intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện dân gian về cọp ở Nam bộ

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

16
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện dân gian về cọp ở Nam bộ được thực hiện với mục tiêu nhằm tập hợp những truyện dân gian về cọp ở Nam Bộ một cách có hệ thống; thấy được thực tế lịch sử của thời mở đất, từ đó, hiểu thêm về vùng đất mà mình đã sinh ra và lớn lên. Hiểu thêm về cuộc sống của con người thời khai hoang lập ấp, bước đầu thấy được đặc điểm của tín ngưỡng thờ cọp trong văn hóa dân gian nói chung và Nam Bộ nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện dân gian về cọp ở Nam bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1234579   671  6
  2.  12345 6 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN NGUYỄN THỊ THANH THOẢNG TRUYỆN DÂN GIAN VỀ CỌP Ở NAM BỘ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC Hậu Giang, năm 2014
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1234579   671  6
  4.  12345 6 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TRUYỆN DÂN GIAN VỀ CỌP Ở NAM BỘ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. TRẦN VĂN NAM NGUYỄN THỊ THANH THOẢNG MSSV: 1056010007 Lớp: Đại học Ngữ văn Khóa: 3 Hậu Giang, năm 2014
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………..Trang 1 2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………………..2 3. Mục đích vấn đề……………………………………………………………...5 4. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………...6 5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………...6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TRUYỆN DÂN GIAN VỀ CỌP Ở NAM BỘ………….7 1.1. Truyện dân gian và truyện dân gian về cọp………………………………7 1.1.1. Định nghĩa truyện dân gian……………………………………..7 1.1.2. Giới thuyết truyện dân gian về cọp ở Nam Bộ………………….7 1.2. Cơ sở hình thành truyện dân gian về cọp ở Nam Bộ……………………..7 1.3. Phân loại truyện dân gian về cọp ở nam bộ……………………………..13 1.3.1. Truyện cổ tích loài vật.………………………………………...14 1.3.2. Truyện cổ tích sinh hoạt..……....……………………………...16 1.3.3. Truyện ngụ ngôn…..………………...………………………...17 1.3.4. Truyện cười...………………………...………………………..19 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TRUYỆN DÂN GIAN VỀ CỌP…………………………21 2.1. Phản ánh đặc điểm thiên nhiên của vùng đất nam bộ…..…………………21 2.1.1. Vẻ hoang sơ, khắc nghiệt……….………………..…………….21 2.1.2. Sản vật dồi giàu…………….……………………..….………...23 2.2. Cọp là hình tượng con người sợ hải, kính nể và thờ cúng…..……………25 2.2.1. Hình tượng cọp là ác thú ăn thịt…..…………………………….25 2.2.2. Hình tượng cọp báo ân, báo oán...…..……………...………….28.
  6. 2.2.3. Hình tượng cọp đại diện cho thế lực linh thiêng…………………36 2.3. Phản ánh sức sống mãnh liệt và tính cách con người trong thời khai phá…...40 2.3.1. Khát vọng chinh phục được tự nhiên của con người….…………40 2.3.2. Tinh thần quả cảm, bản lĩnh…..…..……………………………..42 2.3.3. Tấm lòng trọng tình nghĩa………...…………………..…………44 CHƯƠNG 3:THI PHÁP TRUYỆN DÂN GIAN VỀ CỌP……………………………46 3.1. Cốt truyện……………..……………………………………………………46 3.1.1. Một số motif truyện tiêu biểu……….……………………………46 3.2. Nhân vật……………………………………………………………………52 3.2.1. Nhân vật là con người……………………………………………53 3.2.2. Nhân vật là cọp……………………….………………………….55 3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật……………………………………….57 3.3.1. Thời gian nghệ thuật…………………..…………………………57 3.3.2. Không gian nghệ thuật…………………....……………………...59 PHẦN KẾT LUẬN…………………….…………………………………………….62 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………64 PHỤ LỤC…………………………….…….…………………………………………66
  7. LỜI CẢM TẠ Luận văn hoàn thành, ngoài sự cố gắn của mình, tôi còn nhận được sự giúp đở, động viên nhiệt tình của gia đình, thầy cô và bạn bè. Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy cô thuộc khoa Khoa Học Cơ Bản – Bộ môn Ngữ Văn trường Đại Học Võ Trường Toản, đã tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ts. Trần Văn Nam, thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè những người đã giúp đỡ tôi trong suốt khóa luận này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thanh Thoảng
  8. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thanh Thoảng
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi mới bắt đầu tiếp cận với văn học dân gian tôi có cảm giác mơ hồ, khó hiểu. Mãi cho đến khi đi sâu vào nghiên cứu, tôi mới nhận thấy được rằng văn học dân gian là miền đất chứa đựng nhiều điều kỳ thú, mới lạ, càng khám phá càng thấy thú vị, đặc biệt là mảng truyện dân gian ở Nam Bộ viết về cọp. Và có thể nói nhắc đến vùng đất Nam Bộ là không thể không nhắc đến nguồn truyện dân gian về cọp. Từ đó tôi quyết định đi sâu vào nghiên cứu nguồn truyện kể về loài vật được mệnh danh là “chúa sơn lâm”. Nam bộ là vùng đất trù phú với cây lành trái ngọt, trở thành vùng đất mơ ước của nhiều người, vậy mà có một thời nơi đây cọp đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân thời mở cõi. “ U minh, Rạch Giá Thị Quá Sơn Trường Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua”. Truyện kể dân gian Nam Bộ ra đời song hành cùng tiến trình mở đất Nam bộ. Nó chính là những lát cắt từ hiện thực đời sống của những lớp người dân trong cuộc khai khẩn vùng đất Nam Bộ. Nó không chỉ phản ánh những vấn đề về cuộc sống, xã hội của người dân Nam Bộ nơi vùng đất mới mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần độc đáo của người dân nơi đây. Trong truyện kể dân gian Nam Bộ có khá nhiều truyện kể về hình tượng cọp. Xuất phát từ hiện thực đời sống của những lưu dân buổi đầu mở đất, phải chống chội với thiên nhiên hoang sơ, khắc nghiệt đáng kể nhất là cọp. Chính vì thế nên, có một điều đặc biệt mà các nơi khác ở Việt Nam không có, đó là hình tượng cọp luôn mang nhiều ý nghĩa tiếp biến trong truyện kể dân gian. Từ đó, hình tượng cọp không chỉ có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của con người mà còn mang những thông điệp, phản ánh quá trình khám phá, xây dựng vùng đất mới của người dân Nam Bộ buổi đầu đến vùng đất này. Việc tìm hiểu truyện dân gian cũng là cách tiếp cận văn hóa, qua đó hiểu hiểu sâu hơn những giá trị văn hóa nói chung và thể loại truyện dân gian nói riêng trong đời sống người dân Nam Bộ. Từ đó, chúng tôi chọn “Truyện dân gian về cọp ở Nam bộ” làm đề tài nghiên cứu. Chọn đề tài này, tuy không quá lớn 1
  10. lao, nhưng nó cũng là một vấn đề khá mới vì thế sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Nhưng chúng tôi sẽ cố gắn hết sức mình để góp phần khẳng định bề dày lịch sử văn hóa ở Nam Bộ. 2. Lịch sử vấn đề. Nam Bộ, nơi được mệnh danh là vùng đất mới, bởi lịch sử khai phá chứa đựng nhiều điều kỳ thú. Mảng truyện dân gian về cọp đã trở thành nỗi kinh hoàng cho bao lớp người đi khai phá trong thời kì mở đất. Có thể nói mảng truyện này đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt trong văn hóa dân gian ở Nam Bộ. Liên quan đến đề tài, về phương diện sưu tầm truyện dân gian về cọp ở Nam Bộ , chúng ta có thể tìm đọc ở các công trình sau: Công trình Nghìn năm bia miệng của hai tác giả Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh năm 1992 có các truyện: Bà Hớn bà Hở, Tiền hiền làng Mỹ Trà; Cọp oán; Eo ông Từ; Cọp tu; Ông bà bắt con cháu,con cháu bắt ông bà; Cọp Bầu Lòng – võ tòng Tân Khánh; Tử sanh hữu mạng; Cọp ở cù lao Ông Mối; Cọp vắt khăn; Ông Móm ở truông cóc; “con chồn” ở Rạch Già; Ông cọp ba cẳng ở rừng sác; Tăng ngộ; Cọp hóa ra chó; Bà mụ trời; Ông cả cọp Mỹ Điền; Cọp nuôi ở Côn Lôn. Nội dung của chúng kề về: - Thú dữ. - Những vị “tiền hiền khai khẩn”, “hậu hiền khai cơ” và những người có công với địa phương, có đức đối với đời. - Những nhân vật lịch sữ, đặc biệt là những anh hùng chống Pháp. - Những sự kiện chính trị - xã hội thời thuộc địa… Đây là một công trình có giá trị về nhiều mặt. Bởi vì khi đọc những sự tích mà công trình này sưu tầm ta có thể : - Hiểu được lịch sử - xã hội của vùng đất phương nam trong thời kỳ đầu mở đất và giữ đất. Từ đó tự hào về truyền thống anh dũng hào hùng của những con người nơi vùng đất cuối trời của tổ quốc. - Tiếp cận với bộ phận văn học dân gian đặc sắc Nam bộ. Những chuyện hay tích lạ đã phán ánh được những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và những quan 2
  11. niệm đạo đức, thẩm mỹ của người dân. Nhờ thế mà khi đọc truyện ta có thể hiểu được cuộc sống của con người nơi đây. Ngoài ra ta còn có thể hiểu được nguồn gốc của một số phong tục tập quán, tín ngưỡng của vùng đất nơi đây. Công trình Mãnh hổ giữa đồng hoang do Nguyễn Phương Thảo sưu tầm, biên soạn, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc(1993), giới thiệu các truyện kể dân gian về cọp ở Nam Bộ như: Sự tích cây đước; Do đâu có bình phong thờ hổ; Ông Chanh mưu trí; Hai nhà sư đánh cọp; Sự tích rạch mồ Thị Cư; Vì sao có cồn ông hổ; Cuộc chiến đấu giữa hồ và diều; Truyện bà xuồng; Sự tích thác Trị An; Cô gái họ ma; Sự tích ba ngôi mộ; Ông phò trừ họa cho dân; Người ăn ong và chúa rừng; Chó cò cứu chủ; Em bé và con hổ; bà mụ trừ cọp giữa đêm; Cô gái ở ruộng môn; Ông Yến làm chúa cọp; Vì sao gọi giồng trâu cheo; hổ, thỏ, rái cá và gà; hổ, thỏ và ông bà già; Thỏ với hổ,voi,và sói; Sự tích miếu thờ thần hổ; Mổ họng cọp; Cọp vồ hụt; Bắt cọp ăn sáp người khỏi chết; Cọp bị đá; kẻ trộm và cọp; Cọp đó chớ anh; Tại sao lam mõ duôi cá và trống da trâu; Người học trò và con hổ; hai con rái cái; Chó vẫn là chó; hổ, khỉ và dê; cọp, cóc và rùa; tại sao mèo có thói quen sống sạch sẽ; đáng đời chúa sơn lâm. Sáu mươi truyện trong sách này là những truyện tiêu biểu về Mãnh hỗ giữa đồng hoang ở Nam Bộ. Đó là kết quả của một quá trình sưu tầm, tuyển chọn khá công phu của tác giả từ những chuyến đi, kết hợp với những tài liệu sưu tầm của nhiều tác giả khác. Tuy nguồn tài liệu này chưa thật sự đầy đủ nhưng cũng khá phong phú và đa dạng. Nhưng đủ để người đọc có thể hiểu được những truyện kể tiêu biểu nhất về Mãnh hỗ giữa đồng hoang ở Nam Bộ. Công trình Văn học dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long là công trình của tập thể giảng viên và sinh viên khoa ngữ văn trường đại học Cần Thơ sưu tầm và biên soạn, nhà xuất bản Giáo Dục phát hành năm 1997. Công trình này được bên soạn chủ yếu dựa trên cơ sở sưu tầm. Đồng thời nhóm biên soạn cũng đã sử dụng những nguồn tài liệu khác trong công việc sưu tập, biên soạn và giới thiệu. Công trình đã góp phần phác họa lại diện mạo của một vùng văn học dân gian trong khoảng thời gian trên dưới ba thế kỉ. Đặc biệt về mảng truyện kể về cọp công trình cũng có một số truyên kể như: Họ Phạm bị cọp ăn; 3
  12. Giết cọp ở giồng găng; Giết hổ cứu bạn; Ông cọp; Ông dột; Bà mụ cọp; Nghĩa hổ; Đạo sĩ và cọp; Cọp xay lúa. Đúng như PGS. Chu Xuân Diên đã nhận xét, mặt dù còn có những hạn chế nhất định nhưng: - Công trình đã “cho ta biết thực trạng tồn tại của văn học dân gian trong nhân dân thuộc một vùng được xác định cả về không gian (những trọng điểm thuộc 12 tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long) cả về thời gian (các năm từ 1977 đến 1987)”. - “Công trình này bao quát tương đối đầy đủ các thể loại chính của văn học dân gian vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long”. - “Do hai đặc điểm trên, công trình này có thể giúp ta hình dung được diện mạo của một vùng văn học dân gian ở một lát cắt lịch sử trong quá trình tồn tại của nó”.[8, 3] Dĩ nhiên, công trình không thể không nhắc đến nguồn truyện dân gian về cọp. Trong đó có tám truyện viết về cọp (đó là những truyện kể quen thuộc đã được giới thiệu ở nhiều công trình khác) cũng có một số nhận xét sơ bộ về nguồn truyện này như sau: - “Ở nhóm truyện sấu và cọp, đặc biệt là truyện về cọp…biểu hiện hai thái độ của tác giả dân gian: một là tôn kính với cách gọi “ông cả cọp”, “ ông hổ”; hai là tìm cách chinh phục, đánh bại nó. Đặc biệt hơn người ta còn tìm cách thuần hóa cọp(nghĩa hổ), hoặc dùng “nhân vật cọp” làm đối tượng của tiếng cười như truyện ba Phi. “truyện cọp” là một trong những bằng chứng về chiến công chinh phục rừng hoang của cha ông ta vùng đất mới [8,3]. Công trình Chuyện xưa tích cũ là tập sách do nhà văn Sơn Nam và Tô Nguyệt Đình sưu tầm, tuyển chọn, nhà xuất bản phụ nữ ấn hành năm 2002. Những truyện dân gian được giới thiệu ở tập sách này cũng khá phong phú về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, phần truyện kể về cọp cũng khá hiếm hoi, chúng tôi chỉ tuyển chọn một truyện phù hợp với luận văn của mình là truyện Cọp được phong thần. Một bài nghiên cứu khác nói về mối liên hệ hình thành các truyện kể về cọp ở Nam Bộ là bài “cọp trong kí ức dân gian Nam Bộ” của Bùi Ngọc Điệp, đăng trên 4
  13. website.hcmssh.edu.vn. Ở bài viết này tác giả đề cập hình tượng cọp dưới góc độ văn hóa. Từ cơ sở hình thành kí ức về cọp ở Nam Bộ mà hình tượng cọp có một vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa của người dân Nam Bộ. Theo tác giả thì “đối với nhân dân miền nam, cọp trong kí ức của họ tuy kinh khủng nhưng chỉ tồn tại trong kí ức xa xưa, còn trong tình cảm cọp vẫn có sự gần gũi, thân thương như chính sự gắn bó giữa thiên nhiên với con người. Cọp vẫn mãi là hình tượng đẹp để trang trí, tôn thờ, để ca ngợi về sự dũng mãnh…” bài viết này tác giả cho ta thấy được phần nào vị trí của hình tượng cọp trong đời sống tâm linh của người dân Nam Bộ. Công trình Nam Kì cố sự, đây là một tập sách sưu tầm – biên soạn những truyện kể dân gian ở Nam Bộ, bao gồm truyền thuyết, giai thoại, truyện cười, truyện cổ tích…của người Việt và người khơ- me. Trên cơ sở thu thập nhiều tài liệu, sách báo, kể cả đi thực địa…Nguyễn Hữu Hiếu đã tập hợp được một trăm lẻ bốn truyện và giai thoại dân gian. Trong đó có mười hai truyện kể về sấu và cọp, đặc biệt là cọp, ở đây có bảy truyên viết về cọp ở Nam Bộ ta có thể kể đến như: Sự tích cù lao ông Hổ; Ông Tăng chủ trị cọp; Giết cọp ở Giồng Găng; Bảy Giao, Chín quỳ; Cọp Thủ Thiêm; Khỉ mắc mưu cọp…. Nhìn chung , đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm về truyện kể dân gian về cọp ở Nam Bộ. Tuy vậy cũng chưa có nhiều ý kiến của các chuyên gia văn học dân gian về vấn đề này. Vì vậy đến với việc nghiên cứu truyện dân gian về cọp ở Nam Bộ, với chúng tôi là một thử thách không hề nhỏ nhưng chúng tôi sẽ cố gắn hết sức, sẽ cố gắn nghiên cứu trong chừng mực có thể để góp một phần công lao nho nhỏ trong việc nghiện cứu nguồn truyện lí thú này. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn: - Tập hợp những truyện dân gian về cọp ở Nam Bộ một cách có hệ thống. - Thấy được thực tế lịch sử của thời mở đất. Từ đó, hiểu thêm về vùng đất mà mình đã sinh ra và lớn lên. - Hiểu thêm về cuộc sống của con người thời khai hoang lập ấp. - Bước đầu thấy được đặc điểm của tín ngưỡng thờ cọp trong văn hóa dân gian nói chung và Nam Bộ nói riêng. 5
  14. - Làm nỗi bật được các đặc điểm của hình tượng cọp trong truyện kể dân gian Nam Bộ ở hai phương diện: đối tượng gây hại và đối tượng con người chinh phục. 4. Đối tượng nghiên cứu. Luận văn chọn hình ảnh cọp và những biểu hiện của cọp trong truyên kể dân gian Nam Bộ làm đối tượng nghiên cứu của đề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này chúng tôi thực hiện một số phương pháp sau: - Phương pháp thống kê - hệ thống: bước đầu chúng tôi sưu tầm, chọn lọc, sắp xếp tư liệu để nghiên cứu, sau đó sử dụng phương pháp thống kê hệ thống để hệ thống lại những truyện đã sưu tầm. - Phương pháp loại hình: với phương pháp này chúng tôi có thể thấy được sự hình thành tác phẩm về thể loại, thấy dược những quan niệm của tác phẩm. - Phương pháp so sánh: chúng tôi sử dụng phương pháp này để so sánh đối chiếu những truyện dân gian về cọp ở Nam Bộ để tìm ra những điểm giống và khác nhau của chúng. Từ đó tìm ra những ý nghĩa, giá trị của từng truyện. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích những truyện đã sưu tầm được để đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm về nội dung nghệ thuật của các tác phẩm, sau đó tổng hợp chúng lại để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về vấn đề đang nghiên cứu. 6
  15. Chương 1 KHÁI QUÁT TRUYỆN DÂN GIAN VỀ CỌP Ở NAM BỘ 1.1. TRUYỆN DÂN GIAN VÀ TRUYỆN DÂN GIAN VỀ CỌP 1.1.1. Định nghĩa truyện dân gian. Truyện dân gian là một thuật ngữ dụng để chỉ các sáng tác văn xuôi thuộc bộ phận văn học dân gian (bao gồm các truyện ngày xưa và ngày nay) được hình thành và lưu truyền trong dân gian. Phương thức tồn tại chủ yếu của truyện kể dân gian là truyền miệng. Chính vì thế nên truyện kể dân gian luôn tồn tại và phát triển qua cả không gian và thời gian. Hay nói cách khác thì truyện dân gian được lưu truyền từ người này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác và từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở mỗi nơi truyện dân gian điều phát triển và biến hóa cho phù hợp với từng nơi, từng vùng khác nhau, cũng bởi vì thế truyện dân gian không mang dấu ấn cá nhân. Và đó là nét đọc đáo của truyện dân gian nói riêng và văn học dân gian nói chung. 1.1.2. Giới thuyết truyện dân gian về cọp ở Nam Bộ. Truyện dân gian về cọp ở Nam Bộ là những truyện truyền miệng về cọp được sáng tác và lưu truyền ở vùng Nam Bộ. Trong đó, tác giả dân gian kể lại những truyện có liên quan đến cọp. Cọp thuộc truyến nhân vật chính trong truyện. Trong số những truyện này, có những truyện được sáng tác và lưu truyền ở nhiều vùng khác nhau, trở thành vốn văn hóa truyền thống được lưu giữ trong kí ức của con người. Cho đến khi những lưu dân từ miền ngoài vào khai khẩn đất hoang thì những truyện về cọp vốn được in sâu trong tìm thức của họ từ trước đó, đến đây gặp điều kiện thích hợp nên chúng đã phát triển hơn trước, họ sáng tạo ra những truyện phù hợp với vùng đất mới, với điều kiện sinh sống mới, từ đó họ kể cho nhau nghe và lưu truyền trên vùng đất Nam Bộ. 1.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TRUYỆN DÂN GIAN VỀ CỌP Ở NAM BỘ. Truyện dân gian về cọp có thể coi là một trong những tập truyện đặc sắc, chiếm một vị trí lớn lao trong ký ức lịch sử của người Nam Bộ. Điều này có cơ sở của nó. Vùng đất Nam Bộ tuy là được thiên nhiên ưu đãi, song khi những người tiên phong đến khai 7
  16. phá thì về cơ bản là còn hoang vu: “dưới sông sấu lội trên bờ cọp um”, “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh như mắm nêm”, “ cỏ mọc thành tinh, rắn đồng biết gáy”. Đến thế kỷ XIX, trong sách Gia Định thành thông chí, Thối thực ký văn, các tác giả ghi chép về nạn cọp ở Hóc Môn, Vĩnh Long, cọp còn vào tận Tân Kiểng, còn lấp ló ở Thanh Ba (nay là Cần Giuộc). Không chỉ có thời đó, các tác giả địa phương sau này cũng ghi nạn cọp ở khắp lục tỉnh Nam Kỳ. “Cọp Cà Mau, hàu Đá Bạc” là một câu tục ngữ nói về nạn cọp khác ở sác miền Tây. Ở miền Đông, năm 1962, cọp còn xuất hiện đe dọa tính đồ đạo Cao Đài đang làm công quả xây dựng tòa thánh của Đại đạo này: ở Biên Hòa, con cọp ba móng là mối đe dọa khủng khiếp mà chiến sĩ vệ quốc đoàn phải bỏ công sức đi tìm diệt trừ nạn cho dân. Thú dữ là những thế lực cản trở công việc khẩn hoang và thường xuyên gây hại cho con người đặc biệt là cọp. Do vậy, những người lưu dân đến xứ này muốn tồn tại và phát triển thì phải tìm cách đối phó. Nhưng thực tế, vũ khí của họ còn quá thô sơ, chủ yếu là gậy gộc, giáo mác, cộng thêm những võ nghệ. Cách vỏ cây cau già bện lại thành tấm khại để ví cọp có tính chất tiến công là một phương cách chỉ có thể thực hiện được khi làng xã đã qui tụ đông người. Còn trước đó, là chủ yếu làm rào giậu, khua trống mõ để xua đuổi cọp đều là biện pháp phòng thủ có tính chất tự vệ. Nói chung, việc đấu tranh chống thú dữ của người khai hoang là còn ở thế chưa ngang sức. Chính vì vậy mà không ít làng lập miếu thờ cọp, dưới danh hiệu “sơn quân chi thần”, “chúa xứ sơn quân”, lại có lệ nhường chức Hương cả, chức vị đứng đầu hương chức, cho cọp với nghi lễ “bầu ông” vào dịp cúng đình hằng năm hoặc ba năm một lần. Trong trường hợp như vậy, không ai dám đứng ra lãnh chức vụ này, bởi lẽ theo lời tục truyền, nếu làm như vậy thì sẽ bị cọp giết chết ngay – ngay đêm đó! Cọp được tôn thờ, được kính cẩn gọi là “ông”, “ông thầy”, “ông Mun”, “ông vàng”…..nhưng trong những thế kỷ XVII, XVIII, nó không trở thành “mô- tem của người khẩn hoang. Họ sợ cọp thì thờ cọp, nhưng thực tế đòi hỏi rằng muốn có cuộc sống an lành, muốn mở rộng diện tích canh tác và địa bàn cư trú thì phải diệt cọp. Như vậy, để có thể tồn tại được trên mãnh đất lành ít dữ nhiều nơi đây, người dân khẩn hoang vừa phải ngoan cường với khí thế “phá sơn lâm, đâm hà bá” vừa phải thờ phung cọp. Tính chất mâu thuẫn của thời đại ấy nói như Ăng Ghen là sự mâu thuẫn “giữa đòi hỏi tất yếu của lịch sữ và khả năng thực tế để thỏa mãng những đòi hỏi ấy”. Vì thế 8
  17. nên có những câu chuyện tôn thờ các loài cọp và những câu chuyện kể về những công tích tiêu diệt và khuất phục chúng. Ở đây, miền đất mới ban tặng cho con người nhiều thứ, nhưng cũng cướp đi của họ không ít kể cả sinh mạng. Chính vì cuộc sống với nhiều thử thách ở chốn thiên nhiên hoang dã nơi đây, trong đó việc thường xuyên chạm trán với cọp, là cơ sở hình thành truyện dân gian về cọp ở Nam Bộ. Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi tiến hành khảo sát nguồn truyện ở các công trình nghiên cứu, giới thiệu về truyện dân gian về cọp ờ Nam Bộ được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin. Những công trình sau đây chúng tôi nghĩ nó có vai trò quan trọng không thể thiếu trong công trình nghiên cứu của chúng tôi: Mãnh hỗ giữa đồng hoang; Nghìn năm bia miệng; Nam kì cố sự; Văn học dân gian Đồng bằng sông Cữu Long. Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát thêm ở các công trình như :Văn học dân gian Bến Tre; Văn học dân gian Sóc Trăng; Truyện cổ khơ – me Nam Bộ…những công trình này ít nhiều cũng giới thiệu một số truyện về cọp. Để dễ dàng nghiên cứu chúng tôi đưa ra bảng thống kê như sau: Bảng 1: Bảng tổng hợp thống kê các truyện kể dân gian về cọp ở Nam Bộ TT Tên công trình và tên truyện Ghi chú I Hà Thắng, Nguyễn Hoa Bằng, Nguyễn Lâm điền, Văn học dân gian Đồng bằng sông Cữu Long( VHDGĐBSCL), Nxb Giáo dục, 1997 1 Họ Phạm bị cọp ăn Trang 33 2 Giết hổ cứu bạn Trang 36 3 Ông Dột Trang 39 4 Đạo sĩ và cọp Trang 43 5 Cọp xay lúa Trang 145 II Nguyễn Hữu Hiếu, Nam kì cố sự( NKCS), Nxb Đồng Tháp, 1997 6 Sự tích cù lao Ông Hổ Trang 164 7 Ông Tăng chủ trị cọp Trang 206 9
  18. 8 Giết cọp Giồng Găng Trang 209 9 Bảy Giao, Chín Quỳ Trang 261 10 Cọp Thủ Thiên Trang 317 11 Khỉ mắc mưu cọp Trang 321 III Sơn Nam, Tô Nguyệt Đình, Chuyện xưa tích cũ (CXTC), Nxb Phụ nữ, 2002 12 Cọp được phong thần Trang 43 IV Huỳnh Ngọc Trảng, Truyện cổ khơ – me Nam Bộ (TCKMNB), Nxb Văn hóa Hà Nội, 1983 13 Sự tích con hổ (Dị bản, Sự tích con cọp, VHDGST, trang 53) Trang 178 14 Người đi cày và con cọp Trang 181 15 Thầy thuốc cứu cọp Trang 197 V Nguyễn Phương Thảo, Mãnh hổ giữa đồng hoang (MHGĐH), Nxb Văn hóa dân tộc, 1993 16 Sự tích cây đước Trang 11 17 Do đâu có bình phong thờ hổ Trang 12 18 Ông Chanh mưu trí Trang 17 19 Hai nhà sư đánh cọp Trang 24 20 Sự tích rạch mồ Thị Cư Trang 27 21 Vì sao có cồn Ông Hổ Trang 30 22 Cuộc chiến đấu giữa hổ và diều Trang 33 23 Sự tích thác Trị An Trang 48 24 Cô gái họ Ma Trang 55 25 Sự tích ba ngôi mộ Trang 57 26 Ông phò trừ họa cho dân Trang 59 27 Người ăn ong và chúa rừng Trang 61 27 Chó cò cứu chủ Trang 64 28 Em bé và con hổ Trang 67 29 Bà mụ trừ cọp giữa đêm Trang 69 10
  19. 30 Cô gái ở rượng môn Trang 73 31 Ông Yến làm chúa cọp Trang 79 32 Và sao gọi giồng Trâu cheo Trang 83 33 Hổ, thỏ, rái cá và gà Trang 85 34 Hổ, thỏ và ông bà già Trang 91 35 Thỏ với hổ, voi, và sói Trang 95 36 Thỏ và cọp Trang 100 37 Thỏ khôn ngoan Trang 107 38 Sự tích miếu thờ thần hổ Trang 126 39 Mổ họng cọp Trang 128 40 Cọp vồ hụt Trang 132 41 Bắt cọp ăn sáp, người khỏi chết Trang 135 42 Cọp bị đá Trang 136 43 Kẻ trộm và cọp Trang 137 44 Cọp đó chớ anh Trang 139 45 Tại sao làm mõ đuôi cá và trống da trâu Trang 141 46 Người học trò và con hổ Trang 144 47 Hai con rái cá Trang 150 48 Chó vẫn là chó Trang 152 49 Hổ, khỉ và dê Trang 156 50 Cọp, cóc và rùa Trang 158 51 Cóc và cọp Trang 163 52 Tại sao mèo có thói quen sạch sẽ Trang 165 53 Đáng đời chúa sơn lâm Trang 167 VI Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường, Nghìn năm bia miệng(NNBM), tập 1, Nxb TPHCM, 1992 53 Bà Hớn bà Hở Trang 218 54 Cọp oán Trang 223 55 Eo Ông Từ Trang 232 11
  20. 56 Cọp tu Trang 235 57 Ông bà bắt con cháu, con cháu bắt ông bà Trang 239 58 Cọp Bầu lòng – Võ Tòng Tân Khánh Trang 250 59 Tử sanh hữu mạng Trang 268 60 Cọp ở cù lao Ông Mối Trang 271 61 Cọp vắt khăn Trang 275 62 Ông Móm ở Truông Cóc Trang 278 63 “Con chồn” ở Rạch Già Trang 289 64 Ông cọp ba cẳng ở rừng Sác Trang 303 65 Tăng ngộ Trang 299 66 Cọp hóa ra chó Trang 315 67 Bà mụ trời Trang 318 68 Ông cọp cả Mỹ Điền Trang 325 69 Nuôi cọp ở Côn Lôn Trang 328 70 Tiền hiền làng Mỹ Trà Trang 431 VII Chu Xuân Diên( chủ biên), Văn học dân gian Sóc Trăng ( VHDGST), Nxb Văn hóa thông tin, 2012 71 Sự tích con cọp( Dị bản – Sự tích con hổ, TCKMNB, Trang 178) Trang 53 72 Cọp và thỏ Trang 68 73 Cọp và thỏ Trang 70 74 Mèo và cọp Trang 73 75 Chàng trai, cọp và thỏ Trang 93 76 Trâu cò và trân đen Trang 99 77 Bò cái, bò con và cọp Trang 318 78 Con cọp, ngựa và chồn Trang 324 79 Cọp già gian xảo Trang 325 80 Chú chuột và con cọp Trang 328 81 Ông dột( Dị bản – Ông Dột, VHDGDBSCL) Trang 352 VIII Chu Xuân Diên, Văn học dân gian Bạc Liêu (VHDGBL), Nxb 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2