Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ chấn thương cột sống thắt lưng
lượt xem 15
download
Mục tiêu của đề tài là mô tả đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân chấn thương cột sống thắt lưng; mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ chấn thương cột sống thắt lưng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ chấn thương cột sống thắt lưng
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN HOÀNG ANH NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH Y ĐA KHOA) HÀ NỘI – 2021
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: NGUYỄN HOÀNG ANH NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khóa: QH.2015.Y Người hướng dẫn: TS. DOÃN VĂN NGỌC PGS.TS. TRẦN CÔNG HOAN HÀ NỘI – 2021
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trong quá trình lên ý tưởng cũng như thực hiện, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè và các anh chị cán bộ nhân viên y tế. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: − Ban chủ nhiệm, thầy cô giáo Bộ môn Kỹ thuật Y học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội. − Ban Giám đốc bệnh viện, Phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện E Trung Ương. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy/Cô Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ trong hội đồng khoa học thông qua đề cương, hội đồng khoa học bảo vệ khóa luận đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành y đa khoa. Em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ nhân viên Khoa Phẫu Thuật Thần Kinh – Bệnh viện E Trung Ương đã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Em xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới: TS. BS. Doãn Văn Ngọc, thầy đã luôn quan tâm, hướng dẫn em và chỉ bảo ân cần trong quá trình học tập và nghiên cứu. PGS. TS. Trần Công Hoan, thầy đã tận tâm dìu dắt, dành thời gian quý báu để giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ với em trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này.
- Sinh viên
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu ở trên đây của tôi là trung thực, kết quả này chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào, các tài liệu liên quan đến đề tài, được trích dẫn trong đề tài đều đã được công bố. Nếu có gì sai trái với những quy định tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp. Sinh viên
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi............................................................ 30 Bảng 3.2 Hoàn cảnh khởi phát chấn thương ................................................... 32 Bảng 3.3 Tiền sử bệnh nhân ............................................................................ 33 Bảng 3.4 Triệu chứng tại chỗ .......................................................................... 34 Bảng 3.5 Thang điểm cơ lực 2 chi dưới .......................................................... 35 Bảng 3.6 Phân độ tổn thương theo Frankel..................................................... 37 Bảng 3.7 Vị trí đốt sống tổn thương................................................................ 37 Bảng 3.8 Số đốt sống tổn thương .................................................................... 38 Bảng 3.9 Kiểu gãy theo Denis......................................................................... 39 Bảng 3.10 Phân độ trượt đốt sống theo Meyerding ........................................ 42 Bảng 3.11 Phân bố bệnh nhân theo tầng thoát vị ............................................ 43 Bảng 3.12 Phân bố bệnh nhân theo thể thoát vị .............................................. 43 Bảng 3.13 Phân bố bệnh nhân theo vị trí rễ thần kinh bị chèn ép .................. 44 Bảng 3.14 Đánh giá mức độ hẹp ống sống ..................................................... 45 Bảng 4.1 Phân loại tổn thương tủy theo Frankel của các tác giả có cùng kết quả ......................................................................................................................... 53
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới ....................................................... 30 Biểu đồ 3.2 Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới ........................................... 31 Biểu đồ 3.3 Cơ chế chấn thương ..................................................................... 32 Biểu đồ 3.4 Phân bố bệnh nhân theo yếu tố khởi phát.................................... 33 Biểu đồ 3.5 Rối loạn cảm giác vùng 2 chi dưới .............................................. 36 Biểu đồ 3.6 Số bệnh nhân có rối loạn cơ tròn ................................................. 36 Biểu đồ 3.7 Phân bố các đốt sống theo tổn thương ......................................... 39 Biểu đồ 3.8 Dấu hiệu phù tủy xương .............................................................. 41 Biểu đồ 3.9 Thoát vị đĩa đệm .......................................................................... 42
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Xương cột sống và các đoạn cột sống ................................................ 4 Hình 1.2 Đốt sống thắt lưng .............................................................................. 5 Hình 1.3 Cấu trúc đĩa đệm và thân sống ........................................................... 5 Hình 1.4 Dây chằng cột sống ............................................................................ 6 Hình 1.5 Ống sống thắt lưng ............................................................................. 7 Hình 1.6 Liên quan rễ thần kinh và đốt sống .................................................... 7 Hình 1.7 Liên quan rễ thần kinh và đĩa đệm ..................................................... 8 Hình 1.8 Các trục của Denis khi xác định tình trạng mất vững ...................... 11 Hình 1.9 Các loại gãy do ép theo Dennis ........................................................ 12 Hình 1.10 Các kiểu gãy nhiều mảnh theo Denis ............................................. 12 Hình 1.11 Các kiểu gãy “đai bảo hiểm” theo Denis ....................................... 13 Hình 1.12 Các kiểu gãy trật theo Denis .......................................................... 13 Hình 1.13 Giải phẫu cột sống thắt lưng bình thường trên T2W ..................... 17 Hình 1.14 Hình ảnh trượt thân đốt sống thắt lưng do chấn thương trên phim cộng hưởng từ.................................................................................................. 19 Hình 1.15 Hình ảnh vỡ lún đốt sống L1 sau chấn thương trên phim cộng hưởng từ ...................................................................................................................... 19 Hình 1.16 Sự mất tập trung của quá trình tạo gai của L3 và L4 (1), rách dây chằng dọc sau (2) và (3) .................................................................................. 20 Hình 1.17 Đĩa đệm bình thường trên ảnh T2W .............................................. 20 Hình 1.18 Hình thoát vị đĩa đệm do chấn thương trên phim cộng hưởng từ .. 21 Hình 1.19 Lún và phù tủy xương đốt sống L3 do chấn thương ...................... 21
- Hình 3.1 Hình ảnh cộng hưởng từ trượt đốt sống L5 ra trước độ 2 ................ 40 Hình 3.2 Hình ảnh cộng hưởng từ gãy lún đốt sống L2 và L3 kèm theo phù tủy xương thân đốt................................................................................................. 41 Hình 3.3 Hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm L2/3, L3/4, L4/5, L5/S1 thể trung tâm ra sau ............................................................................................... 44 Hình 3.4 Hình ảnh cộng hưởng từ phình đĩa đệm L4/5 gây chèn ép rễ thần kinh ......................................................................................................................... 45 Hình 3.5 Hình ảnh cộng hưởng từ phình đĩa đệm L4/5 gây hẹp ống sống mức độ nặng ............................................................................................................ 46
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3 1.1.DỊCH TỄ CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG ......................... 3 1.2.ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CỘT SỐNG THẮT LƯNG............................... 3 1.2.1. Đặc điểm giải phẫu chung của cột sống và các đốt sống ............... 3 1.2.2. Đặc điểm giải phẫu cột sống thắt lưng ........................................... 4 1.2.2.1. Cấu trúc của đốt sống thắt lưng .............................................. 4 1.2.2.2. Đặc điểm đĩa đệm cột sống thắt lưng ...................................... 5 1.2.2.3. Các dây chằng.......................................................................... 5 1.2.2.4. Cấu tạo ống sống thắt lưng ...................................................... 6 1.2.2.5. Liên quan giữa rễ thần kinh với đĩa đệm và thân đốt sống ..... 7 1.2.2.6. Nón tủy, chóp cùng và đuôi ngựa ............................................ 8 1.3.BỆNH HỌC CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG ..................... 9 1.3.1. Cơ chế chấn thương........................................................................ 9 1.3.2. Giải phẫu bệnh học ......................................................................... 9 1.3.2.1. Tổn thương xương .................................................................... 9 1.3.2.2. Tổn thương dây chằng ............................................................. 9 1.3.2.3. Tổn thương đĩa đệm ............................................................... 10 1.3.2.4. Tổn thương tủy sống .............................................................. 10 1.3.2.5. Tổn thương rễ thần kinh......................................................... 10 1.3.3. Sự mất vững cột sống ................................................................... 10 1.3.3.1. Thuyết 3 trục của Denis ......................................................... 10
- 1.3.3.2. Các kiểu gãy ........................................................................... 11 1.4.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG.............................................................................................................. 13 1.4.1. Tổn thương cột sống thắt lưng không có tổn thương tủy ............. 13 1.4.2. Chấn thương cột sống thắt lưng có liệt tủy .................................. 13 1.5.TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG.............................................................................................................. 16 1.5.1. Chụp X – quang cột sống thắt lưng .............................................. 16 1.5.2. Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng ........................................ 16 1.5.3. Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng ....................................... 16 1.5.3.1. Hình ảnh cột sống thắt lưng trên cộng hưởng từ .................. 17 1.5.3.2. Hình ảnh chấn thương cột sống thắt lưng trên cộng hưởng từ18 1.6.CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG.............................................................................................................. 22 1.6.1. Nguyên tắc điều trị ....................................................................... 22 1.6.2. Điều trị nội khoa ........................................................................... 22 1.6.2.1. Sơ cứu..................................................................................... 22 1.6.2.2. Chống phù tủy ........................................................................ 22 1.6.2.3. Điều trị bảo tồn ...................................................................... 23 1.6.2.4. Chăm sóc bệnh nhân .............................................................. 23 1.6.3. Điều trị phẫu thuật ........................................................................ 23 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 24 2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 24
- 2.1.1. Đối tượng...................................................................................... 24 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn ..................................................................... 24 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................... 24 2.2.ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...................................................................... 24 2.3.THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .................................................................... 24 2.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 24 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 24 2.4.2. Cỡ mẫu ......................................................................................... 24 2.4.3. Phương pháp thu thập thông tin ................................................... 25 2.4.4. Quy trình chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng không tiêm thuốc đối quang từ .............................................................................................. 25 2.5.PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU .............................................................. 26 2.6.BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 27 2.6.1. Đặc điểm chung ............................................................................ 27 2.6.2. Triệu chứng lâm sàng ................................................................... 27 2.6.2.1. Tổn thương cột sống thắt lưng không có tổn thương tủy ....... 27 2.6.2.2. Chấn thương cột sống thắt lưng có liệt tủy............................ 27 2.6.3. Đặc điểm hình ảnh chụp cộng hưởng từ ...................................... 28 2.7.PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ......................................................... 28 2.8.ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ...................................................................... 29 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 30 3.1.ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ......................................................................... 30 3.1.1. Phân bố bênh nhân theo giới ........................................................ 30
- 3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi ........................................................ 30 3.1.3. Phân bố giới tính bệnh nhân theo tuổi ......................................... 31 3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo hoàn cảnh khởi phát chấn thương ......... 31 3.1.5. Tiền sử bệnh nhân ........................................................................ 33 3.1.6. Triệu chứng tại chỗ của bệnh nhân .............................................. 34 3.1.7. Rối loạn vận động ........................................................................ 35 3.1.8. Rối loạn cảm giác ......................................................................... 35 3.1.9. Rối loạn cơ tròn ............................................................................ 36 3.1.10. Tổn thương tủy ............................................................................. 37 3.2.ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG ...................................................................................... 37 3.2.1. Vị trí tổn thương cột sống ............................................................ 37 3.2.2. Số lượng đốt sống tổn thương ...................................................... 38 3.2.3. Phân loại tổn thương tại các đốt sống .......................................... 38 3.2.4. Mức độ tổn thương của các đốt sống ........................................... 40 3.2.5. Tổn thương đĩa đệm ..................................................................... 42 3.2.6. Tổn thương rễ thần kinh ............................................................... 44 3.2.7. Hẹp ống sống ................................................................................ 45 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN .............................................................................. 47 4.1.ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ......................................................................... 47 4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới .............................................................. 47 4.1.2. Hoàn cảnh khởi phát chấn thương ............................................... 48 4.1.3. Tiền sử bệnh nhân ........................................................................ 49
- 4.1.4. Triệu chứng tại chỗ của bệnh nhân .............................................. 50 4.1.5. Rối loạn vận động ........................................................................ 51 4.1.6. Tổn thương chùm đuôi ngựa ........................................................ 52 4.1.7. Tổn thương tủy ............................................................................. 53 4.2.ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG ...................................................................................... 54 4.2.1. Vị trí và số lượng đốt sống bị tổn thương .................................... 54 4.2.2. Phân loại tổn thương các đốt sống ............................................... 55 4.2.3. Mức độ tổn thương các đốt sống .................................................. 57 4.2.4. Tổn thương đĩa đệm ..................................................................... 58 4.2.5. Tổn thương rễ thần kinh ............................................................... 59 4.2.6. Hẹp ống sống ................................................................................ 61 KẾT LUẬN .................................................................................................... 63 1. Đặc điểm lâm sàng ....................................................................... 63 2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ ............................................... 63
- ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương cột sống là những thương tổn của xương, dây chằng, đĩa đệm cột sống. Chấn thương cột sống có thể bao gồm từ căng dây chằng và cơ tương đối nhẹ, gãy và trật khớp đốt sống xương, đến chấn thương tủy sống. Gãy và trật cột sống có thể chèn ép, nén, thậm chí làm rách tủy sống. Tổn thương có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào dọc theo cột sống, 5 – 10% xảy ra ở vùng cổ, khoảng 64% xảy ra ở vùng thắt lưng, thường ở T12-L1 [1]. Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 40 ca chấn thương cột sống mới trên một triệu dân, tương đương với khoảng 12.000 ca/năm, trong đó nam giới chiếm đa số với tỷ lệ khoảng 77% và ở tuổi trung bình từ 28,7 đến 39,5 tuổi; nguyên nhân chính là tai nạn giao thông và ngã từ trên cao; tổn thương đụng dập tủy chiếm 70% [1]. Ở trẻ em, chấn thương cột sống thắt lưng hiếm gặp, với tỷ lệ được báo cáo là thấp nhất là 2% của tất cả các trường hợp chấn thương cột sống. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác đã báo cáo tỷ lệ chấn thương là 5% - 34% [2]. Chấn thương cột sống thắt lưng có thể dẫn đến thiếu hụt thần kinh vĩnh viễn do chèn ép và tổn thương đến tủy sống hoặc rễ thần kinh đi xuống và cần được chú ý và đánh giá ngay lập tức. Các cơ chế phổ biến nhất gây ra chấn thương vùng thắt lưng bao gồm tai nạn xe cơ giới, ngã từ độ cao, tai nạn sinh hoạt và chấn thương liên quan đến công việc. Hầu hết chúng là những chấn thương ở tốc độ cao và năng lượng cao, thường kéo theo những chấn thương bổ sung [3,4]. Trong trường hợp bị chấn thương cột sống tốc độ cao, có 25% nguy cơ kèm theo chấn thương tủy sống, sau đó có thể gây ra những tác động tàn phá đối với bệnh nhân, mất khả năng sinh hoạt và lao động và chi phí chữa bệnh và chăm sóc cao trở thành gánh nặng cho xã hội [5,6]. Việc chẩn đoán xác định chấn thương cột sống thắt lưng và đánh giá mức độ tổn thương cùng với các tổn thương phối hợp ngay từ sớm có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với tính mạng của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng tới khả năng 1
- phục hồi chức năng, đảm bảo chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và làm giảm thiểu các chi phí điều trị và chăm sóc, từ đó làm giảm gánh nặng cho xã hội. Chấn thương cột sống thắt lưng trên lâm sàng có các biểu hiện rất đa dạng với nhiều triệu chứng khác nhau, các triệu chứng không đặc hiệu. Do đó cần kết hợp với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để đánh giá tình trạng bệnh nhân, trong đó có chụp cộng hường từ đã được dùng rộng rãi tại nhiều bệnh viện và hình ảnh chấn thương cột sống thắt lưng trên phim chụp cộng hưởng từ cũng có nhiều điểm cần nhận biết. Với mong muốn tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp cộng hưởng từ chấn thương cột sống thắt lưng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân chấn thương cột sống thắt lưng. 2. Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ chấn thương cột sống thắt lưng. 2
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. DỊCH TỄ CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG Chấn thương vùng thắt lưng thường được báo cáo nhiều nhất ở nhóm tuổi 15-29 trước năm 2000, nhưng hiện nay độ tuổi trung bình là 35. Khoảng 27% bệnh nhân chấn thương vùng thắt lưng có suy giảm thần kinh, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội do suốt đời [7,8]. Theo Trung tâm Thống kê Chấn thương Tủy sống Quốc gia Hoa Kỳ (United States National Spinal Cord Injury Statistical Center), có khoảng 54 trường hợp trên một triệu người, 17.000 trường hợp chấn thương tủy sống mới xảy ra mỗi năm [9,10]. Hơn 250.000 bệnh nhân hiện đang sống với tình trạng tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Chấn thương cũng có liên quan đến tỷ lệ gãy xương lồng ngực 1,9% [11]. Tỷ lệ gãy vùng bản lề ngực – thắt lưng sau tai nạn xe cơ giới là khoảng 2,4%, nhưng nó đã tăng lên trong những năm qua [12]. Ở những bệnh nhân chấn thương nặng, gãy vùng bản lề ngực – thắt lưng có tỷ lệ là 6,9% [13]. Một đánh giá về những bệnh nhân bị chấn thương sọ não được chụp cắt lớp vi tính ngực, bụng và xương chậu cho thấy có tới 25% bị gãy xương thắt lưng [14]. Một số vết gãy không được phát hiện trên phim chụp X-quang chuẩn. Ở người lớn, tai nạn xe cơ giới là nguyên nhân phổ biến nhất trong 36,7% các trường hợp, tiếp theo là ngã từ độ cao 31,7% [15]. 1.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CỘT SỐNG THẮT LƯNG 1.2.1. Đặc điểm giải phẫu chung của cột sống và các đốt sống Cột sống con người có từ 33 đến 35 đốt sống xếp chồng lên nhau, gồm có: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt tiếp theo dính lại làm một tạo thành xương cùng và 4 đến 6 đốt cuối cùng rất nhỏ và cằn cỗi cũng dính lại tạo thành xương cụt [16]. 3
- Nhìn nghiêng cột sống có bốn đoạn cong, đoạn cổ lồi ra trước, đoạn ngực lồi ra sau, đoạn thắt lưng lồi ra trước và đoạn cùng lồi ra sau [16]. Đường cong sinh lý cột sống của đoạn thắt lưng là do các đốt sống thắt lưng sắp xếp lại tạo nên một đường cong đều đặn và liên tục. Hình 1.1 Xương cột sống và các đoạn cột sống [17]. 1.2.2. Đặc điểm giải phẫu cột sống thắt lưng 1.2.2.1. Cấu trúc của đốt sống thắt lưng Cột sống thắt lưng gồm năm đốt sống, đoạn này cong ra trước và di dộng nhiều. Mỗi đốt sống gồm có cung trước và cung sau bao quanh ống sống. Cấu tạo của các đốt sống ở đoạn thắt lưng có đặc điểm khác với các đốt sống ở các vùng khác, giúp cho cột sống chịu được áp lực trọng tải lớn và thường xuyên theo trục dọc của cơ thể [16]. 4
- Hình 1.2 Đốt sống thắt lưng [17]. 1.2.2.2. Đặc điểm đĩa đệm cột sống thắt lưng Đoạn cột sống thắt lưng có bốn đĩa đệm và hai đĩa đệm chuyển đoạn vùng bản lề (ngực-thắt lưng và thắt lưng-cùng). Các đĩa đệm thắt lưng chiếm 33.3% tổng chiều dài đĩa đệm cột sống, kích thước của các đĩa đệm càng ở dưới càng lớn. Do độ ưỡn của cột sống thắt lưng nên chiều cao đĩa đệm ở phía trước dày hơn phía sau [18]. Đĩa đệm có hình thấu kính lồi hai mặt gồm: nhân nhầy, mâm sụn và vòng sợi [16]. Phần sau và phần bên của vòng sợi mỏng hơn so với ở các chỗ khác, đây là điểm yếu nhất của vòng sợi. Thêm vào đó, dây chằng dọc trước chắc và rất rộng ở vùng lưng, nó bao quanh các cấu trúc đĩa đệm và phần trước của đốt sống [19]. Hình 1.3 Cấu trúc đĩa đệm và thân sống [17] 1.2.2.3. Các dây chằng Dây chằng dọc trước: Phủ mặt trước thân đốt sống và phần bụng của đĩa đệm từ đốt sống cổ C1 đến xương cùng [19]. 5
- Dây chằng dọc sau: Nằm ở mặt sau của thân đốt sống từ đốt cổ C2 đến xương cùng, rộng hơn ở phía trên, khi chạy tới đoạn thắt lưng dây chằng này chỉ còn là một dải nhỏ, không hoàn toàn phủ kín giới hạn sau của đĩa đệm [19]. Dây chằng vàng: Phủ phần sau của ống sống và bám từ cung đốt này đến cung đốt khác và tạo nên một bức vách thẳng ở phía sau ống sống để bảo vệ tủy sống và các rễ thần kinh. Dây chằng vàng có tính đàn hồi, nó góp phần kéo cột sống trở về nguyên vị trí sau khi cử động [19]. Các dây chằng khác: Dây chằng bao khớp bao quanh giữa khớp trên và dưới của hai đốt sống kế cận. Dây chằng trên gai và dây chằng liên gai có chức năng liên kết các mỏm gai với nhau [19, 20]. Hình 1.4 Dây chằng cột sống [17] 1.2.2.4. Cấu tạo ống sống thắt lưng Ống sống thắt lưng được giới hạn phía trước bởi thân đốt sống và các đĩa đệm, phía sau bởi dây chằng vàng và các cung đốt sống, bên cạnh là các cuống, vòng cung và lỗ liên hợp. Trong ống sống thắt lưng có bao màng cứng, rễ thần kinh và tổ chức quanh màng cứng (tĩnh mạch, động mạch, tổ chức mỡ…). Vì vậy các rễ thần kinh không bị chèn ép bởi các thành phần xương của ống sống, kể cả khi vận động cột sống tới biên độ tối đa. Bình thường, lỗ ống sống ở L1, L2 có hình ba cạnh và khá cao (14-22mm), ở đoạn L3-L5 có hình năm cạnh (13-20mm) [19]. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
89 p | 2499 | 345
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y Đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật u xơ tử cung tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương
65 p | 80 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị sốt xuất huyết Dengue ở người lớn tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022
75 p | 34 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Ngòi bút trào phúng và châm biến qua tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
69 p | 20 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét tình trạng đột biến gen EGFR trên bệnh nhân ung thư phổi loại biểu mô vảy tại Bệnh viện Bạch Mai
61 p | 16 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt kháng cắt tinh hoàn
75 p | 17 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét đặc điểm xạ hình shunt gan - phổi trong phase I xạ trị trong chọn lọc bằng hạt vi cầu phóng xạ Y – 90 ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan
60 p | 17 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét chỉ số ABI và một số yếu tố liên quan đến bệnh động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai năm 2021
64 p | 14 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Vấn đề cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức trên báo, tạp chí tiếng Việt giai đoạn từ năm 1980 đến nay
63 p | 19 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư đại tràng loại biểu mô tuyến tại Bệnh viện Bạch Mai
71 p | 16 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư thực quản tại Bệnh viện K
65 p | 14 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét kết quả điều trị ối vỡ non tuổi thai từ 24 tuần 0 ngày đến 33 tuần 6 ngày tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội trong 6 tháng cuối năm 2021
78 p | 18 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm gen BRAF V600E ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp dưới 45 tuổi
74 p | 46 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Y khoa: Nhận xét tình trạng và đặc điểm hình ảnh chấn thương bụng kín tại bệnh viện E
73 p | 25 | 8
-
Khoá luận tốt nghiệp Quản trị nhân lực: Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần tư vấn chất lượng thương hiệu và truyền thông Việt Nam, thành phố Hà Nội
86 p | 39 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và tình trạng đột biến GEN EGFR mẫu huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ sau điều trị TKI thế hệ I, II tại bệnh viện Bạch Mai
67 p | 22 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về quản lý hộ tịch và thực tiễn quản lý hộ tịch tại UBND xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
78 p | 13 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt
114 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn