Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây thảo quả tại xã Tân Nam, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
lượt xem 6
download
Đề tài đánh giá thực trạng các hộ trồng thảo quả trên địa bàn xã Tân Nam, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong quá trình trồng thảo quả; xác định những yếu tố ảnh hưởng đến cây thảo quả và đề xuất một số giải pháp,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây thảo quả tại xã Tân Nam, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÈNG THÚY LỢI Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY THẢO QUẢ TẠI XÃTÂN NAM, HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÈNG THÚY LỢI Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY THẢO QUẢ TẠI XÃTÂN NAM, HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K47 - KTNN - N01 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đoàn Thị Mai Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa kinh tế và phát triển nông thôn, ThS. Đoàn Thị Mai, tôi tiến hành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây thảo quả tại xã Tân Nam, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang”. Luận văn được hoàn thoành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu lý luận và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Những kiến thức mà các thầy cô truyền lại đã làm thay đổi những ý tưởng, tư duy của em trong suất quá trình học tập. Trong quá trình thực tập khóa luận tốt nghiệp tại địa phương, nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè em đã hoàn thành tốt bản khóa luận tốt ngiệp này. Trước tiên em xin xảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm Khoa KT & PTNT cùng các thầy cô trong trường đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suất quá trình học tập. Đặc biệt em xin cảm sâu sắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn ThS. Đoàn Thị Mai, người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo UBND xã Tân Nam, nơi em thực tập, đã tạo điều kiện giúp đỡ để em tìm hiểu, thu thập số liệu phục vụ cho khóa luận tốt nghiệp. Có được kết quả này, em không thể không nói tới công lao và sự giúp đỡ của bà con nông dân trong xã đặc biệt là 3 thôn bản: Thôn Lùng Chún và thôn Nặm Ngoa, thôn Nặm Qua thuộc xã Tân Nam, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Những người đã cung cấp tư liệu, tư liệu khách quan, chính xác giúp em đưa ra những phân tích đúng đắn.
- ii Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã giúp đỡ em trong lúc khó khăn, vất vả để hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn bạn bè đã động viện tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp nhữn ý kiến quý báu để giúp em hoàn thành khóa luận này. Thái Nguyên, ngày…..tháng…..năm…. Sinh viên Lèng Thúy Lợi
- iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất của xã năm 2018......................................... 22 Bảng 4.2. Diện tích, mật độ dân số tại các thôn thuộc khu vực nghiên cứu năm 2018 ......................................................................................... 24 Bảng 4.3. Diện tích, sản lượng, năng suất cây trồng chính của xã năm 201827 Bảng 4.4. Tổng đàn gia súc, gia cầm của xã Tân Nam 2016 - 2018 ............. 28 Bảng 4.5. Diện tích và quy mô số hộ tham gia vào chuỗi giá trị thảo quả qua các năm 2016 - 2018 ....................................................................... 30 Bảng 4.6. Kết quả sản xuất thảo quả của xã qua 3 năm (2016 – 2018) .......... 34 Bảng 4.7. Số hộ điều tra ở các bản trong xã Tân nam .................................... 40 Bảng 4.8. Một số thông tin về chủ hộ điều tra ................................................ 40 Bảng 4.9. Chi phí sản xuất cho 1ha thảo quả năm 2018 ................................ 42 Bảng 4.10. KQ - HQSX 1 ha thảo quả năm 2018 ........................................... 43 Bảng 4.11. Chi phí sản xuất cho 1 ha chè năm 2018 ...................................... 44 Bảng 4.12. KQ - HQSX cho 1 ha chè năm 2018 ............................................ 45 Bảng 4.13. So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây thảo quả và chè ...................... 46 Bảng 4.14. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ................. 48
- iv DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Biểu đồ ý kiến về sự thay đổi mức sống của các hộ khi trồng thảo quả đến nay tại xã Tân Nam ....................................................... 49
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật CBKN Cán bộ khuyến nông CT135 Chương trình 135 Đ Đồng DT Diện tích ĐVT Đơn vị tính Ha Đơn vị tính diện tích HQKT Hiệu quả kinh tế HQ-HQSX Hiệu quả, hiệu quả sản xuất KHKT Khoa học kỹ thuật KT&PTNT Kinh tế và phát triển nông thôn LSNG Lâm sản ngoài gỗ NN&PTNN Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ph Độ chua SL Sản lượng SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức THCS Trung học cơ sở TT Thứ tự TBKT Tiến bộ kĩ thuật
- vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4 2.1.1. Những vấn đề cơ bản về cây thảo quả .................................................... 4 2.1.2. Vai trò của việc sản xuất cây thảo quả .................................................... 6 2.1.3. Các quan niệm về hiệu quả kinh tế ......................................................... 7 2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá ............................................................................... 8 2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11 2.2.1. Tình hình sản xuất cây thảo quả trên thế giới ....................................... 11 2.2.2. Tình hình sản xuất cây thảo quả tại Việt Nam ...................................... 12 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 17 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 17 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 17 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 17 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
- vii 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 17 3.4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu ................................... 20 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 21 4.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu ................................................... 21 4.1.1. Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội ....................................................... 21 4.1.2. Tài nguyên rừng .................................................................................... 27 4.1.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp .......................................................... 27 4.1.4. Tài nguyên rừng .................................................................................... 29 4.2. Thực trạng sản xuất thảo quả tại xã Tân Nam ......................................... 29 4.2.1. Những kết quả đạt được của chương trình thảo quả trên địa bàn xã Tân Nam... 31 4.3. Đánh giá hiệu quả cây thảo quả tại Tân Nam .......................................... 36 4.3.1. Khái quát chung .................................................................................... 36 4.3.2. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất. ........ 38 4.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế...................................................................... 39 4.3.4. Thuận lợi và khó khăn của việc trồng thảo quả tại xã Tân Nam .......... 47 4.4. Phân tích SWOT và các bên liên quan trong việc tham gia công tác trồng thảo quả tại xã Tân Nam ................................................................................. 47 4.5. Hiệu quả kinh tế do việc trồng thảo quả mang lại ................................... 49 4.5.1. Xóa đói giảm nghèo .............................................................................. 49 4.5.2. Nâng cao dân trí cho nông dân.............................................................. 50 PHẦN 5. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ............ 51 5.1. Phương hướng và mục tiêu của huyện Quang Bình trong việc phát triển cây thảo quả..................................................................................................... 51 5.2. Các giải giáp được đề ra để nâng cao hiệu quả kinh tế ............................ 52 5.2.1. Giải pháp ............................................................................................... 52 5.2.2. Kiến nghị ............................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58 PHỤ LỤC
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề - Trong nhưng năm gần đây, cây thảo quả của Quang Bình – Hà Giang đã trở thành cây trồng có giá trị kinh tế cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận nông dân ở vùng sâu, vùng xa. Cây thảo quả là cây trồng mỗi nhọn của huyện Quang Bình mang lại hiệu quả kinh tế cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên địa bàn huyện Quang Bình nói riêng và đóng góp một phần vào dự án phát triển kinh tế của tỉnh Hà Giang nói chung - Thảo quả được trồng ở phía bắc, thảo quả cũng được thu hoạch trong tự nhiên nhưng hạn chế, thảo quả hiện nay giá càng ngày càng cao. Thảo quả được trồng ở vùng núi cao hơn 1.000m, vùng có khí hậu mát lạnh, dưới những tán rừng to, đất ẩm, nhiều mùn. Ở Việt Nam, thảo quả được trồng ở các vùng núi Hoàng Liên Sơn và vùng Tây Bắc, như ở các huyện vùng cao thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu... Thảo quả có tác dụng: - Trong y học, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Hạt thảo quả được dùng làm thuốc có tác dụng tiêu tích, trị sốt, ấm bụng và giúp ăn ngon miệng. - Quả thảo quá chín phơi sấy khô thường dùng trong ẩm thực, được sử dụng rộng rãi nhằm tạo hương vị thơm ngon cho nhiều món ăn. - Thảo quả có tác dụng giúp giảm lượng caffeine trong cơ thể. - Làm giảm sự co thắt dạ dày và làm mát cho cơ thể - Trong dân gian, thảo quả được dùng để giảm bớt đau bụng ở trẻ em, làm giảm các cơn đau họng, giảm đau dây thần kinh, điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do dị ứng như ho, cảm lạnh, viêm phế quản và hen suyễn.
- 2 Vào những ngày mùa đông, người ta sẽ hái những quả chín vàng, đem về phơi hoặc sấy khô, khi dùng đập bỏ vỏ ngoài lấy hạt để sử dụng trong nấu ăn . Thảo quả còn được xem là “nữ hoàng” của các loại gia vị, vì đặc tính vừa thơm, vừa ngọt lại có chút cay nồng. Thảo quả được sử dụng để chưng cất thành tinh dầu để làm hương liệu và làm gia vị trong các món ăn và bánh kẹo. Ngoài ra, loại hạt này còn được sử dụng làm phụ gia trong đồ uống như trà và cà phê. - Quang Bình hiện là một trong nững xã được lãnh đạo chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm đến phát triển cũng như an ninh, văn hóa, xã hội. Đảm bảo lợi ích kinh tế của người dân kết hợp với phát triển văn hóa ổn định cho sự phát triển của toàn huyện Quang Bình nói chung và xã Tân Nam nói riêng. - Thảo quả được xác định là cây trồng mũi nhọn của toàn huyện. Vì vậy, cần phải đặt ra câu hỏi là cây thảo quả có vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế cũng như đóng góp vào thu nhập của người dân các thôn bản trồng thảo quả nói chung và xóa đói giảm nghèo nói riêng ở địa phương. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất thảo quả để nâng cao thu nhập cho người trồng thảo quả. Để trả lời những câu hỏi trên và quá trình học tập tại trường với sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn ThS. Đoàn Thị Mai tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây thảo quả tại xã Tân Nam, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang” . 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá chung hiệu quả kinh tế của cây thảo quả tại xã Tân Nam, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng các hộ trồng thảo quả trên địa bàn xã Tân Nam, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong quá trình trồng thảo quả.
- 3 - Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến cây thảo quả và đề xuất một số giải pháp. - Đề ra được một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng các hoạt động trồng và kinh doanh thảo quả. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học - Củng cố lý thuyết cho sinh viên. - Giúp rèn luyện kỹ năng, trang bị kiến thức thực tiễn, làm quen với công việc, phục vụ tích cực cho quá trình công tác sau này. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lí thông tin của sinh viên trong quá trình nghiên cứu. - Xác định cơ sở khoa học, làm sáng tỏ lý luận về quá trình phát triển sản xuất thảo quả tại địa phương. - Đề tài cung cấp thông tin về đặc điểm hiệu quả từ cây thảo quả trong xóa đói giảm nghèo tại xã Tân Nam là tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa KT & PTNT và các tổ chức khác nghiên cứu liên quan. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Nắm bắt được tình hình trồng thảo quả và vị trí của thảo quả trong sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương. - Đánh giá được hiệu quả từ cây thảo quả trong xóa đói giảm nghèo tạo cơ sở khoa học giúp cho địa phương vạch ra chiến lược phát huy những tiềm năng thế mạnh để phát triển cây trồng này trong những năm tiếp theo.
- 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Những vấn đề cơ bản về cây thảo quả 2.1.1.1. Đặc điểm sinh vật học của cây thảo quả Thảo quả còn có tên là Đò Ho, thảo đậu khấu, thường được nguời dân tộc dùng làm thuốc chữa đau bụng, giải độc,… Thảo quả tên khoa học là Amomum aromaticum Roxb, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Thảo quả là cây thân thảo sống lâu năm, mọc thành bụi cao 2 – 3 mét, thân ngầm, mọc ngang, có nhiều đốt, đường kính cây to từ 2,5 - 4 cm. Lá màu xanh nhạt mọc so le, có cuống hoặc không, không có lá kèm, bẹ lá dài có khía dọc ôm lấy thân, phiến lá dài 30 - 70 cm. Cụm hoa dạng bông mọc từ gốc, dài 12 - 20 cm, đường kính có thể tới 10cm, cuống cụm hoa dài 2 - 4cm, đường kính 1,5 - 2cm, đỏ, được phủ bởi nhiều bẹ hình bầu dục, nâu, xếp thành 2 dãy. Hoa màu vàng, dài 4 - 6cm, rộng 3 - 4cm. Quả tròn hơi dài hình trứng, màu đỏ sẫm, đường kính quả 2 - 3 cm, chia thành 3 ngăn, mỗi ngăn có khoảng 15 hạt. Hạt có áo hạt và có mùi thơm, hình tháp đẹp. 2.1.1.2. Đặc điểm sinh thái học của cây Thảo quả Thảo quả là cây ưa ẩm, mát chỉ có thể sinh trưởng và phát triển tốt dưới tán rừng có độ tán che 0,4 - 0,7; ở độ cao từ 1.300 – 2.200m so với mực nước biển, nơi thường xuyên có mây mù, ẩm ướt, mát với nhiệt độ trung bình khoảng 150C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất khoảng 90C và nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 200C. Lượng mưa trung bình năm trên 1800mm, độ ẩm không khí trong rừng trên 90%. Đất ferralit mùn trên núi cao, tầng đất mặt có mầu xám đen, hàm lượng mùn trên 7%, thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp, độ ẩm cao, chủ yếu (pH từ 4,2 - 5,3). Thảo quả đặc
- 5 biệt thích hợp khi sống dưới tán rừng trồng, rừng tự nhiên, có nhiều cây lá rộng, thường xanh che bóng, chiều cao vút ngọn trên 12m, chiều cao dưới cành trung bình trên 8m. 2.1.1.3. Đặc điểm kỹ thuật sản xuất thảo quả - Thảo quả là loài cây ưa bóng, ưa ẩm, kém chịu nóng, chịu được khí hậu lạnh. Điểm đặc biệt của cây thảo quả là chỉ phát triển bình thường và cho ra quả nếu được trồng dưới những tán cây lớn trong rừng nguyên sinh ở một số huyện vùng cao như tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La… nơi có độ tán che 30 - 50%, ở độ cao 1.000 - 2.0000 m, nhiệt độ bình quân 170C - 210C, lượng mưa trên 2.000 mm/năm. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 2 - 4, quả chín vào tháng 10 - 11. Mỗi chùm quả có từ 10 - 20 quả. Thảo quả sau khi trồng đến năm thứ 3, thứ 4 bắt đầu ra hoa kết quả. Hiện nay cây thảo quả được gây trồng nhiều các tỉnh vùng Tây Bắc. Đây là một nguồn thu nhập đáng kể của bà con dân tộc bản địa miền núi, thảo quả là loài cây dễ trồng và chăm sóc nên phù hợp với trình độ canh tác của bà con dân tộc. 2.1.1.4. Phân bố địa lý Thảo quả có nguồn gốc ở vùng cận Himalaya, phân bố ở Đông Bắc Ấn Độ, Nepal, Tây nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam là các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu… Ngoài ra thảo quả mọc tự nhiên phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như vùng Đông Nam Á, Malaysia, Australia… Ở Việt Nam, Thảo quả phân bố ở các huyện vùng cao thuộc các tỉnh phía Bắc như huyện Bát Xát, Sa Pa, Văn Bàn, Bảo Thắng – Lào Cai; huyện Mù Cang Chải – Yên Bái; huyện Hoàng Su Phì, Quang Bình, Xín Mần,Quản Bạ - Hà Giang; huyện Tuần Giáo – Điện Biên; huyện Phong Thổ, Tam Đường, Than Uyên – Lai Châu……
- 6 2.1.1.5. Giá trị sử dụng Hạt thảo quả có hàm lượng tinh dầu 1 – 1,5% có mùi thơm, vị nóng cay, dùng làm gia vị ăn liền với thịt cá. Ngoài ra nó còn được dùng trong sản xuất bánh kẹo. Thảo quả là một loại dược liệu để chữa bệnh đau bụng, đầy chướng, đau ngực, tiêu chảy, bệnh sốt rét. Nó cũng dùng để chữa ho, hôi miệng, đau răng, viêm lợi,… Thảo quả được sử dụng nhiều trong nước và xuất khẩu. Ở nước ta hàng năm sản xuất được trên 300 tấn thảo quả khô, riêng tỉnh Lào Cai đã sản xuất được trên 200 tấn thảo quả khô/năm. Trồng thảo quả dưới tán rừng sau 4- 5 năm cho năng suất ước đạt 200- 350kg quả khô/ha. Năm 2017 giá 1 kg Thảo quả khô giao động từ 400.000 – 450.000 đ. Thảo quả là cây trồng lâu năm, nếu chăm sóc, bón phân đúng quy trình kỹ thuật thời gian thu hoạch có thể đạt 3- 4 năm. Thị trường thảo quả rất lớn, sản phẩm dễ bán, giá tương đối ổn định. Do đó cây thảo quả được coi là cây xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra việc trồng cây thảo quả sẽ hạn chế được việc phá rừng làm nương, vì điều kiện cần và đủ để cây thảo quả phát triển là phải giữ lấy rừng. 2.1.2. Vai trò của việc sản xuất cây thảo quả - Thảo quả là một loại sản phẩm lâm sản ngoài gỗ đuợc làm gia vị ưa chuộng và sử dụng phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Sản xuất kinh doanh thảo quả có vị trí quan trọng góp phần cải thiện kinh tế vùng cao. Sản xuất thảo quả có thể coi là một nghề truyền thống của một số đồng bào dân tộc vùng miền núi phía Bắc, đặc biệt là vùng Tây Bắc. - Thảo quả là cây trồng quan trọng ở vùng cao. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến năm 2015, tổng diện tích rừng có trồng thảo quả tại Việt Nam là 22.000ha. Trong đó trồng nhiều nhất là tỉnh Lào Cai với diện tích 8.000ha [13]. Diện tích còn lại là các tỉnh khác. Thảo quả là cây có giá trị kinh tế cao, phù hợp với kinh tế vùng cao, vùng sâu vùng xa. Phát triển cây Thảo
- 7 quả hợp lý, bền vững sẽ tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc nâng cao đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo. Nhu cầu thị trường của cây thảo quả là rất lớn, hàng năm sản lượng thảo quả xuất khẩu khoảng 3.000 tấn sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,...với giá trị xuất khẩu khoảng trên 30 triệu đô la. 2.1.3. Các quan niệm về hiệu quả kinh tế - Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù phản ánh việc sử dụng nguồn lực (nhân lực, vật lực...) để đạt được hiệu quả cao nhất. Hay nói cách khác HQKT là một phạm trù phản ánh chất lượng của một hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng một hoạt động kinh tế là tăng cuường sử dụng các nguồn lực có sẵn trong một hoạt động kinh tế. Đây là đòi hỏi khách quan của một nền sản xuất do nhu cầu vật chất ngày càng cao. - HQKT là mối quan tâm duy nhất của kinh tế học nói chung và kinh tế học vi mô nói riêng. Hiệu quả nói một cách khái quát nghĩa là không lãng phí - HQKT được bắt nguồn từ sự thoả mãn ngày càng tăng các nhu cầu vật chất và tinh thần của tất cả các thành viên trong xã hội cũng như khả năng khách quan của sự lựa chọn trên cơ sở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự giới hạn của nguồn lực. Quá trình tái sản xuất vật chất, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra là kết quả của sự phối hợp các yếu tố đầu vào theo công nghệ, kỹ thuật sản xuất nhất định. Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế các nhà kinh tế học đã đưa ra những quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất chung bản chất của nó. Người sản xuất muốn có ợi nhuận phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó là: nhân lực, vật lực, vốn... Chúng ta tiến hành sao cho kết quả đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động
- 8 xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội là hai mặt của vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, hai mặt này có mối quan hệ mật thiệt với nhau gắn liền với quy luật tương ứng của nền kinh tế xã hội, là quy lật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt đạt hiệu quả tối đa về chi phí nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí tạo ra cơ hội. Việc xác định được hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp giúp ta biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, các nghuyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Làm căn cứ để xác địn phương hướng đạt tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp, nếu hiệu quả kinh tế còn thấp hơn thì có thể tăng sản lượng nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại đạt được hiệu quả kinh tế cao thì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ. 2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá HQKT là một phạm trù kinh tế chung nhất, có liên quan trực tiếp đến nền sản xuất hàng hoá và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác. HQKT được biểu hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. H = K/C Với H là hiệu quả của một quá trình kinh tế K là kết quả thu được từ quá trình kinh tế đó C là toàn bộ chi phí để đạt được kết quả đó. Từ khái niệm chung đó cần xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, đây là một vấn đề phức tạp và còn nhiều ý kiến chưa được thống
- 9 nhất. Tuy nhiên, đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các tài nguyên. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả kinh tế trong các điều kiện cụ thể mà ở một giai đoạn nhất định. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời kỳ, còn tiêu chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau. Mặt khác, tuỳ theo nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế quốc dân và hiệu quả của xí nghiệp. Vì vậy, nhu cầu thì đa dạng, thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Mặt khác, nhu cầu cũng gồm nhiều loại: nhu cầu tối thiểu, nhu cầu có khả năng thanh toán và nhu cầu theo ước muốn chung. Có thể coi thu nhập tối đa trên một đơn vị chi phí là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay. Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng thoả mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của xã hội bằng của cải vật chất sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra, trong nền kinh tế kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá thành thấp để tăng khả năng cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa tính trên chi phí hoặc công lao động bỏ ra. Đối với sản xuất kinh tế trang trại vườn rừng một hình thức nông lâm kết hợp thì khi xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế ta phải đứng trên góc độ hoạch toán kinh tế, tính toán các chi phí, các yếu tố đầu vào đồng thời tính toán được đầu ra từ đó xác định mối tương quan kết quả giữa đầu vào đầu ra và kết quả đạt được thì đó chính là lợi nhuận.
- 10 - Tổng diện tích, năng suất quả Thảo quả tươi của hộ. - Sản lượng quả khô thu hoạch được, doanh thu, lợi nhuận bình quân các nhóm của hộ. - Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động nông nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Công thức tính: GO = ∑PiQi Trong đó: Qi : là khối lượng sản phẩm thứ i Pi : là giá bán sản phẩm thứ i + Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như: giống, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất. Công thức tính: IC = ∑Ci Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i + Tổng chi phí (TC): bao gồm chi phí trung gian và chi phí khấu hao tài sản cố điṇh và các chi phí khác phục vụ hoạt động sản xuất trong mỗi kỳ sản xuất + Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của người lao đống. Công thức tính: VA = GO - IC Những trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản thuê mướn đó. + Lãi ròng (lợi nhuận) (Pr) Pr = GO – TC Trong đó: GO: Là tổng giá trị sản xuất TC: Là tổng chi phí sản xuất (Chi phí trung gian IC, khấu hao TSCĐ, công lao động, chi khác)
- 11 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình sản xuất cây thảo quả trên thế giới Thảo quả dung làm thuốc (quả chin phơi hay sấy khô) được ghi đầu tiên trong sách ẩm thực. Thảo quả có tên khoa học là Amom aromaticom Roxb, thuộc họ gừng (zingiberaceae). Thảo quả được trồng và mọc hoang ở vùng khí hậu mát ở miền Bắc nước ta: Hoàng Liên Sơn, Hà Giang, Lai Châu. Ở Trung Quốc, thỏa quả có mọc ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Qúy Châu. Thảo quả có nguồn gốc ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông), là một cây đặc sản đã được gây trồng từ hàng tram năm trước đây ở TRung Quốc. Thảo quả được coi là một trong những vị thuốc quý ở Trung Quốc. Trong mỗi vị thuốc bổ của Trung Quốc không thể thiếu thảo quả, nó còn là hương vị trong các món ăn đặc sản của dân tộc Trung Quốc cũng như Việt Nam. [11] Trong những năm gần đây, khi con người nhận thức được tầm quan trọng của lâm sản ngoài gỗ nói chung và thảo quả nói riêng, một số nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu về thảo quả. Năm 1992 [14] J.H. de Beer - một chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của tổ chức Nông lương thế giới - Khi nghiên cứu về vai trò và thị trường của lâm sản ngoài gỗ đó nhận thấy giá trị to lớn của thảo quả đối với việc tăng thu nhập cho người dân sống trong khu vực vùng núi nơi có phân bố thảo quả nhằm xoá đói giảm nghèo, đồng thời là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh kinh tế xã hội vùng núi và bảo tồn phát triển tài nguyên rừng. Về nhu cầu thị trường của thảo quả là rất lớn, chỉ tính riêng ở Lào, hàng năm xuất khẩu khoảng 400 tấn sang Trung Quốc và Thái Lan. Đây là công trình nghiên cứu tổng kết về vai trò thảo quả đối với con người, xã hội cũng như tình hình sản xuất buôn bán và dự báo thị trường, tiềm năng phát triển của thảo quả.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 493 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
65 p | 419 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 579 | 90
-
Bài thuyết trình Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015
34 p | 488 | 80
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 418 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 502 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 404 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 394 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp quản lý
71 p | 273 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng nước cấp nuôi trồng thủy sản tại xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
108 p | 176 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 188 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương
73 p | 146 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 173 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của công trình cấp nước Thành phố số 1 thuộc Công ty cổ phần cấp nước Sơn La trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
88 p | 155 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 163 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng
199 p | 113 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 150 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn phường Bách Quang, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2018
73 p | 77 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn