Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Farm số 122, Moshav Paran, Arava, Israel
lượt xem 5
download
Đề tài nghiên cứu khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp tại Farm số 122, Moshav Paran, Isreal; đánh giá tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ ớt chuông tại Farm số 122, Moshav Paran, Isreal; đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại trang trại trồng ớt chuông; thuận lợi khó khăn và bài học kinh nghiệm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Farm số 122, Moshav Paran, Arava, Israel
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------------- TRIỆU VĂN GIANG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI FARM 122 MOSHAV PARAN, ARAVA, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2014 –2018 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------------- TRIỆU VĂN GIANG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI FARM 122 MOSHAV PARAN, ARAVA, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2014 –2018 Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Thanh Thủy Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân em.Các số liệu,kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày.......tháng.......năm 2019 Sinh viên Triệu Văn Giang
- ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu và học tập tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên ( Khóa học 2014 – 2018) em đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích những kinh nghiệm, khả năng tư duy,… Đó là những tiền đề, kiến thức và động lực cho em sau khi ra trường. Thực tập tốt nghiệp là thời gian để sinh viên có nhiều cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều khả năng tự tìm hiểu, nghiên cứu, trau dồi và bổ sung kiến thức chuyên môn, rèn luyện đạo đức, phẩm chất tác phong của mình. Được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, Trung tâm Đào tạo và phát triển Quốc tế (ITC) và dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Vũ Thị Thanh Thủy, em đã nghiên cứu đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại trang trại số 122, Paran, Arava, Israel. Qua đây em xin trân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, Trung tâm Đào tạo và phát triển Quốc tế ( ITC), Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế Arava (AICAT), ông Yaron Yoetz và các thầy cô bộ môn và đặc biệt là cô giáo TS. Vũ Thị Thanh Thủy người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Trong tời gian thực tập kháo luận, bản thân em đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành bài khóa luận. Tuy nhiên với thời gian ngắn và hạn chế về kiến thức và nguồn tư liệu nên chuyên đè của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy nên kính mong các thầy cô giáo và giáo viên hướng dẫn giúp đỡ, góp ý và tạo điều kiện để khóa luận của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn!
- iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Thông tin về các nhà lưới của farm ........................................... 25 Bảng 4.2. Chi phí sản xuất cho 1 năm trồng ớt ngọt cho toàn bộ 14 nhà lưới (14 farm).................................................................................. 26 Bảng 4.3. Năng suất ớt thu được trên diện tích 1 dunam theo tháng (1 dunam = 1000 m2)...................................................................................... 28 Bảng 4.4. Sản lượng của 2 giống ớt ngọt thu được trong vụ mùa năm 2018 - 2019 ................................................................................. 29 Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng ớt của trang trại số 122 .. 31
- iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1 quy trình sản xuất ớt ngọt tại Trang trại số 122 ................................. 25 Hình 4.2. Biểu đồ năng suất của 2 giống ớt theo từng tháng trên diện tích 1 dunam (1000 m² ) .................................................................... 28 Hình 4.3. biểu đồ tỷ lệ phần trăm kích thước của 2 giống ớt sau khi phân loại ............................................................................................... 29
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa Nhiều trang trại sản xuất với diện tích lớn, vừa 1 Moshav sản xuất vừa chuyển giao công nghệ 2 Kibbutz Làng nông nghiệp
- vi MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ..............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài................................................................................2 Phần 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................3 2.1. Tổng quan của đề tài ...........................................................................................3 2.1.1. Tổng quan về đất nước ISRAEL ........................................................................3 2.1.2. Tổng quan về vùng Arava: ..................................................................................8 2.2. Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất .......................................11 2.2.1. Cơ sở lý luận: ....................................................................................................11 2.2.2. Cơ sở thực tiễn: .................................................................................................11 2.2.3. Cơ sở pháp lý: ...................................................................................................11 2.3. Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về đánh giá hiệu quả sử dụng đất ................................................................................................................11 2.3.1. Trên thế giới ......................................................................................................11 dẫn của FAO rất đầy đủ, chặt chẽ và dễ dàng vận dụng với mọi hoàn cảnh. .............13 2.3.2. Tại Việt Nam.....................................................................................................14 2.4. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất ................................................15 2.4.1. khái quát hiệu quả sử dụng đất .........................................................................15 2.4.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử sụng đất ...............................................17 2.4.3. tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất .........................................................18 2.5 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp ...............................................................18 2.5.1. cơ sở khoa học thực tiễn trong định hướng sử dụng đất ...................................18 Phần 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................20 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................20 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................20 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................20
- vii 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................21 3.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................21 3.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp: ...................................................................................21 3.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp: ....................................................................................21 3.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: ..............................21 Phần 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................................23 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Moshav Paran, Arava và khái quát về trang trại Farm 122 và Farm Ớt ngọt. ....................................................23 4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................23 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ...................................................................................23 4.1.3. khái quát về Farm 122 và Farm Ớt ngọt ...........................................................24 4.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ của ớt ngọt tại farm 122 .......................26 4.2.1. Tình hình sản xuất .............................................................................................26 4.2.2. Tình hình chế biến và tiêu thụ ..........................................................................27 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Trang trại số 122, Moshav Paran, Arava, Israel .......................................................................................30 4.3.1. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................30 4.3.2. Hiệu quả xã hội .................................................................................................32 4.3.3. Hiệu quả môi trường đối với các loại hình sử dụng đất ...................................33 4.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất .........................................34 4.4.1. Thuận lợi ...........................................................................................................34 4.4.2. khó khăn ............................................................................................................34 Phần 5: KẾT LUẬN....................................................................................................36 5.1 Kết luận .................................................................................................................36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................37
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Theo luật Đất đai 2013 của Việt Nam có ghi “Đất đai là khoảng không gian cho các hoạt động con người thể hiện ở nhiều dạng sử dụng khác nhau”. Xã hội ngày càng phát triển đất đai ngày càng có vai trò quan trọng, bất kì một ngành sản xuất nào thì đất đai luôn là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được, đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông nghiệp. Trên thực tế hiện nay đó là diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do chuyển sang các loại hình sử dụng đất khác nhau như đất ở , đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp... mặt khác dân số không ngừng tăng, nhu cầu của người dân về sản phẩm từ nông nghiệp ngày càng đòi hỏi cao về số lượng và chất lượng. Đây là một áp lực lớn đối với ngành nông nghiệp. Israel là một quốc gia có diện tích nhỏ bé khoảng trên 20.000 km2. Tuy nhiên ngành nông nghiệp Israel phát triển ở trình độ cao. Bất chấp điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp, Israel là một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn không thích hợp cho nông nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp chiếm 2,5% tổng GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước, Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đồng thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo T.S Vũ Thị Thanh
- 2 Thủy, em tiến hành nghiên cứu đề tài: ” Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Farm số 122, Moshav Paran, Arava, Israel ”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp tại Farm số 122, Moshav Paran, Isreal. - Đánh giá tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ ớt chuông tại Farm số 122, Moshav Paran, Isreal. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại trang trại trồng ớt chuông. - Thuận lợi khó khăn và bài học kinh nghiệm. 1.3 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: + Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. + Nâng cao khả năng tiếp cận, điều tra, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình thực tập và làm đề tài. - Ý nghĩa trong thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Israel, từ đó đề xuất được những biện pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững tại Việt Nam.
- 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan của đề tài 2.1.1. Tổng quan về đất nước ISRAEL 2.1.1.1. Vị trí địa lý: Israel nằm ven cực đông của Địa Trung Hải, giáp với Liban về phía bắc, Syria về phía đông bắc, Jordan và Bờ Tây về phía Đông và Ai Cập cùng Dải Gaza về phía tây nam. Lãnh thổ Israel nằm giữa vĩ tuyến 29° và 34° Bắc, và kinh tuyến 34° và 36° Đông. Thủ đô của Israel là Jerusalem. Trước tháng 6 năm 1967, vùng tạo thành Israel (kết quả của các đường biên giới ngừng bắn 1949 và 1950) khoảng 20.700 km² (8.000 m²), gồm 445 km² (172 mi²) diện tích nước trong lục địa. Vì thế Israel có diện tích tương đương với Bang New Jersey, trải dài 424 kilômét (263 dặm) từ phía bắc xuống phía nam. Chiều rộng của nó thay đổi từ 114 kilômét (71 mi) tới, ở điểm hẹp nhất, 10 kilômét (6.2 mi). Sau cuộc chiến tranh tháng 6 năm 1967, tổng diện tích vùng lãnh thổ Israel chiếm đóng thêm là 7.099 km² (2.743 mi²). Những vùng lãnh thổ này gồm Bờ Tây, 5.879 km² (2.270 mi²); Đông Jerusalem (bị sáp nhập, theo luật Israel), 70 km² (27 mi²); và Cao nguyên Golan (sáp nhập trên thực tế (không chính thức)), 1.150 km² (444 mi). Israel được chia thành bốn vùng: đồng bằng ven biển, đồi núi ở trung tâm, châu thổ Jordan và Sa mạc Negev. Israel có địa hình núi non, sa mạc và bờ biển với khí hậu Địa Trung Hải đặc trưng bởi mùa hè dài, nóng và khô cùng với mùa đông ngắn, lạnh và nhiều mưa, thay đổi theo vĩ độ và độ cao. Mùa hè ở vùng dọc bờ biển Địa Trung Hải rất ẩm nhưng tại Negev thì khô. Khí hậu được xác định bởi vị trí của Israel giữa đặc điểm khô cằn cận nhiệt đới của Ai Cập và ẩm cận nhiệt đới của Levant hay phía đông Địa Trung Hải. Tháng 1 là tháng lạnh nhất, với nhiệt độ trung bình
- 4 thay đổi từ 5 °C tới 12 °C (41 °F tới 54 °F), và tháng 8 là tháng nóng nhất ở nhiệt độ 18 °C tới 38 °C (64 °F tới 100 °F). Tại Eilat, thành phố sa mạc, trong mùa hè nhiệt độ cao nhất nước. Nhưng không khí khô khiến nó rất dễ chịu. 2.1.1.2 Lịch sử hình thành: Israel có nguồn gốc từ phong trào Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái (Zionism), được thành lập vào cuối thế kỷ 19 bởi người Do Thái tại Đế quốc Nga. Năm 1896, nhà báo người Áo gốc Do Thái Theodor Herzl trở thành lãnh đạo của phong trào Phục quốc Do Thái; ông triệu tập Hội nghị của phong trào lần đầu tiên ở Thụy Sĩ vào năm 1897. Vùng đất Palestine do Đế chế Ottoman kiểm soát, quê hương nguyên thủy của người Do Thái, được chọn là địa điểm được mong mỏi nhất để hình thành một nhà nước Do Thái, nhưng Herzl đã không thành công trong việc kiến nghị chính phủ Ottoman cho nhượng đất. Sau khi cuộc Cách mạng Nga 1905 thất bại, ngày càng có nhiều người Do Thái ở Đông Âu và người Do Thái gốc Nga bắt đầu di cư đến Palestine, gia nhập vài nghìn người Do Thái đã đến trước đó. Những người định cư Do Thái khăng khăng đòi dùng tiếng Do Thái làm ngôn ngữ nói của họ. Với sự sụp đổ của Đế quốc Ottoman trong Thế chiến I, Anh đã tiếp quản Palestine. Năm 1917, nước Anh đã đưa ra “Tuyên bố Balfour”, bày tỏ ý định thành lập một đất nước của người Do Thái tại Palestine. Mặc dù bị phản đối bởi các quốc gia Ả Rập, Tuyên bố Balfour đã được đưa vào sứ mệnh ủy trị của Anh tại Palestine, sau khi được Hội Quốc Liên ủy quyền năm 1922. Do sự phản đối của các nước Ả Rập đối với việc thành lập bất kỳ nhà nước Do Thái nào ở Palestine, người Anh đã tiếp tục sự cai trị của mình tại khu vực này trong suốt những năm 1920 và 1930. Bắt đầu từ năm 1929, người Ả Rập và người Do Thái công khai đối đầu tại Palestine, và Anh đã nỗ lực hạn chế sự nhập cư của người Do Thái như một cách để xoa dịu người Ả Rập. Do cuộc thảm sát người Do Thái (Holocaust) ở châu Âu, nhiều người Do Thái đã nhập cư bất hợp pháp vào Palestine trong Thế chiến II. Các nhóm Do Thái cực đoan đã sử dụng chủ nghĩa khủng bố chống lại
- 5 các lực lượng Anh tại Palestine, những người mà họ nghĩ là đã phản bội lại sự nghiệp phục quốc Do Thái. Vào cuối Thế chiến II, năm 1945, Hoa Kỳ đã bắt đầu quan tâm đến phong trào này. Không thể tìm ra một giải pháp thực tế, Anh đã đưa vấn đề này ra Liên Hợp Quốc. Sau đó, vào tháng 11 năm 1947, Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu để phân chia Palestine. Người Do Thái được trao hơn một nửa diện tích Palestine, mặc dù họ chiến chưa tới một nửa dân số Palestine. Người Ả Rập Palestine, được hỗ trợ bởi các tình nguyện viên từ các nước khác, đã chiến đấu với các lực lượng Do Thái, nhưng đến ngày 14 tháng 5 năm 1948, người Do Thái đã bảo toàn được quyền kiểm soát toàn bộ phần lãnh thổ Palestine được Liên Hợp Quốc giao cũng như một số phần lãnh thổ khác của phe Ả Rập. Vào ngày 14 tháng 5, nước Anh rút lui sau khi kết thúc thời kỳ ủy trị, và Nhà nước Israel được tuyên bố thành lập. 2.1.1.3 Thể chế nhà nước: Israel áp dụng hệ thống nghị viện theo mô hình cộng hòa dân chủ cùng quyền phổ thông đầu phiếu. Một thành viên của nghị viện được đa số nghị viện ủng hộ sẽ trở thành thủ tướng và nghị viện của Israel có 120 thành viên, gọi là Knesset.Bầu cử nghị viện được quy định bốn năm tổ chức một lần. Luật Cơ bản của Israel có chức năng là hiến pháp bất thành văn. Tổng thống Israel là nguyên thủ quốc gia, có nhiệm vụ hạn chế và phần lớn mang tính lễ nghi.Israel không có tôn giáo chính thức. 2.1.1.4 Kinh tế: Kinh tế Israel là nền kinh tế thị trường. Năm 2013, Israel xếp thứ 19 trong tổng số 187 quốc gia về Chỉ số Phát triển Con người của Liên Hiệp Quốc, được xếp vào nhóm "phát triển rất cao".Giáo dục đại học có chất lượng ưu tú và việc hình thành một cộng đồng dân chúng có động lực và giáo dục cao là nguyên nhân chính khích lệ bùng nổ công nghệ cao và phát triển kinh tế nhanh chóng tại Israel. Israel có số lượng công ty khởi nghiệp nhiều thứ hai thế giới (sau Hoa
- 6 Kỳ) theo một nghiên cứu năm 2005 và Israel còn là quốc gia dẫn đầu về phát triển năng lượng Mặt trời. Các ngành kinh tế chủ chốt bao gồm sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm kim loại, thiết bị điện tử và y sinh, sản phẩm nông nghiệp, chế biến thực phẩm, hóa chất, thiết bị vận tải; Israel cũng là một trong những trung tâm hàng đầu thế giới về chế tác kim cương. 2.1.1.5 Dân số: Dân số hiện tại của Israel là 8.573.980 người vào ngày 03/06/2019 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc.Trong đó gồm người Do Thái, người Ả Lập , người giáo phi Ả Rập và người không tôn giáo ngoài ra còn có nhiều người nhập cư bất hợp pháp khác. Dân số Israel hiện chiếm 0,11% dân số thế giới. Israel đang đứng thứ 98 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Israel là 396 người/km2. Với tổng diện tích đất là 21.639 km2. 92,42% dân số sống ở thành thị (7.811.919 người vào năm 2018). Độ tuổi trung bình ở Israel là 30 tuổi. 2.1.1.6 Y tế - Giáo dục: - Y tế: Israel có cơ sở hạ tầng cho ngành y tế phát triển, từ các phòng khám tại địa phương tới các trung tâm chấn thương chỉnh hình nổi tiếng trên thế giới. Số lượng công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực y tế tại Israel là khá cao. Khoảng 40% tổng số các công ty Khoa học đời sống của Israel được thành lập trong vòng 6 năm qua và trung bình mỗi năm, Israel có 70 – 80 công ty khoa học đời sống mới. 62% các công ty khoa học đời sống, 12% là các công ty dược phẩm. - Giáo dục: Giáo dục được coi trọng cao trong văn hóa Israel, được nhận định là một trong các nền tảng cơ bản trong sinh hoạt của người Israel cổ đại. Đó là nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của cá nhân cũng như cộng đồng của người Do Thái. Hệ thống giáo dục Israel được tán dương về chất lượng cao và có vai trò lớn trong khích lệ bùng nổ phát triển kinh tế và kỹ thuật của Israel.
- 7 Do kinh tế Israel dựa phần lớn vào khoa học và kỹ thuật, thị trường lao động yêu cầu cá nhân cần đạt được một dạng giáo dục bậc đại học nào đó, đặc biệt là liên quan đến khoa học và kỹ thuật để có lợi thế cạnh tranh khi tìm việc. Năm 2015, quốc gia này xếp thứ ba trong các quốc gia OECD (sau Canada và Nhật Bản) về tỷ lệ người trong độ tuổi 25-64 đạt được trình độ đại học là 49%, trong khi tỷ lệ trung bình của OECD là 35%. 2.1.1.7 Tài nguyên khoáng sản: Isreal tương đối nghèo về tài nguyên phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ, nguyên vật liệu thô, lúa mì, xe, kim cương chưa cắt và một số đầu vào khác cho sản xuất. tuy nhiên gần đây Israel phát hiện một lượng lớn khí tự nhiên ở vùng biển nước này. Là quốc gia hạn chế về nguồn nước, Israel áp dụng nhiều biện pháp để duy trì được nguồn nước bền vững . Luật Nước của Israel quy định mọi nguồn nước là tài sản công, được nhà nước quản lý, phân bổ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và phát triển đất nước. 2.1.1.8 Du lịch: Du lịch, là một ngành quan trọng tại Israel, nhờ có khí hậu ôn hòa, các bãi biển, di chỉ khảo cổ học, các di tích lịch sử và kinh thánh,du lịch sinh thái, địa lý độc đáo và đặc biệt là du lịch tôn giáo. Vấn đề an ninh của Israel gây tổn hại cho ngành du lịch, song số lượng du khách phục hồi sau Đại khởi nghĩa của người Palestine. Theo số liệu thống kê mới nhất đưa ra vào đầu tháng 1/2018, lượng khách du lịch đến Israel tăng 25% lên mức kỷ lục 3,6 triệu lượt người trong năm 2017, mang về nguồn thu 5,8 tỷ USD cho Israel. địa điểm phổ biến nhất là Bức tường Than khóc với 68% du khách đến đó. 2.1.1.9 . bài học kinh nghiệm: Sau khi có cơ hội học tập và thực hành và nghiên cứu tại Israel chúng ta học được cách quản lý lao động trong các farm. Mỗi ông chủ của một farm không những là một người nông dân, một nhà nghiên cứu mà còn là một doanh nhân. Họ tạo được một cộng đồng người Do Thái làm nông nghiệp mỗi người
- 8 đều có nhiệm vụ và trách nhiệm riêng nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, giá thành cao và luôn tìm kiếm thị trường mới. Từ những khó khăn về điều kiện tự nhiên nắng nóng, nhiệt độ cao, nguồn nước hạn chế những người nông dân đã tạo ra hệ thống tưới nhỏ giọt nhằm tiết kiệm nước và cung cấp lượng nước vừa đủ cho cây nông nghiệp ngoài ra hệ thống này còn kiểm soát lượng phân bón dùng cho cây trồng. Việc áp dụng quy trình và công nghệ của Israel vào nền nông nghiệp Việt Nam là không thể vì điều kiện tự nhiên, khí hậu , môi trường Việt Nam hoàn toàn khác với Israel. Việt Nam là một quốc gia sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nhưng còn nhiều thách thức về quy mô, chất lượng sản phẩm còn thấp và chứa nhiều thuốc bảo vệ thực vật, khoa học công nghệ được áp dụng trong quá trình sản xuất còn thấp, vốn đầu tư ít nên chưa tạo được uy tín cao trên thị trường thế giới. 2.1.2. Tổng quan về vùng Arava: Arava là một phần của Thung lũng Rift Jordan, dọc theo 166 km từ Biển Chết ở phía bắc đến thành phố Eilat trên bờ Biển Đỏ, về phía nam, khu vực này được chia thành ba phần. Từ vịnh Eilat về phía bắc, vùng đất dần dần tăng lên trên một khoảng cách 77km và đạt độ cao 230m so với mực nước biển, vùng đất dốc nhẹ về phía bắc trong 74 km tiếp theo. Trong phần cuối cùng, rơi xuống Biển Chết, ở độ sâu 417m dưới mực nước biển. Lượng mưa trung bình là từ 25- 50 mm mỗi năm. Arava nằm trong Thung lũng tách giãn Biển Chết tạo ra điều kiện khí hậu sa mạc khác với các khu vực khác của Israel. Nó có một mùa hè dài với nhiệt độ trung bình 40 độ vào ban ngày và 25 độ vào ban đêm tương phản với mùa đông khô, nhiệt độ trung bình 25 độ vào ban ngày và đêm lạnh lên đến dưới không. Việc định cư ở Arava bắt đầu vào năm 1959. Trong những năm 1959 đến 1986, nông dân ở Arava trồng trọt trên những cánh đồng mở. Họ đã lấy những gì thiên nhiên đã xử lý chúng - đất mặn và nước và mặt trời đang cháy - và làm việc với nó, sản xuất, trong số các loại cây trồng khác, ớt, chà là, quả sung, cà chua, dưa, hoa, nho và cá. Ngày nay, khoảng 800 gia đình sống
- 9 trong 7 cộng đồng tham gia vào nhiều hoạt động nông nghiệp khác nhau, 40.000 dunam đất sa mạc canh tác sản xuất 150.000 tấn rau, chủ yếu là cà chua và ớt. Sản phẩm này chủ yếu được xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ và Nga, và chiếm khoảng 60% tổng khối lượng xuất khẩu rau quả tươi từ Israel. Ngành nông nghiệp Israel phát triển với trình độ cao với nhiều công nghệ tiên tiến hiện đại. Bất chấp điều kiện tài nguyên thiên nhiên không phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp, hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn không thích hợp cho nông nghiệp. Israel là một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Israel là nơi khai sinh ra hai loại hình cộng đồng nông nghiệp độc đáo, cộng đồng hợp tác Kibbutz và Moshav, hình thành từ những người Do Thái hồi hương từ khắp mọi nơi thế giới. Israel thu từ nông nghiệp là 2,8% GDP. Trong tổng số lao động trên toàn lãnh thổ là 2,7 triệu người, 2,6% làm việc trong sản xuất nông nghiệp và 6,3% trong các dịch vụ liên quan đến nông nghiệp. Trong khi Israel nhập khẩu một lượng lớn ngũ cốc (xấp xỉ 80% lượng tiêu thụ), nước này đã gần như tự sản xuất được các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm đóng gói khác. Trong nhiều thế kỷ, nông dân đã trồng được nhiều loại trái cây khác nhau thuộc chi cam chanh như bưởi, các loại cam, các loại chanh. Trái cây thuộc chi cam chanh là mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu chính của Israel. Bên cạnh đó, Israel cũng là nước hàng đầu về xuất khẩu các thực phẩm được trồng trong nhà kính. Ngành Nông nghiệp của Israel đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư không chỉ ở Israel và từ khắp nơi trên thế giới. Trong nửa đầu năm 2017, các doanh nghiệp Israel cung cấp giải pháp nông nghiệp đã huy động được số vốn là 80 triệu đô la, chiếm 7% tổng số vốn huy động trên toàn thế giới, dành cho các công nghệ và giải pháp trong nông nghiệp.
- 10 Trong thập kỷ qua, ngành Nông nghiệp của Israel đã sản sinh ra vô vàn công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo nhằm giải quyết các thách thức của nền nông nghiệp toàn cầu, như an ninh an toàn lương thực, tình trạng thiếu nhân công, và các hạn chế về môi trường. Trong số 460 doanh nghiệp nông nghiệp hiện đang hoạt động của Israel, hơn 25% được thành lập chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, và 50% trong số đó được thành lập trong thập kỷ qua. Israel xuất khẩu hơn 1,3 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp mỗi năm, ngoài ra còn xuất khẩu 1,2 tỷ USD các sản phẩm và công nghệ đầu vào cho nông nghiệp Sản phẩm nông nghiệp: - Chăn nuôi: 1.304 triệu lít sữa đã được sản xuất bởi các đàn bò của Israel trong năm 2010. Hầu hết sản lượng sữa của Israel đều xuất phát từ các trang trại nuôi giống bò Israel-Holsteins, một giống cho sản lượng cao và có sức đề kháng tốt. Ngoài ra Israel còn xuất khẩu sữa Cừu. - Nuôi trồng thủy sản: Nguồn cung cấp cá nước ngọt phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nuôi trồng. Cá từ biển hồ Galilee bao gồm: cá Mè trắng Hoa Nam, cá Trắm Cỏ, cá Đối đầu dẹt, cá Rô Phi, ambloplites rupestris, cá Chẽm, silver perch. - Trái cây và củ quả: Có hơn 40 loại trái cây khác nhau được trồng ở Israel. Ngoài chi cam chanh ra còn có bơ, chuối, táo, cherry, trái cây thuộc phân chi mận mơ, đào, nho, chà là, dâu tây, prickly pear, persimmon, nhót tây, lựu. Israel đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu trái nhót tây, sau Nhật Bản. - Hoa: Loại hoa phổ biến nhất là Chamelaucium, tiếp đến là hoa hồng với diện tích trồng là 214 hecta. Ngoài ra còn có các loại hoa được phương Tây ưa chuộng như là hoa huệ, tu líp.
- 11 2.2. Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.2.1. Cơ sở lý luận: - Các luận điểm về đánh giá đất. - Luận điểm về lựa chọn loại hình sử dụng đất. 2.2.2. Cơ sở thực tiễn: - Sự thích nghi của loại hình sử dụng đất với cây trồng so sánh và đánh giá. - Lựa chọn loại hình sử dụng đất và cây trồng so sánh đánh giá. - Yếu tố ảnh hưởng đến loại hình sử dụng đất. 2.2.3. Cơ sở pháp lý: -Các quy định và phương pháp canh tác tại Israel. - Các quy định pháp luật tại Israel. 2.3 Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.3.1 Trên thế giới Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi nước đã đề ra nội dung, phương pháp đánh giá đất của mình. Đã có nhiều phương pháp đánh giá đất khác nhau, nhưng nhìn chung theo hai khuynh hướng: Đánh giá đất theo điều kiện tự nhiên có xem xét tới điều kiện kinh tế - xã hội và đánh giá kinh tế đất có xem xét tới điều kiện tự nhiên. Nhưng dù có theo phương pháp nào thì cũng phải lấy đất đai làm nền và loại sử dụng đất đai cụ thể để đánh giá, phân hạng. Phương pháp đánh giá đất đai ở Liên Xô cũ: Theo quyết định của Chính phủ, công tác đánh giá đất đai được tiến hành trên toàn Liên bang và được Bộ Nông nghiệp chủ trì. Công tác đánh giá đất đai nhằm mục đích: - Xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất. - Đánh giá và so sánh hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp. - Dự kiến số lượng và giá thành sản phẩm. - Hoàn thiện kế hoạch sản xuất và xây dựng các đồ án quy hoạch.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 493 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 579 | 90
-
Bài thuyết trình Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015
34 p | 488 | 80
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 418 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 502 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 404 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 395 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng nước cấp nuôi trồng thủy sản tại xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
108 p | 176 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 188 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 173 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của công trình cấp nước Thành phố số 1 thuộc Công ty cổ phần cấp nước Sơn La trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
88 p | 155 | 17
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp
125 p | 118 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 163 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng
199 p | 113 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 150 | 14
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tác động của chương trình 135 tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng báo thái xã Thanh Hòa, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
11 p | 139 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn phường Bách Quang, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2018
73 p | 77 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá ảnh hưởng dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình 135 trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
91 p | 94 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn