Khóa luận tốt nghiệp: Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh
lượt xem 13
download
Khóa luận nghiên cứu sâu về thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh. Trên cơ sở đó khẳng định thành tựu và tài năng của Nhất Linh trong nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ----------------------- ĐỖ THỊ QUỲNH NGA THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LẠNH LÙNG CỦA NHẤT LINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2018
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ----------------------- ĐỖ THỊ QUỲNH NGA THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LẠNH LÙNG CỦA NHẤT LINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. THÀNH DỨC BẢO THẮNG HÀ NỘI, 2018
- LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành nhất tới TS. GVC Thành Đức Bảo Thắng. Thầy đã tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt để tôi hoàn thiện khóa luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy (Cô) trong tổ Văn học Việt Nam đã tận tâm dạy bảo và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn khích lệ, cổ vũ, trợ giúp tôi trong thời gian qua. Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2018 Tác giả khóa luận Đỗ Thị Quỳnh Nga
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo tài liệu, trang web, ấn phẩm có liên quan đến nội dung nghiên cứu từ những người đi trước dưới sự hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn trọng của TS. GVC Thành Đức Bảo Thắng. Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2018 Tác giả khóa luận Đỗ Thị Quỳnh Nga
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6 6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 6 7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 7 NỘI DUNG....................................................................................................... 8 Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT CHUNG............................................................. 8 1.1. Tác giả Nhất Linh....................................................................................... 8 1.1.1. Thân thế ............................................................................................... 8 1.1.2. Cuộc đời ............................................................................................... 9 1.2. Vị trí của tiểu thuyết Lạnh lùng trong sự nghiệp sáng tác của Nhất Linh11 1.3. Thời gian nghệ thuật ................................................................................. 13 1.3.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật .......................................................... 13 1.3.2. Các dạng thức của thời gian nghệ thuật ............................................. 14 1.4. Không gian nghệ thuật ............................................................................. 17 1.4.1. Khái niệm không gian nghệ thuật ...................................................... 17 1.4.2. Các dạng thức của không gian nghệ thuật ......................................... 18 * Tiểu kết ......................................................................................................... 22 Chƣơng 2. BIỂU HIỆN CỦA THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LẠNH LÙNG ...................................... 23 2.1. Biểu hiện thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lạnh lùng .................... 23 2.1.1. Thời gian hiện thực ............................................................................ 23 2.1.2. Thời gian tâm lí .................................................................................. 29
- 2.2. Biểu hiện không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lạnh lùng................. 31 2.2.1. Không gian thiên nhiên ...................................................................... 31 2.1.2. Không gian tâm lí ............................................................................... 35 KẾT LUẬN .................................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm ba mươi của thế kỉ XX, bạn đọc Việt Nam biết tới cái tên Tự lực văn đoàn - một nhóm văn chương tiến bộ. Văn chương của họ đã thể hiện tư tưởng mới mẻ, dám nghĩ, dám làm mà không phải thời đại hay nhà văn nào cũng có thể làm được. Điểm mấu chốt trong văn chương của họ là phản đối những định kiến lạc hậu của Nho giáo, đòi quyền lợi cho tự do, khát vọng và hạnh phúc của cái tôi cá nhân… Tự lực văn đoàn ra đời đã tìm được những cây bút thực sự tài năng gồm có tám người, được gọi là “bát tú” - tám ngôi sao: Nhất Linh - tinh tế, mực thước; Hoàng Đạo - mưu lược linh hồn; Thạch Lam - tài hoa, gần gũi, bình dân; Khái Hưng - cậu ấm làm văn chương; Thế Lữ “đa sự”; Tú Mỡ - cười nửa miệng; Trần Tiêu - thuần hậu nét quê và Xuân Diệu - sao hôm, sao mai. Trong đó Nhất Linh được coi là cha đẻ sản sinh ra nhóm Tự lực văn đoàn, có công đưa văn xuôi Việt Nam chuyển mình sang giai đoạn mới- văn học hiện đại. Những tác phẩm của Tự lực văn đoàn đã trải qua những biến động mạnh mẽ của thời gian nhưng vẫn “lóng lánh như những hạt ngọc” trên diễn đàn văn học Việt Nam. Trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã có những định hướng đổi mới tiến bộ phù hợp với tư tưởng văn học và văn hóa. Tiểu thuyết ra đời nhằm mục đích truyền bá tư tưởng chống đối nho phong hủ bại mà trực tiếp là chống lại chế độ Nho giáo của Khổng Tử đã thống trị suốt hàng ngàn năm qua. Đặc biệt trong sáng tác của Nhất Linh, cùng với Đoạn tuyệt, Lạnh lùng là tác phẩm hướng tới tố cáo, phủ định quyết liệt, mạnh mẽ, không khoan nhượng vào khuôn phép, gia phong của Nho giáo. Sự thành công của tác phẩm ở cả giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật, với ngòi bút điêu luyện nhằm hướng tới cuộc đời, số phận của người phụ nữ trẻ tuổi. Đi nghiên cứu “Thời gian và thời không nghệ thuật trong tiểu thuyết Lạnh lùng” chính là làm sáng tỏ đóng góp về phương diện nghệ thuật và tài năng của ông. 1
- Là sinh viên khoa Ngữ văn - một nhà giáo tương lai, thực hiện đề tài “Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh” có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu sau này. Với những lí do như trên, chúng tôi chọn đề tài “Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh”. 2. Lịch sử vấn đề Năm 1935-1936, tiểu thuyết Lạnh lùng ra đời như một luồng gió mới thổi vào nền văn chương thời đó. Vì vậy, Lạnh lùng đã được nhiều nhà nghiên cứu phân tích, mổ xẻ từng khía cạnh. Từ Nam trở ra Bắc, các công trình nghiên cứu đã đưa ra được những quan điểm rất xác đáng, chỉ ra những điểm mới, tiến bộ đúng với nội dung của tác phẩm. Song, bên cạnh đó cũng có nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu, phân tích chỉ ra những điểm hạn chế cần khắc phục góp phần làm hoàn thiện cây bút Nhất Linh. Trước đây, khi đề cập đến vai trò cách tân của Tự lực văn đoàn trong địa hạt tiểu thuyết, một số nhà nghiên cứu thường chỉ đi sâu phân tích khai thác những đóng góp của Tự lực văn đoàn vào hiện đại hóa nền tiểu thuyết Việt Nam chủ yếu ở phương diện ngôn ngữ. Với tiểu thuyết Lạnh lùng, các nhà nghiên cứu đi sâu khai thác trên phương diện tác giả, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật hoặc hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm chứ chưa nghiên cứu cụ thể về thời gian và không gian nghệ thuật. Ở bài nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra đưa ra những đánh giá nổi bật về thời gian và không gian nghệ thật trong tiểu thuyết của Nhất Linh. 2.1. Trƣớc năm 1945 Nhất Linh được nhiều nhà nghiên cứu biết đến với cương vị là một nhà cải cách xã hội theo xu hướng dân chủ tư sản, hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, chính trị, văn học. Tiêu biểu như các bài nghiên cứu Dưới mắt tôi (1939) (Trương Chính), Nhà văn hiện đại, tập 2 (1942) (Vũ Ngọc Phan), Việt Nam văn học sử yếu (1942) (Dương Quảng Hàm)... 2
- Năm 1939, cuốn sách Dưới mắt tôi ra đời, Trương Chính đã dùng ngòi bút của mình chuyên chú nghiên cứu các tác phẩm mới, tiến bộ, thể hiện cách nhìn mới mẻ của các nhà văn về cuộc đời và con người. Khi bàn về tác phẩm Lạnh lùng ông cho rằng đó là “mũi tên độc thứ hai” mà Nhất Linh bắn vào Khổng giáo vì: “Trong Lạnh lùng, nạn nhân của chế độ cũ đáng thương như Loan, Nhung một người đàn bà trẻ tuổi, góa bụa, nhưng không đi lấy chồng, hay không thể, không dám đi lấy chồng vì Luân lí, vì Đạo đức, vì Danh dự” [2; tr,630]. Hơn nữa, ông cũng khẳng định khi đánh giá về nội dung của tiểu thuyết Lạnh lùng: “Đọc Lạnh lùng, ta cũng thấy cần đạp đổ những chế độ nặng nề, eo hẹp, trong đó Nhung mà có lẽ cả ta nữa đương rãy rụa, đang ngấp ngoải… Đến trang cuối cùng, ta có một cảm giác rùng rợn, khủng khiếp. Cảm giác ấy là cảm giác của Nhung khi nàng nghĩ đến tương lai hắc ám, ghê sợ” [2; tr,633]. Những công trình nghiên cứu, đánh giá của Chương Trính trong cuốn Dưới mắt tôi, ông đã tìm hiểu kĩ giá trị hiện thực trong sáng tác của nhà văn Nhất Linh: phê phán sự thối nát của chế độ đại gia đình mục ruỗng. Đồng thời ông còn ghi nhận sự tiến bộ trong sáng tác của Nhất Linh khi phơi bày sự áp bức, bóc lột, giả dối đang ẩn sau những luân lí, danh dự, đạo đức. Trong Nhà văn hiện đại, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đưa đánh giá của riêng mình đã xếp Nhất Linh vào Tiểu thuyết luận đề. Đặc biệt ông chủ yếu nghiên cứu những ảnh hưởng của khuôn phép, lễ giáo hà khắc: “Ông là một tiểu thuyết gia muốn trừ bỏ những cái xấu trong gia đình và trong xã hội, mà bất kì ở giai cấp nào chứ không phải hạng thợ thuyền và dân quê, ông là một nhà văn viết về những phong tục xấu của người Việt Nam và có cái tư tưởng khuyến người ta sửa đổi” [21; tr,300]. Thời kì này giới nghiên cứu đề cao sáng tác của Nhất Linh. Các công trình nghiên cứu, chủ yếu đề cập đến nội dung chống hủ tục lạc hậu, đòi quyền tự do cá nhân. Vì vậy tiểu thuyết của ông được coi là sự tiến bộ của tư tưởng mới, về đổi mới ở ngôn từ, lời văn. 3
- 2.2. Sau năm 1945 Có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm hơn tới tiểu thuyết của Nhất Linh. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: Lược thảo lịch sử của văn học Việt Nam tập 3 (từ giữa thế kỉ XX đến năm 1945, 1957) (Lê Quý Đôn), Bình giảng về Tự lực văn đoàn (1958) (Nguyễn Văn Xung), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên tập 3 (1960) (Phạm Thế Ngũ), Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn xuôi Việt Nam hiện đại (1997) (Trịnh Hồ Khoa)... đã đánh giá một cách khái quát về những đóng góp mới của tiểu thuyết Nhất Linh cho văn xuôi nước nhà. Tiểu thuyết Lạnh lùng chủ yếu được nhiều nhà nghiên cứu phân tích, đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau. - Ở miền Nam Trong cuốn Bình giảng về Tự lực văn đoàn, chú ý tới nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nhất Linh, Nguyễn Văn Xung cho rằng: “Nhất Linh không phải tả cảnh như Khái Hưng nhưng là để móc vào đấy những biến đổi uyển chuyển trong tình cảm của nhân vật.” [31; tr,65]. Bên cạnh đó, Phạm Thế Ngũ đã rất chính xác và tinh tế khi khẳng định tài năng miêu tả tâm lí qua nhân vật trung tâm của tác phẩm - Nhung: “tâm lý ái tình được ghi nhận và được diễn đạt một cách khá vi diệu (…) Người ta thấy ảnh hưởng của Prust và Frend nữa trong cái bút pháp của tác giả mô tả ái tình, dục tình, trỗi dậy trong lòng Nhung” [20; tr,463]. Chú ý khám phá và diễn tả đời sống nội tâm phức tạp của con người trở thành đích vươn tới của nhà văn và đây cũng là bước chuyển đánh dấu sự đổi mới tư duy trong cách viết, cách nhìn về nhân vật. - Ở Miền Bắc Lạnh lùng của Nhất Linh cũng được nhiều nhà nghiên cứu chú ý đến, dường như có sự gặp gỡ khi chú ý tới yếu tố tâm lí nhân vật của cây bút này. Phải kể đến nhận xét xác đáng của nhóm Lê Quý Đôn: “Nhất Linh thành công ở cách bố trí truyện và cách sử dụng cảnh vật xung quanh để làm nổi bật tâm 4
- lí nhân vật” [5; tr,331]. Càng về sau, yếu tố này được nhấn mạnh và coi đó là thế mạnh, tạo nên sức hấp dẫn trong ngòi bút Nhất Linh. Trên tinh thần ấy, tác giả của giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại đã khẳng định: “Nhất Linh ngó sâu vào mâu thuẫn trong tâm hồn; tấn bi kịch âm ỉ, đôi lúc bùng ra, luôn luôn có sức hấp dẫn” [22; tr,107]. Điều đó không thể phủ nhận khi một lần nữa, Nhất Linh lại thành công trong tiểu thuyết Bướm trắng khi miêu tả thành công thế giới tâm lí dao động, khó nắm bắt qua nhân vật của mình. Bước vào giai đoạn sau Đại hội VI (1986), trong xu thế đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, một số hiện tượng văn học được nhìn nhận một cách khoa học và toàn diện hơn, trong đó có Nhất Linh. Những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Nhất Linh thời kì này có: Phan Cự Đệ (Tự lực văn đoàn - con người và văn chương), Trương Chính (Vấn đề đánh giá Tự lực văn đoàn), Nguyễn Trác - Đái Xuân Ninh (Về Tự lực văn đoàn), Vũ Gia (Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa văn học)… đã chỉ ra những đóng góp tiêu biểu của Nhất Linh trong tư tưởng và nghệ thuật - đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Đồng thời cũng khách quan chỉ ra những hạn chế của ông trong từng chặng đường văn học. Tiêu biểu Vũ Thị Khánh Dần cho rằng “Tiểu thuyết của Nhất Linh còn một số hạn chế mang tính lịch sử, một số nhân vật thiếu sức sống lâu bền, do tính cách chưa sắc cạnh, tâm lý nhân vật còn đơn giản” [3; tr,11]. Hay Dương Thị Hương cũng chỉ ra một số điểm hạn chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật “Nhân vật được miêu tả trong thế giới cô lập, khép kín, vì vậy quá trình tâm lí hoặc các trạng thái tâm lí của nó được nhìn nhận bởi cái nhìn chủ quan của tác giả và nhân vật nhiều hơn bởi sự tác động của hoàn cảnh” [10; tr,14]. Hơn nửa thế kỉ qua, việc đánh giá tiểu thuyết Nhất Linh là một quá trình phức tạp, nhưng ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu mới đi dần đến sự xứng đáng hơn với đóng góp của ông. Đó là cái nhìn nhận đúng những thành 5
- công về nghệ thuật tiểu thuyết cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Với tác phẩm Lạnh lùng, Nhất Linh đã rất thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nhân vật bộc lộ tâm trạng của mình bằng ngôn từ trong sáng, giản dị, giàu chất thơ. Ở những bài phê bình ở thời kì trước, các nhà nghiên cứu phần nào chỉ ra một số đặc điểm thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nhất Linh. Kế thừa thành tựu nghiên cứu từ thời kì trước, chúng tôi tiếp tục bổ sung, tiếp tục đi sâu nghiên cứu cụ thể vào thời gian và không gian nghệ thuật trong Lạnh lùng. 3. Mục đích nghiên cứu Khóa luận hướng tới tìm hiểu và phân tích “Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh”. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là “Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh”. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu “Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh”. Để làm rõ các yếu tố nghệ thuật trên, chúng tôi có tham khảo các tác phẩm khác của ông và một số cây bút cùng thời. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi linh hoạt vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp tiếp cận hệ thống; phương pháp so sánh. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp như phương pháp khảo sát, phương pháp thống kê. Các thao tác giải thích, chứng minh, bác bỏ, bình luận cũng được sử dụng làm thao tác hỗ trợ. 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận nghiên cứu sâu về thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh. Trên cơ sở đó khẳng định thành tựu và tài năng của Nhất Linh trong nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật. 6
- Khóa luận có thể làm nguồn tài liệu hỗ trợ đắc lực cho người nghiên cứu khi tìm hiểu về Nhất Linh. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Thư mục và Tài liệu tham khảo; khóa luận gồm có 2 chương: Chương 1: Giới thuyết chung Chương 2: Biểu hiện thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lạnh lùng 7
- NỘI DUNG Chƣơng 1: GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1. Tác giả Nhất Linh 1.1.1. Thân thế Nhất Linh tên khai sinh là Nguyễn Tường Tam, ông cất tiếng khóc chào đời vào ngày 27 tháng 5 năm 1906 tại phố huyện nghèo Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, nơi giao thoa giữa hai vùng văn hóa: quan họ Kinh Bắc và khoa cử xứ Đông. Ông nội Nguyễn Tường Trấp (hay còn gọi là Tiếp), trưởng nam và làm tri huyện tại Cẩm Giàng và được người dân ở đây thường gọi bằng sự kính nể là: Huyện Giám. Ông Huyện Giám Nguyễn Tường Tiếp có ba người vợ và có bốn người con, trong đó có Nguyễn Tường Chiếu, tục gọi là Nhu sinh năm 1881 làm tới chức Thông phán tòa sứ, nên thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu. Ông Nhu kết hôn với bà Lê Thị Sâm, con gái cả viên quan võ Lê Quang Thuật. Thành quả của cuộc hôn nhân này là sự ra đời của 7 người con, sáu trai một gái, ai cũng tài giỏi. Nhất Linh là con thứ ba của gia đình ông bà Nhu. Ông Thông Nhu mất bên Lào vào năm 1918, gia đình lâm vào cảnh túng quẫn, nghèo khổ. Đây là thời điểm đánh dấu những ngày tháng thống khổ và có ý nghĩa to lớn trong cuộc đời họ. Bà Nhu khi ấy 37 tuổi, đó là độ tuổi hồi xuân của đời người vậy mà bà phải tần tảo khuya sớm nuôi bảy người con, trong hoàn cảnh các con mới đang ở độ tuổi thơ ấu và niên thiếu. Gia đình ông sống ở phố huyện Cẩm Giàng nghèo đói, chịu sự càn quét của bọn Tây. Để nuôi được các con ăn học bà Nhu đã can đảm vượt qua thử thách, kiếm sống bằng các nghề như: buôn gạo, nấu thuốc phiện… Bà Nguyễn Thị Thế kể lại trong hồi ức: “Gia đình mẹ tôi xưa nghèo, và trở thành khốn quẫn sau khi ông (tức ông Nhu - TG chú thích) mất bên Lào. Bà buôn bán tảo tần nuôi bảy người con ở cái phố huyện buồn thiu… Các anh em trai đi học, mẹ tôi là con gái độc nhất ở nhà thay mẹ lo việc nội trợ…” [32; tr,261]. Cuộc sống 8
- nghèo khổ mà ông đã từng chứng kiến được ăn vào nếp nghĩ, tiềm thức và hằn sâu trong tâm hồn các con (đặc biệt là Nhất Linh và Thạch Lam), để sau này những sự kiện, biến cố được nếm trải ấy lại được kí thác thành những nhân vật văn học trong các sáng tác của họ. 1.1.2. Cuộc đời Lúc nhỏ ông được cha mẹ cho theo học tiểu học ở Cẩm Giàng - Hải Dương, sau đó ông chuyển trường và học trung học tại trường Bưởi - Hà Nội. Năm 1922, nhà văn làm thơ và được đăng trên báo Trung Bắc Tân Văn, hai năm sau (1924) có bài Bình luận văn chương về Truyện Kiều trên Nam Phong Tạp chí, một ấn phẩm vào loại sang thời ấy. Dường như, đây là tác phẩm đầu tiên song chưa thật sự nổi bật, tuy nhiên tác phẩm này cũng dự báo tương lai tươi sáng và đầy hi vọng cho sự nghiệp văn chương của nhà văn, nhà chính trị sau này. Năm 17 tuổi ông đỗ bằng Cao tiểu, nhưng chưa đủ tuổi vào trường Cao đẳng, nên ông xin làm ở Sở Tài chính Hà Nội, nhờ sự quen thân với Tú Mỡ cùng viết cho tờ Nam Phong. Cũng vào năm đó nhà báo quyết định kết hôn với bà Phạm Thị Nguyên. Năm 18 tuổi ông tiếp tục học ngành Y. Năm 19 tuổi trường Cao đẳng Mỹ Thuật được thành lập dưới sự bảo hộ của nhà nước, ông quyết định thi và đỗ đầu bảng. Năm 1924, ông cho ra đời tập truyện Nho phong (1924). Những năm 1925-1926 phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi cộng với bức tranh cuộc sống thôn quê mà ông được thị giác thấy qua những đợt đi trải nghiệm, tập vẽ phong cảnh thực tế với họa sĩ “Tạc” đã cổ vũ lòng nhiệt huyết đối với đất nước. Năm 20 tuổi, ông vào Nam, gặp Trần Huy Liệu và Vũ Đình Di vì hai ông này cùng có chí hướng làm báo. Nhưng vì tham dự đám tang Phan Chu Trinh nên hai người này bị bắt, nhà văn bị liên lụy phải trốn sang Lào, tự kiếm tiền để lo trang trải cuộc sống bằng nghề vẽ thuê phông rạp và tìm đường sang Pháp du học. 9
- Năm 21 tuổi, giấc mơ sang Pháp du học của ông đã trở thành hiện thực. Ở đó ông trau dồi kiến thức, nghiên cứu sâu về báo chí xuất bản. Năm 24 tuổi, ông đậu bằng Cử nhân Khoa học và cùng thời gian đó ông trở lại Việt Nam. Năm 1930, ông trở về nước làm giáo sư tại trường tư thục Thăng Long - Hà Nội, kết bạn với Khái Hưng cùng dạy ở đây. Tại mảnh đất Hà Thành ông cùng hai em ruột của mình là Hoàng Đạo và Thạch Lam xin ra tờ báo trào phúng Tiếng cười, nhưng không có đủ để xuất bản thì giấy phép hoạt động hết hạn, bị tước bỏ. Năm 1932, ông cùng với một số người khác mua lại tờ báo Phong Hóa. Nội dung của báo có tư tưởng tân tiến, mới mẻ là “duy tân cấp tiến, đả phá hủ tục”, khích lệ vươn tới cái tươi sáng, văn minh. Ngày 22-9-1932, số báo Phong Hóa đầu tiên ra đời do Nhất Linh làm chủ bút với mục đích là ủng hộ cho phong trào thơ mới: “Thơ ta phải mới, mới văn thể, mới ý tưởng”. Năm 1933, ông đi đầu và làm chủ soái thành lập nhóm Tự lực văn đoàn. Thời kì này bên cạnh việc bao quát tòa soạn, cầm bút sáng tác cho văn đoàn, Nhất Linh cũng đã dành rất nhiều thời gian, nhiệt huyết cho việc sáng tác và thúc đẩy hoạt động của văn đoàn tiến lên một bước mới. Đến năm 1934, ông đã sáng tác được Anh phải sống (viết với Khái Hưng, 1932-1933), Gánh hàng hoa (viết với Khái Hưng, 1934), Đời mưa gió (viết với Khái Hưng, 1934), Nắng thu (1934). Ngày 30-1-1935, ra tờ Ngày Nay số 1 bán giá 10 xu. Vì phải nuôi hai tờ báo cùng một lúc, không có đủ tiền trang trải nên tờ báo Ngày nay ra được 13 số bị phá sản chỉ còn tờ Phong Hóa. Chỉ sau một năm khi có hàng loạt bài báo đích danh chĩa thẳng vào nhà cầm quyền, tờ Phong Hóa chính thức bị đóng cửa sau ba năm hoạt động. Giai đoạn này Nhất Linh cũng đã sáng tác được Lạnh lùng (1935-1936), Đôi bạn (1936-1937), Bướm trắng (1938-1939), Đi Tây (1935), Hai buổi chiều vàng (1934-1937), Thế rồi một buổi chiều (1934-1937). 10
- Năm 1939 Nhất Linh từ một nhà văn, nhà báo đã chuyển sang lĩnh vực chính trị. Ông thành lập Đảng Hưng Việt rồi làm Tổng thư kí Đảng Đại việt dân chính. Vì có ý thức chống Pháp nên một số thành viên của Tự lực văn đoàn như Khái Hưng, Hoàng Đạo… bị bắt và đi đày ở Sơn La. Nhất Linh sang Hồng Công với ý định dựa vào Nhật để chống Pháp. Ông từng bị bắt giam bốn tháng ở nhà tù Liễu Châu năm 1942. Sau nhờ có Nguyễn Hải Thần, Nghiêm Kế Tổ bảo lãnh, nên ông được tự do, nhưng không trở về nước mà sống cuộc đời lưu vong lần thứ nhất tại Trung Quốc. Cuối năm 1945 đầu năm 1946, ông về Hà Nội và tham gia đại biểu Quốc hội khóa I. Ông được cử trong phái đoàn Việt Nam dự Hội nghị Fontainebleau (Pháp) nhưng không đi, mà bỏ sang Trung Quốc tháng 5 năm 1946. Năm 1950, ông trở về nước, tuyên bố không hoạt động chính trị, kết thúc 11 năm cống hiến cho Đảng. Năm 1951, Nhất Linh cùng người anh cả là Nguyễn Tường Thụy vào Nam. Thời kì này, ông tiếp tục sáng tác, đồng thời cho in ấn lại các tác phẩm cũ. Năm 1955, ông quyết định ở Đà Lạt với niềm yêu thích cây cảnh và khiếu vẽ tranh. Sau đó, ông cho ra đời các tác phẩm: Dòng sông Thanh Thủy (1960-1961), Ba người bộ hành, Chi bộ hai người, Vong quốc, dịch phẩm: Đỉnh gió hú của Emily Bronte (đăng báo 1960, xuất bản 1974), Thương chồng (1961), khảo luận: Viết và đọc tiểu thuyết (1952- 1961). Tháng 7 năm 1963, Nhất Linh quyên sinh để chống lại việc phán sử của Tòa án quân sự khi bị kết tội: “xâm phạm an ninh Quốc gia”. Là người đam mê chính trị, say mê văn học nghệ thuật, trong cuộc đời của mình, Nhất Linh đã nhận thấy thất bại khi làm chính trị và chỉ còn ở ông- một nhà văn với khát vọng đổi mới. 1.2. Vị trí của tiểu thuyết Lạnh lùng trong sự nghiệp sáng tác của Nhất Linh Ngay từ khi ra đời, Tự lực văn đoàn đã có những hướng đi đúng đắn, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới tiểu thuyết ở Việt Nam nửa đầu 11
- thế kỉ XX, đó là mở ra cho tiểu thuyết hướng đi sâu vào khai thác tâm lí nhân vật. Những nhân vật từ Nhung (Lạnh lùng), Tuyết (Đời mưa gió), đến Lan, Ngọc (Hồn bướm mơ tiên), Dũng (Đôi bạn), Trương (Bướm trắng) phần lớn là những nhân vật tâm lí. Nhất Linh đã thành công khám phá ra con người tâm lí, nội tâm của nhân vật cũng đã chi phối kết cấu cũng như mạch vận động của truyện. Không gian nghệ thuật thu gọn lại trong những “vòng tròn tâm lý hướng tâm”. Việc từ bỏ lối kết cấu chương hồi, chuyển sang lối kết cấu tâm lí, tiểu thuyết của Nhất Linh đặc biệt là tiểu thuyết Lạnh lùng đã làm đảo lộn toàn bộ thi pháp tiểu thuyết của các nhà văn lớp trước, chi phối trong các khâu sáng tạo nghệ thuật, từ việc lựa chọn tình huống, miêu tả tâm trạng nhân vật đến bố cục tác phẩm cũng như cách tổ chức không gian, thời gian. Để phù hợp với việc miêu tả nội tâm nhân vật không gian và thời gian nghệ thuật thu hẹp dần từ hướng ngoại sang hướng nội. Trong tiểu thuyết Nhất Linh chủ yếu là không - thời gian thiên về những cảm xúc nội tâm, không gian thi vị, diễm lệ phù hợp với cái nhìn chủ quan, duy cảm. Giữa Đoạn tuyệt và Bướm trắng thì Lạnh lùng nằm ở trung gian. Với Đoạn tuyệt ông chủ trương miêu tả tâm lí của Loan, nhưng là tâm lí đơn lập, một chiều, dù trong đau buồn hay vui vẻ Loan cũng hành động một cách tích cực. Bước sang Lạnh lùng, Nhất Linh bắt đầu len lỏi vào diễn biến tâm lí phức tạp, hỗn loạn của con người, cuộc đấu tranh giằng xé trong cuộc sống - đặc biệt là Nhung. Lạnh lùng là dấu mốc quan trọng trong nghệ thuật của Nhất Linh vừa phê phán xã hội vừa thể hiện tâm lí nhân vật. Không phải tâm lí một chiều như Đoạn tuyệt, Lạnh lùng miêu tả trạng thái phức tạp, dao động, tâm lí ấy bị chi phối nhiều hoàn cảnh, có ý thức đi sâu vào khám phá đời sống tâm lí. Những năm 30 của thế kỉ XX, vị chủ súy trong cuốn Viết và đọc tiểu thuyết cho rằng: “Những cuốn tiểu thuyết hay là những cuốn tả đúng sự thực cả bề trong lẫn bề ngoài. Diễn tả được một cách linh động các trạng thái phức tạp của cuộc 12
- đời, đi thật sâu vào sự sống với tất cả những chuyển biến mong manh tế nhị của tâm hồn”. Quan niệm tiểu thuyết phải đi sâu vào miêu tả thế giới bên trong tâm hồn con người đã chi phối quan niệm sáng tác của nhà văn. Với tư tưởng mới mẻ, cách lựa chọn thời gian và không gian nghệ thuật hợp lí, ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu vì thế đã tạo nên sự say mê, lôi cuốn, sự “say sưa thấm vào tận đáy lòng”, làm cho tất cả những gì mà “cơn bão” Tố Tâm gây ra trước đó đi vào quên lãng. Chính vì vậy mà ở Lạnh lùng tác giả đã rất thành công trong việc nghiên cứu những trạng thái tâm lí phức tạp, khó nắm bắt của người phụ nữ trẻ tuổi, tiêu biểu là Nhung - nhân vật trung tâm của tác phẩm. “Thời gian và không gian nghệ thuật trong Lạnh lùng” được xem là nguyên tố không thể thiếu tạo nên giá trị tác phẩm và khẳng định tài năng sáng tạo của nhà văn. 1.3. Thời gian nghệ thuật 1.3.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật Đ.X. Likhachép trong cuốn Thi pháp văn học Nga cổ cho rằng: “Thời gian là đối tượng, là chủ thể, là công cụ miêu tả - là sự ý thức và cảm giác về sự vận động và đổi thay của thế giới trong các hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học” [15; tr,209- 210]. GS. Trần Đình Sử trong cuốn giáo trình Dẫn luận thi pháp học cho rằng: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều dài thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai. Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo ra nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lí. Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế. Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai. Nó có thể dừng lại. Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức cảm nhận được: hoặc hồi hộp chờ đợi, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ” [25; tr,23]. 13
- Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật có tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thế giới. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật” [8; tr,322]. Hay trong cuốn giáo trình Một số vấn đề Thi pháp học hiện đại của Gs. Trần Đình Sử viết rằng: “Cũng như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới thực tại chỉ tồn tại trong không gian và thời gian, thì cũng như thế, thế giới nghệ thuật chỉ tồn tại trong không gian và thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật là cái thời gian được cảm nhận bằng tâm lí, qua chuỗi liên tục các biến đổi (biến cố) có ý nghĩa thẩm mỹ xảy ra trong thế giới nghệ thuật. Là thời gian được cảm nhận bằng tâm lí và mang ý nghĩa thẩm mỹ nên thời gian nghệ thuật khác với thời gian khách quan đo bằng lịch và đồng hồ, nó có thể đảo ngược, từ hiện tại hồi tưởng lại quá khứ.” [25; tr,62]. Thời gian nghệ thuật được nghiên cứu dưới góc độ thi pháp học, được coi là phạm trù yếu điểm nhất, bởi vì nó kích thích triệt để được sự say mê, sáng tạo của tác giả. Nhà văn có thể chọn kể ngắn trong vài phút hay kể dài hơi hơn trong một năm, hai năm, có thể tự do lựa chọn độ dài một chi tiết, hình ảnh hay một sự kiện nổi bật. Thời gian thể hiện cái nhìn mới mẻ, tinh tế về quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Tìm hiểu thời gian nghệ thuật sẽ giúp người đọc chiếm lĩnh được nội dung và hình thức của tác phẩm. 1.3.2. Các dạng thức của thời gian nghệ thuật Nếu trong ngôn ngữ học, người ta chia ra làm hai dạng: cái biểu đạt và cái được biểu đạt thì trong văn học cũng vậy, người ta phân thời gian ra làm hai loại: thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiện trạng và xu hướng phát triển trong thời gian tới
96 p | 170 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp: Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ
109 p | 170 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới
84 p | 163 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đôi bạn của Nhất Linh
60 p | 29 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ thời gian trong hai tập thơ Thơ thơ, Gửi hương cho gió của nhà thơ Xuân Diệu
107 p | 15 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ thời gian trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu
100 p | 23 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện dân gian về cọp ở Nam bộ
85 p | 15 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao
57 p | 25 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ thời gian trong thơ Chế Lan Viên (Sau Cách mạng tháng Tám)
96 p | 17 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Luxury Quảng Ninh
82 p | 19 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945
70 p | 13 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tân Hoàng Phát
68 p | 13 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng marketing-mix nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH QTB
59 p | 11 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát việc giải quyết tố giác tin báo về tội phạm của VKSND quận Hồng Bàng - Hải Phòng
94 p | 10 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Biện pháp phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Đầu tư xây dựng HP Nam Việt
75 p | 11 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty TNHH Isaura Kim Yến
102 p | 21 | 2
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Hoạt động xuất khẩu các sản phẩm làm từ tre tại Công ty TNHH Sản xuất Công nghiệp Việt Delta
95 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn