Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 6
download
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất tại thị trấn Hùng Sơn - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất an toàn trên địa bàn thị trấn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- NGUYỄN THỊ HOA Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI THỊ TRẤN HÙNG SƠN, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh Tế Nông Nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên – 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- NGUYỄN THỊ HOA Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI THỊ TRẤN HÙNG SƠN, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh Tế Nông Nghiệp Lớp : 47 - KTNN - N01 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Châu Thái Nguyên – 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Đề tài tốt nghiệp “Đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp là chuyên ngành của riêng bản thân tôi, đề tài đã được sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong đề tài nghiên cứu này là trung thực. Các số liệu trích dẫn đã ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên,tháng ….. năm 2019 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Hoa
- ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn “Đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Trước hết, em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo, Th.S Nguyễn Thị Châu đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa KT& PTNT đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời, cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ UBND thị trấn Hùng Sơn và nhân dân trong xã đã nhiệt tình giúp đỡ em, cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết cho để phục vụ cho bài báo cáo. Ngoài ra, các cán bộ xã còn chỉ bảo tận tình, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác, đó là những ý kiến hết sức bổ ích cho em sau này khi ra trường. Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để mình hoàn thành luận văn này. Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót, sơ suất, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Hoa
- iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa 1 QĐ Quyết định 2 BNN Bộ nông nghiệp 3 KHKT Khoa học kĩ thuật 4 FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc 5 WHO Tổ chức thương mại thế giới 6 VIETGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam 7 NN Nông nghiệp 8 PTNT Phát triển nông thôn 9 IPM Quản lý sinh vật gây hại tích hợp 10 BVTV Bảo vệ thực vật 11 RAT Rau an toàn 12 OCOP Chương trình phát triển kinh tế vùng nông thôn 13 HTX Hợp tác xã 14 UBND Ủy ban nhân dân 15 TDP Tổ dân phố 16 ĐVT Đơn vị tính 17 TT Thị trấn 18 NSTB Năng suất tung bình 19 HĐND Hội đồng nhân dân 20 BQ Bình quân 21 KHCN Khoa học công nghệ 22 CS-XH Chính sách xã hội 23 QMN Quy mô nhỏ 24 QMV Quy mô vừa 25 QML Quy mô lớn
- iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục năm 2018 ................ 18 Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2018 .................................................................................................. 20 Bảng 3.1: Tiêu chuẩn phân loại quy mô trồng rau an toàn ......................................... 23 Bảng 4.1:Hiện trạng sử dụng đất đai của thị trấn Hùng Sơn năm 2018 ..................... 28 Bảng 4.2: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 ......................................................................... 33 Bảng 4.3: Thống kê nhân khẩu thị trấn Hùng Sơn năm 2018 .................................... 34 Bảng 4.4: Tình hình nhân khẩu và lao động thị trấn Hùng Sơn năm 2018 ................ 35 Bảng 4.5: Tình hình sản xuất rau màu của thị trấn Hùng Sơn năm 2018 ................... 36 Bảng 4.6: Kết quả sản xuất rau an toàn của thị trấn Hùng Sơn qua 3 năm (2016 - 2018) ............................................................................................. 38 Bảng 4.7: Một số thông tin cơ bản về các hộ điều tra năm 2018 ............................... 41 Bảng 4.8: Tình hình sử dụng đất sản xuất của các hộ điều tra năm 2018 .................. 43 Bảng 4.9: Tình hình sản xuất rau an toàn của các hộ điều tra giai đoạn 2016 – 2018 ................................................................................................. 43 Bảng 4.10: Các hộ tham gia và không tham gia tập huấn năm 2018 ......................... 44 Bảng 4.11: Thị trường rau an toàn của thị trấn Hùng Sơn năm 2018......................... 45 Bảng 4.12: Chi phí sản xuất 1 sào rau an toàn của các hộ điều tra trên 1 vụ ............. 48 Bảng 4.13: Chi phí sản xuất 1 sào rau an toàn của các hộ điều tra trên 1 vụ ............. 50 Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn phân theo nhóm hộ điều tra năm 2018 (Nhóm rau ăn lá) ........................................... 51 Bảng 4.15: Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn phân theo nhóm hộ điều tra năm 2018 (Nhóm rau ăn củ, quả) .................................................................. 53 Bảng 4.16: Chi phí cho 1 sào trồng rau thường trên 1 vụ năm 2018 .......................... 54 Bảng 4.17: Hiệu quả kinh tế sản xuất rau thường của các hộ điều tra năm 2018 ................ 54 Bảng 4.18: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất cây rau an toàn với rau thường trên 1 sào trên vụ....................................................... 55
- v DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Kênh tiêu thụ rau an toàn của các hộ điều tra ............................................. 46
- vi MỤC LỤC CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ....................................................................... 3 1.3.3. Ý nghĩa trong học tập........................................................................................ 3 1.4. Bố cục của khóa luận ........................................................................................... 3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 5 2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 5 2.1.1. Khái niệm về sản xuất ....................................................................................... 5 2.1.2. Khái niệm về tiêu thụ ........................................................................................ 5 2.1.3. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................ 6 2.1.4. Một số khái niệm về rau an toàn ....................................................................... 9 2.1.5. Nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của sản xuất ....................................... 17 2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 18 2.2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới ................................................................ 18 2.2.2. Tình hình sản xuất rau tại Việt Nam ............................................................... 20 CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 22 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 22 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 22 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 22 3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 22 3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 22 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 22 3.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .......................................................... 24
- vii 3.3.3. Phương pháp phân tích thông tin .................................................................... 24 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 24 3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả sản xuất của hộ ................................ 24 3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của rau an toàn................................... 26 3.4.3. Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả môi trường và xã hội khi trồng rau an toàn ................................................................................................. 26 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 27 4.1. Đặc điểm tự nhiên địa bàn nghiên cứu ................................................................. 27 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 27 4.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên ....................................................................................................... 36 4.2.1. Khái quát diện tích, năng suất rau an toàn tại thị trấn Hùng Sơn ................... 36 4.2.2. Các quy định chung về sản xuất rau an toàn của thị trấn Hùng Sơn .............. 38 4.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất của cây rau an toàn theo kết quả điều tra .............. 41 4.3.1. Tình hình sản xuất chung của các hộ .............................................................. 41 4.3.2. Hiệu quả kinh tế từ sản xuất rau an toàn của các hộ ....................................... 47 4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ ảnh hưởng tới sự phát triển rau an toàn tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ ........................... 56 4.4.1. Thuận lợi ......................................................................................................... 56 4.4.2. Khó khăn ......................................................................................................... 57 4.5. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất rau an toàn, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người trồng rau ........................................... 58 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 60 5.1. Kết luận .............................................................................................................. 60 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 61 5.2.1. Đối với huyện Đại Từ ..................................................................................... 61 5.2.2. Đối với thị trấn Hùng Sơn............................................................................... 63 5.2.3. Đối với hội nông dân trồng rau an toàn .......................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 65
- 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nông nghiệp trồng trọt đóng vai trò quan trọng trong cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người và nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, ngành nông nghiệp trồng trọt đang ngày càng phát triển phong phú, đa dạng và áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất. Đặc biệt, ngành sản xuất rau an toàn hiện nay được chú trọng đầu tư sản xuất góp phần đáp ứng nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng và tạo hiệu quả kinh tế - xã hội cho địa phương cũng như cả nước. Đối với hàng nông sản thì sản phẩm “nông nghiệp sạch” là một trong những yếu tố đang được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Thế nhưng, hiện nay thực phẩm bẩn lại đang tràn lan trên khắp thị trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Ai cũng tự hỏi rau an toàn là rau như thế nào? và những yếu tố nào để chứng tỏ cho nguồn rau là an toàn? bản thân mỗi người làm nội chợ tiếp xúc với rau, củ quả thường xuyên để đánh giá một loại rau là an toàn, đảm bảo vệ sinh thì thật khó, chủ yếu chúng ta vẫn nhìn nhận một cách chủ quan và theo cảm tính. nếu không có những bài báo đăng tin về những nguồn thực phẩm bị nhiễm độc thì thật khó để có thể biết được đằng sau những rau củ xanh tươi ấy lại chứa đầy độc tố từ khâu sản xuất, chăm sóc, chế biến được tung ra thị trường. Rau là thực phẩm không thể thiếu trong cung cấp dinh dưỡng cần thiết hàng ngày cho con người. Ngoài ra, sản xuất rau an toàn còn có giá trị kinh tế cho xuất khẩu hay nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tuy nhiên xuất phát từ thực tế, rau kém chất lượng, dư thừa thuốc bảo vệ thực vật, nitrat, kim loại nặng vượt mức cho phép, các vi sinh vật gây hại cho rau... có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người hiện đang được cung cấp tràn lan trên thị trường. Do đó, sản xuất và tiêu dùng rau sạch là vấn đề cấp thiết vì sự phát
- 2 triển kinh tế, xã hội, môi trường và sức khỏe con người. Hiện nay đã có những chính sách và quy định của Nhà nước về sản xuất rau an toàn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến lĩnh vực này. Quyết định số 67/QĐ-BNN-KHKT ngày 28/04/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Quy định tạm thời sản xuất rau an toàn” đã quy định cụ thể các mức chi tiêu về rau an toàn. Ngày 18/09/2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra văn bản về việc tăng cường sản xuất và tiêu thụ rau an toàn... Tuy nhiên, quá trình sản xuất rau an toàn hộ sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn như năng suất rau chưa cao, giá bán rau an toàn còn thấp, chưa có kênh tiêu thụ. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn tại thị trấn Hùng Sơn, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất tại thị trấn Hùng Sơn - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất an toàn trên địa bàn thị trấn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh gía thực trạng sản xuất rau an toàn trên địa bàn thị trấn Hùng Sơn. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn của các hộ tại thị trấn Hùng Sơn. - Nghiên cứu, phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ trồng rau tại thị trấn Hùng Sơn. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn mà người nông dân gặp phải khi trồng rau an toàn. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây rau an toàn trong sản xuất.
- 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp sinh viên củng cố lý thuyết đã học rèn luyện kỹ năng thực hành và kiến thức bản thân, rèn luyện kỹ năng đã học về chuyên ngành kinh tế nông nghiệp và những môn học được đào tạo trong chương trình đào tạo của nhà trường. - Giúp sinh viên nắm được các phương pháp học, phương pháp làm việc và nghiên cứu khoa học trong thực tiễn sản xuất. - Trong quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên có điều kiện học hỏi củng cố kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho bản thân sau khi ra trường sẽ thực hiện tốt công việc đúng chuyên ngành của mình. - Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các chiến lược phát triển kinh tế nuôi trồng rau tại thị trấn Hùng Sơn nói riêng và huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên nói chung. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương đưa ra những kết luận mới hướng đi mới để xây dựng kế hoạch phát triển mở rộng mô hình nuôi trồng rau an toàn trên địa bàn và nghiên cứu tại các khu vực nông thôn khác. 1.3.3. Ý nghĩa trong học tập - Thông qua việc thu thập thông tin, phân tích số liệu đề tài đã đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như việc trồng rau an toàn nói riêng của người dân thị trấn Hùng Sơn huyện Đại Từ tỉnh Thái nguyên. - Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở thực tiễn cho người dân, chính quyền địa phương xây dựng hướng phát triển, giải quyết những khó khăn trở ngại nhằm phát triển cây rau nói chung và rau an toàn nói riêng theo hướng tới phát triển kinh tế bền vững. 1.4. Bố cục của khóa luận - Chương 1: Mở đầu - Chương 2: Tổng quan tài liệu
- 4 - Chương 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận - Chương 5: Kết luận và kiến nghị
- 5 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm về sản xuất Sản xuất là sự kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm sản xuất là quá trình lao động tạo ra của cải không có sẵn trong tự nhiên nhưng lại cần thiết cho sự tồn tại phục vụ lợi ích của xã hội [10]. - Đầu vào là tất cả các yếu tố sử dụng trong sản xuất như vốn đầu tư... còn đối với sản xuất rau đầu vào bao gồm đạm, lân, kali, giống, công chăm sóc và một số yếu tố khác... - Đầu ra là kết quả của quá trình sản xuất, bao gồm các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ không có sẵn trong tự nhiên nhưng nó rất cần thiết cho sự sống của con người. Trong sản xuất rau đầu ra chính là các loại rau thông qua sản xuất mà có để phục vụ nhu cầu của xã hội và gia đình. - Đầu vào và đầu ra không bao giờ tách rời nhau, chúng luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau và thể hiện qua hàm sản xuất : Q = f (Xi) Trong đó: - Q: là khối lượng sản phẩm Sản xuất ra - Xi: là các yếu tố đầu vào để sản xuất ra Q sản phẩm. 2.1.2. Khái niệm về tiêu thụ Các sản phẩm sản xuất ra đều phải trải qua khâu tiêu thụ thì mới thực hiện được quá trình tái sản xuất sản phẩm đó. Vì vậy, tiêu thụ là một khâu quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình thực hiện giá trị sản phẩm. Thông qua quá trình tiêu thụ mà sản phẩm sản xuất ra sẽ đưa sang lĩnh vực lưu thông và tới tay người tiêu dùng. Việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như số lượng, chất lượng của sản phẩm, thị trường, cơ sở hạ tầng, sự nhanh nhạy của người sản xuất, chính sách vĩ mô của chính phủ. Đối với rau thì kết quả và hiệu quả
- 6 kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tiêu thụ. Đây là loại sản phẩm cần được tiêu thụ nhanh sau khi thu hoạch thì mới đem lại số lượng và chất lượng sản phẩm tốt được. Cho nên, cần chú ý khi thu hoạch, bảo quản để tiêu thụ nhanh sản phẩm nhằm tăng hiệu quả sản xuất rau [10]. 2.1.3. Hiệu quả kinh tế a, Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và mức độ chi phí các nguồn lực và mức độ chi phí các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ [4]. b, Bản chất hiệu quả kinh tế của sản xuất Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội chung nhất có liên quan trực tiếp đến nền sản xuất và các quy luật kinh tế khác, phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế. Thực chất, hiệu quả kinh tế của sản xuất là một mối tương quan so sánh giữa giá trị sản phẩm thu được và lượng chi phí bỏ ra để sản xuất. Trong quá trình sản xuất đưa ra các phương án hay giải pháp kỹ thuật sản xuất rau an toàn có hiệu quả cao, là một phương án đạt được tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí sẽ đầu tư. Từ đó sản xuất được các sản phẩm rau an toàn với chi phí nhỏ nhất và thỏa mãn tối đa về mặt hàng, số lượng, chất lượng sản phẩm theo nhu cầu của thị trường thì hiệu quả kinh tế của sản xuất sản phẩm càng cao. Nói cách khác, bản chất của hiệu quả kinh tế của sản xuất sản phẩm là nâng cao năng xuất lao động của sản phẩm. Mặt khác, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất sản phẩm cần phải xem xét cả vấn đề thời gian và không gian để hiệu quả đảm bảo đạt được lợi ích trong ngắn hạn hay lợi ích dài hạn, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của toàn xã hội.
- 7 c, Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất Trong điều kiện các nguồn lực có hạn không thể tạo ra kết quả bằng mọi giá mà phải dựa trên cơ sở sử dụng nguồn lực ít nhất. Hiệu quả kinh tế của sản xuất sản phẩm bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố ngay từ trong quá trình sản xuất cho đến kết quả sản xuất, với những mức độ ảnh hưởng khác nhau, cụ thể như: Khoa học công nghệ sản xuất được áp dụng vào sản xuất: Yếu tố này nghĩa là đổi mới công nghệ có thể hướng tới việc tiết kiệm các chi phí, nguồn lực. Phát triển công nghệ đòi hỏi phải đảm bảo sử dụng đầu vào tiết kiệm. Vì vậy hiệu quả sử dụng nguồn lực trong sản xuất sản phẩm phụ thuộc vào những thay đổi cải tiến và kỹ năng sử dụng công nghệ, từ đó sẽ thay đổi hiệu quả kinh tế của sản xuất sản phẩm. Khả năng tiếp nhận kỹ thuật mới của người sản xuất: Sự tiếp thu kỹ thuật của người nông dân và năng suất của sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ đến kiến thức và kỹ thuật canh tác vì vậy trình độ và kinh nghiệm có thể thấy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản phẩm. Về đất đai: Những đặc tính lý, hóa của đất quy định độ phì nhiêu tốt hay xấu, địa hình, vị trí khu vực sản xuất có thuận lợi khó khăn gì cho giao thông vận chuyển vật phục vụ sản xuất,… Thời tiết khí hậu: Trong sản xuất nông – lâm nghiệp các đối tượng sản xuất khác nhau thường bị ảnh hướng về điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu cũng khác nhau vì vậy trong sản xuất susu cần xác định các vùng sinh thái phù hợp với điều kiện sinh trưởng phát triển tốt của cây, từ đó sẽ đạt được hiệu quả kinh tế. Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của quá trình sản xuất: Trong sản xuất nông – lâm nghiệp, phần lớn thị trường có tính cạnh tranh hoàn hảo cao hơn so với các nghành khác. Vì vậy, khi tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng là điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- 8 Môi trường lành mạnh đó các thành phần kinh tế có quyền ngang nhau trong tạo vốn, sử dụng thông tin, mua bán các sản phẩm. Chính sách của chính phủ: Có hai nhóm chính sách, một là các chính sách thông qua giá như chính sách giá sản phẩm, chính sách đầu vào, thuế,… có tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh tế. Hai là chính sách không thông qua giá như phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, khuyến nông, cung cấp tín dụng, nghiên cứu và phát triển… có tác động gián tiếp đến hiệu quả kinh tế. d, Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất Nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng khan hiếm trong khi đó nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng, để đáp ứng được nhu cầu đó của xã hội thì người sản xuất phải tính đến hiệu quả kinh tế. Đặc biệt với sản xuất nông - lâm nghiệp, sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên ẩn chứa nhiều rủi ro làm hiệu quả kinh tế không ổn định. Vì thế khi thực hiện quá trình sản xuất các cá nhân hay tổ chức đều phải tính toán kỹ lưỡng sao cho quá trình của mình đạt được hiệu quả nhất. Đánh giá hiệu quả kinh tế giúp xác định được đồng chi, đồng thu từ đó có thể đưa ra mức độ đầu tư hợp lý là cơ hội để tăng lợi nhuận, đảm bảo lợi ích cho người sản xuất, người tiêu dùng và cho cả xã hội. Đánh giá hiệu quả kinh tế là động lực tích lũy vốn, tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở rộng, đổi mới công nghệ tạo ra lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường... từ đó thu nhập của người sản xuất, người lao động được cải thiện. Vì vậy đánh giá hiệu quả kinh tế có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông- lâm nghiệp nói riêng. Chỉ khi đánh giá được hiệu quả kinh tế thì khi đó nguồn lực mới được khai thác và sử dụng hợp lý, đầy đủ và bền vững. Tạo việc làm ở nông thôn miền núi, hạn chế các tiêu cực xảy ra do tình trạng thiếu việc làm của người lao động, tình trạng du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy, hoang hóa đất rừng.
- 9 Đa dạng hóa đối tượng sản xuất nông – lâm nghiệp, tạo nền vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất hàng hóa, vùng sinh thái nông nghiệp bền vững. Cung cấp một lượng lớn sản phẩm làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thực phẩm. Ngoài lợi ích về mặt kinh tế - xã hội, cây rau còn đóng góp vào bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa. e, Nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của sản xuất Nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của sản xuất rau bao gồm: Đánh giá chi phí sản xuất của sản phẩm. Đánh giá kết quả. Hiệu quả kinh tế của sản xuất sản phẩm. 2.1.4. Một số khái niệm về rau an toàn Theo PGS.TS Đăng Văn Đông “https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong- nghe/cac-san-pham-rau-cu-qua-khong-duoc-dan-nhan-viet-gap-lieu-co-an- toan-20190119225317903.htm” giải thích: “ Rau an toàn có thể hiểu theo cách ngắn gọn nhất là loại rau khi ăn vào không gây hai cho sức khỏe. Còn cách giải thích của khoa học, rau an toàn là các loại rau có hàm lượng các hóa chất và vi sinh vật gây hai cho con người tồn tại trong rau ở ngưỡng cho phép và khi sử dụng không gây ra tác động xấu cho cơ thể” [9]. Suy rộng ra một sản phẩm rau được công nhận là “rau an toàn” khi các yếu tố như nguồn đất, nguồn nước, nguồn vi sinh vật và hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật được kiểm soát sao cho các tác nhân gây tổn hại cho cơ thể luôn nằm ở ngưỡng cho phép. “Theo Trần Khắc Thi. Kỹ thuật trồng rau sạch, NXB nông nghiệp Hà Nội_ 2005”, sản phẩm rau được xem là an toàn khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau: - Sạch, hấp dẫn về hình thức: Tươi, sạch bụi bẩn và tạp chất, thu và đóng gói đúng độ chín, không có triệu chứng bệnh, có bao bì vệ sịnh hấp dẫn. - Sạch, an toàn về chất lượng: Khi sản phẩm rau chứa dư lượng thuốc BVTV, dư lượng nitrat, dư lượng kim loại nặng và lượng vi sinh vật gây hại không vượt quá ngưỡng cho phép của tổ chức y tế thế giới.
- 10 - Các yêu cầu chất lượng của rau an toàn: + Chỉ tiêu về nội chất: Chỉ tiêu nội thất được quy định cho rau tươi bao gồm: 1. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật -> dẫn đến ngộ độc đồng loạt nếu ăn phải. 2. Hàm lượng nitrat (NO3) -> Có thể gây ung thư và một số bệnh khó chữa trị khác. 3. Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As -> Gây ra ung thư và một số các bệnh khó chữa trị khác. 4. Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samonella...) và kí sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa Ascaris) -> Gây ra tiêu chảy và tiêu chảy cấp. Tất cả các chi tiêu trong sản phẩm của từng loại rau phải được dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế FAO/WHO hoặc của một số nước tiên tiến: Nga, Mỹ...Trong khi chờ Việt Nam chính thức công bố tiêu chuẩn về các lĩnh vực này. + Chỉ tiêu về hình thái: Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu từng loại rau, đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm, không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp [5]. Sản xuất rau là một ngành trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, muốn hiểu về rau an toàn chúng ta phải đi từ khái niệm về nền nông nghiệp.Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam có hai quan niệm về nền nông nghiệp sạch là: Nông nghiệp sạch tương đối và nông nghiệp sạch tuyệt đối [2]. + Nông nghiệp sạch tương đối: Là nền nông nghiệp có sự kết hợp các biện pháp thâm canh hiện đại, đặc biệt là các thành tựu về công nghệ sinh học kỹ thuật cao với các biện pháp hữu cơ, sinh học để giảm thiểu tới mức thấp nhất việc sử dụng các loại phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học nhằm hạn chế tối đa tác động xấu của sản xuất đến môi trường. Đồng thời các sản phẩm sản xuất không có hoặc có dưới mức cho phép các dư lượng chất độc nên nông nghiệp này được áp dụng phổ biến ở các nước phát triển.
- 11 + Nông nghiệp sạch tuyệt đối: Là nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học. Nền nông nghiệp này người ta áp dụng các biện pháp hữ và sinh học, trở lại với chế độ canh tác tự nhiên, không dùng các loại phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Nó được trồng trong nhà kính nhà lưới để cách ly với các yếu tố độc hại của môi trường bên ngoài. Nền nông nghiệp này chủ yếu chỉ được áp dụng ở các nước phát triển vì họ có nền nông nghiệp tiên tiến có điều kiện về kinh tế để đầu tư vốn cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ quan điểm đó mà Tổ chức y tế thế giới (WHO), tổ chức nông lương thế giới (FAO), thì rau an toàn phải đảm bảo các yêu cầu sau: • Rau đảm bảo phẩm cấp, chất lượng không bị dư hại, dập nát, héo úa, không ngâm, ủ bằng chất hóa học độc hại. • Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng Nitrat (NO3) và kim loại nặng ở dưới mức cho phép. • Rau không bị sâu bệnh không có vi sinh vật cho người và gia súc. Ngoài ra, Sở nông nghiệp và PTNT thành phố Hồ Chí Minh có quan niệm như sau: • Rau an toàn (rau sạch tương đối) là loại rau mà lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng Nitrat, hàm lượng kim loại nặng và lượng vi sinh vật gây hại tồn đọng trong rau an toàn không vượt quá mức cho phép của tổ chức y tế thế giới (WHO). • Rau sạch tuyệt đối: “Ngoài các tiêu chuẩn trên còn không được dùng thuốc hóa học và thuốc trừ sâu trong canh tác”. a, Đặc điểm sản xuất rau an toàn Đời sống nhân dân ngày một nâng cao về chất lượng. Vì thế nhu cầu của người dân về rau an toàn là rất chính đáng bởi nó góp phần kéo dài tuổi thọ, tăng sức khỏe. Rau an toàn có những đặc điểm sau: - Hầu hết tất cả các loại rau an toàn đều phải trải qua thời kỳ ươm cây giống, trong thời kỳ này đòi hỏi phải chăm sóc cận thận, loại bỏ những cây
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 492 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
65 p | 415 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 577 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 411 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 500 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 404 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 390 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp quản lý
71 p | 273 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 186 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương
73 p | 146 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 172 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 162 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng
199 p | 113 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 148 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp Đồ Sơn
64 p | 10 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Tràng Duệ
55 p | 13 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố của khu công nghiệp Hải Phòng
72 p | 12 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất đế giày An Lão
58 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn