Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa tại địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
lượt xem 14
download
Đề tài tìm hiểu thực trạng nuôi lợn đen trên địa bàn huyện; tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi lợn đen trên địa bàn huyện; đánh giá những điểm mạnh/yếu, cơ hội/thách thức trong việc chăn nuôi LĐBĐ tại các hộ điều tra; đề xuất một số giải pháp để nâng cao HQKT chăn nuôi LĐBĐ tại các hộ điều tra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa tại địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------- GIÀNG THỊ SỦA Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC HỘ NUÔI LỢN ĐEN BẢN ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế và Phát triển nông thôn Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------- GIÀNG THỊ SỦA Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC HỘ NUÔI LỢN ĐEN BẢN ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K47 - KTNN - N01 Khoa : Kinh tế và Phát triển nông thôn Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : TS. Dương Hoài An Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, em nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây em xin chân thành cảm ơn đến những cá nhân và tập thể đó: Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo TS. Dương Hoài An, người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn tập thể các cơ quan, ban ngành: Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp, UBND và người dân các xã Nàn Sán, xã Sín Chéng và xã Quan Thần Sán của huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu để nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn tới những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã cùng chia sẻ những khó khăn, động viên và tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu thực hiện để hoàn thành luận văn. Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của tập thể, người thân và bạn bè đồng nghiệp đã dành cho em. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày……tháng..….năm 2019 Sinh viên Giảng Thị Sủa
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu cơ bản của huyện Si Ma Cai năm 2015 - 2017 ..... 38 Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động huyện Si Ma Cai ............................. 39 Bảng 4.3: Tổng đàn gia súc, gia cầm huyện Si Ma Cai năm 2016 - 2017...... 40 Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu thống kê của các biến được lựa chọn .................... 42 Bảng 4.5: Hiệu quả theo thời gian của các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn nghiên cứu ....................................................................................... 46 Bảng 4.6: Hiệu quả của các hộ điều tra theo địa bàn nghiên cứu ................... 47 Bảng 4.7: Ma trận SWOT chăn nuôi lợn đen bản địa ..................................... 50
- iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Hiệu quả phân phối và kỹ thuật ...................................................... 25 Hình 3.2: Hiệu quả theo quy mô ..................................................................... 28 Hình 4.1: Bản đồ huyện Si Ma Cai ................................................................. 34
- iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CỤM TỪ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA TỪ BQ Bình quân CC Cơ cấu DTTS Dân tộc thiểu số ĐVT Đơn vị tính KHKT Khoa học kỹ thuật LĐ Lao động LĐBĐ Lợn đen bản địa SL Số lượng UBND Ủy ban nhân dân
- v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................... 3 1.3.1 Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 4 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...................................... 5 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài ............................................................................... 5 2.1.1. Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế .......................................................... 5 2.1.2. Cơ sở lý luận về chăn nuôi lợn đen ....................................................... 11 2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 18 2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới về việc dùng DEA để đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn ....................................................................................... 18 2.2.2. Các nghiên cứu trong nước về việc dùng DEA để đánh giá hiệu quả kinh tế ...................................................................................................................... 18 CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 21 3.1. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ............................................ 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 21
- vi 3.1.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 21 3.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21 3.2.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra ............................................................ 21 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 22 3.2.3. Phương pháp so sánh............................................................................. 23 3.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lợn .......................................... 23 3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 24 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 34 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 34 4.1.1. Đặc điểm địa hình ................................................................................. 34 4.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội ....................................................................... 37 4.1.3. Tình hình đàn lợn đen bản địa huyện Si Ma Cai .................................. 40 4.2. Phân tích hiệu quả các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn nghiên cứu 41 4.2.1. Đặc điểm các hộ điều tra và các yếu tố đầu ra, đầu vào cho quá trình nuôi lợn đen bản địa ................................................................................................ 41 4.2.2. Hiệu quả các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn nghiên cứu ............ 46 4.3. Phân tích SWOT chăn nuôi LĐBĐ của các hộ điều tra ........................... 48 4.3.1. Thuận lợi - cơ hội .................................................................................. 48 4.3.2. Khó khăn - thách thức ........................................................................... 49 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 52 5.1. Kết luận .................................................................................................... 52 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 52 5.2.1. Đối với nhà nước ................................................................................... 52 5.2.2. Đối với địa phương ............................................................................... 52 5.2.3. Đối với hộ chăn nuôi ............................................................................. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54 PHỤ LỤC
- 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua cùng với sự phát triển của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi của nước ta đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và tích cực, dần đáp ứng được mục tiêu ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Với nhiệm vụ cung cấp nguồn thực phẩm không thể thiếu hang ngày như thịt, trứng, sữa…cho con người, cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt, nguồn nguyên liệu cho chế biến, cung cấp hang hóa cho xuất khẩu. Ngành chăn nuôi có một vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong đời sống kinh tế xã hội. Huyện Si Ma Cai là một trong những huyện nghèo của tỉnh Lào Cai hiện nay trong cơ cấu kinh tế nông thôn ngành nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao.Trong chăn nuôi giữ một vai trò khá quan trọng đối các hộ trên địa bàn Huyện đặc biệt là nuôi lợn. Chăn nuôi lợn phù hợp với điều kiện của đa số các hộ gia đình như có diện tích rộng, nguồn thức ăn dồi dào tiết kiệm thời gian lúc nông nhàn. Đối với lợn đen Si Ma Cai có đặc điểm là chịu đựng kham khổ, dễ nuôi, phàm ăn, chống chịu tốt. Đặc biệt giống lợn này có giá trị kinh tế cao vì chúng là nguồn thực phẩm đặc sản. Chính vì vậy chủ trương những năm tới của huyện phải tang quy mô chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi theo hướng trang trại. Trong chăn nuôi hiện nay thì chăn nuôi các giống lợn đen chiếm tỷ lệ cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, cũng như các hộ dân trong trong địa bàn Huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
- 2 Trong chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn đen nói riêng ngoài yếu tố về chất lượng sản phẩm thì hiệu quả kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu. Và để đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi thì các yếu tố về giống, chuồng trại, thú y, công chăm sóc, thức ăn là các chỉ tiêu quan trọng. Trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, năng suất chất lượng sản phẩm thấp, sức cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất còn nghèo nàn dẫn tới việc chăn nuôi không ổn định, hiệu quả kinh tế chưa cao. Nền kinh tế nước ta cần phát triển kèm theo cuộc sống của người dân được cải thiện, nhu cầu của người dân ngày càng đa dạng hơn. Người dân có xu hướng tiêu dùng những thực phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Riêng đối với thịt lợn, hiện nay người tiêu dùng ưa chuộng các loại sản phẩm tươi sạch, chất lượng thì đảm bảo. Lợn đen là loài vật từ lâu đã quen thuộc với người dân vùng núi, lợn đen dễ nuôi, khả năng sống khỏe, chống chịu với khí hậu khắc nghiệt và địa hình của miền núi. Bằng việc đưa các mô hình chăn nuôi lợn đen tại các địa phương vùng núi nông thôn đã đạt những hiệu quả đáng kể. Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh địa phương để giúp người dân vươn lên thoát nghèo, tiến tới làm giàu huyện Si Ma Cai đã triển khai một số mô hình chăn nuôi lợn đen tại một số hộ và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên để phát triển chăn nuôi lợn đen theo phương pháp bền vững, ngành chức năng cần có những giải pháp hữu hiệu hơn nữa đẻ hô trợ người chăn nuôi . Hiện nay trong cơ cấu kinh tế nông thôn huyện ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao. Trong đó chăn nuôi giữ một vai trò khá quan trọng với các hộ trê địa bàn xã đặc biệt là chăn nuôi lợn đen.Chăn nuôi lợn đen phù hợp với điều kiện của đa số các hộ gia đình như có diện tích đất rộng, nguồn thức ăn dồi dào, nguồn lao động sẵn có.Chính vì vậy chủ trương những năm tới của huyện làm
- 3 tăng quy mô chăn nuôi nhất là theo hướng ẩn xuất hang hóa, tập trung đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người cũng như các hộ nông dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai. Đây là nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cho các hộ nông dân phát triển và ở rộng diện tích chăn nuôi. Vậy làm sao để nghề chăn nuôi lợn ngày càng một được nhân ra rộng nhiều địa phương, làm sao để nghề là một hướng đi mới nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân không chỉ có trong huyện Si Ma Cai mà còn mở rộng ra nhiều địa phương khác, làm thế nào để ngành trở thành một giải pháp thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng trong chăn nuôi, là một huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, Si Ma Cai là huyện vùng cao biên giới, địa hình phức tạp, nhiều núi đá vôi đồi trọc, với khí hậu phù hợp giao thông tương đối thuận lợi.Trước tình hình đó, để khắc phục những khó khăn, thực trạng trên tôi đi tới nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa tại địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn đen bản địa của các nông hộ trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu thực trạng nuôi lợn đen trên địa bàn huyện. - Tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi lợn đen trên địa bàn huyện. - Đánh giá những điểm mạnh/yếu, cơ hội/thách thức trong việc chăn nuôi LĐBĐ tại các hộ điều tra. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao HQKT chăn nuôi LĐBĐ tại các hộ điều tra. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- 4 1.3.1 Ý nghĩa khoa học Cung cấp thêm các thông tin khoa học cho sản xuất lợn đen bản địa tại tỉnh Lào Cai cũng như các địa phương khác ở các tỉnh Miền núi phía Bắc có điều kiện tương tự. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào việc đánh giá sát thực hơn về chăn nuôi giống lợn đen bản địa tại địa phương. Đề tài còn cho người dân thấy được hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn đen bản địa Si Ma Cai. Đồng thời giúp cho các nhà lãnh đạo địa phương có căn cứ để xây dựng những chính sách phát triển mô hình này tại địa phương nói riêng và nông sản phẩm hàng hóa trên địa bàn huyện nói chung. Đề tài còn giúp cho cán bộ khuyến nông có căn cứ để khuyến cáo các cho hộ nông dân thấy được hiệu quả trong chăn nuôi lợn đen bản địa tại địa phương
- 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài 2.1.1. Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế 2.1.1.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Quá trình tăng cường tận dụng các nguồn kinh tế sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng, xuất phát từ giác độ nghiên cứu khác nhau các nhà kinh tế đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo GS.TS Ngô Đình Giao: “HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” (Ngô Đình Giao, 1997) [13]. Các Mác (1962) Hiệu quả kinh tế theo quan điểm của Mác,đó là việc “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các ngành” và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả” Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở hết thải mọi xã hội” [4]. Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phải phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bố các nguồn lực và hiệu quả kinh tế (M.J.Farrell, 1957) [12]. Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vĩ mô để xét tình hình sử dụng các nguồn nhân lực cụ nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng
- 6 vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả phân bổ các nguồn nhân lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu them trên một đồng chi phí thêm và đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả kinh tế là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả đặt được và chi phí bỏ ra để đặt được kết quả đó. Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, còn lượng chi phí bỏ ra là giá trị của các đầu vào. Mối quan hệ so sánh nay được xem xét về cả hai mặt (so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối). Như vậy, một hoạt động sản xuất nào đó đặt được hiệu quả cao chính là đã đặt được mối quan hệ tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đặt được kết quả đó. Có quan điểm lại xem xét, hiêu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ biến động của kết quả sản xuất và mức độ biến động của phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Việc so sánh này có thể tinhd cho số tuyệt đối và tương đối. Ưu điểm này có ưu việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều sâu hoặc hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả kinh tế của phần đầu tư thêm. Như vậy: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện 2.1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh tế HQKT được phân chia ra nhiều cách khác nhau tùy theo khía cạnh cần phản ánh. Căn cứ vào yếu tố cấu thành, chia ra hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối
- 7 và hiệu quả kinh tế. + Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị hi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất. + Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá thành sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm được trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Như vậy, hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố giá cả đầu vào và đầu ra. + Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Chúng có mối quan hệ như sau: Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật x Hiệu quả phân phối. Theo mức độ khái quát, hiệu quả kinh tế chia ra: + Hiệu quả kinh tế: Là so sánh giữa kết quả kinh tế với chi phí phân bổ để đạt được kết quả đó. + Hiệu quả xã hội: Là kết quả của các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnh công ích, phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội như tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, giảm tệ nạn xã hội. + Hiệu quả môi trường: Thể hiện ở việc bảo vệ tốt hơn môi trường như tăng độ che phủ mặt đất, giảm ô nhiễm nước, không khí… Trong các loại hiệu quả thì hiệu quả kinh tế là quan trọng nhất, nhưng khổng thể bỏ qua hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Vì vậy khi nói tới hiệu quả kinh tế, người ta thường có ý bao hàm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Theo phạm vi, hiệu quả kinh tế chia ra: + Hiệu quả kinh tế quốc dân: Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. + Hiệu quả kinh tế ngành: Tính riêng cho từng ngành: Trồng trọt, chăn nuôi hay hẹp hơn.
- 8 + Hiệu quả kinh tế vùng: Tính cho từng vùng. + Hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, các yếu tố đầu vào (Nguyễn Hữu Ngoan, 2005) [16]. 2.1.1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế Thực chất hiệu quả kinh tế là việc nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của từng đơn vị cần xác định những vấn đề sau: Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh được đánh giá là có đạt hay không? Tăng hay giảm? Thấp hay cao? Cần phải so sánh mức thực tế đạt được với một mốc nào đó. Tùy theo mục đích đánh giá và điều kiện tài liệu cho phép người ta có thể sử dụng một mốc hoặc kết hợp các mốc so sánh sau đây: Mức hiệu quả theo thiết kế hoặc tiềm năng. Mức tiềm năng của từng thời kỳ có thể cao hoặc thấp hơn mức thiết kế ban đầu. Mức kế hoạch hay định mức. Mức kỳ trước, hay một kỳ nào đó đã thực hiện trước đây. Mức trung bình hay tiên tiến trong ngành. Mức thực tế của đơn vị khác, doanh nghiệp khác, ngành khác, địa phướng khác hay một quốc gia khác Các mốc so sánh trên đây là căn cứ thực tiễn để đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hay sản phẩm. Việc so sánh hiệu quả kinh tế theo các mốc so sánh này gọi là cách đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh ở trạng thái động. Tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh trong trạng thái động, chúng ta còn đánh giá hiệu quả ở trạng thái tĩnh, nghĩa là không so sánh với một mốc nào mà vẫn biết được doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không hiệu quả. Trong trường hợp này rõ ràng cần dựa vào các tiêu chí cụ thể. Tùy vào mục đích kinh doanh, yêu cầu quản lý và điều kiện kinh tế, chính
- 9 trị, xã hội của mỗi quốc gia mà các tiêu chí này có khác nhau. Ở nước ta, đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra 6 tiêu chí để đánh giá các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hay không hiệu quả. Cụ thể là: - Bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh, trích khấu hao TSCĐ theo đúng quy định của chế độ hiện hành. - Kinh doanh có lãi, nộp đủ tiền thuê sử dụng vốn và lập đủ các quỹ doanh nghiệp (dự phòng tài chính, trợ cấp mất việc làm cho người lao động, đầu tư phát triển, phúc lợi…). - Nộp đủ tiền BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định. - Nộp đủ các loại thuế theo luật định. - Trả lương cho người lao động tối thiểu phải bằng mức bình quân của các doanh nghiệp trên cùng địa bàn. Đối với sản phẩm cụ thể, tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế có thể dựa vào quy mô sản xuất sản phẩm đó, công nghệ sản xuất hay quy trình kỹ thuật, mức đầu tư thâm canh, loại hình sản xuất hay tổ chức sản xuất (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005) [28]. 2.1.1.4. Sử dụng DEA để đánh giá hiệu quả kinh tế Phương pháp phân tích bao số liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) là một công cụ phân tích kinh tế khá mạnh, được sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp, nhóm hộ sản xuất. Trong phương pháp DEA, mô hình toán tuyến tính và kinh tế được lồng ghép và áp dụng khá linh hoạt. Phương pháp phân tích bao số liệu (DEA) – phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp đã được nghiên cứu, sử dụng khá nhiều trong các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học quốc tế về
- 10 kinh tế. Tuy nhiên, Ở Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản, phương pháp này vẫn còn tương đối mới, chưa được tiếp cận, áp dụng nhiều trong các nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp. Do tài liệu trong nước về phương pháp luận của phương pháp DEA đến nay hầu như chưa có, nên trích dẫn về tài liệu tham khảo chủ yếu là tài liệu nước ngoài. Phương pháp bao dữ liệu (DEA) được đưa ra bởi Charnes, Cooper và Rhodes (1978) (CCR), dựa trên ý tưởng của Farrell ( Farrell,(1957) về ước lượng hiệu quả kỹ thuật với đường biên sản xuất. Ý tưởng chính của DEA cổ điển là xác đinh đường biên sản xuất, t êr n đó điểm quyết định đơn vị DMUs được coi là hiệu quả, các DMUs không nằm trên đường biên sẽ được so sánh với DMUs tương đồng trên đường biên để ước tính điểm hiệu quả. DEA là một phương pháp phi ngẫu nhiên và phi tham số dựa trên cách tiếp cận quy hoạch tuyến tính. Nó được sử dụng rộng rãi đểđo lường hiệu quả tương đối của các đơn vị ra quyết định (DMUs), sử dụng nhiều đầu vào và đầu ra khác nhau. Các DMUs nằm trên lớp đường biên đầu tiên của DEA trường hợp xấu nhất là những DMUs rủi ro nhất và ở các lớp bên trong là ít rủi ro hơn. Tương tự đối với trường hợp DEA chuẩn, lớp đầu tiên là những DMUs hoạt động hiệu quả nhất và những lớp kê ́ tiếp là những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hơn. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra khi sử dụng 2 phương pháp này đê ̉ đánh giá, xếp hạng, đó là có những hãng nằm trên 2 đường biên ở các phân lớp khác nhau. DEA áp dụng được cả với các biến định tính (qualitative), do đó nó thường được ứng dụng để phân tích hiệu quả của các DMU hoạt động trong lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, bảo hiểm,… và tất nhiên là cả trong lĩnh vực kinh tế
- 11 như ngân hàng, chứng khoán, sản xuất kinh doanh. Vì DEA được xây dựng dựa trên các điểm thực tế (observed data) nên nó có thể được áp dụng với các mẫu nghiên cứu (sample size) nhỏ, khác với phương pháp phân tích hồi quy thường yêu cầu cỡ mẫu lớn. Do vậy DEA thường được sử dụng để phân tích chuyên sâu theo khu vực, địa phương (region), chẳng hạn như phân tích hiệu quả của các nền kinh tế trong ASEAN, các phòng ban trong 1 doanh nghiệp, các ngân hàng lớn (không phải chi nhánh) trên địa bàn Hà Nội,… Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này (so với phương pháp hồi quy) là nó không tính toán đến yếu tố sai số (error) hay nhiễu (noise), do đó trong DEA không tồn tại yếu tố mức ý nghĩa hay độ tin cậy (significant level). Đồng thời, điểm hiệu quả DEA là hiệu quả tương đối giữa các DMU với nhau, do đó nếu 1 DMU có điểm hiệu quả là 100% và nằm trên đường PF thì cũng KHÔNG có nghĩa là nó đã tối ưu trên thực tế (nó chỉ tối ưu HƠN các DMU khác trong phạm vi phân tích mà thôi). Vì vậy, DEA thường được thực hiện kết hợp với phân tích hồi quy trong một mô hình 2 bước (2-stages DEA) hay nhiều bước (multi-stages DEA) để làm tăng thêm tính thuyết phục của mô hình. Phương pháp phân tích bao số liệu sử dụng kiến thức về mô hình toán tuyến tính, mục đích là dựa vào số liệu đã có để xây dựng một mặt phẳng phi tham số (mặt phẳng giới hạn sản xuất). Khi đó, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ được tính toán dựa theo mặt phẳng này. 2.1.2. Cơ sở lý luận về chăn nuôi lợn đen 2.1.2.1. Khái niệm Chi lợn (hay chi Heo theo phương ngữ miền Nam của tiếng Việt) là một chi động vật móng guốc có nguồn gốc ở đại lục Á - Âu được gộp nhóm tổng thể với danh pháp khoa học là Sus, thuộc họ Lợn (Suidae). Lợn rừng đã được thuần hóa và nuôi như là một dạng gia súc nuôi để lấy thịt cũng như da. Các sợi long cứng của chúng còn được sử dụng để làm một số loại bàn chải, da
- 12 chúng có thể dùng để sản xuất bóng bầu dục. Ngoài ra, phân của lợn nhà cũng được dùng làm phân chuồng để cải tao đất (vi.wikipedia.org, 2016) [5]. 2.1.2.2. Ý nghĩa, vai trò của việc phát triển chăn nuôi lợn đen - Đáp ứng nhu cầu của con người: Lợn là loài cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người, 1 gam thịt lợn nạc cung cấp khoảng 22% nhu cầu protein. Sản lượng thịt lợn sản xuất ra cao hơn nhiều so với các loại gia súc khác, chiếm 80% tổng số thịt được tiêu thụ ở nước ta. Mặt khác nền kinh tế phát triển càng mạnh, đời sống của người dân càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của các loại thực phẩm có chất lượng cao ngày càng được gia tăng, đặc biệt là các loại thực phẩm được chế biến từ các giống lợn đen. Ưu điểm của các giống lợn này là thịt thơm ngon, có hương vị đặc trưng và khả năng chống chịu bệnh tật tốt (Lê Viết Ly và cs 2003) [10]. Hiện nay ngành chăn nuôi lợn đã nhập nhiều giống mới như lợn Landrace, lợn Yorkshire, lợn Duroc,… và đã đáp ứng phần lớn nhu cầu cho con người. Những giống lợn nhập cho năng suất cao và thời gian nuôi ngắn nhưng chất lượng lại kém hơn so với giống lợn đen. Mặt khác, từ tháng 8/2013 đến nay, dịch bệnh thường xuyên xảy ra dẫn đến số lượng đàn giống nhập nội giảm mạnh, nhiều hộ chăn nuôi bị thua lỗ, hiệu quả sản xuất thấp. Với những nguyên nhân đó các giống lợn đen đang được đầu tư phát triển do chúng có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng và người chăn nuôi. Đóng góp vào quỹ gen động vật Việt Nam. Giống lợn đen thường có tầm vóc nhỏ nhưng mang những đặc điểm di truyền quý giá. Đó là khả năng sử dụng các loại thức ăn thô nghèo dinh dưỡng, khả năng chống chịu các bệnh nhiệt đới nhất là bệnh ký sinh trùng. Phẩm chất thịt tốt, thơm, ngon phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Một số khác thích nghi với các vùng núi cao và nhiệt độ tương đối thấp như lợn Mường Khương và một số quen chịu với môi trường ẩm ướt như lợn Ỉ,… Đó là các tính trạng có ý nghĩa quan trọng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 485 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
65 p | 411 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 572 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 407 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 486 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 393 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 378 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp quản lý
71 p | 272 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 176 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương
73 p | 144 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 171 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của công trình cấp nước Thành phố số 1 thuộc Công ty cổ phần cấp nước Sơn La trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
88 p | 152 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 161 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 144 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp Đồ Sơn
64 p | 9 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Tràng Duệ
55 p | 7 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố của khu công nghiệp Hải Phòng
72 p | 8 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất đế giày An Lão
58 p | 6 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn