intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: Gdfb Gdfb | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

99
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nêu một số vấn đề cơ bản về dịch vụ phát triển kinh doanh. Thực trạng và đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ ------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thanh Tâm Lớp : Anh 5 Khóa : 44 Giỏo viên hướng dẫn : ThS. Bùi Liên Hà Hà Nội - 05/2009
  2. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH ............................................................................................................. 4 1. 1. KHÁI NIỆM DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH ................................ 4 1.1.1. KHÁI NIỆM DỊCH VỤ ................................................................................ 4 1.1.2. KHÁI NIỆM DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH ............................... 6 1.2. PHÂN LOẠI DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH ................................. 8 1.3. VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH ............................13 1.3.1. CUNG CẤP DỊCH VỤ HỖ TRỢ CẦN THIẾT CHO CÁC DOANH NGHIỆP ...............................................................................................................................13 1.3.2. ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN .............................................14 1.3.3. TẬP TRUNG NGUỒN LỰC .......................................................................15 1.3.4. NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.......................16 1.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .......................................17 1.5. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH ................18 1.5.1. KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ .............................................................................18 1.5.2. PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ .............................................................................18 1.5.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH ..........................................................................................19 1.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH ...........................................................................................22 1.6.1. CÁC YẾU TỐ VỀ PHÍA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ ...............................22 1.6.2. CÁC YẾU TỐ VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP ................................................22
  3. CHƢƠNG 2: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ................................................................24 2.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM......................................................................25 2.1.1. SƠ LƢỢC VỀ THỊ TRƢỜNG DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH Ở VIỆT NAM ............................................................................................................25 2.1.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP.........................................................................................31 2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP .................................................................................35 2.2.1. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ................................................................36 2.2.2. CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP CHO TIÊU DÙNG DỊCH VỤ ................39 2.2.3. MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP SAU KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ .........................................................................................................................42 2.2.4. SỐ LẦN SỬ DỤNG DỊCH VỤ ....................................................................44 2.3. CÁC NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH..................................................46 2.3.1. NHẬN THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ..............................................46 2.3.2. CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ CUNG CẤP ....................................49 2.3.3. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHÁC .............................................................51 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH ...................................................................................53 3.1. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƢỚC................................................................53 3.1.1. NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ...........................................53 3.1.2. TẠO LẬP MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH ..............................................................55
  4. 3.1.3. CÓ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH ...............................................................................55 3.1.4. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG DỊCH VỤ .....................................................................................................57 3.1.5. KHUYẾN KHÍCH CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ THAM GIA HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DVPTKD .............................................................................58 3.2. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP ......................................................59 3.2.1. TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ CÁC DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH ...............................................................................................................................59 3.2.2. LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP DỰA TRÊN CÁC NGUỒN THÔNG TIN TIN CẬY ...............................................................................................................60 3.2.3. HỢP TÁC VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DỊCH VỤ ..................................................................................................60 3.2.4. LẬP NGÂN SÁCH CHO VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH .................................................................................................................61 3.3. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ CUNG CẤP .......................................................62 3.3.1. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ .....................................................62 3.3.2. CHÚ TRỌNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ........................................63 3.3.3. TĂNG CƢỜNG MỐI QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG ..............................64 3.3.4. TĂNG CƢỜNG QUẢNG BÁ VỀ CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ ĐẾN VỚI CÁC DOANH NGHIỆP.........................................................................................65 3.4. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI HÌNH DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH ........................................66 3.4.1. DỊCH VỤ KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN............................................................66 3.4.2. DỊCH VỤ ĐÀO TẠO, HỖ TRỢ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ......................67 3.4.3. DỊCH VỤ TƢ VẤN .....................................................................................68 3.4.4. DỊCH VỤ VẬN TẢI, BẢO HIỂM, KHO BÃI .............................................69 3.4.5. DỊCH VỤ THIẾT KẾ BAO BÌ, MẪU MÃ SẢN PHẨM ..............................71
  5. 3.4.6. DỊCH VỤ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU ...........................72 KẾT LUẬN ..................................................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ tiếng nƣớc ngoài Tên đầy đủ tiếng Việt Công ty TNHH dịch vụ tƣ AASC vấn tài chính kế toán và kiểm toán Association of Southeast Asia Hiệp hội các quốc gia Đông ASEAN Nations Nam á DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ Dịch vụ phát triển kinh DVPTKD doanh Chƣơng trình dự án phát Mekong Project development MPDF triển Mê Kông facility International Finance Chƣơng trình phát triển Corporation - The Mekong kinh tế tƣ nhân thuộc Tập IFC - MPDF Private Sector Development đoàn tài chính quốc tế Facility Small Enterprise Education and Mạng lƣới hỗ trợ và giáo SEEP Promotion dục các doanh nghiệp nhỏ
  6. Hội nghị của Liên Hiệp United Nations Conference on UNCTAD Quốc về thƣơng mại và phát Trade and Development triển Công ty kiểm toán Việt VACO Nam Tổ chức thƣơng mại thế WTO World Trade Oganisation giới DANH MỤC BẢNG BIỂU B¶ng 1: Lý do doanh nghiÖp Ýt (hoÆc kh«ng) sö dông c¸c lo¹i h×nh dÞch vô ph¸t triÓn kinh doanh ............. 33 Biểu đồ 1: Tình hình sử dụng các loại hình dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam .......................................................................................34 Biểu đồ 2: Nhu cầu của doanh nghiệp về dịch vụ phát triển kinh doanh...............36 Biểu đồ 3: Đánh giá về mức độ cần thiết của các dịch vụ đối với sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp .......................................................................................37 Biểu đồ 4: Tỷ lệ % doanh thu doanh nghiệp chi tiêu cho dịch vụ phát triển kinh doanh ...................................................................................................................40 Biểu đồ 5: Mức độ thƣờng xuyên sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp ............41 Biểu đồ 6: Đánh giá tính chuyên nghiệp của các nhà cung cấp ............................43 Biểu đồ 7: Sự hài lòng của doanh nghiệp sau khi sử dụng dịch vụ .......................43
  7. Biểu đồ 8: Sau khi đã sử dụng DVPTKD một lần, doanh nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng ................................................................................................................45
  8. LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của việc tiến hành nghiên cứu đề tài Dịch vụ phát triển kinh doanh (DVPTKD) đã xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng hai thập kỷ trở lại đây nhƣng đến gần đây mới dần đƣợc các doanh nghiệp quan tâm tới. Thị trƣờng DVPTKD của Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, một số nhà cung cấp của Việt Nam hiện chủ yếu cung cấp dịch vụ cho các công ty nƣớc ngoài trong khi có nhiều doanh nghiệp Việt Nam hoặc chƣa biết đến các nhà cung cấp các dịch vụ này hoặc chƣa nhận thức đầy đủ về vai trò của các dịch vụ này đối với sự phát triển của doanh nghiệp nên vẫn chƣa sử dụng các dịch vụ này. Cho đến nay đề tài về DVPTKD ở Việt Nam cũng mới chỉ có một vài tác giả nghiên cứu và vẫn còn khá mới ở Việt Nam. Thậm chí nhiều doanh nghiệp đã sử dụng một số loại hình của DVPTKD nhƣng họ cũng không biết rằng các dịch vụ này thuộc nhóm các DVPTKD. Nhiều doanh nghiệp khi đƣợc hỏi để liệt kê các loại hình DVPTKD mà họ đã từng sử dụng thì họ cũng chỉ nêu ra một số loại hình nhƣ: dịch vụ đào tạo, dịch vụ tƣ vấn hay dịch vụ nghiên cứu thị trƣờng mà không hề biết rằng các dịch vụ nhƣ kế toán, kiểm toán hay vận tải kho bãi mà họ đã từng sử dụng cũng là DVPTKD. Một số doanh nghiệp đã sử dụng các dịch vụ này nhƣng lại không nhận thấy đƣợc kết quả mà dịch vụ mang lại hoặc họ cho rằng chi phí cao hoặc thấy là các nhà cung cấp dịch vụ chƣa đủ tính chuyên nghiệp. Việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam” sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình sử dụng DVPTKD hiện nay của các doanh nghiệp cũng nhƣ có đƣợc những đánh giá chung về hiệu quả sử dụng các loại hình dịch vụ này của các doanh nghiệp Việt Nam. 1
  9. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Giúp cho các doanh nghiệp nhận biết một cách toàn diện hơn về các loại hình DVPTKD. - Đánh giá tổng quát về hiệu quả sử dụng DVPTKD hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam. - Đề ra một số giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các loại hình DVPTKD một cách hiệu quả hơn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về thực trạng sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh tại các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và tập trung vào đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phƣơng pháp điều tra khảo sát thực tế. Dựa trên kết quả điều tra, phân tích và tổng hợp các dữ liệu từ đó đƣa ra những nhận định, đánh giá. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh Chƣơng 2: Đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh Em xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới các doanh nghiệp đã cung cấp thông tin giúp em có đƣợc kết quả điều tra thực tế về tình hình sử dụng DVPTKD của các doanh nghiệp và đặc biệt gửi lời cám ơn đến cô giáo Th.S Bùi Liên Hà đã giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này. Sinh viên 2
  10. Phạm Thị Thanh Tâm 3
  11. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH 1. 1. Khái niệm dịch vụ phát triển kinh doanh 1.1.1. Khái niệm dịch vụ Cho đến nay, định nghĩa về dịch vụ vẫn còn chƣa đƣợc thống nhất trên thế giới. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì dịch vụ là một trong ba ngành kinh tế chủ đạo: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Còn theo nghĩa hẹp, gắn với quá trình mua bán hàng hóa thì dịch vụ đƣợc hiểu là phần mềm của sản phẩm, hỗ trợ cho khách hàng trƣớc, trong và sau khi bán hàng. Tuy nhiên cách hiểu nhƣ vậy về dịch vụ vẫn còn chƣa đầy đủ vì các loại hình dịch vụ rất đa dạng, không nhất thiết là sẽ phải gắn với quá trình mua bán hàng hóa. Sau đây là một số định nghĩa khác nhau về dịch vụ của một vài tác giả: Theo Philip Kotler: “Dịch vụ là mọi hành động hay lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Việc thực hiện dịch vụ có thể có và cũng có thể không liên quan đến một sản phẩm vật chất” [7, trang 552]. Hoặc cũng có thể định nghĩa: “Dịch vụ là một dạng hoạt động (giao dịch và phục vụ) nhằm thỏa mãn trực tiếp những nhu cầu của từng cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng dân cư” [5]. C. Mác đƣa ra định nghĩa: “Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suốt, trôi chảy, liên tục để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao đó của con người thì dịch vụ ngày càng phát triển” [3]. Nhƣ vậy, mỗi tác giả lại đƣa ra một định nghĩa khác nhau cho dịch vụ theo các tiêu chí và hƣớng đến những mục đích khác nhau. Nhƣng dù với khái 4
  12. niệm nào thì dịch vụ vẫn mang một số đặc tính cơ bản mà bất cứ một dịch vụ nào cũng đều phải có đó là: - Tính vô hình: dịch vụ không phải là một vật thể có thể cầm lấy hay mang đi đƣợc. Dịch vụ đƣợc tạo ra có thể bằng sự kết hợp với các vật thể hữu hình nhƣ các loại máy móc, trang thiết bị. Tuy nhiên, các vật thể hữu hình này cũng chỉ là những phƣơng tiện để tạo ra dịch vụ. Ngƣời ta chỉ thấy đƣợc kết quả do dịch vụ mang lại và đánh giá chất lƣợng dịch vụ thông qua sự thỏa mãn hay không sau khi sử dụng nhƣng lại không thể biết dịch vụ đó mang hình dáng nhƣ thế nào. Lấy ví dụ nhƣ dịch vụ vận tải, ngƣời ta chỉ có thể thấy đƣợc kết quả do dịch vụ mang lại đó là hàng hóa đƣợc vận chuyển đến các địa điểm khác nhau nhƣng không thể thấy đƣợc hình dáng, kết cấu của dịch vụ vận tải ra sao. - Tính không thể tách rời: dịch vụ đƣợc sản xuất ra và tiêu dùng cùng một lúc, không thể dự trữ hay vận chuyển đƣợc và nó cũng không thể tách rời với ngƣời tạo ra và ngƣời sử dụng dịch vụ. Quá trình sản xuất ra dịch vụ đồng thời với quá trình tiêu dùng dịch vụ, ngƣời ta không thể dự trữ dịch vụ cho nhiều lần sử dụng nhƣ các loại hàng hóa hữu hình khác. Ta chỉ có thể dự trữ các yếu tố sản xuất ra dịch vụ nhƣ các máy móc, trang thiết bị hay nhân lực để khi cần có thể tạo ra dịch vụ nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng hơn. - Tính không xác định: dịch vụ đƣợc tạo ra không có quy cách, phẩm chất cụ thể. Chất lƣợng dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ nhà cung cấp, ngƣời tiêu dùng, thời gian, địa điểm cung cấp dịch vụ, có thể gồm cả trạng thái tâm lý, cảm xúc của ngƣời cung cấp và ngƣời sử dụng dịch vụ. Bởi dịch vụ là vô hình và chất lƣợng của nó còn tùy thuộc vào trình độ, kỹ năng của ngƣời cung cấp và cảm nhận, đánh giá của ngƣời tiêu dùng dịch vụ sau khi đã sử dụng dịch vụ cho nên rất khó để có thể xác định chất lƣợng dịch vụ có tốt hay không. Cùng một dịch vụ, cùng ngƣời cung cấp nhƣng những ngƣời tiêu dùng khác nhau sẽ có đánh giá khác nhau về dịch vụ đó. Thậm chí 5
  13. một dịch vụ do cùng nhà cung cấp và cùng ngƣời tiêu dùng đó nhƣng tại những thời điểm khác nhau có thể mang lại hiệu quả khác nhau. Do vậy việc đánh giá một dịch vụ chủ yếu dựa trên đánh giá chủ quan của ngƣời sử dụng dịch vụ. 1.1.2. Khái niệm dịch vụ phát triển kinh doanh DVPTKD ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng nhƣng nó mới chỉ thực sự xâm nhập vào Việt Nam và đƣợc các doanh nghiệp Việt Nam biết đến kể từ những năm cuối của thế kỷ 20. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng sử dụng các dịch vụ này nhiều hơn khi nhu cầu về các dịch vụ này ngày một gia tăng. Trƣớc xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, việc sử dụng các loại hình DVPTKD cần phải đƣợc các doanh nghiệp xem xét và sử dụng một cách thƣờng xuyên và hiệu quả để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vậy DVPTKD là gì? Khái niệm về dịch vụ này đến nay vẫn còn chƣa thực sự thống nhất và có rất nhiều quan điểm khác nhau về dịch vụ này, mỗi nƣớc hoặc các tổ chức khác nhau đều có những định nghĩa riêng về DVPTKD dựa trên các tiêu chí khác nhau, các mục đích khác nhau và điều kiện kinh tế - xã hội khác biệt. Chúng ta cùng xem qua một số định nghĩa về DVPTKD: Theo tổ chức lao động quốc tế ILO:“DVPTKD là những loại hình dịch vụ được cung cấp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vượt qua các rào cản để gia tăng lợi nhuận bằng cách tăng năng suất và tiếp cận với những thị trường giá trị cao. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể tạo ra và duy trì những cơ hội việc làm với mức lương cao, giảm đói nghèo và góp phần phát triển kinh tế địa phương. Những loại hình dịch vụ này bao gồm: đào tạo, tư vấn, hỗ trợ về marketing, thông tin, phát triển và chuyển giao công nghệ, kết nối các đầu mối kinh doanh, và liên kết với giới tài chính và các dịch vụ tài chính” [19]. 6
  14. Theo khái niệm này thì các DVPTKD sẽ chỉ là các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa. Tuy nhiên vì đây là khái niệm do một tổ chức quốc tế chủ yếu mang tính chất hỗ trợ cho các quốc gia kém phát triển đƣa ra nên khái niệm này gắn với các mục tiêu mang tính vĩ mô hơn nhƣ giảm đói nghèo, phát triển kinh tế khu vực chứ không gắn kết trực tiếp với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ. Cuốn Guiding Principles đƣa ra định nghĩa: DVPTKD “bao gồm tập hợp nhiều dịch vụ kinh doanh cả các dịch vụ mang tính chiến lược và hoạt động”. DVPTKD đƣợc tạo ra nhằm mục đích phục vụ mỗi tổ chức kinh doanh riêng lẻ, trái với cộng đồng kinh doanh lớn hơn [12, trang 11]. Dịch vụ kinh doanh “hoạt động” là những dịch vụ cần thiết cho hoạt động hàng ngày, ví dụ nhƣ thông tin liên lạc, quản lý sổ sách và những số liệu ghi chép về thuế, và việc tuân thủ các quy định của Luật lao động và các quy định pháp lý liên quan khác. Dịch vụ kinh doanh “chiến lƣợc” lại đƣợc các doanh nghiệp sử dụng để đƣa ra các vấn đề mang tính trung và dài hạn nhằm cải thiện khả năng hoạt động của các doanh nghiệp, khả năng tham gia thị trƣờng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. DVPTKD còn đƣợc định nghĩa“là bất kỳ một dịch vụ phi tài chính nào được cung cấp cho các tổ chức kinh doanh một cách chính thức hoặc phi chính thức” [1, trang 92]. Các dịch vụ phi tài chính đƣợc hiểu là các dịch vụ không liên quan đến việc cung ứng tài chính cho doanh nghiệp nhƣ dịch vụ đào tạo, tƣ vấn và các dịch vụ khác nhằm giải quyết những khó khăn nội bộ của doanh nghiệp [2]. Còn dịch vụ tài chính là các dịch vụ kinh doanh nhƣng đƣợc hiểu theo nghĩa rất hẹp là nhóm dịch vụ liên quan trực tiếp đến: huy động vốn, dàn xếp vốn và quản trị các nguồn vốn [17]. 7
  15. DVPTKD cũng có thể đƣợc định nghĩa đơn giản là “bất kỳ dịch vụ nào được các doanh nghiệp sử dụng nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng kinh doanh” [11]. Đây có lẽ là định nghĩa về DVPTKD một cách cơ bản nhất, dễ hiểu nhất và cũng bao quát nhất. DVPTKD đơn thuần là những dịch vụ giúp doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh, là những dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, giúp doanh nghiệp nâng cao hoạt động sản xuất, phát triển quy mô và gia tăng lợi nhuận. Mặc dù khái niệm về DVPTKD có thể khác nhau nhƣng tựu chung lại thì DVPTKD là các dịch vụ nhằm mục đích giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và mang lại kết quả cuối cùng là giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, giảm chi phí, sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả. DVPTKD bao gồm một tập hợp các dịch vụ khác nhau, bao gồm: đào tạo, tƣ vấn, các dịch vụ quản lý, marketing, các dịch vụ thiết kế sản phẩm, bảo đảm chất lƣợng, sự phân bổ hậu cần, thông tin, Internet, công nghệ thông tin và máy tính, thúc đẩy liên kết kinh doanh, sở hữu trí tuệ, đƣa tin và quảng cáo, phát triển thƣơng hiệu,… 1.2. Phân loại dịch vụ phát triển kinh doanh Việc phân loại DVPTKD có thể dựa trên rất nhiều cách khác nhau và theo các tiêu chí khác nhau, sau đây là một số cách phân loại thƣờng gặp: Theo hƣớng dẫn của Mạng lƣới Hỗ trợ và Giáo dục Các Doanh nghiệp Nhỏ SEEP [18], các DVPTKD đƣợc chia làm 7 hạng mục: - Tiếp cận thị trƣờng gồm: marketing, các mối liên hệ marketing, hội chợ thƣơng mại và triển lãm sản phẩm, phát triển các ví dụ cho ngƣời mua, thông tin thị trƣờng, thầu phụ và thuê ngoài, các chuyến thăm và các cuộc họp với mục đích marketing, nghiên cứu thị trƣờng, phát triển chợ, phòng trƣng bày, đóng gói, quảng cáo. 8
  16. - Cơ sở hạ tầng gồm: bảo quản và kho bãi, vận tải và giao nhận, các lò đào tạo kinh doanh, thông tin liên lạc, dịch vụ bƣu điện, chuyển tiền, thông tin qua các ấn phẩm, đài, vô tuyến, truy cập internet, dịch vụ máy tính, dịch vụ thƣ ký. - Chính sách/dịch vụ luật sƣ gồm: đào tạo về chính sách và dịch vụ luật sƣ, phân tích và thông tin về những khó khăn và cơ hội của chính sách, dịch vụ luật sƣ trực tiếp cho các doanh nghiệp nhỏ, tài trợ các cuộc hội nghị, nghiên cứu chính sách. - Cung ứng đầu vào gồm: kết nối các doanh nghiệp nhỏ với các nhà cung ứng đầu vào, nâng cao năng lực của các nhà cung ứng để họ có thể cung cấp đầu vào thƣờng xuyên và có chất lƣợng, hỗ trợ thành lập các nhóm mua hàng số lƣợng lớn, thông tin về các nguồn cung đầu vào. - Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật gồm: cố vấn, nghiên cứu khả thi và kế hoạch kinh doanh, các chuyến thăm trao đổi kinh nghiệm và công tác, cấp quyền kinh doanh, đào tạo quản lý, đào tạo kỹ thuật, các dịch vụ tƣ vấn, các dịch vụ pháp lý, tƣ vấn tài chính và thuế, kế toán và giữ sổ sách kế toán. - Phát triển công nghệ và sản phẩm gồm: chuyển giao/thƣơng mại hoá công nghệ, kết nối các doanh nghiệp nhỏ với các nhà cung cấp công nghệ, hỗ trợ mua công nghệ, các chƣơng trình bảo đảm chất lƣợng, cho thuê và thuê thiết bị, dịch vụ thiết kế. - Cơ cấu tài chính thay thế gồm: các công ty bao thanh toán cung cấp vốn lƣu động cho các đơn đặt hàng đã đƣợc xác nhận, tài trợ vốn tự có, hỗ trợ tín dụng cho nhà cung ứng. Theo chƣơng trình phát triển các doanh nghiệp nhỏ của Tổ chức lao động quốc tế ILO, hệ thống DVPTKD đƣợc chia làm 7 nhóm: - Dịch vụ tiếp cận thị trƣờng: là những dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp những báo cáo thị trƣờng về marketing và các mối liên hệ marketing, hội chợ thƣơng mại, triển lãm sản phẩm, nghiên cứu thị trƣờng, quảng cáo,… 9
  17. - Dịch vụ cung cấp cơ sở hạ tầng: là những dịch vụ cung cấp những cơ sở hạ tầng cần thiết cho các doanh nghiệp hoạt động, bao gồm: bảo quản và kho bãi, vận tải và giao nhận, thông tin liên lạc, dịch vụ thƣ ký, dịch vụ máy tính,… - Dịch vụ luật, hỗ trợ luật: là những dịch vụ pháp lý tổng thể liên quan đến tất cả các khâu hoạt động của doanh nghiệp từ khi thành lập cho đến các vấn đề pháp lý, đảm bảo việc hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm: thủ tục thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh, xây dựng quy chế và quản lý điều hành, thủ tục giải thể và thanh lý doanh nghiệp, giải quyết mâu thuẫn với cổ đông,… - Dịch vụ tƣ vấn dự án và xúc tiến đầu tƣ: là những dịch vụ cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác để doanh nghiệp tiến hành thực hiện các dự án đầu tƣ, bao gồm: tƣ vấn chiến lƣợc, nghiên cứu khả thi, tìm kiếm đối tác, xin phép đầu tƣ,… - Dịch vụ cung ứng đầu vào: là dịch vụ kết nối doanh nghiệp với các nhà cung ứng đầu vào, bao gồm: dịch vụ hỗ trợ thành lập các nhóm mua hàng số lƣợng lớn, dịch vụ thông tin về các nguồn cung đầu vào. - Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật: bao gồm các dịch vụ cố vấn, nghiên cứu khả thi và kế hoạch kinh doanh, đào tạo quản lý, đào tạo kỹ thuật,… - Hoạt động xúc tiến thƣơng mại: là những dịch vụ trao đổi và nhằm hỗ trợ trao đổi thông tin giữa bên bán và bên mua, hoặc qua khâu trung gian nhằm tác động tới thái độ và hành vi mua bán, để thúc đẩy mua bán, trao đổi hàng hóa trên thị trƣờng, bao gồm: dịch vụ tổ chức hội thảo, dịch vụ cung cấp thông tin thƣơng mại, dịch vụ tổ chức và hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát thị trƣờng, tham gia hội chợ, dịch vụ hỗ trợ mua công nghệ,… Theo chức năng, hệ thống DVPTKD đƣợc phân làm 5 nhóm: 10
  18. - Dịch vụ nâng cao hiệu quả hoạt động: là những dịch vụ giúp doanh nghiệp sử dụng tốt các dịch vụ hiện có để mang lại kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra, bao gồm: dịch vụ tƣ vấn, tƣ vấn kỹ thuật, tƣ vấn quản lý, dịch vụ máy tính, bảo dƣỡng và sửa chữa thiết bị, dịch vụ môi trƣờng, dịch vụ điều tra khảo sát,… - Dịch vụ quản lý tài chính: là những dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp huy động, sử dụng, kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp, bao gồm các dịch vụ hạch toán kế toán, kiểm toán và quản lý tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. - Dịch vụ tăng cƣờng chất lƣợng và kỹ năng: là những dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng các nguồn lực và kỹ năng cần thiết trong quá trình hoạt động kinh doanh, bao gồm các dịch vụ nhƣ: dịch vụ đào tạo, dịch vụ thiết kế, dịch vụ đảm bảo chất lƣợng, đo kiểm, giám định,… - Dịch vụ thông tin thị trƣờng: là dịch vụ chủ yếu tập trung nghiên cứu thị trƣờng thông qua việc điều tra khảo sát, thu thập xử lý và cung cấp các thông tin chuyên nghiệp trên thị trƣờng theo yêu cầu của các doanh nghiệp. - Dịch vụ gắn kết thị trƣờng: là những dịch vụ giúp doanh nghiệp tạo dựng sự gắn kết chặt chẽ với thị trƣờng, bao gồm: dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ khuyến mãi, dịch vụ hội chợ, dịch vụ bảo hiểm hàng hóa,... Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ chỉ đề cập đến 7 loại hình dịch vụ cơ bản thƣờng đƣợc các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng bao gồm: - Dịch vụ kế toán, kiểm toán: gồm các dịch vụ liên quan tới kế toán, kiểm toán thƣờng niên hay lập báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính,… - Dịch vụ đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật công nghệ: là các dịch vụ hỗ trợ về công nghệ thông tin, giúp doanh nghiệp tiếp cận với các công nghệ tiên tiến 11
  19. trên thế giới, hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ cũng nhƣ đào tạo nhân lực giỏi về công nghệ cho các doanh nghiệp. - Dịch vụ tƣ vấn: gồm đa dạng các loại dịch vụ khác nhau nhƣ tƣ vấn quản lý, tƣ vấn pháp lý, marketing, tài chính trong đó chủ yếu nghiên cứu hai loại hình dịch vụ đó là tƣ vấn quản lý và tƣ vấn pháp lý. Dịch vụ tƣ vấn quản lý là các dịch vụ tƣ vấn cho chủ doanh nghiệp về các vấn đề nhƣ quản trị nhân sự, phƣơng pháp ra quyết định, phong cách lãnh đạo. Tƣ vấn pháp lý gồm các dịch vụ tƣ vấn về pháp luật, các thủ tục, chính sách của Nhà nƣớc, những đặc điểm cần lƣu ý cũng nhƣ sự thay đổi các chính sách của Nhà nƣớc, các vấn đề tranh chấp trong hoạt động xuất nhập khẩu,… - Dịch vụ vận tải, bảo hiểm, kho bãi: gồm các dịch vụ về giao nhận vận chuyển hàng hóa, mua bảo hiểm cho hàng và các dịch vụ lƣu kho, trông giữ hàng hóa. - Dịch vụ thiết kế bao bì, mẫu mã sản phẩm: các nhà thiết kế sẽ nghiên cứu, tạo ra mẫu mã sản phẩm cũng nhƣ lựa chọn bao bì về màu sắc, chất liệu, hình dáng, kích cỡ sao cho vừa có tác dụng đóng gói sản phẩm vừa nhằm quảng bá thƣơng hiệu của doanh nghiệp cũng nhƣ sao cho phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. - Dịch vụ xây dựng, phát triển thƣơng hiệu: gồm các hoạt động nhằm khuyếch trƣơng, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, quảng cáo, xúc tiến thƣơng mại giúp ngƣời tiêu dùng biết đến thƣơng hiệu sản phẩm và doanh nghiệp. Bên cạnh đó sẽ có thể đi kèm với các dịch vụ tƣ vấn về vấn đề bản quyền nhãn hiệu hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp,… - Dịch vụ nghiên cứu thị trƣờng: gồm các hoạt động nghiên cứu, phân tích thị trƣờng theo các tiêu chí khác nhau nhƣ khu vực địa lý hay một ngành nghề cụ thể, các hoạt động khảo sát nhu cầu, tìm kiếm thị trƣờng tiềm năng cho sản phẩm và đƣa ra một số nhận định đánh giá nhằm hỗ trợ giúp doanh 12
  20. nghiệp nhìn nhận một cách chính xác về thị trƣờng, về nhu cầu hay sở thích của ngƣời tiêu dùng sản phẩm,… Ngoài các dịch vụ kể trên còn có các dịch vụ khác cũng thuộc DVPTKD nhƣ: dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm, dịch vụ viễn thông, vi tính, Internet cũng sẽ phần nào đƣợc đề cập tới trong bài khóa luận này. 1.3. Vai trò của dịch vụ phát triển kinh doanh 1.3.1. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp Khi một nền kinh tế càng phát triển, quốc gia càng hội nhập nhiều hơn vào nền kinh tế thế giới, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt hơn. Các doanh nghiệp trong nƣớc cần phải đối mặt với sức ép từ cả đối thủ cạnh tranh trong nƣớc và đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài. Để có thể đƣơng đầu với sự cạnh tranh cũng nhƣ có đƣợc sự chuẩn bị vững vàng trƣớc các đối thủ, các doanh nghiệp cần tự mình đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao thế mạnh của doanh nghiệp. Để làm đƣợc điều này, các doanh nghiệp cần biết cách sử dụng các nguồn lực của mình một cách hợp lý nhất, xây dựng đƣợc ƣu thế so với đối thủ cạnh tranh. Do đó doanh nghiệp không chỉ biết dựa vào các nguồn lực sẵn có của mình mà còn cần biết sử dụng hợp lý những nguồn lực từ bên ngoài, từ đó sử dụng mọi nguồn lực một cách hợp lý nhất. Một trong những sự trợ giúp rất lớn từ bên ngoài đó là các DVPTKD. Phạm vi của DVPTKD rất rộng lớn và là tập hợp của nhiều dịch vụ khác nhau nhƣng đều hƣớng tới một mục đích chung đó là giúp doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh. Vậy DVPTKD mang lại những dịch vụ cần thiết nào cho doanh nghiệp? Đó là các dịch vụ tƣ vấn, đào tạo, marketing, quản lý, kế toán kiểm toán, dịch vụ về pháp lý và một số loại hình dịch vụ hỗ trợ khác. Nhờ vào các dịch vụ này doanh nghiệp sẽ dễ dàng định hƣớng các hoạt động của mình cho phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và khai thác đƣợc các lợi thế so sánh để phát triển đồng thời có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2