PHẦN I<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
1. Sự cần thiết của đề tài<br />
Trong thời kỳ hội nhập cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế<br />
Việt Nam thì ngành nông nghiệp luôn được coi là ngành quan trọng hàng đầu. Nhà<br />
nước ta đã chú trọng đầu tư và quan tâm nhiều hơn tới nông nghiệp. Song nông nghiệp<br />
<br />
uế<br />
<br />
đang gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn như khả năng cạnh tranh so với các nước<br />
trong khu vực, gặp nhiều rủi ro, bất lợi do thời tiết, thị trường, thể chế chính<br />
<br />
H<br />
<br />
sách...Những rủi ro bất lợi này tác động rất lớn tới người nông dân. Xét một cách toàn<br />
diện người nông dân luôn là những người chịu nhiều thiệt thòi và luôn gặp khó khăn<br />
<br />
tế<br />
<br />
nhất trong cuộc sống.<br />
<br />
Đối với nông dân Việt Nam hiện nay thu nhập của họ chủ yếu từ những cây<br />
<br />
h<br />
<br />
trồng, vật nuôi phù hợp và dễ phát triển trên vùng đất của mình. Ngày xưa cây mía tạo<br />
<br />
in<br />
<br />
ra thu nhập (TN) cho người nông dân với các sản phẩm mật mía, đường mía thì ngày<br />
<br />
cK<br />
<br />
nay, cây mía và ngành mía đường tại Việt Nam được xác định không chỉ là ngành kinh<br />
tế với mang lại lợi nhuận mà còn là một ngành kinh tế xã hội do nó có ảnh hưởng quan<br />
trọng đến đời sống của hàng nghìn người nông dân. Trong những năm qua Chính Phủ<br />
<br />
họ<br />
<br />
đã triển khai nhiều chương trình, quyết định liên quan đến phát triển mía đường như<br />
“Chương trình quốc gia 1 triệu tấn đường”, Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về việc tiêu<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
thụ nông sản thông qua hợp đồng. Quyết định 28/2004/QĐ-TTg về việc tổ chức lại và<br />
thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy, công ty đường và<br />
người trồng mía. Ngoài ra, Chính Phủ ban hành quyết định số 26/2007/QĐ-TTg phê<br />
duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với<br />
tổng diện tích trồng mía 300.000 ha; sản lượng 19,5 triệu tấn/năm. Các chương trình<br />
quyết định nhằm tạo việc làm cho lao động nông nghiệp và lao động công nghiệp<br />
trong các nhà máy đường, các nhà máy cơ khí đường, góp phần xóa đói giảm nghèo<br />
(XĐGN) cho các vùng nông thôn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân ở<br />
vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa. Qua đó thấy được vai trò của cây mía đối với người<br />
nông dân và nền kinh tế Việt Nam ngày một quan trọng.<br />
<br />
1<br />
<br />
Châu Hội với đơn vị hành chính bao gồm 13 thôn, hầu hết nông dân sống dựa<br />
vào nông nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây thì cây mía trở thành cây chủ<br />
đạo trong công tác XĐGN và nâng cao TN cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, người<br />
trồng mía nguyên liệu vẫn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do điều kiện thời tiết khí<br />
hậu của vùng khắc nghiệt, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị trường không<br />
ổn định và giá cả vật tư nông nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất mía tương đối cao.<br />
Do đó, người nông dân không dám mạnh dạn đầu tư thâm canh dẫn đến hiệu quả sản<br />
xuất mía thấp. Xuất phát từ thực tế đó, việc xem xét tình hình sản xuất mía của địa<br />
<br />
uế<br />
<br />
phương, đánh giá chính xác HQKT của cây trồng là một trong những cơ sở để đưa ra<br />
những giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất mía để giúp nông hộ sản<br />
<br />
H<br />
<br />
xuất mía có hiệu quả hơn. Đó là lý do chính mà người nghiên cứu chọn đề tài “Đánh<br />
giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên địa<br />
<br />
tế<br />
<br />
bàn xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An”.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
h<br />
<br />
Hệ thống hóa lý luận về HQKT hoạt động sản xuất mía nguyên liệu; Phân tích<br />
<br />
in<br />
<br />
thực trạng sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu của xã Châu Hội, qua đó đánh giá HQKT<br />
<br />
cK<br />
<br />
cây mía ở địa bàn nghiên cứu; Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao HQKT cây mía<br />
nguyên liệu tại địa bàn xã.<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
họ<br />
<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Các hộ sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn xã Châu Hội<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Do năng lực và điều kiện nên người nghiên cứu chọn<br />
điều tra 2 thôn tại xã là Bản Lè và Việt Hương.<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp điều tra chọn mẫu: trong tất cả các thôn có tiến hành trồng<br />
<br />
mía trên địa bàn xã thì Việt Hương và Bản Lè là hai thôn tiêu biểu trong hoạt động sản<br />
xuất mía chiếm diện tích lớn hơn so với các thôn khác.<br />
<br />
<br />
Phương pháp thống kê kinh tế: Từ số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được,<br />
<br />
xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, đánh giá tình hình sản xuất mía của thế<br />
giới, Việt Nam, cũng như tình hình sản xuất mía của xã Châu Hội<br />
Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh kết quả và hiệu quả<br />
sản xuất mía của các hộ nông dân trên góc độ so sánh kết quả và hiệu quả sản xuất mía<br />
của 2 nhóm hộ dân tộc Kinh và Thái.<br />
<br />
2<br />
<br />
PHẦN II<br />
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
1.1 Cơ sở lý luận<br />
1.1.1 Khái quát chung về hộ nông dân<br />
1.1.1.1 Khái niệm về hộ nông dân<br />
<br />
triển nông thôn. Có rất nhiều định nghĩa về hộ nông dân:<br />
<br />
uế<br />
<br />
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát<br />
<br />
H<br />
<br />
Theo giáo sư Frank Ellis Trường Đại học Cambridge (1988): “Hộ nông dân là<br />
các nông hộ, thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động<br />
<br />
tế<br />
<br />
gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về<br />
cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với<br />
<br />
h<br />
<br />
một trình độ hoàn chỉnh không cao” [1].<br />
<br />
in<br />
<br />
Lý thuyết của Tchayanov coi hộ nông dân là một doanh nghiệp không dùng lao<br />
<br />
cK<br />
<br />
động làm thuê, chỉ sử dụng lao động gia đình. Do đó, các khái niệm kinh tế thông<br />
thường không áp dụng được cho kiểu doanh nghiệp này. Do không thuê lao động nên<br />
trong hộ nông dân không có khái niệm tiền lương và tiếp theo là không thể tính được<br />
<br />
họ<br />
<br />
lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Hộ nông dân chỉ có thu nhập chung của tất cả các hoạt<br />
động kinh tế gia đình, đó là sản lượng hàng năm trừ đi chi phí. Mục tiêu của hộ nông<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
dân là có thu nhập cao, không kể thu nhập ấy có nguồn gốc nào: trồng trọt, chăn nuôi<br />
hay ngành nghề dịch vụ. Đó là kết quả chung của lao động gia đình[2].<br />
Hộ nông dân là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế. Các nguồn lực<br />
<br />
đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động...được góp thành vốn chung, cùng<br />
chung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi người đều<br />
hưởng phần thu nhập và mọi quyết định dều dựa trên ý kiến chung của các thành viên<br />
là người lớn trong hộ gia đình.<br />
1.1.1.2 Đặc điểm của hộ nông dân<br />
Theo tạp chí ngân hàng số 75/2003, quan điểm của giáo sư Frank Ellis và quan<br />
điểm của Giáo sư Đào Thế Tuấn thì hộ nông dân có những đặc điểm sau:<br />
<br />
3<br />
<br />
- Hộ nông dân là một đơn vị khinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là<br />
một đơn vị tiêu dùng.<br />
- Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự<br />
cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình độ này quyết định quan<br />
hệ giữa hộ nông dân với thị trường.<br />
- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi<br />
nông nghiệp với các mức độ khác nhau, khiến cho khó có giới hạn thế nào là một hộ<br />
<br />
uế<br />
<br />
nông dân.<br />
- Khả năng của hộ nông dân chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất giản đơn<br />
<br />
H<br />
<br />
nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất nhất là ruộng đất và lao động.<br />
<br />
- Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan trong khi khả<br />
<br />
tế<br />
<br />
năng khắc phục lại hạn chế.<br />
<br />
- Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu tố sản xuất<br />
<br />
in<br />
<br />
trước những thiên tai.<br />
<br />
h<br />
<br />
khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống cho gia đình nông dân<br />
<br />
cK<br />
<br />
- Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính nổi bật của hộ nông<br />
dân. Người “lao động gia đình” là cơ sở của các nông trại, là yếu tố phân biệt chúng<br />
với các doanh nghiệp tư bản.<br />
<br />
họ<br />
<br />
- “Người nông dân làm công việc của gia đình chứ không phải làm công việc<br />
kinh doanh thuần túy” (Woly, 1966)<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
1.1.2 Hiệu Quả kinh tế<br />
<br />
1.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế<br />
HQ là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền kinh tế sản<br />
<br />
xuất hàng hóa. HQ là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án<br />
hành động. HQ được xem xét dưới nhiều giác độ và quan điểm khác nhau: HQ tổng<br />
hợp, HQKT, HQ chính trị xã hội, HQ trực tiếp, HQ gián tiếp, HQ tương đối và HQ<br />
tuyệt đối...Ngày nay, khi đánh giá HQ đầu tư của các dự án phát triển, nhất là những<br />
dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, đòi hỏi phải xem xét HQKT trên nhiều<br />
phương diện.<br />
<br />
4<br />
<br />
Theo GS.TS Ngô Đình Giao: “HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa<br />
chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà<br />
nước”[3]. Còn theo P.samuelson và W.Nordhaus: “HQ sản xuất diễn ra khi xã hội<br />
không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loại<br />
hàng hóa khác. Một nền kinh tế có HQ nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của<br />
nó”[4]. Thực chất của hai quan điểm này đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các<br />
nguồn lực của doanh nghiệp, cũng như nền sản xuất xã hội. Trên giác độ này rõ ràng<br />
<br />
đường giới hạn khả năng sản xuất thì sản xuất có HQ.<br />
<br />
uế<br />
<br />
phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên<br />
<br />
H<br />
<br />
Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế học khác thì chúng ta chỉ tính được<br />
HQKT một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối: “HQKT là một phạm trù kinh tế trong<br />
<br />
tế<br />
<br />
đó sản xuất đạt được cả HQ kỹ thuật và HQ phân phối”.<br />
<br />
HQ kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu<br />
<br />
h<br />
<br />
vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay<br />
<br />
in<br />
<br />
công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy HQ kỹ thuật liên quan đến<br />
<br />
cK<br />
<br />
phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất<br />
đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.<br />
HQ phân phối (hiệu quả giá) là chỉ tiêu HQ trong đó các yếu tố giá sản phẩm và<br />
<br />
họ<br />
<br />
giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí<br />
thêm về đầu vào. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào, đầu ra, người ta sẽ sử<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa. Thực<br />
chất của HQ phân phối, chính là HQ kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và<br />
đầu ra, hay chính là HQ về giá.<br />
Theo TS Nguyễn Tiến Mạnh: "HQKT là phạm trù kinh tế khách quan phản ánh<br />
<br />
trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định". Mục tiêu ở đây có<br />
thể tùy vào từng lĩnh vực sản xuất, tùy vào từng doanh nghiệp. Tuy nhiên mục tiêu cao<br />
nhất của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Để làm được điều này doanh nghiệp cần<br />
phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết<br />
bị, nguyên vật liệu, vốn...).<br />
<br />
5<br />
<br />