intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá kết quả nuôi dưỡng chăm sóc người bệnh hôn mê ăn bằng ống thông dạ dày

Chia sẻ: Tathimu Tathimu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

200
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Đánh giá kết quả nuôi dưỡng chăm sóc người bệnh hôn mê ăn bằng ống thông dạ dày" nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả nuôi dưỡng chăm sóc người bệnh hôn mê ăn bằng ống thông dạ dày bằng thức ăn tự nấu và chế biến sẵn. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá kết quả nuôi dưỡng chăm sóc người bệnh hôn mê ăn bằng ống thông dạ dày

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG<br /> <br /> KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP<br /> ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC<br /> NGƯỜI BỆNH HÔN MÊ ĂN BẰNG ỐNG THÔNG<br /> DẠ DÀY<br /> <br /> Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Bình<br /> Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lệ Hằng<br /> Mã sinh viên: B00016<br /> Chuyên ngành: Điều dưỡng hệ Đa khoa<br /> <br /> Hà Nội, 2010<br /> <br /> LỜI CẢM ƠN<br /> <br /> Để thực hiện đề tài này Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thị Bình người thầy đã<br /> trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm nghiên cứu để hoàn thành khoá<br /> luận này. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS. Phạm Minh Đức - Trưởng khoa Điều<br /> dưỡng Trường Đại học Thăng Long, cùng các thầy cô giáo trong khoa. Các bác sỹ, điều<br /> dưỡng và toàn thể cán bộ nhân viên công tác ở khoa Cấp cứu A9 nơi tôi làm việc và một<br /> số Khoa trong bệnh viện Bạch Mai đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình<br /> làm nghiên cứu.<br /> Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả bệnh nhân, gia đình bệnh<br /> nhân những người đã tham gia vào nghiên cứu và trực tiếp tạo nên thành công của<br /> nghiên cứu này.<br /> Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè những người đã sát<br /> cánh, động viên để tôi có thể hoàn thành khoá luận này.<br /> <br /> Hà Nội, ngày 08 tháng 1 năm 2011<br /> Sinh viên<br /> Nguyễn Thị Lệ Hằng<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh là một trong những nhiệm vụ của người điều<br /> dưỡng ở tại bệnh viện cũng như ở cộng đồng. Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với<br /> cơ thể con người. Nhờ dinh dưỡng tốt cơ thể mới tồn tại, phát triển và có khả năng chống<br /> đỡ với các yếu tố bất lợi xung quanh. Đối với bệnh nhân hôn mê, vấn đề dinh dưỡng lại<br /> càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì nó không chỉ đóng vai trò duy trì năng lượng<br /> cho sự sống mà đôi khi còn quyết định sự thành công hay thất bại của điều trị. Song song<br /> với các biện pháp điều trị thì dinh dưỡng cũng rất cần thiết để chống đỡ với bệnh tật, để<br /> bù đắp những lượng Kcalo bị tiêu hao bởi bệnh lý (sốt, nhiễm khuẩn, thở nhanh, bỏng,<br /> mất máu...). Dinh dưỡng cho người bệnh hôn mê đủ sẽ nâng cao hiệu quả chữa bệnh,<br /> giảm đi những biến chứng và tỷ lệ tử vong, giảm ngày nằm điều trị tại bệnh viện, giảm<br /> chi phí tốn kém cho người ốm.<br /> Trong các khoa chăm sóc đặc biệt, dinh dưỡng có tầm quan trọng hơn, giúp cho bệnh<br /> nhân sớm thoát khỏi hiểm nghèo hoặc loét mục, nhanh bỏ máy thở. Do đặc điểm của<br /> những bệnh nhân nặng, hôn mê không ăn được đường miệng, việc nuôi dưỡng như thế<br /> nào là vấn đề cấp thiết bởi người cán bộ y tế. Nuôi dưỡng người bệnh ăn bằng ống thông<br /> là phương pháp đơn giản, phù hợp với sinh lý của con người và dễ thực hiện được bởi<br /> người điều dưỡng để người bệnh duy trì sự sống của họ, kỹ thuật đặt ống thông, thời gian<br /> lưu ống thông và các theo dõi chăm sóc khác cho người bệnh nặng là trách nhiệm và<br /> công việc hàng ngày của người điều dưỡng. Tại khoa Thần kinh, khoa cấp cứu và trung<br /> tâm chống độc, hàng ngày có nhiều bệnh nhân nặng, hôn mê hoặc người bệnh có rối loạn<br /> nuốt...không tự ăn được đường miệng, cần phải ăn bằng ống thông. Việc đánh giá tổng<br /> kết kinh nghiệm để tìm ra biện pháp có hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân nuôi dưỡng bằng<br /> ống thông là quan trọng và cần thiết, chính vì những lý do trên đề tài “Đánh giá kết quả<br /> nuôi dưỡng chăm sóc người bệnh hôn mê ăn bằng ống thông dạ dày” nhằm mục tiêu<br /> sau:<br /> Đánh giá hiệu quả nuôi dưỡng chăm sóc người bệnh hôn mê ăn bằng ống thông dạ<br /> dày bằng thức ăn tự nấu và chế biến sẵn.<br /> <br /> CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1 Sơ lược giải phẫu bộ máy tiêu hóa: Hệ tiêu hóa bao gồm miệng, hầu, thực quản, dạ<br /> dày, ruột non, ruột già và các tuyến phụ thuộc (các tuyến nước bọt, gan và tụy)<br /> 1.1.1. Miệng: Ổ miệng là phần đầu của hệ tiêu hóa, chứa đựng nhiều cơ quan có chức<br /> năng quan trọng về tiêu hóa và tiếp nhận dịch tiết của các tuyến nước bọt lớn và nhỏ đổ<br /> vào ổ miệng. Ba đôi tuyến lớn là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi.<br /> Tuyến mang tai là tuyến nước bọt lớn nhất, nặng khoảng 26g, nằm dưới ống tai ngoài,<br /> giữa ngành xương hàm dưới và cơ ức - đòn - chũm. Tuyến dưới hàm nằm trong hố dưới<br /> hàm ở mặt trong xương hàm dưới. Tuyến dưới lưỡi là tuyến nhỏ nhất trong ba đôi tuyến,<br /> nằm ngay dưới niêm mạc ở hai bên nền miệng, sát mặt trong xương hàm dưới [9, tr.201]<br /> 1.1.2. Thực quản: Thực quản là một ống cơ dài khoảng 25cm, đi từ chỗ tiếp nối với hầu<br /> tới chỗ tiếp nối với dạ dày. Từ cổ, thực quản đi xuống qua ngực và lỗ thực quản cơ<br /> hoành vào bụng. [9, tr.207]<br /> 1.1.3. Dạ dày: Dạ dày là phần phình to nhất của ống tiêu hóa, nằm ở vùng thượng vị và<br /> hạ sườn trái, ngay dưới hoành trái. Hình thể của dạ dày thường thay đổi. Dung tích dạ<br /> dày khoảng 1000 ml. Dạ dày rỗng có hình chữ J với hai thành trước và sau hai bờ cong<br /> bé và lớn và hai đầu là tâm vị ở trên và môn vị ở dưới. Các phần của dạ dày kể từ trên<br /> xuống dưới là phần tâm vị, đáy vị, thân vị, phần môn vị và môn vị. Phần tâm vị là vùng<br /> dạ dày vây quanh lỗ tâm vị. Đáy vị làm phần phình to hình chỏm cầu ở bên trái lỗ tâm vị<br /> và cách thực quản bởi khuyết tâm vị. Thân vị nằm giữa đáy vị và phần môn vị. Thân vị<br /> được giới hạn ở trên bởi một mặt phẳng nằm ngang qua lỗ tâm vị, ở dưới bởi một mặt<br /> phẳng ngang qua khuyết góc của bờ cong nhỏ. Phần môn vị nằm ngang, gồm hang môn<br /> vị, ống môn vi. Môn vị là đoạn tiếp theo ống môn vị, là đầu dưới của dạ dày, nơi dạ dày<br /> thông với tá tràng qua lỗ môn vị. [9, tr.208]<br /> 1.1.4. Ruột non<br /> Ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, đi từ môn vị tới góc tá - hỗng tràng.<br /> Gồm ba phần liên tiếp là tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Các tuyến tiêu hóa lớn là gan<br /> và tụy. Tá tràng là phần đầu của ruột non dài khoảng 25cm, đi từ môn vị tới góc tá -<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> hỗng tràng, ở ngang sườn trái đốt thắt lưng II. Tá tràng đặc biệt quan trọng vì là nơi dịch<br /> từ ống mật và ống tụy đổ vào.[9, tr.212]<br /> 1.1.5. Ruột già:<br /> Ruột già chạy tiếp theo ruột non cho đến hậu môn và gồm 4 phần: manh tràng, đại<br /> tràng, trực tràng và ống hậu môn. Các phần của ruột già nằm ở ngoại vi của phần ổ bụng<br /> dưới gan và dạ dày. Chúng sắp xếp thành một hình chữ U lộn ngược vây lấy khối ruột<br /> non. Ruột già dài từ 1,4 - 1,8m và có đường kính giảm dần từ manh tràng (7cm) tới đại<br /> tràng sigma rồi lại phình to ở trực tràng. [9, tr.211]<br /> 1.2. Sinh lý hệ tiêu hóa:<br /> Bộ máy tiêu hóa bao gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa. Ống tiêu hóa đi từ<br /> miệng tới hậu môn, được chia thành các đoạn chính: miệng, thực quản, dạ dày, ruột nôn,<br /> ruột già.Các tuyến tiêu hóa bao gồm các tuyến nước bọt bài tiết nước bọt, gan bài tiết<br /> mật và tuyến tụy ngoại tiết dịch tụy. Ngoài các tuyến này còn nhiều tuyến nhỏ nằm trong<br /> niêm mạc của ống tiêu hóa, đổ sản phẩm vào ống tiêu hóa. Chức năng của bộ máy tiêu<br /> hóa là đưa thức ăn từ bên ngoài vào cơ thể, biến đổi thức ăn từ dạng phức tạp thành<br /> những chất đơn giản bằng các phản ứng thủy phân các chất dinh dưỡng có trong thức ăn<br /> và đưa các sản phẩm này qua niêm mạc vào máu, thực hiện nhờ 3 hoạt động chính là<br /> hoạt động cơ học: nghiền nát, nhào trộn thức ăn để làm tăng diện tiếp xúc giữa thức ăn<br /> và dịch tiêu hóa, vận chuyển thức ăn dọc theo ống tiêu hóa. Hoạt động bài tiết: hoạt động<br /> này cung cấp dịch tiêu hóa.Các enzyme trong dịch tiêu hóa tiêu hóa thức ăn thành những<br /> sản phẩm đơn giản hấp thu được. Hoạt động hấp thu: là hoạt động đưa thức ăn đã được<br /> tiêu hóa vào hệ thống tiêu hóa. [8, tr.159]<br /> 1.2.1. Hoạt động cơ học ở dạ dày:<br /> Dạ dày có chức năng chứa đựng thức ăn. Hoạt động cơ học của dạ dày được điều<br /> hoà bằng đường thần kinh và thể dịch. Hoạt động bài tiết dịch vị: gồm có ba loại tuyến:<br /> tuyến nằm ở vùng thân và đáy dạ dày, tuyến môn vị. Điều hòa bài tiết dịch vị qua đường<br /> thần kinh, đường thể dịch. Kết quả tiêu hóa ở dạ dày: tiêu hóa lipid, protein,<br /> carbohydrate. [8, tr.160].<br /> 1.2.2. Hoạt động cơ học ở ruột non:<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0