Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải" nhằm nghiên cứu lý luận và thực trạng về công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC ********** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ SỰ KIỆN ĐẠI HẢI Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THỊ HÀ Sinh viên thực hiện : NGUYỄN NGỌC SƠN Mã số sinh viên : 2005QTNC067 Lớp : 2005QTNC Khóa học : 2020 – 2024 HÀ NỘI - 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC ********** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ SỰ KIỆN ĐẠI HẢI Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THỊ HÀ Sinh viên thực hiện : NGUYỄN NGỌC SƠN Mã số sinh viên : 2005QTNC067 Lớp : 2005QTNC Khóa học : 2020 – 2024 HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hà, tôi tự tin khẳng định rằng đây là khóa luận tốt nghiệp mà tôi đã tiến hành nghiên cứu độc lập. Tất cả các nội dung và kết quả trong đề tài được thu thập, nghiên cứu và đánh giá một cách trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với bất kỳ sai sót nào trong nội dung của khóa luận này. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Sinh viên Nguyễn Ngọc Sơn
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Hà, người đã dành thời gian và công sức để hướng dẫn và đóng góp những nhận xét quý báu cho bản thảo khóa luận của tôi. Những góp ý này giúp tôi nhận ra những sai sót và điều chỉnh để đưa đề tài của mình đến mức hoàn thiện nhất có thể. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Quản trị Nhân lực của Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi suốt 4 năm học tập. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, những người luôn đứng bên cạnh, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài, cũng như động viên tinh thần suốt thời gian thực hiện khóa luận. Bản thân tôi nhận thức rằng kiến thức của mình vẫn còn hạn chế và khả năng lý luận còn nhiều thiếu sót. Do đó, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý từ phía các Thầy, Cô để khóa luận này trở nên hoàn thiện hơn. Xin được gửi lời biết ơn chân thành! Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Sinh viên Nguyễn Ngọc Sơn
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ đầy đủ Từ viết tắt 1 Đánh giá thực hiện công việc ĐGTHCV 2 Người lao động NLĐ 3 Người sử dụng lao động NSDLĐ
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải giai đoạn 2021-2023............................................................................................................ 38 Bảng 2.2. Số lượng lao động theo trình độ tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải giai đoạn 2021-2023..................................................................................................... 39 Bảng 2.3. Kế hoạch đánh giá thực hiện công việc năm 2021 - 2023 tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải................................................................................................. 42 Bảng 2.4. Bảng tiêu chuẩn đánh giá của từng nhóm đối tượng lao động tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải.........................................................................................45 Bảng 2.5. Đối tượng đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải.........................................................................................................................51 Bảng 2.6. Nội dung đào tạo nghiệp vụ đánh giá thực hiện công việc................................52 Bảng 2.7. Mức thưởng tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải..........................57 Bảng 2.8. Số lượng nhân viên được thăng cấp, thuyên chuyển và buộc thôi việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải giai đoạn 2021-2023............................................ 58 Bảng 2.9. Bảng tổng hợp kết quả đào tạo cán bộ quản lý làm công tác đánh giá thực hiện công việc năm 2021-2023................................................................................................... 63 Bảng 3.1. Đề xuất bổ sung tiêu chí đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải....................................................................................................... 68 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải........... 35 Sơ đồ 2.2. Quy trình đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải.........................................................................................................................41 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Số lượng lao động của công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải từ năm 2021– 2023.......................................................................................................................... 36 Biểu đồ 2.2. Mức độ chênh lệch giới tính của Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải từ năm 2021 – 2023...................................................................................................... 37
- Biểu đồ 2.3. Kết quả khảo sát mức độ hợp lý các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc.......................................................................................................................................46 Biểu đồ 2.4. Kết quả điều tra mức độ phù hợp đảm bảo sự công bằng, hợp lý của người đánh giá................................................................................................................................51 Biểu đồ 2.5. Kết quả điều tra mức độ nắm bắt thông tin về kế hoạch đánh giá thực hiện công việc của người lao động Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải....................55 Biểu đồ 2.6. Kết quả điều tra về mục đích công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải...............................................................................57
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ......................................................................................... 1 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3 4. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu .............................................................4 5. Giả thiết nghiên cứu ........................................................................................................4 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 5 7. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................................5 8. Kết cầu của đề tài ............................................................................................................6 PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................................. 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP ............................................................................................................... 7 1.1. Một số khái niệm ..........................................................................................................7 1.1.1. Khái niệm “Công việc” ..............................................................................................7 1.1.2. Khái niệm “Thực hiện công việc” ............................................................................ 7 1.1.3. Khái niệm “Đánh giá” ...............................................................................................8 1.1.4. Khái niệm “Đánh giá thực hiện công việc” .............................................................8 1.2.Vai trò của đánh giá thực hiện công việc ................................................................... 9 1.2.1. Đối với người lao động .............................................................................................. 9 1.2.2. Đối với doanh nghiệp ...............................................................................................10 1.2.3. Đối với xã hội ........................................................................................................... 11 1.3. Nguyên tắc đánh giá thực hiện công việc ................................................................ 11 1.3.1. Đánh giá phải tuân thủ pháp luật ...........................................................................11 1.3.2. Đánh giá phải dựa trên chức trách, nhiệm vụ được giao ..................................... 11 1.3.3. Đánh giá phải đầy đủ, toàn diện .............................................................................12 1.3.4. Đánh giá phải khách quan, công bằng và công khai ............................................12 1.3.5. Đánh giá phải tiết kiệm và hiệu quả .......................................................................13 1.4. Thẩm quyền và trách nhiệm trong đánh giá thực hiện công việc ........................ 14 1.4.1. Đối với lãnh đạo tổ chức ......................................................................................... 14 1.4.2. Đối với bộ phận chuyên trách về quản trị nhân lực ..............................................14 1.4.3. Đối với các bộ phận, phòng ban sử dụng lao động trong tổ chức ........................14
- 1.4.4. Đối với người lao động ............................................................................................ 15 1.5. Quy trình đánh giá thực hiện công việc .................................................................. 15 1.5.1. Giai đoạn chuẩn bị đánh giá ...................................................................................15 1.5.2. Giai đoạn tổ chức đánh giá thực hiện công việc ................................................... 25 1.5.3. Sử dụng kết quả đánh giá và khắc phục tồn tại sau đánh giá ..............................26 1.6. Yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá thực hiện công việc ............................................. 27 1.6.1. Yếu tố chủ quan ....................................................................................................... 27 1.6.2. Yếu tố khách quan ................................................................................................... 29 1.7. Các lỗi trong quá trình đánh giá thực hiện công việc ............................................31 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ SỰ KIỆN ĐẠI HẢI ................................. 33 2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải ...................... 33 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................................ 33 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ......................................................................................................... 34 2.1.3. Đặc điểm cơ cấu nhân sự của Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải .....35 2.2. Cơ sở đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải .......................................................................................................................................40 2.3. Thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải ............................................................................................................ 41 2.3.1. Chuẩn bị đánh giá thực hiện công việc ..................................................................41 2.3.2. Giai đoạn tổ chức đánh giá thực hiện công việc ................................................... 54 2.3.3. Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc trong công tác quản trị nhân lực tại Công ty ...........................................................................................................................56 2.5. Một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải ............................................................................... 59 2.5.1. Các nhân tố bên ngoài .............................................................................................60 2.5.2. Các nhân tố bên trong ............................................................................................. 62 2.6. Đánh giá chung về công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải ...............................................................................................64 2.6.1. Ưu điểm .................................................................................................................... 64 2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân .........................................................................................65
- Chương 3. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ SỰ KIỆN ĐẠI HẢI ..................................................................................................................................... 67 3.1. Định hướng và mục tiêu đánh giá thực hiện công việc của Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải ..................................................................................................... 67 3.1.1. Định hướng đánh giá thực hiện công việc tại Công ty ......................................... 67 3.1.2. Mục tiêu đánh giá thực hiện công việc tại Công ty ............................................... 67 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty ............................................................................................................................... 68 3.2.1. Cụ thể hóa các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc ..................................... 68 3.2.2. Hoàn thiện công tác truyền thông về đánh giá thực hiện công việc .................... 70 3.2.3. Thực hiện phỏng vấn đánh giá thực hiện công việc ............................................. 71 3.2.4. Đào tạo, huấn luyện người làm công tác đánh giá thực hiện công việc ..............72 3.2.5. Hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc .......................................73 3.2.6. Tăng cường sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc vào các hoạt động quản trị nhân lực ............................................................................................................... 74 3.3. Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải ................................................................ 75 3.3.1. Đối với Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải ...................75 3.3.2. Đối với phòng Hành chính – Nhân sự ................................................................... 75 3.3.3. Đối với người lao động ............................................................................................ 76 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................78 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 80
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khi nguồn nhân lực được xem là một trong các yếu tố cốt lõi để cạnh tranh trong thị trường đang biến động từng ngày, các nhà quản trị, lãnh đạo công ty luôn luôn tự đặt câu hỏi: làm thế nào để tăng năng suất lao động, làm thế nào để tạo động lực cho người lao động, làm thế nào để thúc đẩy tính sáng tạo của người lao động, đặc biệt là làm thế nào để giữ chân người lao động lại với doanh nghiệp. Có rất nhiều phương pháp thu hút giữ chân người tài như: có chế độ hấp dẫn, môi trường làm việc hấp dẫn nhưng sẽ thế nào nếu một doanh nghiệp có mức lương cao nhưng không phân hóa được lao động, không trả theo được kết quả, đóng góp của họ. Vì thế việc đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quan trọng đối với công tác quản trị nhân lực nói riêng và đối với tổ chức/doanh nghiệp nói chung. Thực tế trong quản trị hiện đại chỉ ra rằng việc đánh giá thực hiện công việc không chỉ hướng tới việc định rõ quy trình làm việc của từng bộ phận và cá nhân mà còn đo lường mức độ hoàn thành công việc của chúng. Kết quả của quá trình này giúp đánh giá một cách chính xác và khách quan đóng góp của từng bộ phận và cá nhân, từ đó giúp tổ chức hoặc doanh nghiệp xây dựng được chiến lược quản trị nhân lực phù hợp và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải, mặc dù công ty đã có ý thức thực hiện hoạt động đánh giá thực hiện công việc giúp cải thiện và giải quyết những vấn đề còn tồn đọng tại công ty. Song, còn rất bất cập, chưa khoa học, chưa phản ánh cụ thể, rõ ràng năng suất lao động của từng người trong từng bộ phận. Các tiêu chuẩn đánh giá còn chung chung, chưa phù hợp với thực tế lao động tại công ty, gây bức xúc cho người lao động. Có thể đánh giá chung những hạn chế mà hoạt động này tại công ty gặp phải là trong các khâu thiết kế đánh giá thực hiện công việc. Cũng có lẽ đó, công ty cần phải nghiên cứu đề ra những giải pháp thiết thực, khả thi nhằm hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc. Từ những trải nghiệm thực tế tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải, cùng với nhận thức về sự quan trọng của công tác đánh giá thực hiện công việc, tôi đã quyết định chọn đề tài "Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải" làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề 1
- Hiện nay, đánh giá thực hiện công việc là một vấn đề đang rất được quan tâm và chú trọng tại các doanh nghiệp. Vì vậy, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu vấn đề đánh giá thực hiện công việc tại các doanh nghiệp. Dưới đây là một số đề tài trong nước về chủ đề đánh giá thực hiện công việc: PGS.TS Mai Thanh Lan và PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình Quản trị nhân lực căn bản, NXB Thống Kê, Hà Nội. Các tác giả đã cung cấp những kiến thức nền tảng về quản trị nhân lực trong tổ chức từ khi người lao động bắt đầu làm việc đến khi hoàn thành quá trình lao động. Nội dung ĐGTHCV được đề cập tương đối đầy đủ, chi tiết tại chương V. Các kiến thức trong cuốn sách này vừa có tính lý luận và vừa đan xen các ví dụ thực tế, giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về khái niệm và áp dụng trong thực tiễn về công tác ĐGTHCV. Nghiên cứu về Đánh giá thực hiện công việc trong các doanh nghiệp của PGS. TS Mai Thanh Lan trong cuốn “Kỷ yếu ngày nhân sự Việt Nam” về đánh giá hoàn thành công việc. Đây là một tài liệu có giá trị tham khảo cao, tập hợp các bài viết của các doanh nhân, cán bộ quản lý nhân sự, chuyên gia tâm huyết với công tác Quản lý nhân sự. Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, hoặc chỉ đơn giản là phổ biến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Đinh Ngọc Cương (2022), Đánh giá thực hiện công việc cho người lao động tại Công ty cổ phần dịch vụ thương mại Cổng Vàng, luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại học Thương Mại. Trong luận văn này, tác giả đã nêu được những nội dung lý thuyết quan trọng về ĐGTHCV: khái niệm, nội dung ĐGTHCV, những nhân tố ảnh hưởng. Những nội dung này là cơ sở quan trọng cho những nghiên cứu thực tiễn của đề tài. Luận văn đã có những phân tích cụ thể về thực trạng công tác đánh giá với lối diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, súc tích, dễ dàng nhận ra những nhược điểm còn tồn tại. Với mỗi nội dung, tác giả đưa ra những giải pháp khá chi tiết cùng những lời lẽ thuyết phục. Lê Vân Anh (2019), Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cổ phần Constrexim số 1, luận văn thạc sĩ trường Đại học Thương Mại. Với luận văn này, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu quy trình ĐGTHCV tại công ty cổ phần Constrexim số 1 và chỉ ra những bất cập trong phương pháp đánh giá. Bên cạnh đó, luận văn chỉ ra nhiều nhược điểm khác trong công tác ĐGTHCV cùng các số liệu dẫn chứng. 2
- Lê Ngọc Lan (2021), Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH May Tinh Lợi, khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Thương Mại. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra hệ thống lý thuyết bao quát, đầy đủ về ĐGTHCV. Ngoài ra còn tiến hành những khảo sát chuyên sâu để nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp, kiến nghị thích hợp cho doanh nghiệp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác ĐGTHCV. Bên cạnh những nghiên cứu trong nước, đánh giá thực hiện công việc cũng là đề tài được các tác giả quốc tế quan tâm: Robert S. Kaplan và David P. Norton (1996), The Balanced Scorecard: Translating Strategy into Action. Tài liệu hướng dẫn cách thức xây dựng một thẻ điểm cân bằng, công trình mang tính cách mạng trong lĩnh vực quản lý nhân sự. Tác phẩm trình bày một cách hệ thống thang điểm, mục đích, tầm quan trọng của việc sử dụng các thước đo trong quản lý cũng như cách thức xây dựng và ứng dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) trong việc đo lường hiệu quả và hoạch định chiến lược. David Parmenter (2015), Key Performance Indicators (KPI), thước đo mục tiêu trọng yếu. Trong tái bản lần thứ 3, tác giả đã đưa ra những chỉ số đo lường hiệu suất, hiệu quả, kết quả kết nối hoàn hảo với 06 khía cạnh của thẻ điểm cân bằng. Với nội dung chuyên sâu về nền tảng để thực hiện các chỉ số đánh giá thực hiện công việc, cách phát triển, áp dụng hệ thống KPI sao cho hiệu quả thông qua 06 giai đoạn tương ứng với 12 bước thực hiện. Trên đây là các công trình nghiên cứu của một số tác giả, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác về đề tài ĐGTHCV tại doanh nghiệp nhưng hiện tài chưa có công trình nào nghiên cứu về công tác ĐGTHCV tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải. Vì vậy mà tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải”. Tác giả xin khẳng định bài nghiên cứu của mình không có sự trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đó, đề tài chính là sự kế thừa và phát triển từ những tri thức quý báu của tác giả có cùng đề tài trước đó. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực trạng về công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng 3
- cao hiệu quả công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài có 3 nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá thực hiện công việc tại doanh nghiệp. - Hai là, tìm hiểu, nghiên cứu trạng đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải trong thời gian vừa qua, từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế. - Ba là, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải. 4. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Tại trụ sở chính của Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải. Địa chỉ: Số 107 Đường Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam. Phạm vị về thời gian: 2021-2023. Phạm vị về nội dung: Nội dung và quy trình đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải. 5. Giả thiết nghiên cứu - Giả thuyết 1: Đánh giá thực hiện công việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải đã được thực hiện đúng quy định của pháp luật nhưng thực tiễn đánh giá còn mang nặng tính hình thức; chưa khách quan, chính xác và công bằng. - Giả thuyết 2: Để nâng cao hiệu quả đánh giá thực hiện công việc đối với Cán bộ, nhân viên tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải, cần thực hiện đồng bộ các 4
- giải pháp về nâng cao nhận thức, hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc đối với công chức. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin và tài liệu từ các công trình nghiên cứu đã được công bố trước đó, cùng với các báo cáo và số liệu được cung cấp bởi các cơ quan chuyên môn thuộc Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải trong giai đoạn 2021-2023. Sau khi thu thập, tác giả đã tiến hành sắp xếp và phân loại dữ liệu theo các tiêu chí như thời gian, không gian hoặc theo từng nội dung cụ thể liên quan đến các phần và mục trong khóa luận. Quá trình này giúp tạo ra một hệ thống hóa dữ liệu hiệu quả, phục vụ cho việc xử lý và phân tích dữ liệu trong các phần tiếp theo của nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành quan sát quá trình làm việc và tham gia vào các cuộc họp của các phòng/ban chuyên môn tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải. Từ những hoạt động này, tác giả đã ghi chép lại các thông tin quan trọng diễn ra bằng phương pháp quan sát trực tiếp nhằm đảm bảo có được những nhận định đa chiều về đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn: Để thu thập thông tin về thực trạng đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải, tác giả đã áp dụng phương pháp phỏng vấn. Qua việc trò chuyện với một số cá nhân nhân viên tại công ty, tác giả đã thu thập được các câu trả lời cụ thể và thực tế về quá trình đánh giá này. Điều này giúp tạo ra một cái nhìn tổng quan và chi tiết về hiệu quả của công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty. - Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Để thu thập thông tin cho đề tài, tác giả đã áp dụng phương pháp khảo sát và điều tra bằng bảng hỏi. Tác giả đã thiết kế một phiếu khảo sát dành cho đội ngũ công chức tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải. Bao gồm 10 mục liên quan đến công tác đánh giá thực hiện công việc. Tổng cộng, tác giả đã phát 90 phiếu khảo sát và thu về 80 phiếu hợp lệ để tiến hành phân tích và đánh giá. 7. Ý nghĩa của đề tài Bài khóa luận đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân lực nói chung và công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện 5
- Đại Hải nói riêng. Phản ánh thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải. Để xuất các giải pháp hữu ích nhằm hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc cho Công ty trong giai đoạn đến năm 2025. 8. Kết cầu của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tham khảo và phụ lục thì phần nội dung đề tài bao gồm 3 chương bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá thực hiện công việc. Chương 2: Thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải. Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện Đại Hải. 6
- PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm “Công việc” Đã có rất nhiều các định nghĩa về công việc được đưa ra, theo giáo trình Quản trị nhân lực của PGS.TS Lê Thanh Hà (2009): “ Công việc là tổng hợp các nhiệm vụ, các trách nhiệm hay chức năng mà một người hay một nhóm người lao động phải đảm nhận trong tổ chức. Công việc chỉ rõ những chức năng nhiệm vụ của tổ chức mà một người hay một nhóm người lao động phải thực hiện. Đồng thời, công việc là cơ sở để phân chia các chức năng, quyền hạn và trách nhiệm cho từng người, từng nhóm người trong cùng một tổ chức” [9, tr.144]. Theo giáo trình Quản trị nhân lực của ThS. Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân (2012), công việc được hiểu là “Tất cả những nhiệm vụ khác nhau được thực hiện bởi một người lao động hoặc là tất cả các nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi một nhóm người lao động” [12, tr.46]. Việc tạo thành các công việc là kết quả của sự phân chia lao động trong nội bộ các tổ chức. Công việc có thể được xem như một đơn vị mang tính chất tổ chức nhỏ nhất trong Công ty và nó có những chức năng quan trọng. Thực hiện công việc chính là phương tiện để người lao động có thể đóng góp sức của mình vào việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Đồng thời, công việc còn là cơ sở để một tổ chức thực hiện các hoạt động quản trị nhân lực đối với người lao động như: bố trí công việc, đánh giá thực hiện công việc, thù lao, đào tạo,.. Trong phạm vi của đề tài, tác giả lựa chọn khái niệm của PGS.TS Lê Thanh Hà làm căn cứ để nghiên cứu. 1.1.2. Khái niệm “Thực hiện công việc” Theo Trần Kim Dung (2011): “Thực hiện công việc có thể hiểu là quá trình lao động, là tổng thể những hành động của con người để hoàn thành một hay nhiều nhiệm vụ nhất định. “Về mặt vật chất, quá trình lao động là quá trình người lao động sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản phẩm. Về mặt xã hội, 7
- quá trình thực hiện công việc làm nảy sinh các mối quan hệ giữa người với người trong lao động, gọi là quan hệ lao động. Các mối quan hệ đó làm hình thành tính chất tập thể, tính chất xã hội của lao động”. Theo giáo trình Quản trị nhân lực của TS. Trịnh Việt Tiến (2022): “ Thực hiện công việc là quá trình người lao động sử dụng kiến thức, kỹ năng và công sức của mình để hoàn thành một nhiệm vụ, công việc nào đó đóng góp vào cho tổ chức” [13, tr.207]. Có thể có những cách hiểu khác nhau về thực hiện công việc, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả lựa chọn định nghĩa của TS. Trịnh Việt Tiến để làm căn cứ nghiên cứu. 1.1.3. Khái niệm “Đánh giá” Có nhiều cách hiểu và khái niệm đánh giá khác nhau. Theo quan niệm của triết học, đánh giá là việc xác định những giá trị của sự vật, hiện tượng xã hội, hoạt động hành vi nào đó của con người tương xứng với những mục tiêu, nguyên tắc, kết quả mong đợi hay một chuẩn mực nhất định, từ đó bộc lộ một thái độ. Đánh giá vừa có tính động cơ, vừa là phương tiện và mục đích hành động. Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh (2007): “Đánh giá là hoạt động của con người nhằm phán xét về một hay nhiều đặc điểm của sự vật, hiện tượng, con người theo những quan niệm và chuẩn mực nhất định mà người phán xét cần tuân theo”. Trong hội thảo – tập huấn về kiểm định chất lượng giáo dục đại học tổ chức tại Quảng Ninh (2012), GS. Anthony de Sam Lazado cũng đưa ra định nghĩa: “Đánh giá (Assessment) là một hay nhiều quá trình xác định, thu thập và chuển bị số liệu để đánh giá mức độ đạt được của các chuẩn đầu ra và các mục tiêu giáo dục của chương trình đào tạo”. Theo PGS.TS Trần Xuân Cầu trong giáo trình Phân tích lao động xã hội cho rằng: “Đánh giá là quá trình so sánh, đối chiếu thực tế với những tiêu chuẩn đã định sẵn để rút ra mức độ phù hợp của các bộ phận, các mối liên kết bên trong sự vật với những chuẩn mực, quy định của nó” [10, tr.7]. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả lựa chọn định nghĩa của PGS.TS Trần Xuân Cầu để làm căn cứ nghiên cứu. 1.1.4. Khái niệm “Đánh giá thực hiện công việc” 8
- Tác giả đã thu thập và tìm hiểu được có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về đánh giá thực hiện công việc. Theo TS. Lê Thanh Hà trong giáo trình Quản trị nhân lực cho rằng: “Đánh giá thực hiện công việc là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc (nhóm người) lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thỏa thuận về sự đánh giá đó với người lao động. Đây thực chất là việc so sánh tình hình thực hiện công việc của chính người (nhóm người) lao động so với yêu cầu đề ra của tổ chức” [9, tr.145]. PGS. TS Mai Thanh Lan trong giáo trình Đánh giá thực hiện công việc (2019) lại cho rằng “Đánh giá thực hiện công việc là quá trình thu nhận và xử lý thông tin để đo lường quá trình và kết quả thực hiện công việc của các bộ phận và cá nhân người lao động trong tổ chức/doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định” [8, tr.18]. Theo Th.S Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân: “Đánh giá thực hiện công việc là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động” [12, tr.134]. Mặc dù các khái niệm trên có những đặc điểm khác nhau, tuy nhiên cách tiếp cận đều phản ánh đánh giá thực hiện công việc là một quá trình gắn liền với việc đo lường kết quả công việc của người lao động, cung cấp thông tin phản hồi với người lao động với mục tiêu cải thiện kêys quả công việc của người lao động trong tương lai. Tác giả lựa chọn định nghĩa của Th.S Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân làm cơ sở để nghiên cứu và chỉ xem xét nghiên cứu đánh giá thực hiện công việc dưới góc độ đánh giá kết quả thực hiện công việc. 1.2.Vai trò của đánh giá thực hiện công việc 1.2.1. Đối với người lao động Việc đánh giá thực hiện công việc sẽ giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc mình đang thực hiện. Đồng thời, thông qua quá trình đánh giá này, họ cũng có cơ hội tự đánh giá và nâng cao kỹ năng làm việc của mình để phản ứng và thích nghi với các yêu cầu và mong muốn của tổ chức. Bằng cách này, người lao động có thể nhận được sự hỗ trợ và định hướng từ tổ chức và cấp quản lý để điều chỉnh và thay đổi phù hợp với vị 9
- trí công việc và mục tiêu tổ chức. Những quyết định của các nhà quản lý cũng sẽ trở nên linh hoạt và chính xác hơn, từ đó, người lao động cũng có cơ hội điều chỉnh cách làm việc, hành vi và thái độ của mình, góp phần nâng cao hiệu suất làm việc và đạt được mục tiêu của tổ chức. Quá trình đánh giá thực hiện công việc không chỉ giúp người lao động hiểu sâu hơn về ngành nghề và chuyên môn mà họ được đào tạo, mà còn tạo điều kiện cho họ tự định hướng sự nghiệp phù hợp với bản thân. Bằng cách tạo ra một môi trường giao lưu và trao đổi tích cực, quá trình này cũng giúp rút ngắn khoảng cách tâm lý giữa nhân viên và quản lý, từ đó tăng cường hiểu biết về những người đứng đầu tổ chức. Sự cải thiện trong công tác đánh giá cũng đồng nghĩa với việc giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và khai thác tối đa tiềm năng của người lao động trong tổ chức. Bằng cách này, việc phân bổ vị trí làm việc, ngành nghề và đối xử công bằng tạo ra động lực cho nhân viên, thúc đẩy họ ngày càng hoàn thiện và đóng góp hết mình cho tổ chức. Kết quả, người lao động có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, ổn định và cải thiện đời sống cá nhân và đáp ứng được các nhu cầu khác của họ một cách tốt nhất. Việc công bố kết quả đánh giá giúp cho nhân viên có thêm động lực phấn đấu, tự rèn luyện và hăng hái, nhiệt tình trong công việc trên cơ sở so sánh các kết quả thực hiện công việc giữa các nhân viên trong tổ chức bằng tâm lý cá nhân “ muốn bằng, muốn tốt, muốn hơn”. 1.2.2. Đối với doanh nghiệp Đánh giá thực hiện công việc giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn công tác quản trị nhân lực, đưa ra các quyết định nhân sự chính xác về bố trí, sắp xếp, thuyên chuyển, đề bạt, và thăng chức. Nó cũng hỗ trợ trong việc thiết lập các chế độ lương thưởng hợp lý, đào tạo và phát triển nhân viên, đảm bảo tồn tại một đội ngũ lao động với đủ số lượng và chất lượng, phù hợp với cơ cấu và văn hóa tổ chức. Đánh giá cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thay đổi tổ chức, ảnh hưởng đến mục tiêu, văn hóa và chính sách của tổ chức. Hơn nữa, nó là yếu tố quyết định trong việc giữ chân nhân viên có năng lực và trình độ tay nghề cao, giảm thiểu xung đột trong tổ chức, và tạo ra động lực và hài lòng trong quá trình làm việc. Đánh giá thực hiện công việc đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân những người lao động có năng lực và trình độ tay nghề cao, đồng thời giúp giảm bớt xung đột 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 492 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 577 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
65 p | 415 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 411 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 500 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 404 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 390 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp quản lý
71 p | 273 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 187 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 172 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của công trình cấp nước Thành phố số 1 thuộc Công ty cổ phần cấp nước Sơn La trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
88 p | 155 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 162 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 148 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng
199 p | 113 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp Đồ Sơn
64 p | 10 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Tràng Duệ
55 p | 13 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố của khu công nghiệp Hải Phòng
72 p | 12 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất đế giày An Lão
58 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn