intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân TS9 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc vụ đông 2019 tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, tp Hà Nội

Chia sẻ: Elysale2510 Elysale2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

49
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá được ảnh hưởng của phân TS9 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc vụ đông tại điểm nghiên cứu; Xác định liều lượng phân TS9 phù hợp cho cây lạc vụ đông tại điểm nghiên cứu; Đề suất liều lượng bón TS9 phù hợp tại địa điểm nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân TS9 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc vụ đông 2019 tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, tp Hà Nội

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ PTNT ----------o0o---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN TS9 ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY LẠC VỤ ĐÔNG 2019 TẠI THỊ TRẤN XUÂN MAI, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, TP HÀ NỘI Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 7620110 Giáo viên hướng dẫn : Bùi Thị Cúc Sinh viên : Đặng Thị Tái MSV : 1653130267 Lớp : 61-KHCT HÀ NỘI, 2020
  2. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp tôi luôn được sự quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các Thầy cô giáo trong bộ môn khuyến nông và Khoa học cây trồng cùng với sự động viên giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp. Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Trường đại học lâm nghiệp, bộ môn khuyến nông và Khoa học cây trồng đã tận tình giúp đỡ cho tôi trong thời gian học tại Trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới cô Bùi Thị Cúc đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ động viên tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Vì điều kiện thời gian nghiên cứu và khả năng của bản thân còn có những hạn chế nhất định nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bản khóa luận được hoàn thành và có ý nghĩa thực tiễn hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2020 Sinh viên Đặng Thị Tái
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ BNN&PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn QCVN Quy chuẩn Việt Nam CT Công thức CTĐC Công thức đối chứng TN Thí nghiệm ĐC Đối chứng NSCT Năng suất cá thể NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu TK Thời kỳ KL Khối lượng
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu .................................................. 4 1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây lạc ............................................ 4 1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây lạc ................................................. 5 1.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc .................................................... 6 1.1.4. Yêu cầu sinh thái ............................................................................. 7 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................... 8 1.2.1. Tình hình nghiên cứu lạc trên thế giới ........................................... 8 1.2.2. Tình hình nghiên cứu lạc ở việt nam .............................................. 12 CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NÔI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 15 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 15 2.1.1. Mục tiêu chung................................................................................ 15 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 15 2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 15 2.3. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 15 2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 15 2.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 16 2.5.1. Kế thừa tài liệu thứ cấp .................................................................. 16 2.5.2. Bố trí thí nghiệm ............................................................................. 16 2.5.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng thí nghiệm ........................................... 17 2.5.3.1. Làm đất ........................................................................................ 17 2.5.4. Các chỉ tiêu theo dõi .......................................................................... 19 2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 21 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 22 3.1. Điều kiện khí hậu của điểm nghiên cứu ............................................... 22
  5. 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng phân bón TS9 đến sinh trưởng, phát triển của cây lạc thí nghiệm tại điểm nghiên cứu. ...................................................... 24 3.2.1. Ảnh hưởng của phân bón TS9 đến thời gian sinh trưởng của cây lạc tại điểm nghiên cứu................................................................................... 24 3.2.2. Ảnh hưởng phân bón TS9 đến thời gian và tỷ lệ mọc mầm của cây lạc .............................................................................................................. 25 3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón TS9 đến tăng trưởng chiều cao của cây lạc tại điểm nghiên cứu. ............................................................................ 27 3.2.4. Ảnh hưởng của phân bón TS9 đến động thái ra lá trên thân chính của cây lạc tại điểm nghiên cứu. .............................................................. 29 3.2.5. Khả năng phân cành cấp 1 của cây lạc tại điểm nghiên cứu ......... 31 3.2.6. Ảnh hưởng phân bón TS9 đến động thái ra hoa của cây lạc tại điểm nghiên cứu ................................................................................................. 33 3.3.2. Ảnh hưởng phân bón đến khả năng hình thành nốt sần của cây lạc tại điểm nghiên cứu................................................................................... 36 3.3.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh của cây lạc tại điểm nghiên cứu.............. 37 3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây lạc tại điểm nghiên cứu..... 39 3.4.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của cây lạc tại điểm nghiên cứu. 39 3.4.2. Năng suất các công thức của cây lạc tại điểm nghiên cứu ............ 40 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 43 Kết luận ........................................................................................................ 43 Đề nghị ......................................................................................................... 44 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Các yếu tố khí hậu của khu vực nghiên cứu................................... 22 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của phân bón TS9 đến thời gian sinh trưởng của cây lạc tại điểm nghiên cứu. .................................................................................. 24 Bảng 3.3: Ảnh hưởng phân bón TS9 đến thời gian và tỷ lệ mọc mầm của cây lạc nghiên cứu. .................................................................................... 26 Bảng 3.4: Động thái tăng trưởng chiều cao của cây lạc nghiên cứu. ............. 27 Bảng 3.5: Động thái ra lá trên thân chính của cây lạc .................................... 30 Bảng 3.6: Khả năng phân cành cấp 1 của cây lạc ........................................... 32 Bảng 3.7. Động thái ra hoa của cây lạc nghiên cứu (hoa/cây/ngày) ............... 34 Bảng 3.8: Ảnh hưởng phân bón đến khả năng tích lũy chất khô .................... 35 Bảng 3.9: Số lượng và khối lượng nốt sần của lạc ......................................... 37 Bảng 3.10: Mức độ nhiễm sâu bệnh của lạc nghiên cứu ................................ 38 Bảng 3.11: Yếu tố cấu thành năng suất của lạc .............................................. 39 Bảng 3.12: Năng suất của các công thức lạc nghiên cứu................................ 41 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân TS9 đến thu nhập thuần của cây lạc .......... 42
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây lạc ....................................... 28 Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng ra lá của cây lạc ............................................... 30 Hình 3.3: khả năng phân cành cấp 1 của cây lạc ............................................ 32 Hình 3.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của lạc ............................... 41
  8. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây trồng lấy hạt có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Với hàm lượng lipit 40-60%, protein 25-34%, lại chứa đến 8 axit amin không thay thế và nhiều loại vitamin khác nên lạc có khả năng cung cấp năng lượng rất lớn. Ngoài ra Lạc là nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp chế biến dầu lạc, bơ thực vật, bánh kẹo,… và là nguồn cung cấp thức ăn cần thiết cho chăn nuôi. Từ lâu lạc là mặt hàng xuất khẩu được thị trường thế giới ưa chuộng, trồng lạc có tác dụng cải tạo đất, bồi dưỡng độ phì nhiêu cho đất. Do đó, vừa phải mở rộng diện tích nhưng vừa phải tập trung đầu tư thâm canh là biện pháp lâu dài của nền nông nghiệp của nước ta. Hiện nay do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, cây lạc đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của ngành nông nghiệp. Nên việc phát triển và mở rộng diện tích sản xuất lạc có năng suất cao, chất lượng tốt để tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất và sử dụng bền vững tài nguyên đất là một trong những chủ trương, định hướng bền vững của cả nước. Ngày nay do áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến cũng như sử dụng phân bón cho năng suất cao, sản lượng lạc trên thế giới không ngừng tăng lên Phân bón TS9 là một phân vi lượng có tác dụng giải độc cho cây và tăng sức chống chịu cho cây làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi…phân lân có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa là thành phần tập trung chủ yếu cho cây lạc… Thực tế sản xuất hiện nay sử dụng quá nhiều loại phân đa lượng nên làm cho đất bị ngộ độc, chua và thiếu vi lượng… dẫn đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng giảm. Vì vậy việc bổ sung vi lượng là một nhu cầu tất yếu của cây Lạc nói riêng và các loại cây trồng nói chung. Chương Mỹ Là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Nội, có địa hình bán sơn địa và tập quán canh tác thuần nông đã tạo cho 1
  9. huyện Chương Mỹ một sự đa dạng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cây lạc hiện đang là cây trồng được chú trọng phát triển để góp phần tăng thu nhập cho người dân và là cây trồng dễ sản xuất có giá trị cao trong tiêu dùng. Cây Lạc là cây trồng truyền thống của Chương Mỹ vào vụ xuân trên các chân đất cao và vùng đồi gò. Bên cạnh đó Lạc cũng được trồng vào vụ thu để cung cấp giống cho vụ xuân tại đây. Tuy nhiên với sự thay đổi của điều kiện khí hậu và thay đổi cơ cấu cây trồng thì tại Chương Mỹ đã bắt đầu đưa Lạc vào trồng vụ đông trên đất lúa, đất mầu…. nhung quy trình kỹ thuật canh tác Lạc vụ đông vẫn mang tính kế thừa và theo kinh nghiệm. Từ những thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân TS9 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc vụ đông 2019 tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, tp Hà Nội” nhằm góp phần bổ sung và hoàn thiện quy trình canh tác Lạc vụ đông tại huyện Chương Mỹ. 2
  10. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu 1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây lạc Cây lạc (Arachis hypogaea L.) có nguồn gốc lịch sử ở Nam Mỹ. Vào thời kỳ phát hiện Châu Mỹ, cùng với sự thâm nhập của Châu Âu vào lục địa mới, người ta mới biết cây lạc. Ở Việt Nam, cây đậu phộng chủ lực ở tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Bình; phía Nam như Trà Vinh, Tây Ninh, Long An… Những ghi chép đầu tiên về cây lạc do thuyền trưởng Gorzalo Fernandez, ông cũng là người đầu tiên phổ biến tên “mani” của cây lạc. Từ vùng nguyên sản ở Nam Mỹ bằng nhiều con đường, lạc được đưa từ Peru tới Mexico và sau đó ngang qua Thái Bình Dương theo các thương thuyền tới Philippin và đi khắp các vùng trên thế giới, nó nhanh chóng thích ứng với các vùng có các điều kiện thích hợp. Người da đỏ Inca ở Peru đã đạt tới một nền văn minh nông nghiệp khá cao và họ đã trồng lạc suốt dọc các vùng ven biển Peru. Theo Gregory (1979 – 1980) tất cả các loài hoang dại thuộc chi arachis chỉ tìm thấy ở Nam Mỹ và phân bố vùng Đông Bắc Braxin đến Tây Nam Achentina và từ bờ biển nam Uruquay đến Tây Bắc Mato Grosso. Lịch sử Việt Nam tới nay chưa xác minh được rõ ràng cây lạc có nguồn gốc từ đâu. Nếu căn cứ vào tên gọi mà xét đoán danh từ “Lạc” có thể do từ Hán “Hoa sinh” là người Trung Quốc gọi là cây lạc. Như vậy cây lạc có thể từ Trung Quốc nhập vào nước ta khoảng thế kỳ XVII, XVIII (Lê Song Dự và Nguyễn Thế Côn, 1979) Tóm lại, từ vùng nguyên sản ở Nam Mỹ, bằng nhiều con đường- lạc đã được đưa đi khắp nơi trên thế giới và nó nhanh chóng thích ứng với các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và các vùng có khí hậu ẩm. Đặc biệt lạc đã tìm được mảnh đất phát triển thuận lợi ở châu Phi và vùng nhiệt đới châu á. Lạc được 4
  11. trồng rộng rãi ở châu Phi rồi từ đây, theo các thuyền buôn nô lệ, lạc lại được đưa trở lại châu Mỹ và châu Âu. Chính vì vậy đã hình thành nhiều vùng gen thứ cấp và làm phong phú thêm hệ gen của lạc. 1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây lạc Rễ cái có thể ăn sâu từ 1 - 1,3m, nhưng trung bình khoảng 40-50cm, có nhiều rễ phụ. Rễ phụ xuất phát từ các vị trí khác nhau trên rễ cái, phân nhánh rất nhiều làm thành một mạng rễ dày đặc. Rễ phân bố ở lớp đất mặt khoảng 30cm. Thân mọc thẳng, khi còn non hình tròn. Nhưng đến khi ra hoa, phần thân mang cành thì thân rỗng, thân có 15-25 đốt, ở phía gốc đốt ngắn, ở giữa và phía trên thân đốt dài. Thân thường có màu xanh có khi đỏ tím. Trên thân có lông tơ trắng nhiều hay ít tùy theo giống và tùy thuộc và điều kiện canh tác. Khi trồng trong điều kiện thiếu nước, lông tơ nhiều hơn. Lạc phân cành rất nhiều: Cấp 1, cấp 2, cấp 3.... Trong cùng một giống, trồng trong điều kiện nhất định, cây phân nhánh nhiều thì số quả nhiều. Nhưng nếu phân cành quá nhiều, nhất là thời kì ra hoa kết trái, không có lợi cho sự tập trung dinh dưỡng về quả. Lá mọc xen kẽ. Lá thuộc loại lá kép hình lông chim mang hai đôi lá chét dài từ 18 - 40mm, rộng từ 15-25mm. Thường có những lá biến thái 1, 2, 3, 4, 5 hoặc 6 lá chét không cuống mọc đối nhau. Về hình dạng, lá thường có hình bầu dục dài, hình trứng lộn ngược. Màu sắc của lá thay đổi tùy từng giống và tùy thuộc vào điều kiện canh tác. Hoa mọc thành chùm, có 6-7 cái có khi khi tới 15 cái, là loại hoa lưỡng tính. Tỷ lệ thụ phấn chéo 0,25%. Hoa lạc màu vàng hoặc trắng không có cuống, gồm 5 bộ phận: lá bắc, lá đài, tràng hoa, nhị đực và nhụy cái. Lá bắc màu xanh gồm là bắc trong dài 2cm ở đầu mút chẻ đôi, lá bắc ngoài ngắn hơn bao bọc phía ngoài ống đài. Nhị đực có 10 cái trong đó luôn luôn có 2 lép, 8 cái có bao phấn: 4 cái dài, 4 cái ngắn. Sau khi thụ tinh tia củ phát triển đẩy bầu hoa xuống đất. Tia củ do mô phân sinh ở gốc bầu hoa hình thành. Quả được hình thành khi tia củ chui 5
  12. xuống dất. Tia củ không dài quá 15cm có cấu tạo như lông hút do đó hút được các chất dinh dưỡng như rễ. Tia củ chẳng những hút được Lân mà còn nhanh chóng chuyển vận lân vào thân lá. Tia củ có tính hướng địa dương, mọc đâm thẳng vào đất và quả phát triển vào độ sâu 2-7cm dưới mặt đất. Hạt gồm vỏ lụa bao bọc bên ngoài và phôi với hai lá mầm và một trục thẳng, khác với cây họ đậu khác hạt thường cong. Độ lớn hình dạng của hạt thay đổi tùy giống và điều kiện ngoại cảnh. 1.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc Yêu cầu về dinh dưỡng: Vai trò nhu cầu dinh dưỡng đạm: đạm là thành phần của các axit amin để cấu tạo nên protein của lạc, có mặt trong các enzyme quan trọng trong hoạt động sống cảu cây; là hành phần không thể thiếu được trong protein dự trữ của hạt. Thiếu lạc cây sinh trưởng kém, lá vàng, chất khô tích lũy về hạt giảm, số quả và trọng lượng quả đều giảm. Nên lượng đạm lạc hấp thu rất lớn, ngoài ra lạc còn được hấp thu qua lá; bón qua lá là phương pháp bón rất tốt đặc biệt là vào giai đoạn sinh trưởng cuối khi mà khả năng hấp thu của rễ và sự cố định vi khuẩn giảm sút. Vai trò nhu cầu dinh dưỡng của lân: Thiếu lân bộ rễ phát triển kém, hoạt động cố định N giảm vì năng lượng cung cấp cho hoạt động của vi khuẩn giảm. Lân đóng vai trò quan trọng đối với sự cố định N và sự tổng hợp lipit của hạt trong thời kỳ chín. Bón lân kéo dài thời gian ra hoa và tang tỷ lệ hoa có ích, bón đủ P hàm lượng dầu trong hạt tang lên rõ rệt. Cây hấp thu nhiều nhất ở thời kỳ ra hoa làm quả, hấp thu 45% nhu cầu P của cây, sự hấp thu P giảm rõ rệt khi cây bước vào thời kỳ chín. Nhưng sự hấp thu P qua lá của lạc rất kém, chỉ giống quá trình hấp thụ N2 qua rễ. Vai trò và nhu cầu dinh dưỡng của kali: kali trong cây tồn tại dưới dạng muối vô cơ hòa tan và muối axit hữu cơ trong tế bào, không tham gia vào các hoạt động của các enzyme; nó đóng vai trò là chất điều chỉnh và xúc tác, tham 6
  13. gia vào các quá trình chuyển hoá các chất trong cây. Đặt biệt K xúc tiến quang hợp và sự phát triển của quả, làm tang tính chống đổ của cây. Vai trò và nhu cầu dinh dưỡng của canxi: Đối với lạc thì Ca được gọi là nguyên tố thường lượng chứ không phải là trung lượng và vi lượng ở các cây trồng khác, lượng Ca hấp thu gấp 2-3 lần P. Canxii có vai trò đối với cây lạc là ngăn ngừa sự tích lũy Al và cation gây độc, làm tăng pH đất tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động tốt, giúp cho sự chuyển hóa N trong hạt, hướng sự di chuyển của N về hạt. Vì Ca có tác dụng chống lốp đổ và tăng trọng lượng của hạt. 1.1.4. Yêu cầu sinh thái Nhiệt độ: lạc ưa nhiệt độ ổn định, nhiệt độ thích hợp từ 25-33oC. Tuy nhiên, cây lạc có khả năng thích ứng với nhiều vùng địa lý, sinh thái khác nhau. Vì chu kỳ sinh trưởng ngắn và nhiều giống có khả năng thích ứng khác nhau. Nhiệt độ tác động đến tốc độ sinh trưởng và thời gian các giai đoạn sinh trưởng. Lạc nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 30-340C. Thời gian từ mọc tới ra hoa sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiệt độ. Tùy theo đặc điểm giống, nhiệt độ tối thích từ 30-330C. Sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng và thời gian xuất hiện hoa đầu. Nhiệt độ rất quan trọng. Nhiệt độ thích hợp làm cho lạc ra hoa sớm và rộ từ 24-330C. Nước: lạc là cây cây trồng chịu hạn nhưng chỉ trong 1 thời kỳ sinh trưởng nhất định. Ngoài ra, thiếu nước ở các thời kỳ khác nhau đều ảnh hưởng đến năng suất. Nước là nhân tố hạn chế năng suất lạc. Tình trạng đất trong nước ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lạc. Trong điều kiện thiếu nước, rễ sinh trưởng kém, do đó thân lá sinh trưởng kém, hoa ít và quả. Lá lạc bị hạn, nhỏ và dày hơn, số lượng khí khổng ít hơn, kích thước và số lượng tế bào dẫn nước thay đổi. Tổng lượng mưa và lượng nước phân bố trong chu kỳ sinh trưởng của cây lạc ảnh hưởng lớn đến các thời kỳ sinh trưởng phát triển và năng suất cuối cùng của lạc. Ánh sáng: ở thời kỳ nảy mầm, ánh sáng kìm hãm tốc độ hút nước của hạt, sự sinh trưởng của rễ và tốc độ vươn dài của trục phôi. Ở thời kỳ kết quả, 7
  14. tia ở ngoài ánh sáng phát triển chậm và quả chỉ có thể phát triển trong bóng tối. Số giờ nắng/ ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng của lạc. Quá trình nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạt trên 200 giờ/ tháng. Trong các yếu tố khí hậu thì ánh sáng là yếu tố ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và khả năng cho năng suất của lạc hơn so với yếu tố khí hậu khác. Đất đai: đất trồng lạc không yêu cầu cao về độ phì tự nhiên, nhưng do đặc tính sinh lý của cây lạc yêu cầu chặt chẽ về điều kiện lý tính của đất. Đất trồng lạc tốt thường là đất nhẹ (đất pha cát, đất thịt nhẹ), có màu tơi xốp, thoát nước. Đất trồng lạc phải đảm bảo luôn tơi xốp để thỏa mãn yêu cầu cơ bản sau: + Rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu và rộng. + Đủ ôxy cho vi sinh vật nốt sần phát triển và hoạt động cố định đạm. + Tia quả đâm xuống đất dễ dàng, dễ thu hoạch. Yêu cầu về sự đâm tia và phát triển của quả là yêu cầu đặc thù của lạc. Do đó, đất dí dẽ hoặc khô cứng sẽ trở ngại cho quá trình đâm tia và hình thành quả. Lạc yêu cầu đất có pH hơi chua, gần trung tính (5,5-7) là thích hợp đối với lạc. Tuy nhiên, khả năng chịu đựng pH của lạc rất cao (từ 4,5 tới 8-9). Lạc ưa đất sáng màu, hàm lượng chất hữu cơ dưới 2%, trên những đất này lạc thường đạt kích thước quả lớn vỏ quả sáng màu, thu hoạch dễ, chất lượng quả và hạt đều cao (Phạm Văn Thiều, Kỹ thuật trồng lạc năng suất và hiệu quả, 2002). 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.2.1. Tình hình nghiên cứu lạc trên thế giới Các nghiên cứu về phân bón cho lạc bao gồm cả cách bón, liều lượng bón, kỹ thuật bón và loai phân bón ở các điều kiện đất đai trồng trọt khác nhau cũng được tiến hành. Điều này, góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng suất, sản lượng lạc của các nước trên thế giới. - Những nghiên cứu về lượng đạm bón: Xung quanh vấn đề này còn nhiều điều đang tranh cãi. Các nhà khoa học đều khẳng định, cây lạc cần một lượng N lớn để sinh trưởng, phát triển và tạo 8
  15. năng suất, lượng N này chủ yếu được lấy từ quá trình cố định đạm sinh học ở nốt sần. Theo William (1979), trong điều kiện tối ưu, cây lạc có thể cố định được 200 – 260kg N/ha, do vậy có thể bỏ hẳn lượng N bón cho cây lạc. Nhiên cứu của Reddy và CS (1988), thì lượng phân bón là 20kg N/ha trên đất Limon cát có thể đạt năng suất 3,3 tấn quả/ha trong điều kiện các yếu tố khác tối ưu và chỉ khi nào muốn đạt được năng suất cao hơn mới cần bón thêm đạm. Kết quả của hơn 200 cuộc thử nghiệm trên các loai đất khác nhau ở Ấn Độ đã chỉ ra rằng, khi sử dụng 20kg N/ha lạc không làm tăng năng suất quả (Mann H.S 1965). Tuy nhiên, khi tăng lượng đam là 40kg N/ha trong điều kiện ẩm đất tối ưu thì lại đem lại kết quả (Choudary W.S.K 1977). - Những nghiên cứu về bón lân cho lạc: Lân là yếu tố dinh dưỡng cần thiết đối với cây lạc, đem lại năng suất cao và chất lượng tốt. Theo Nasr-Alla et al, khi tăng tỷ lệ P và K riêng lẻ hoặc phối hợp thì sẽ làm tăng số cành trên cây và năng suất quả trên cây. Tương tự, Ali và Mowafy cũng chỉ ra rằng khi bón thêm lân làm tăng đáng kể về năng suất hạt và tất cả những thuộc tính của nó. Thêm vào đó, El-far and Ramadan cũng cho biết, khi tăng lượng lân bón cho cây lạc sẽ làm tăng trọng lượng thân cây, tăng số lượng và khối lượng của quả và hạt trên cây, trọng lượng 100 hạt và tỷ lệ dầu trong hạt cũng tăng. Khi tăng lượng phân lân tù 30 – 60kg P2 O5/fad làm tăng đáng kể trọng lượng khô của toàn cây. Điều này giả thích do hàm lượng lân giúp cho hệ rễ lạc phát triển mạnh hơn, tăng khả năng hút nước và chất dinh dưỡng. Từ đó, giúp đồng hóa tốt hơn thể hiện ở sự gia tăng sinh khối. Về năng suất và các yếu tố cấu thành năn suất lạc thì khi tăng lượng lân từ 30 – 60kg P2 O5 /fad thì làm tăng số quả và số hạt/cây, tăng trọng lượng quả và hạt/cây, trọng lượng 100 hạt và tỷ lệ dầu tron hạt cũng tăng cao. Điều này lý giải là do hiệu quả của lân liên quan đến việc gia tăng số lượng và kích thước nốt sần từ đó giúp cho quá trình đồng hóa N tốt hơn. Hơn nữa, lân là thành phần quan trọng trong cấu 9
  16. trúc của axit nucleic, giúp hoạt hóa các quá trình hoạt động trao đổi chất. Sử dụng 46,6 kg/fad P2O5 và 36 kg/fad K2O đã cho hiệu quả cao nhất về năng suất và tất cả các thuộc tính của nó. Vai trò của phân lân đến năng suất và chất lượng lạc được ghi nhận ở nhiều quốc gia. Ở Ấn Độ tổng hợp từ 200 thí nghiệm trên nhiều loại đất đã kết luận rằng: bón 14,5kg P2O5/ha cho lạc nhờ nước trời năng suất tăng 201 kg/ha, trên đất Limon đỏ nghèo N, P bón 15kg P2O5/ha năng suất tăng 14,7%. Đối với loại đất Feralit mầu nâu ở Madagasca, lân là yếu tố cần thiết hàng đầu. Nhờ việc bón lân ở liều lượng 75kg P2O5/ha năng suất lạc có thể tăng 100%, theo IG.Degens, 1978 cho rằng chỉ cần bón 400 – 500mg P/ha đã kích thích được sự hoạt động của vi khuẩn Rhizovium Vigna sống cộng sinh làm tăng khối lượng nốt sần hữu hiệu ở cây lạc. Tất cả các vùng của Ấn Độ khi nón kết hợp 30kg/ha N và 20kg/ha P làm tăng năng suất lạc lên gấp hai lần so với bón riêng 30kh N/ha (Kanwar JS, 19780). Ở Trung Quốc thường bón supe photphat và canxi photphat, phân lân supe photphat có 18% hàm lượng nguyên chất, phân giải nhanh. Loại phân này bón trên đất trồng lạc có độ phì trung bình và mang tính kiềm thì sẽ đạt năng suất cao. Phân canxi photphat, phân giải chậm phù hợp với đất trồng lạc có độ phì trung bình, đất chua (Ngô Thế Dân và CS, 1999). - Nghiên cứu về bón kali cho lạc: Bón kali cho đất có độ phì từ trung bình đến giàu đã làm tăng khả năng hấp thu N và P của cây lạc. Theo Ngô Thế Dân và CS, (1999) bón 25kg K/ha cho lạc đã làm tăng năng suất lên 12,7% so với không bón. Suba Rao (1980) cho biết ở đất cát của Ấn Độ bón tỷ lệ K:Ca:Mg là 4:2:0 là tốt nhất. Theo Reddy (1988) trên đất Limon cát vùng Tyrupaty trồng lạc trong điều kiện phụ thuộc vào nước trời, năng suất tăng khi bón kali với 10
  17. lượng 66g K2O/ha. Mức bón có năng suất tối đa là 83,0kg K2O/havà có hiệu quả nhất là bón 59,9kg K2O/ha. - Nghiên cứu về bón Canxi (Ca) cho lạc: Vôi là một nhân tố khôn thể thiếu khi trồng lạc, vôi làm thay đổi độ chua của đất. Đất trồng lạc thiếu Ca sẽ dẫn đến giảm quá trình hình thành hoa và đâm tia, đẫn đến củ bị ốp và cũng làm phôi hạt bị đen. Ca làm giảm hiện tượng phát triển không đầy đủ của noãn, tăng số quả/cây, dẫn đến tăng năng suất. Theo Ngô Thế Dân và CS, (1999) ở Trung Quốc vôi bón cho đất chua làm trun hòa độ pH của đất, cải thiện phần lý tính của đất và ngăn ngừa sự tích lũy của độc tố do Al và các nhân tố khác gây nên. Bón vôi với liều lượng 375kg/ha cho đất nâu ở Weihai đã làm tăng năng suất quả lạc 4,61 tấn/ha, tăng 11,8% so với đối chứng không bón vôi. Có thể thấy có rất nhiều nghiên cứu về việc sử dụng riêng lẻ từng yếu tố phân bón cho cây lạc. Tuy nhiên, nhiều nghiê cứu mới đây cho thấy bón phân cân đối mang lại hiệu quả kinh tế cao ở nhiều nước cho nhiều loại cây trồng nói chung trong đó có lạc. Theo kỹ thuật này, việc bón N-P-K cân đối và liều lượng, dựa theo yêu cầu của cây trồng, khả năng cung cấp của đất và hiệu ứng của phân bón. Các kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy bón N, P, K kết hợp làm tăng khả năng hấp thụ đạm của cây lên 77,33%; lân lên 3,75% so với việc bón riêng lẻ, tỷ lệ bón thích hợp nhất là 1:1,5:2. Để thu được 100 kg lạc quả cần bón 5kg n, 2kg P2O5 và 2,5kg K2O cho 1 ha (Duan Shufen 1998). Nghiên cứu của N Ramesh Babu, S Rami Reddy, GHS Reddi và DS Reddy, trên đất sét pha cát của vùng Tirupati Campus cho thấy, số quả chắc trên cây đạt cao nhất khi sử dụng 60kg N, 40kg P và 100kg K trên 1 ha. Ngoài ra với các loại đất có độ phì trung bình và cao, mức đạm cần bón phải giảm đi 50% và tăng lượng lân cần bón lên gấp 2 lần. Bón phối hợp 10 - 11
  18. 40kg N, 30 – 40 P2O5 , 20 – 40 K2O cho 1ha là mức bón tối ưu cho lạc ở Ấn Độ (Xuzeyong, 1992). 1.2.2. Tình hình nghiên cứu lạc ở việt nam Lạc là cây có khả năng cố định đam nhưng giai đoạn đầu cây rất cần đạm do lượng dự trữ trong hạt không đáp ứng được nhu cầu phát triển bình thường của cây. Tuy nhiên, việc bón đạm phải có chuẩn mực, vì bón đạm qua ngưỡng thân lá phát triển mạnh làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành quả và hạt dẫn đến năng suất thấp. Kết quả nghiên cứu của Viện nông hóa thổ nhưỡng trên đất bạc màu Bắc Giang, trên nền 8-10 tấn phân chuồng, lượng bón thích hợp là 30kg N/ha, nếu tăng lên 40kg N/ha thì năng suất không tăng và hiêu lực giảm đi rõ rệt (Ngô Thế Dân, 2000). Theo Vũ Hữu Yêm, lượng đạm yêu cầu bón cho lạc không cao, thường bón sớm khi lạc có 2-3 lá thật, bón với lượng tùy theo đất đai khác nhau thường bón từ 20 - 40 kg N/ha. Theo Nguyễn Danh Đông (1984), ở nước ta trên các loại đất nghèo đam như đất bạc màu, đất cát ven biển bón đạm có hiệu quả làm tăng năng suất, hiệu lực 1kg N ở đất bạc màu Hà Bắc có thể đạt 5 – 25kg lạc vỏ. Theo tác giả nếu lượng đạm ít, phân hữu cơ ít thì nên tập trung bón lúc gieo, nếu phân hữu cơ tốt và nhiều có thể bón thúc vào thời kỳ 4 – 5 lá lúc đang phân hóa mầm hoa. Nguyễn Thị Dần, Thái Phiên, (1991) lượng N thích hợp đối với lạc trên nền (20 tấn phân chuồng + 60 P2O5 + 30 K2O trên đất nhẹ là 30N)/ha, năng suất 16 – 18 tạ/ha. Nếu N tăng lên thì năng suất có xu hướng giảm rõ rệt. Theo các tác giả hiệu lực 1kg đạm trên đất bạc màu và đất cát ven biển thay đổi 6 – 10kg lạc. Như vậy, nhìn chung đều cho rằng, để việc bón đạm thật sự có hiệu quả cao, cần bón kết hợp các loại phân khoáng khác như lân, canxi và phân vi lượng bổ sung khác. 12
  19. Kết quả nghiên cứu của Trần Danh Thìn (2001) trên đất đồi bạc màu ở tỉnh Thái Nguyên cho thấy, bón 100kgN/ha năng suất tăng 6,5 – 11,3 tạ/ha, bón 40kg N/ha năng suất tăng 5,7 lên 7,1 tạ/ha so với không bón phân. Trên đất nghèo dinh dưỡng, hiệu lực của lân càng cao khi bón 60kg P2O5/ha sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhất và bón ở mức 90kg P2O5/ha cho năng suất cao nhất trên nhiều loại đất (Nguyễn Thị Dần và Thái Phiên, 1991). Trung bình hiệu suất 1kg P2O5 là 4-6kg lạc vỏ. Nếu bón 90kg P2O5 năng suất cao nhưng hiệu quả không cao (Ngô Thế Dân và CS 2000). Theo Võ Minh Kha, 1996, đối với lạc bón thermophatphot trên đất xám ở Quảng Ngãi cho hiệu suất 2,8 – 3,0kg lạc vỏ/1kg P2O5 trên đất phù sa Sông Hồng đạt 5kg lạc vỏ/1kg P2O5. Nhiều thí nghiệm cho thấy với lượng 90kg P2O5, bón với kali cho lạc tỷ lệ P:K là 3:2 năng suất 1,1 tạ/ha so với tỷ lệ 2:1 và năng suất cao so với 3:1 là 2,2 tạ/ha. Hiệu suất 1kg kali sumphat trên đất cát biển trung bình là 6kg lạc, đất bạc màu từ 8 – 10kg lạc. Bón phân cân đối là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả của phân bón và nâng cao năng suất lạc. Kết quả nghiên cứu của Trần Danh Thìn (2001) cho biết, trên đất đồi Thái Nguyên, vụ xuân nếu bón riêng rẽ từng loại phân N, P, vôi thì năng suất lạc tăng 14 – 31,5%, khi kết hợp lân với vôi năng suất tăng 64,9%, lân với đạm năng suất tăng 110,5%, nếu bón kết hợp cả lân, đạm, vôi thì năng suất tăng 140,3% so với không bón. Lê Văn Quang, Nguyễn Thị Lan, (2007), nghiên cứu xác định liều lượng kali và lân bón cho lạc Sen lai vu xuân 2006 trên đất cát huyện nghi Xuân nhận xét bón (90kg P2O5 + 60kg P2O)/ha trên nền (10 tấn phân chuồng + 30kg N + 800kg vôi bột)/ha cho năng suất lạc cao nhất (23,02 – 24,2 tạ/ha). Hiệu suất bón cao nhất đạt 9,17 kg/1 kg P2O5 lạc vỏ ở liều lượng bón 60kg P2O5/ha, 7,62kg/1kg K2O lạc vỏ ở liều lượng 60kg K2O/ha. Bón vôi không chỉ kiểm soát và quản lý độ chua của đất mà còn là một trong những biện pháp quan trọng nhất để làm tăng năng suất lạc. Vôi làm 13
  20. tăng trị số pH của đất từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn cố định đạm và là chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình ra hoa, tạo quả của lạc. Tác dụng của vôi được xác định ở tất cả các loại đất trồng lạc ở nước ta, kể cả các loại đất có pH tương đối cao (pH=6), vai trò của vôi là cung cấp Ca cho lạc nâng cao pH đối với đất chua. Những thí nghiệm về bón vôi được thực hiện tại trường Đại học Nông Nghiệp I cho thấy: bón vôi làm tăng rõ rệt lượng Ca trong cây, tăng cường khả năng dinh dưỡng N và hoạt động của vi khuẩn nốt sần đến tăng năng suất do tăng số hoa, số quả và trọng lượng quả (Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn,1979). Trên đất bạc màu trồng lạc ở Ba Vì, những kết quả thí nghiệm cho thấy, năng suất lạc tăng từ 0,2 – 0,4 tấn/ha, khi bón 300 – 600kg vôi trên nền 8 tấn phân chuồng + 90kg P2O5 và 40kg K2O (Nguyễn Thị Dần và CS, 1991). Theo Ngô Thị Lâm Giang (1999), ở vùng Đông Nam Bộ, bón vôi đã làm tăn năng suất 2 giống lạc hạt to VD3 và VD4 lên 3 – 11%. Bón lót 300kg và thúc 300kg vôi không những cho năng suất cao nhất (3,37 tấn/ha) vượt đối chứng 11% mà lãi suất đầu tư một đồng vôi cũng cao nhất (3,58 đồng). Bón 500kg vôi chia 2 lần, tai vùng đất đồi Chương Mỹ, Hà Tây và sử dụng rơm phủ cho đất sau khi gieo lạc đã làm tăng sức chống chịu bệnh cho cây từ đó giảm nhiễm nấm và tăng năn suất lạc (Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Ly và CS.,2003). Nguyễn Thị Chinh và CS., 2000 cho rằng, lượng vôi phù hợp với chân đất vung Đồng Bằng sông Hồng là 400kg vôi/ha chia 2 lần bón (bón lót và sau khi ra hoa) có thể làm tăng năng suất lạc từ 13 – 26% so với đối chứng không bón. Theo Đỗ Thành Trung (2009), lượng phân bón 10 tấn phân chuồng + 500kg vôi bột + 30kg N + 90kg P2O5 + 60kg K2O cho năng suất và thu nhập thuần cao nhất trên công thức. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2