khẩu cao ngoài ra tại thị trường trong nước hiện nay cũng đòi hỏi về chất lượng cây chè ngày càng cao. Phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ giúp tăng thu nhập cho người nông dân tại một số vùng miền núi do cơ sở vật chất còn thiếu thốn, kỹ thuật thô sơ. Ngoài ra còn có tác dụng phủ xanh đồi trọc bảo vệ sinh thái môi trường. Lực lượng lao động dồi dào, nhân dân ta lại có kinh nghiệm khéo léo trong thu hoạch góp phần tạo được việc làm cho phần đông người lao động chưa có việc làm. Do đó việc phát triển ngành chè trong những năm tới là rất khả thi. 1.1.2. Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế 1.1.2.1 Quan điểm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh sử dụng nguồn nhân lực, vật lực để đạt được hiệu quả cao nhất hay nói cách khác hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của một hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng một hoạt động kinh tế là tăng cường lợi dụng các nguồn lực có sẵn
- 7 trong một hoạt động kinh tế. đây đòi hỏi khách quan của một nền sản xuất xã hội, do nhu cầu vật chất ngày càng cao. * Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế được xác định bằng công thức: Hiệu quả kinh tế = kết quả thu được – chi phí bỏ ra. (H) = (Q) - (C) Quan điểm này không còn phù hợp nữa, vì nếu cùng một kết quả sản xuất như nhau nhưng khác nhau về chi phi sản xuất sẽ khác nhau về hiệu quả. Không phản ánh đúng mục tiêu của người sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí. * Quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng nhịp độ tăng trưởng sản xuất hoặc tổng sản phẩm quốc dân, hiệu quả cao khi nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu đó cao và hiệu quả kinh tế có nghĩa là không lãng phí. Một nền kinh tế là có hiệu quả khi nó nằm trên giới hạn năng lực sản xuất đặc trưng bằng chỉ tiêu sản lượng tiềm năng của kinh tế, sự chênh lệch giữa sản lượng tiềm năng thực tế (sản lượng cao nhất có thể đạt được trong điều kiện toàn dụng công nhân) và sản lượng thực tế là sản lượng tiềm năng mà xã hội không dùng được phần bị lãng phí. * Quan điểm thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng là đại diện cho mức sống nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản xuất xã hội. * Quan điểm thứ tư: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh về chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.
- 8 * Quan điểm thứ năm: hiệu quả của một quá trình nào đó, theo định nghĩa chung là mỗi quan hệ tỷ lệ giữa hiệu quả (theo mục đích) với các chi phí sử dụng (nguồn lực) để đạt được kết quả đó. Tóm lại: Từ các quan điểm trên chúng tôi thấy rằng. Hiệu quả kinh tế là thể hiện hiệu quả so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí nguồn lực bỏ ra. Khi kết quả đạt được chỉ bằng chi phí bỏ ra là lãng phí nguồn lực, khi sử dụng tiết kiệm một nguồn lực để đạt một kết quả nhất định là hiệu quả kinh tế cũng khác nhau vẫn phải dựa trên nguyên tắc so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí nguồn lực bỏ ra. 1.1.2.2 Khái niệm của hiệu quả kinh tế - Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình tăng cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự nhiên để phục vụ cho lợi ích của con người. Xuất phát từ các góc độ xem xét, các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo Kar Marx, hiệu quả là việc“tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và hiệu quả cũng lã quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động"". Kar Marx cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là sơ sở tiết kiệm của hết thảy mọi xã hội" Theo David Begg (1992), “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa này mà không cắt giảm một loại hàng hóa khác"vàông còn khẳng định “Hiệu quả nghĩa là không lãng phí”.Các quan điểm này đúng trong nền kinh tế thị trường ở các nước phát triển nhưng khó xác định vì chưa đề cập đến chi phí để tạo ra sản phẩm, nhất là ở các nước đang phát triển hay chậm phát triển. Theo Nguyễn Như Ý (1999), “Hiệu quả được hiểu như một hiệu số
- 9 giữa kết quả với chi phí, tuy nhiên trong thực tế đã có trường hợp không thực hiện được phép trừ hoặc phép trừ không có ý nghĩa" Các nhà kinh tế học thị trường như Samuelson, Nordhaus cho rằng “Hiệu quả là một tình trạng mà trong đó các nguồn lực của xã hội được sử dụng hết để mang lại sự thỏa mãn tối đa cho người tiêu dùng"và “Hiệu quả kinh tế xảy ra khi không thể tăng thêm mức độ thỏa mãn của người này mà không làm phương hại cho người khác". Quan điểm này ưu việt hơn trong đánh giá hiệu quả đầu tư theo chiều sâu, hoặc hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật. Hiện nay, theo quan điểm mới, hiệu quả kinh tế (EE) gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân bổ (AE). Theo Colman và Young (1994), hiệu quả kỹ thuật được định nghĩa là khả năng của người sản xuất có thể sản xuất mức đầu ra tối đa với một tập hợp các đầu vào và công nghệ cho trước. Cần phân biệt hiệu quả kỹ thuật với thay đổi công nghệ. Sự thay đổi công nghệ làm dịch chuyển hàm sản xuất (dịch chuyển lên trên) hay dịch chuyển đường đồng lượng xuống phía dưới. Hiệu quả kỹ thuật được đo bằng số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể áp dụng kỹ thuật hay công nghệ. Hiệu quả kỹ thuật thường được phản ánh và biểu hiện trong mối quan hệ giữa các yếu tố trong hàm sản xuất và liên quan đến phương diện sản xuất vật chất. Nó phản ánh mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, giữa các yếu tố đầu ra với nhau và giữa các sản phẩm khi nhà sản xuất quyết định sản xuất. Vì thế, nó được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào cụ thể. Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị chi phí nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả phân bổ là thước đo phản ánh mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp các đầu vào tối ưu, nghĩa là tỷ số giữa sản
- 10 phẩm biên của yếu tố đầu vào nào đó sẽ bằng tỷ số giá cả giữa chúng. Hiệu quả phân bổ là hiệu quả do giá các yếu tố đầu vào và đầu ra được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất, hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố giá của đầu vào và giá của đầu ra. Việc xác định hiệu quả phân bổ giống như xác định các điều kiện về lý thuyết để tối đa hóa lợi nhuận, hiệu quả kinh tế được tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quản phân bổ. Theo Begg và cộng sự (1992) hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt một trong hai chỉ tiêu hiệu quả nói trên (hoặc là hiệu quả kỹ thuật, hoặc là hiệu quả phân bổ) mới là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Vì thế, chỉ khi nào sử dụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Trong sản xuất chè, khi xét đến hiệu quả kinh tế cần chú ý hiệu quả kinh tế tuân theo quy luật năng suất cận biên giảm dần, nghĩa là sự phản ứng của năng suất cây chè với mức đầu tư sẽ bị giảm dần kể từ một thời điểm nào đó, điểm đó gọi là điểm tối ưu sinh học [9]. Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế nhằm đạt được mục tiêu là với khối lượng tài nguyên nguồn lực nhất định phải tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn nhất. Nói cách khác là ở một mức khối lượng và giá trị sản phẩm nhất định thì phải làm thế nào đểchi phí sản xuất là thấp nhất. Như vậy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố nguồn lực đầu vào và khối lượng sản phẩm đầu ra, kết quả cuối cùng của mối quan hệ này là thể hiện tính hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Với cách xem xét này, hiện nay có nhiều ý kiến thống nhất với nhau về hiệu quả kinh tế. Có thể khái
- 11 quát hiệu quả kinh tế như sau: + Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong họat động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phi bỏ ra là phần giá trị của các yếu tố nguồn lực đầu vào. Mối tương quan này cần xét cả về tương đối và tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Một phương án đúng hay một giải pháp kinh tế kỹ thuật hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết qủa thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết qua đó. + Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối (thương số) giữa kết qủa đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Với cách biểu hiện này nó đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sử dụng CCI hiệu quả các nguồn lực sản xuất khác nhau. Từ đó so sánh được hiệu quả kinh tế của các quy mô sản xuất khác nhau, nhưng nhược điểm của cách đánh giá này là không thể hiện được quy mô hiệu quả kinh tế nói chung. Cách đánh giá khác về hiệu quả kinh tế nữa là được đo bằng hiệu số giữa kết quả sản xuất đạt được và lượng chi phi bỏ ra để đạt được kết quả đó. + Cách xem xét khác về hiệu quả kinh tế là so sánh giữa mức độ biến động của kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó. Biểu hiện của cách đánh giá này có thể so sánh chênh lệch về số tương đối và tuyệt đối giữa hai tiêu thức đó. Cách đánh giá này có ưu thế khi xem xét hiệu quả kinh tế của việc đầu tư theo chiều sâu hoặc trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tức là nghiên cứu hiệu quả của phần chi phí đầu tư tăng thêm. Tuy nhiên hạn chế của cách đánh giá này là không xem xét đến hiệu qua kinh tế của tổng chi phí bỏ ra. Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh bằng chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc trưng của nền
- 12 sản xuất xã hội. Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế xã hội khác nhau sẽ không giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, mục đích và yêu cầu của một đất nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể được đánh giá theo những góc độ khác nhau. Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là thực hiện những yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các nguồn lực xã hội. Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữuích thu được với lượng hao phí bỏ ra. Trên quan điểm toàn diện, có ý kiến cho rằng đánh giá hiệu quả kinh tế không thể loại bỏ mục tiêu nâng cao trình độ về văn hóa, xã hội và đáp ứng các nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường bền vững. Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường hiện tại và lâu dài. Đó là quan điểm đúng đủ trong kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay. 1.1.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế * Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị tính bằng tiền thu được của các loại sản phẩm trên một đơn vị diện tích trong một chu kỳ sản xuất. - Công thức tính: GO = ∑Qi x Pi. Trong đó: - Qi là khối lượng sản phẩm loại i. - Pi là giá trị cả sản phẩm i. * Chi phí không gian (IC): Là khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cụ lao động. - Công thức tính: IC = ∑Ci Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i trong vụ sản xuất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 493 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 579 | 90
-
Bài thuyết trình Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015
34 p | 488 | 80
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 418 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 502 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 404 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 394 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng nước cấp nuôi trồng thủy sản tại xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
108 p | 176 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 188 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 173 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của công trình cấp nước Thành phố số 1 thuộc Công ty cổ phần cấp nước Sơn La trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
88 p | 155 | 17
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp
125 p | 118 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 163 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng
199 p | 113 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 150 | 14
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tác động của chương trình 135 tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng báo thái xã Thanh Hòa, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
11 p | 139 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn phường Bách Quang, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2018
73 p | 77 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá ảnh hưởng dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình 135 trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
91 p | 94 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn