Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng – Nhìn từ góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật liên minh Châu Âu
lượt xem 6
download
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: Phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng; so sánh quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật Liên minh châu Âu về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng; đánh giá những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005 về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng; định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng – Nhìn từ góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật liên minh Châu Âu
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT QUỐC TẾ -----------***------------ LÝ TRỌNG ĐẠI MSSV: 1253801012032 GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HỢP ĐỒNG – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT Niên khóa: 2012 – 2016 Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Lê Hoài TP.HCM – Năm 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan danh dự đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi bằng sự nỗ lực và kinh nghiệm của bản thân dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ Nguyễn Lê Hoài. Các nội dung nghiên cứu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Trong đề tài có sử dụng một số phân tích, nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của một số tác giả, cơ quan tổ chức khác đều được trích dẫn rõ ràng và chú thích nguồn gốc với độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đề tài của mình. Tác giả khóa luận Lý Trọng Đại
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 8 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 9 7. Kết cấu đề tài...................................................................................................... 10 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HỢP ĐỒNG ............................................................................................ 11 1.1. Hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài ............................................................ 11 1.2. Khái quát về xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng ............................... 15 1.2.1. Khái niệm xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng ............................. 15 1.2.2. Nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng ......... 17 1.2.3. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng ........ 19 1.2.4. Nguồn luật điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng .......... 21 1.2.5. Một số nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng ............................................................................................................. 23 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 27 CHƢƠNG 2: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU .................................. 28 2.1. Khái quát về Quy tắc số 593/2008 của Hội đồng châu Âu ngày 17 tháng 6 năm 2008 về luật áp dụng cho nghĩa vụ theo hợp đồng (sau đây gọi tắt là Quy tắc Rome I) ......................................................................................................................... 28
- 2.1.1. Phạm vi áp dụng của Quy tắc Rome I ........................................................ 28 2.1.2. Hiệu lực của Quy tắc Rome I...................................................................... 29 2.2. Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng ................................... 31 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 44 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN ........................................................................................... 45 3.1. Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng ........................................................................................ 45 3.2. Những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005 ......... 55 3.3. Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng ................................................................................................ 61 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................ 70 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài. Hiện nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, có quan hệ tín dụng tài chính với hơn 200 tổ chức quốc tế và diễn đàn quốc tế. Trong bối cảnh đó, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng gia tăng, nhất là các quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Tình hình đó tất yếu sẽ kéo theo những hậu quả làm phát sinh các vụ tranh chấp có liên quan đến hợp đồng đòi hỏi pháp luật phải kịp thời giải quyết. Khác với việc giải quyết các quan hệ hợp đồng thông thường, việc giải quyết hợp đồng có yếu tố nước ngoài thường liên quan đến nguyên tắc chọn luật áp dụng vì nó xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật, do một quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài sẽ chịu sự điều chỉnh của ít nhất hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới là không hoàn toàn giống nhau xuất phát từ những đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội khác nhau. Dựa trên học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, trước sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đòi hỏi pháp luật cũng phải thay đổi theo để bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ đó. Bộ luật Dân sự 2005 – cơ sở pháp lý quan trọng nhất trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng có yếu tố nước ngoài đã trải qua gần 10 năm áp dụng trên thực tiễn. Mặc dù có nhiều điểm tiến bộ đáng kể so với Bộ luật Dân sự trước đó về việc điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, tuy nhiên trong quá trình áp dụng trên thực tiễn, Bộ luật Dân sự 2005 đã bắt đầu bộc lộ những bất cập gây khó khăn cho việc áp dụng cũng như có nhiều quy định đã trở nên lỗi thời không còn phù hợp với thực tiễn. Trước tình hình này, tại kỳ họp thứ 8 khóa XIII năm 2014, Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005. Kết quả là sự ra đời của Bộ luật Dân sự 2015 sau khi được Quốc hội thông qua vào ngày 24 tháng 11 năm 2015 và chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2017. Phân tích những quy định của Bộ luật Dân sự 2015 có thể thấy Bộ luật Dân sự 2015 đã khắc phục được rất nhiều bất cập của Bộ luật Dân sự 2005 liên 1
- quan đến vấn đề giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 vẫn còn tồn tại một số bất cập đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện trong tương lai. Cụ thể: (i) Bộ luật Dân sự 2015 chưa quy định rõ ràng về việc áp dụng nguyên tắc luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng. (ii) Bộ luật Dân sự 2015 thiếu những quy định về nguyên tắc luật do các bên lựa chọn, quy định về quyền lựa chọn Điều ước quốc tế để áp dụng điều chỉnh hợp đồng, quy định về việc tuân thủ quy pháp pháp luật bắt buộc. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng – nhìn từ góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Liên minh châu Âu”, tác giả sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát về các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 cũng như các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến việc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Đồng thời, dưới góc độ so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu cũng như thực tiễn xét xử của Tòa án và Trọng tài Việt Nam, tác giả sẽ chỉ ra những bất cập của Bộ luật Dân sự 2005 cùng với đó là những đề xuất nhằm hoàn thiện những bất cập trên. Bên cạnh đó, trên cơ sở những bất cập và định hướng hoàn thiện này, tác giả sẽ so sánh với những thay đổi của Bộ luật Dân sự 2015 để có thể đánh giá Bộ luật Dân sự 2015 đã giải quyết được những bất cập nào, còn tồn tại những bất cập nào nhằm tiếp tục đề xuất hướng hoàn thiện cho những bất cập còn tồn tại trong tương lai. Do đó, với những gì mà đề tài làm được cho thấy đây là một đề tài mang tính cấp thiết vào thời điểm hiện tại. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Ở nước ta, vấn đề giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng không phải là một đề tài mới, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này. Căn cứ vào tình hình nghiên cứu đề tài này, có thể chia thành hai nhóm sau: Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về những vấn đề chung của Tư pháp quốc tế, trong đó có quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ (2006), Tư pháp Quốc tế Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình nghiên cứu về các vấn đề mang tính lý luận 2
- chung của Tư pháp quốc tế, chẳng hạn như khái niệm, phương pháp giải quyết xung đột pháp luật, lẩn tránh pháp luật, bảo lưu trật tự công cộng. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu này còn đi sâu phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như quan hệ hôn nhân gia đình, hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quan hệ tài sản. Trong quá trình phân tích, tác giả cũng nêu lên những hạn chế của pháp luật Việt Nam dưới góc độ so sánh với pháp luật nước ngoài và quá trình áp dụng pháp luật trên thực tiễn, đồng thời đề xuất định hướng hoàn thiện những bất cập trên. Đỗ Văn Đại (2013), “Quyền lựa chọn pháp luật trong Tư pháp quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (2). Công trình nghiên cứu đã nêu lên thực trạng ghi nhận quyền lựa chọn pháp luật trong Tư pháp quốc tế Việt Nam, phân tích những mặt tích cực và hạn chế của quyền lựa chọn pháp luật trong Tư pháp quốc tế, so sánh quyền lựa chọn pháp luật trong Tư pháp quốc tế Việt Nam và pháp luật một số nước. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất pháp luật Việt Nam nên mở rộng quyền lựa chọn pháp luật trong nhiều quan hệ dân sự khác như quan hệ thừa kế, quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quan hệ sở hữu tài sản và cả quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài. Lê Thị Nam Giang (2011), Tư pháp Quốc tế, NXB Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu này có thể chia làm hai nội dung chính. (i) Nghiên cứu về các vấn đề lý luận chung của Tư pháp quốc tế như khái niệm, đối tượng điều chỉnh, nguồn luật điều chỉnh, các vấn đề về xung đột pháp luật…; (ii) Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật trong một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như hợp đồng, hôn nhân gia đình, thừa kế, sở hữu trí tuệ, lao động, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng… Trần Minh Ngọc (2015), “Góp phần hoàn thiện Phần 5 Bộ luật Dân sự (sửa đổi) về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí Luật học, (3). Công trình nghiên cứu đã phân tích những điểm mới của Dự thảo Bộ luật Dân sự 2015 về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước 3
- ngoài như khái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật đối với một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định trong Dự thảo của Bộ luật Dân sự 2015, đồng thời nêu lên những bất cập trong quy định mới của Dự thảo cùng với đó là đề xuất hoàn thiện những bất cập này. Vũ Thị Hương, Lê Hồng Sơn (2015), “Hình thức và thời điểm thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng của các bên trong Tư pháp quốc tế Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (19). Công trình nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam về nguyên tắc luật do các bên lựa chọn ở khía cạnh hình thức và thời điểm chọn luật của các bên. Các tác giả đã nêu lên được bất cập của pháp luật Việt Nam trong việc quy định hình thức và thời điểm thỏa thuận chọn luật dưới góc độ so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu. Qua đó, nêu lên định hướng hoàn thiện cho những bất cập này. Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, còn có khá nhiều công trình nghiên cứu khác có nội dung tương tự. Tuy nhiên, điểm chung của hầu hết các công trình này là nó thiên về nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận chung trong lĩnh vực xung đột pháp luật, việc phân tích chuyên sâu về xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng theo pháp luật Việt Nam mà chủ yếu là Bộ luật Dân sự 2005 dưới góc độ so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu cũng như đánh giá những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 thì các công trình này chưa giải quyết được vấn đề đó. Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về vấn đề giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: Nguyễn Lê Hoài (2015), Hoàn thiện các quy định của Tư pháp quốc tế Việt Nam về hợp đồng – Kinh nghiệm từ pháp luật của một số nước, Luận văn thạc sĩ. Công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng quy định của Bộ luật Dân sự 2005 cũng như một số văn bản pháp luật chuyên ngành về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng trên cơ sở so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới để đưa ra định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Điểm nổi bật của công trình nghiên 4
- cứu này là việc tác giả đã phân tích, đánh giá được những điểm mới của Dự thảo Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005 về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Bành Quốc Tuấn (2012), “Hoàn thiện quy định về quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng yếu tố nước ngoài”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (121, 122). Công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài ở một số nội dung như hình thức và thời điểm chọn luật, quyền chọn luật điều chỉnh một phần hoặc toàn bộ hợp đồng, quyền lựa chọn Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế…. Dưới góc độ so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu, tác giả đã nêu lên những bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về các nội dung trên cùng với đó là định hướng hoàn thiện cho những bất cập này. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc đánh giá quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng ở khía cạnh quyền thỏa thuận chọn luật. Bùi Thị Thu (2015), “Bàn về khái niệm “Luật có mối quan hệ mật thiết nhất” trong quan hệ hợp đồng”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, (8/2015). Công trình nghiên cứu đã có cái nhìn tổng quan về nguồn gốc, cách thức áp dụng và hướng dẫn việc xác định luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng trên cơ sở phân tích và đánh giá nguyên tắc dưới góc độ phân tích pháp luật Liên minh châu Âu. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất pháp luật Việt Nam cần ghi nhận nguyên tắc này trong việc giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên nguyên tắc luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng chỉ là một trong số rất nhiều nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Nguyễn Thị Hồng Trinh (2010), “Nguyên tắc tự do chọn luật cho hợp đồng từ Công ước Rome 1980 đến Quy tắc Rome I 2008 và nhìn về Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (6) và Bùi Thị Thu (2013), “Thống nhất hóa nguyên tắc chọn luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng theo Quy tắc Rome I, hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam”, Tạp chí luật học, (10). Điểm chung của hai công trình nghiên 5
- cứu này là việc tác giả đã phân tích chuyên sâu những quy định của pháp luật Liên minh châu Âu về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Trên cơ sở đó, so sánh với quy định của Bộ luật Dân sự 2005 để nêu lên những bất cập của Bộ luật này, đồng thời kiến nghị hoàn thiện những quy định của Bộ luật Dân sự 2005. Lê Thị Nam Giang, Nguyễn Lê Hoài (2013), “Từ kinh nghiệm của pháp luật các nước, kiến nghị sửa đổi Điều 769 Bộ luật dân sự 2005”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (12) và Lê Thị Nam Giang, Trần Ngọc Hà (2014), “Từ kinh nghiệm của pháp luật các nước, kiến nghị sửa đổi Điều 769 Bộ luật dân sự 2005”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (1). Đây là hai công trình nghiên cứu một cách tổng quan và chuyên sâu quy định của Điều 769 Bộ luật Dân sự 2005 về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng dưới góc độ so sánh với pháp luật của một số hệ thống pháp luật phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Nga, Liên minh châu Âu….Trên cơ sở đó, tác giả đã nêu lên thực trạng giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và định hướng hoàn thiện. Như vậy, có thể thấy rằng các công trình trên đây chủ yếu nghiên cứu vấn đề giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005. Việc phân tích chuyên sâu những quy định của pháp luật Liên minh châu Âu cũng như việc đánh giá những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, đề xuất hướng hoàn thiện cho Bộ luật Dân sự 2015 trong tương lai thì gần như chưa có công trình nghiên cứu nào làm được điều này. Trong khi đó, với đề tài này, bên cạnh việc phân tích quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về việc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, tác giả đã phân tích, đánh giá một cách tổng thể và chuyên sâu những quy định của pháp luật Liên minh châu Âu làm cơ sở cho việc so sánh pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích, đánh giá những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 đồng thời chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong Bộ luật Dân sự 2015 và tiếp tục đề xuất hướng hoàn thiện những bất cập này trong tương lai. Đây chính là một hướng tiếp cận hoàn toàn mới liên quan đến vấn đề giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng của đề tài này so với các công trình nghiên cứu trước đây. 6
- 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: (i) phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng; (ii) so sánh quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật Liên minh châu Âu về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng; (iii) đánh giá những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005 về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng; (iv) định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng trong tương lai. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra: Thứ nhất, tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng như khái niệm, nguyên nhân phát sinh, phương pháp giải quyết, nguồn luật điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực đồng… Thứ hai, tìm hiểu các quy định về nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng theo pháp luật Liên minh châu Âu, theo Bộ luật Dân sự 2005 và các văn bản pháp luật chuyên ngành. Thứ ba, so sánh nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Liên minh châu Âu. Thứ tư, dưới góc độ so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu nêu lên những bất cập của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, đồng thời đưa ra định hướng hoàn thiện những bất cập đó. Thứ năm, đánh giá những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 dưới góc độ hoàn thiện những bất cập của Bộ luật Dân sự 2005, tiếp tục đề ra định hướng hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2015 trong tương lai. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài và nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Liên minh châu Âu. Đề tài nghiên cứu các vấn đề 7
- lý luận và thực tiễn về giải quyết xung đột trong lĩnh vực hợp đồng, so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu để chỉ ra những bất cập về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng theo pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất những định hướng góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật trong lĩnh vực này. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong lĩnh vực hợp đồng, xung đột pháp luật có thể xảy ra ở rất nhiều khía cạnh như tư cách pháp lý của chủ thể, hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng…Tuy nhiên, trong đề tài này, chỉ giới hạn nghiên cứu xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng trên cơ sở phân tích các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và pháp luật Liên minh châu Âu cũng như những thay đổi trong Bộ luật Dân sự 2015 cùng với các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, để có thể đưa ra được những nhận định, kết quả đúng đắn mang tính khoa học đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp nghiên cứu lịch sử…để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra. Các phương pháp được vận dụng linh hoạt, phù hợp với từng vấn đề cần giải quyết. Cụ thể như sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: phương pháp này được sử dụng một cách xuyên suốt trong đề tài nhằm phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật Liên minh châu Âu liên quan đến vấn đề xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Từ những phân tích đó, tác giả sẽ tổng hợp lại để đưa ra kết luận chung cho từng vấn đề được đặt ra. Phương pháp so sánh - đối chiếu: đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong chương 3 của đề tài nhằm mục đích so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Liên minh châu Âu về nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, song song đó là việc đối chiếu những thay đổi của Bộ luật Dân sự 2015 với những bất cập của Bộ luật Dân sự 2005 nhằm tiếp tục đề xuất định hướng 8
- hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2015 với những bất cập còn tồn tại mà Bộ luật Dân sự 2015 chưa giải quyết hoặc có giải quyết nhưng chưa triệt để. Phương pháp thực tiễn: phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2 và chương 3 nhằm mục đích phân tích, tổng hợp kinh nghiệm xét xử của Tòa án, Trọng tài thông qua các án lệ để chứng minh cho những vấn đề mang tính lý luận. Đồng thời từ việc phân tích, tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn để làm rõ những bất cập, lỗi thời của các quy định pháp luật khi áp dụng trên thực tế, từ đó đưa ra những đề xuất hoàn thiện hợp lý, hiệu quả và mang tính ứng dụng cao. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần vào công tác hoàn thiện, củng cố vững chắc cơ sở lý luận cho những quy định của pháp luật trong việc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Đồng thời đây là cũng có thể là một công trình nghiên cứu có thể giúp ích cho công tác giảng dạy, nghiên cứu Tư pháp quốc tế trong bối cảnh Bộ luật Dân sự 2015 sắp có hiệu lực với nhiều thay đổi đáng kể so với Bộ luật Dân sự 2005. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đã chỉ ra được những bất cập trong quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về việc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng trên cơ sở so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu. Căn cứ vào những định hướng hoàn thiện cho Bộ luật Dân sự 2005, tác giả đã so sánh, đối chiếu với những quy định của Bộ luật Dân sự 2015 nhằm đánh giá quá trình hoàn thiện của Bộ luật Dân sự 2015 song song đó là việc tiếp tục đề xuất những định hướng hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2015 trong tương lai về những bất cập trong Bộ luật Dân sự 2005 mà Bộ luật Dân sự 2015 chưa đề cập giải quyết hoặc có giải quyết nhưng chưa triệt để. Điều này có ý nghĩa hết sức thiết thực cho công tác lập pháp cũng như áp dụng pháp luật trên thực tế, góp phần hoàn thiện và phát triển Bộ luật Dân sự Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 9
- 7. Kết cấu đề tài. Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng Chương 2: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng theo pháp luật Liên minh châu Âu Chương 3: Thực trạng giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và định hướng hoàn thiện 10
- CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HỢP ĐỒNG. 1.1. Hợp đồng dân sự có yếu tố nƣớc ngoài. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.1 Khi có yếu tố nước ngoài, hợp đồng trở thành đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế với những đặc thù riêng của nó. Tuy nhiên hiện nay chưa có quy định nào thể hiện khái niệm hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài một cách trực tiếp cũng như vẫn chưa có cách hiểu thống nhất về khái niệm này2. Xuất phát từ bản chất của quan hệ hợp đồng là một quan hệ dân sự, vì vậy có thể định nghĩa hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài thông qua định nghĩa quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo đó, Điều 758 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội ngày 14 tháng 6 năm 2005 quy định: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. So với Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội ngày 14 tháng 6 năm 2005 (BLDS 2005), Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 24/11/2015 (BLDS 2015) có nhiều thay đổi về cách thức quy định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Cụ thể như sau: Thứ nhất, về chủ thể, ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Một điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 là việc BLDS 2015 đã lược bỏ chủ thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, không xem đây là một chủ thể để xác định yếu tố nước ngoài trong các quan hệ dân sự. Sự lược bỏ này có thể xem là hợp lý, nó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định tư cách tố tụng của loại chủ thể này đồng 1 Điều 388 BLDS 2005. 2 Trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần riêng), NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.71. 11
- thời khắc phục những bất cập trong quá trình áp dụng quy định này trên thực tế khi mà khái niệm “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” chưa được định nghĩa một cách cụ thể và đơn nghĩa ở bất kì văn bản quy phạm pháp luật nào, thậm chí về mặt nội hàm của thuật ngữ này cũng không hoàn toàn giống nhau trong cách thức quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 13/11/20083 và Nghị định số 138/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 11 năm 2006 Quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 4 dẫn đến tư cách pháp lý của chủ thể này chưa được xác định rõ ràng trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài5. Bên cạnh đó, sự thay đổi này là phù hợp với chính sách của Nhà nước ta đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới, cụ thể chính sách này khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, Nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để chủ thể này tham gia các quan hệ pháp luật trong nước, đồng thời tôn trọng pháp luật của quốc gia nước sở tại, dành cho chủ thể này những quyền lợi như một công dân trong nước6. Do đó, nếu họ tham gia quan hệ hợp đồng với tư cách là công dân Việt Nam thì hợp đồng này không được xem là hợp đồng có yếu tố nước ngoài nhưng nếu họ tham gia với tư cách là công dân của quốc gia mà họ định cư thì hợp đồng này được xem là hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo trường hợp có một bên chủ thể là cá nhân nước ngoài. Ngoài ra, một điểm mới khác về yếu tố chủ thể của BLDS 2015 so với BLDS 2005 là BLDS 2015 đã thay thế chủ thể cơ quan, tổ chức nước ngoài bằng pháp nhân nước ngoài. Sự thay đổi này đã tạo ra được tính nhất quán trong việc sử dụng thuật ngữ cho toàn BLDS 2015. Không những thế nó còn thống nhất với quy định của pháp luật các nước trên thế giới về chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng. Đồng thời, sự thay đổi này giúp cho việc xác định luật áp dụng 3 Xem khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008. 4 Xem khoản 3 Điều 3 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP. 5 Vũ Thị Phương Lan (2014), “Phương hướng hoàn thiện quy định về phạm vi quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005”, Tạp chí Luật học, (4), tr.39 6 Xem Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài ngày 26/3/2004. 12
- cho các hợp đồng có yếu tố nước ngoài trở nên dễ dàng và chính xác hơn so với khái niệm cơ quan, tổ chức khi áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch của pháp nhân. Thứ hai, tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Có thể nhận thấy đây là một hạn chế của BLDS 2005, khi mà trên thực tế đối tượng của hợp đồng có thể là tài sản, công việc trong hợp đồng dịch vụ, con người trong hợp đồng bảo hiểm…Trong khi đó, BLDS 2005 đã giới hạn đối tượng của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ là tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài. Việc giới hạn này đã gián tiếp loại bỏ những quan hệ dân sự mà đối tượng của nó không phải là tài sản. Khắc phục hạn chế này, BLDS 2015 đã sử dụng cụm từ “đối tượng của quan hệ” thay cho cụm từ “tài sản liên quan đến quan hệ” trong BLDS 2005. Đối tượng của quan hệ dân sự sẽ có nghĩa rộng hơn rất nhiều so với tài sản liên quan đến quan hệ. Sự điều chỉnh này được xem là hợp lý trong bối cảnh ở nước ta ngày càng có nhiều hơn những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà đối tượng của nó không đơn thuần chỉ là tài sản mà có thể là công việc, con người hay thậm chí là trách nhiệm dân sự. Thứ ba, căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài. Yếu tố này có thể hiểu chỉ cần một trong các sự kiện pháp lý liên quan đến quan hệ dân sự được điều chỉnh bởi luật nước ngoài hoặc phát sinh ở nước ngoài thì quan hệ dân sự đó được xác định là có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, quy định này lại có một hạn chế là nó mang tính trùng lặp, thiếu logic. Bởi lẽ, việc các bên tham gia quan hệ dân sự đều là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ này theo pháp luật nước ngoài như vậy đồng nghĩa với việc các căn cứ này xảy ra ở nước ngoài hay phát sinh ở nước ngoài thì pháp luật nước ngoài mới có thể được áp dụng để điều chỉnh. Khắc phục hạn chế này, BLDS 2015 quy định căn cứ xác lập, thay đổi, thực hiện và chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài. Như vậy, bên cạnh căn cứ xác lập, thay đổi và chấm dứt quan hệ, BLDS 2015 đã bổ sung thêm yếu tố thực hiện quan hệ đồng thời thay cụm từ “theo pháp luật nước ngoài, phát sinh ở nước ngoài” bằng cụm từ “xảy ra ở nước ngoài”. Cụm từ này mang tính bao hàm cả hai vấn đề 13
- được quy định trong BLDS 2005. Do đó, theo quan điểm tác giả đây là một sự thay đổi hợp lý và rất hay của BLDS 2015. Trong một số văn bản pháp luật chuyên ngành của nước ta cũng có những khái niệm tương tự về hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Chẳng hạn, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Bộ Luật Hàng hải số 95/2015/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 25/11/2015 thì một hợp đồng được xác định là có yếu tố nước ngoài khi có ít nhất một bên chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài. Tại khoản 4 Điều 4 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 26/11/2014 cũng có cách xác định tương tự. Như vậy, điểm chung của hai văn bản này là đều dựa vào đặc điểm chủ thể để xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng. Trong khi đó, theo quy định của Luật Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 14/6/2005, hoạt động mua bán hàng hoá được coi là mua bán hàng hoá quốc tế không phụ thuộc vào nơi cư trú, trụ sở hay quốc tịch của các bên là Việt Nam hay nước ngoài. Luật Thương mại 2005 lấy tiêu chí vận chuyển hàng hoá qua biên giới để xác định quan hệ mua bán hàng hoá là mua bán hàng hoá quốc tế7. Như vậy, phạm vi xác định yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật thương mại 2005 là hẹp hơn rất nhiều so với BLDS 2005. Ngày 18/12/2015, Việt Nam đã chính thức phê duyệt gia nhập Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc (CISG). Theo đó, Công ước này cũng có một quy định gián tiếp về khái niệm hợp đồng có yếu tố nước ngoài, cụ thể Điều 1 Công ước quy định: “Công ước này áp dụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”. Như vậy, theo quy định tại Điều 1 CISG thì yếu tố quốc tế của hợp đồng được xác định bởi một căn cứ duy nhất là trụ sở thương mại của các bên phải đặt tại các quốc gia khác nhau mà không phụ thuộc vào địa điểm kí kết hợp đồng và cũng không xét đến việc hàng hoá có được dịch chuyển qua biên giới hay không. Do đó, với tư cách là thành viên của Công ước đòi 7 Đỗ Minh Ánh (2011), “Vấn đề sửa đổi khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế trong Luật Thương mại để gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Tạp chí Luật học, (9), tr. 4. 14
- hỏi Luật Thương mại năm 2005 cần phải có sự điều chỉnh về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho phù hợp với quy định của Công ước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi Công ước trên thực tế. Xuất phát từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm hợp đồng có yếu tố nước ngoài như sau: “Hợp đồng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài hoặc là hợp đồng giữa các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, thực hiện, chấm dứt hợp đồng xảy ra ở nước ngoài hoặc đối tượng của hợp đồng nằm ở nước ngoài”. 1.2. Khái quát về xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. 1.2.1. Khái niệm xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Như đã phân tích, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phải có một trong ba đặc điểm sau: chủ thể phải có ít nhất một bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, đối tượng của quan hệ nằm ở nước ngoài và căn cứ xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không chỉ được điều chỉnh bởi pháp luật của một quốc gia mà sẽ có ít nhất hai hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh quan hệ dân sự đó. Khó khăn đặt ra ở đây là khi một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh thì hầu như tất cả các quốc gia có liên quan đến quan hệ đó đều có thẩm quyền xét xử trừ một số trường hợp pháp luật quốc gia đó quy định họ không có thẩm quyền và quốc gia nào cũng muốn được áp dụng pháp luật của họ để giải quyết quan hệ đó nhằm bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích cho công dân của quốc gia mình. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau là không hoàn toàn giống nhau, cùng một vấn đề nhưng pháp luật của mỗi quốc gia sẽ có cách điều chỉnh khác nhau xuất phát từ mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Do đó đòi hỏi cơ quan xét xử phải lựa chọn một hệ thống pháp luật phù hợp nhất nhằm giải quyết quan hệ dân sự đó. Như vậy, hiện tượng mà hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 15
- được gọi là hiện tượng xung đột pháp luật8. Từ đó, có thể suy ra khái niệm xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nước ngoài như sau: Xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nước ngoài là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Trong quan hệ hợp đồng thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế thường sẽ xảy ra xung đột pháp luật ở một số vấn đề sau: Thứ nhất, xung đột pháp luật về tư cách pháp lý của chủ thể tham gia kí kết hợp đồng. Trong BLDS 2005, tư cách pháp lý của các bên ký kết hợp đồng được thể hiện ở chỗ chủ thể tham gia ký kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự. Theo đó, người tham gia giao dịch dân sự phải có năng lực hành vi dân sự nếu không giao dịch dân sự đó sẽ vô hiệu9. Theo đó, sẽ có ít nhất hai hệ thống pháp luật có thể cùng được áp dụng để điều chỉnh vấn đề tư cách pháp lý của các chủ thể, đó là pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia mà các chủ thể nước ngoài này mang quốc tịch. Ví dụ: Ông A (20 tuổi) là người Việt Nam ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với ông B (17 tuổi) là người bang North Carolina của Mỹ. Theo đó, nếu căn cứ theo pháp luật Việt Nam thì ông B là người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ10 dẫn đến hợp đồng trên sẽ vô hiệu. Tuy nhiên nếu căn cứ vào pháp luật của bang North Carolina thì ông B là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ vì theo quy định của pháp luật bang North Carolina thì người từ đủ 16 tuổi trở lên là người thành niên hay người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Như vậy rõ ràng cùng một vấn đề pháp lý nhưng mỗi quốc gia sẽ có cách quy định khác nhau và chính điều này đã dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật. Thứ hai, xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng. Nhìn chung Bộ luật dân sự của một số nước trên thế giới cũng ghi nhận những hình thức của hợp đồng tương tự như pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn, theo quy định của Bộ luật dân sự Pháp thì hợp đồng dân sự có thể được thể hiện dưới dạng lời nói, hành vi pháp 8 Lê Thị Nam Giang (2011), Tư pháp Quốc tế, NXB ĐHQG TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh, tr.108. 9 Xem thêm Điều 122 và Điều 127 BLDS 2005. 10 Xem Điều 18 và Điều 19 BLDS 2005. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
13 p | 2487 | 691
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế phương án dạy học các bài "Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng”, “Thế năng” (SGK Vật lí 10) theo định hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực tìm tòi giải quyết vấn đề của học sinh
77 p | 361 | 85
-
Khóa luận tốt nghiệp: Trọng tài - phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế giữa các doanh nghiệp. Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam
87 p | 271 | 77
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển
108 p | 367 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thương mại điện tử Việt Nam các giải pháp phát triển bền vững
111 p | 224 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật: Thừa kế theo pháp luật - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
72 p | 86 | 35
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã Võ Lao, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
104 p | 59 | 14
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Sử dụng Struts 1 xây dựng Website quản lý khóa luận tốt nghiệp
23 p | 129 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tuyến của Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Phùng Gia
81 p | 21 | 11
-
Khoá luận tốt nghiệp: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động, thực tiễn tại Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội
76 p | 16 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hành vi người tiêu dùng sản phẩm dầu thực vật Tường An của người dân ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ
108 p | 14 | 8
-
Khoá luận tốt nghiệp: Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
89 p | 26 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về quản lý hộ tịch và thực tiễn quản lý hộ tịch tại UBND xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
78 p | 16 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết tố cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
67 p | 16 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng theo pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành
71 p | 8 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát việc giải quyết tố giác tin báo về tội phạm của VKSND quận Hồng Bàng - Hải Phòng
94 p | 10 | 5
-
Khoá luận tốt nghiệp: Giải quyết khiếu nại của Thanh tra Chính phủ
63 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn