intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện ngắn dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

16
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện ngắn dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện với mục tiêu nhằm tập hợp những truyện dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long một cách có hệ thống; tìm ra nét khu biệt độc đáo của mảng truyện dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long; thấy được thực tế lịch sử của thời mở đất. Từ đó, hiểu thêm về vùng đất mà mình đã sinh ra và lớn lên; hiểu thêm về cuộc sống của con người thời khai hoang lập ấp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện ngắn dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long

  1. 1234579   671  6
  2.  12345 6 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ********* TRUYỆN DÂN GIAN VỀ SẤU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC PHẠM MINH ĐƯƠNG Hậu Giang - 2014
  3. 1234579   671  6
  4.  12345 6 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ********* KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC TRUYỆN DÂN GIAN VỀ SẤU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ts. Trần Văn Nam Phạm Minh Đương MSSV:1056010032 Lớp: ĐH Ngữ Văn K3 Hậu Giang - 2014
  5. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Võ Trường Toản và trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học. Tôi xin tỏa lòng trân trọng và tri ân sâu sắc đối với Ts.Trần Văn Nam, thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Đồng thời, tôi cũng sẽ không thể hoàn thành khóa học và thực hiện luận văn này nếu như không có sự động viên, hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần của những người thân trong gia đình – xin nhận nơi tôi lòng biết ơn chân thành nhất. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị cùng khóa và các bạn bè gần xa đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt khóa học và suốt quá trình thực hiện luận văn này. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn. Hậu Giang, tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Phạm Minh Đương
  6. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình luận văn nào trước đây. Sinh viên thực hiện Phạm Minh Đương
  7. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .............................................................................................1 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...............................................................................5 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................................5 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................6 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 8 CHƯƠNG 1: ...................................................................................................... 8 KHÁI QUÁT TRUYỆN DÂN GIAN VỀ SẤU .................................................. 8 Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............................................................... 8 1.1. Giới thuyết và cơ sở hình thành .......................................................................8 1.1.1. Khái niệm ......................................................................................................8 1.1.2. Cơ sở hình thành truyện dân gian về sấu.......................................................8 ở đồng bằng sông Cửu Long ...................................................................................8 1.1.2.1. Thiên nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long ..................................................8 1.1.2.2. Cuộc sống của con người đồng bằng sông Cửu Long..............................10 buổi đầu khai phá...................................................................................................10 1.2. Phân loại truyện dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long .....................11 1.2.1. Truyền thuyết...............................................................................................12 1.2.2. Truyện cổ tích ..............................................................................................14 1.2.3. Truyện ngụ ngôn..........................................................................................16 1.2.4. Truyện cười .................................................................................................17 1.3. Một vài nét khu biệt của truyện dân gian về sấu ............................................17 ở đồng bằng sông Cửu Long .................................................................................17 CHƯƠNG 2 ...................................................................................................... 19 NỘI DUNG TRUYỆN DÂN GIAN VỀ SẤU ................................................... 19 Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............................................................. 19 2.1. Phản ánh đặc điểm thiên nhiên của vùng đất .................................................19 đồng bằng sông Cửu Long ....................................................................................19 1
  8. 2.1.1. Vẻ hoang sơ huyền bí ..................................................................................19 2.1.2. Sản vật phong phú đa dạng ..........................................................................20 2.1.3. Đặc điểm của sấu .........................................................................................22 2.2 Thực tế xã hội buổi đầu khai phá ....................................................................24 2.2.1 Dân cư thưa thớt ...........................................................................................24 2.2.2. Đời sống giản dị nghèo nàn lạc hậu ............................................................26 2.3. Đặc điểm tính cách của con người .................................................................28 2.3.1. Khát vọng sống và bản lĩnh chinh phục thiên nhiên ...................................28 2.3.2. Tấm lòng nghĩa nhân thật thà chất phát ......................................................30 2.4. Một vài tín ngưỡng dân gian gắn liền với truyện dân gian về sấu .................32 ở đồng bằng sông Cửu Long .................................................................................32 CHƯƠNG 3: .................................................................................................... 33 THI PHÁP TRUYỆN DÂN GIAN VỀ SẤU .................................................... 33 Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............................................................. 33 3.1. Cốt truyện .......................................................................................................33 3.1.1. Mô hình truyện dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long ...................33 3.1.1.1. Sấu hại người – người bắt sấu ..................................................................33 3.1.1.2. Người gặp nguy – sấu giúp người ............................................................36 3.1.2. Những motif liên quan đến việc đánh bắt sấu .............................................38 3.1.3. Những motif liên quan đến việc nuôi dưỡng sấu ........................................38 3.2. Xung đột truyện ..............................................................................................39 3.3. Nhân vật..........................................................................................................41 3.3.1. Nhân vật là con người .................................................................................42 3.3.2. Nhân vật là sấu ............................................................................................44 3.4. Thời gian và không gian nghệ thuật ...............................................................45 3.4.1. Thời gian nghệ thuật ....................................................................................45 3.4.2. Không gian nghệ thuật ................................................................................47 KẾT LUẬN...................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................54 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 56 2
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tôi là một đứa con của vùng đất cuối trời Nam của tổ quốc, với những con sông ngày đêm âm thầm chở nặng phù sa, bên những cánh đồng lúa trải dài tích tấp tận chân trời. Có được như ngày hôm nay phải kể đến công ơn khai phá của cha ông ta ngày trước, cái thời cách đây hơn 300 năm: Muỗi kêu như sáo thổi Đĩa lội đầy như bánh canh Đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống sông ngòi chằng chịt và những bãi bồi, đầm lầy, vô số cá tôm sinh sôi nảy nở là điều kiện thuận lợi để một loài động vật sát hại bao người khai hoang mở đất, đó chính là loài sấu hung ác đã cướp đi sinh mạng của hang trăm người dân hiền lành. Đọc qua những truyện về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long chúng tôi nhận thấy ở mãn truyện này có những nét rất riêng, rất độc đáo, phản ánh được phần nào lịch sử khẩn hoang của vùng đất này, lịch sử của một thời gian nan đi mở đất. Qua đây còn giúp tôi hiểu biết thêm những phong tục, tập quán, tính ngưỡng và những nét văn hóa đặc sắc của vùng Cửu Long sông nước. Đây là một vấn đề còn khá mới mẽ và rất hấp dẫn. Vì thế, chúng tôi muốn thử sức mình ở một lĩnh vực mới, đi sâu vào tìm hiểu cả hai mặt nội dung và hình thức để thấy được những nét riêng, nét nổi bật và độc đáo của mãn đề tài này. Qua đó hiểu được truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời của vùng đất nơi mà tôi sinh ra, lớn lên và suốt đời gắn bó. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long được mệnh danh là miền đất mới, bởi lịch sử khai phá đất này chỉ khoảng trên dưới 300 năm, chứa đựng nhiều điều kỳ thú. Chính vì vậy việc đi sâu vào khai thác và tìm hiểu về văn học dân gian của vùng đất nơi mình đã sinh ra và lớn lên là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó còn là nghĩa vụ thiên liêng và cao cả cho những người yêu mến đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì thế đã có rất nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu văn học dân gian đã tiếp cận nền văn học dân gian Nam Bộ, với nhiều sắc thái và phương pháp khác nhau. Thế nhưng 1
  10. “Truyện dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long” là một đề tài khá mới mẻ chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều. Và có thể nói, hễ nhắc đến truyện dân gian Nam Bộ nói chung, đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là không thể không nhắc đến nguồn truyện dân gian về sấu. Cụ thể, về phương diện sưu tầm truyện dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta có thể tìm được các công trình sau: *Nghìn năm bia miệng Nghìn năm bia miệng gồm có hai tập, do Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường sưu tầm và biên soạn. Công trình đã tuyển chọn và giới thiệu được một số lượng rất phong phú những sự tích và giai thoại dân gian của đất phương Nam. Tổng cộng có đến một trăm chín mươi chín sự tích và giai thoại. Nội dung kể về: - Thú dữ. - Những nhân vật lịch sử, đặc biệt là những anh hùng chống pháp - Những sự kiện chính trị - xã hội thời thuộc địa… Chúng tôi cho rằng đây là một công trình có giá trị về nhiều mặt. Bởi vì khi đọc những sự tích và giai thoại mà công trình sưu tầm được, người đọc có thể: - Cơ bản hiểu được thực tế lịch sử - xã hội của vùng đất phương Nam trong thời kỳ mở đất và giữ đất. Từ đó thêm tự hào về truyền thống anh dũng hào hùng của những con người nơi vùng đất cuối trời của tổ quốc. - Tiếp cận được với một bộ phận văn học dân gian đặc sắc của Nam Bộ. Những truyện hay tích lạ của đất phương Nam đã phản ánh được những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng và những quan niệm đạo đức, thẩm mỹ của người dân. Vì vậy mà đọc truyện ta có thể hiểu thêm về cuộc sống con người nơi đây. Ngoài ra người đọc còn có thể hiểu được nguồn gốc của một số phong tục tập quán, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa… của vùng đất này. *Truyện tích và huyền thoại phụ nữ Việt Nam Qua nhiều năm tháng sưu tầm, tra cứu tài liệu, đi thực địa, tìm trở lại nguồn gốc của những địa danh, những truyện tích, giai thoại và huyền thoại có liên quan đến người phụ nữ Việt Nam, các tác giả của quyển sách này đã làm được một việc vô cùng ý nghĩa, đó là góp nhặt lại những truyện tích và huyền thoại đẹp như những viên ngọc, kết thành chuỗi ngọc quý để làm đẹp cho giới phụ nữ và cho đời. Trong đó có truyện Sông Bỏ Lược (Sự tích rạch Bỏ Lược) – một truyện về sấu, được vinh 2
  11. dự xếp vào đây, tức là một viên ngọc trong chuỗi ngọc quý ấy. “Qua những câu chuyện ấy ta sẽ nhận ra vẻ đẹp rực rỡ của tâm hồn dân tộc và tấm lòng con cháu đối với tiền nhân”[31;tr.7] *Huyền thoại miệt vườn Trong tập sách này, Nguyễn Phương Thảo sưu tầm được tổng cộng tám mươi ba truyện dân gian của vùng đất Nam Bộ. Trong đó có hai truyện kể về sấu có thể xếp vào nguồn truyện dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long. Nói như tác giả thì những truyện kể đó thể hiện những khát vọng về một cuộc sống mới của con người ở vùng đất trẻ. Những câu chuyện này sẽ đưa chúng ta trở về với những ngày khai phá gian lao của các dân tộc anh em trên vùng đất mới này. *Truyện dân gian đồng bằng sông Cửu Long Công trình này do tập thể cán bộ giảng dạy và sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học Cần Thơ thực hiện trong nhiều năm, trên cơ sở tài liệu có được từ những chuyến sưu tầm điền dã trên địa bàn nhiều xã của các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Tuy chưa thể gọi là đầy đủ, nhưng công trình đã sưu tầm, giới thiệu được những phần cơ bản nhất của vốn văn học dân gian ở vùng đất chín rồng này. Trong đó truyện dân gian được chia làm bốn phần: - Thần thoại – truyền thuyết - Truyện cổ tích - Truyện cười - Truyện ngụ ngôn *Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long Tài liệu này được biên soạn chủ yếu dựa trên cơ sở sưu tầm điền dã. Đồng thời, nhóm biên soạn cũng có sử dụng những tài liệu khác trong công việc sưu tập, biên soạn và giới thiệu. Đúng như PGs. Chu Xuân Diên đã nhận xét, mặt dù còn có những hạn chế nhất định, nhưng: - Công trình đã “cho ta biết “thực trạng tồn tại” của văn học dân gian trong nhân dân thuộc một vùng “được xác định” cả về không gian (những trọng điểm thuộc mười hai tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long) cả về thời gian (các năm từ 1977 đến 1987)”[24;tr.3]. 3
  12. - “Công trình này bao quát được tương đối đầy đủ các thể loại chính của văn học dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long”.[24;tr.3] - “Do hai đặc điểm trên, công trình này có thể giúp ta hình dung được diện mạo của một vùng văn hoac dân gian ở một lát cắt lịch sử trong quá trình tồn tại của nó”. [24;tr.3] Điều đáng quý là ngày càng có nhiều công trình sưu tầm văn học dân gian ở vùng đất mới này. Cách thức sưu tầm không phải chỉ là ngồi nhà tập hợp những tài liệu sưu tầm có sẵn của những người đi trước, mà là thực hiện những chuyến đi điền dã, đến từng xóm ấp, nghe từng người dân ở đủ mọi lứa tuổi, trình độ, kể lại những câu chuyện ngâm lại những câu ca dao… vẫn được lưu truyền trong dân gian từ trước đến nay. Việc làm này rất có ý nghĩa, nó góp phần bảo tồn một phần quan trọng di sản văn hóa dân gian ở vùng đất này, trong đó có nguồn truyện dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, các công trình sưu tầm văn học dân gian, trong đó có truyện ân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn tồn tại một vài hạn chế nhất định: - Rất nhiều công trình khi sưu tầm truyện dân gian chưa chú ý tiến hành phân loại truyện theo những tiêu chí nhất định. Ai có điều kiện đến mức độ nào thì sưu tầm ở mức độ đó. - Nhiều bản kê chưa được ghi xuất xứ rõ ràng. Người đọc không thể biết được bản kể đó của dân tộc nào, người kể ở đâu, hoặc được sưu tập trong sách nào, ai sưu tập…điều dó gây khó khăn cho người đọc trong việc tìm hiểu nguồn gốc bản kể. Trên đây là một số vấn đề cơ bản mà chúng tôi đã tóm lược từ bài viết trên của tác giả Nguyễn Phương Thảo. Chúng tôi cho rằng bài nghiên cứu này mang tính khái quát, có tác dụng mở đường cho những công trình nghiên cứu sau có điều kiện nghiên cứu vấn đề sâu sát hơn. Thêm vào đó, bài viết này càng có ý nghĩa quan trọng đối với công việc nghiên cứu của chúng tôi. Đó thật sự là một đóng góp quý báu cho việc góp phần soi rọi những vấn đề xoay quanh nguồn truyện dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long. Chúng tôi thấy rằng chưa có nhiều bài viết, công trình đi sâu nghiên cứu truyện dân gian độc đáo này, và dĩ nhiên cũng chưa có nhiều ý kiến của các chuyên gia văn học dân gian về vấn đề này. Vì vậy đến với việc nghiên cứu “Truyện dân 4
  13. gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long”, với chúng tôi, thật sự là một thử thách không nhỏ. Tuy nhiên chúng tôi sẽ cố gắng hết mức, sẽ nghiên cứu trong chừng mực có thể, dù có thể chưa đúng, nhưng đó sẽ là những đóng góp mang tính mở đường cho việc nghiên cứu nguồn truyện dân gian sau này. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn: - Tập hợp những truyện dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long một cách có hệ thống. - Tìm ra nét khu biệt độc đáo của mảng truyện dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long. - Thấy được thực tế lịch sử của thời mở đất. Từ đó, hiểu thêm về vùng đất mà mình đã sinh ra và lớn lên. - Hiểu thêm về cuộc sống của con người thời khai hoang lập ấp. - Nhận thức sâu sắc về những giá trị văn hóa dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long, từ đó hiểu thêm về tính cách con người Nam Bộ nói chung, đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. - Thấy được vai trò của di sản văn hóa dân gian này trong đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Cửu Long và khẳng định giá trị của nó. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đó là những truyện dân gian về sấu sưu tầm được tại đồng bằng sông Cửu Long. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những truyện từng được sáng tác và lưu truyền tại đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, do điều kiện có hạn, nên chúng tôi chủ yếu nghiên cứu những truyện dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long thuộc thể loại truyền thuyết và truyện cổ tích. Các thể loại còn lại là truyện ngụ ngôn, truyện cười, sau này có dịp chúng tôi sẽ trở lại nghên cứu sau. Những truyện mà chúng tôi chọn nghiên cứu phải đáp ứng những tiêu chí sau: - Nếu đó là truyện có được từ sưu tầm điền dã thì phải biết được câu chuyện đó do ai kể, kể về vùng đất nào? Và nếu biết được người kể câu chuyện đó bao nhiêu tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp…thì càng tốt. Bởi qua đó ta có thể xác định được sức sống của nguồn truyện này trong dân gian qua nhiều thế hệ, nhiều tầng lớp của xã hội. 5
  14. - Nếu đó là truyện có được do sưu tập ở tài liệu khác thì phải biết được: Tên tài liệu, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản, lần xuất bản. Đối với truyện dân gian về sấu ở ngoài vùng đồng bằng sông Cửu Long, khi cần thiết chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu để có thể thấy được mối tương quan giữa nguồn truyện này ở đồng bằng sông Cửu Long và ngoài vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó tìm ra nét khu biệt, độc đáo của nguồn truyện này ở đồng bằng sông Cửu Long. Chúng tôi tìm hiểu truyện dân gian về sấu của người Việt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và chủ yếu nghiên cứu những truyện dân gian về sấu có cốt truyện, dù đó chỉ là những cốt truyện đơn giản, ít tình tiết. Ngoài ra, cũng cần phải nói thêm là, bởi vì ranh giới giữa các thể loại của nguồn truyện này còn khá mờ nhạt, một truyện gọi là truyện cổ tích, cũng có thể xếp vào truyền thuyết. Hay một truyện co liên quan đến địa danh, cũng có thể được xếp vào nguồn truyện có liên quan đến thực tế lịch sử, văn hóa…, nên chúng tôi đã chọn cách gọi “Truyện dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long” để bao quát đối tượng nghiên cứu. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau đây để thực hiện: - Phương pháp thống kê hệ thống: Bước đầu chúng tôi sưu tầm, thẩm định, chọn lọc, sắp xếp tư liệu để nghiên cứu. Sau đó chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê – hệ thống để có cách nhìn tổng quát, có hệ thống đối với những truyện đã sưu tập được. - Phương pháp loại hình: Chúng tôi nghĩ rằng đây là một phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu đề tài này. Với phương pháp loại hình, chúng tôi có thể (nhóm hợp các truyện giống nhau về cốt truyện, nhân vật, đề tài, sự kiện…thành những kiểu, mẫu) thấy được quy luật của sự hình thành tác phẩm và thể loại, thấy được những quan niệm và nguyên tắc thẩm mỹ - lịch sử của tác phẩm. - Phương pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích so sánh, đối chiếu những truyện dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long mà chúng tôi thu thập được, để tìm ra được những điểm tương đồng và dị biện giữa 6
  15. chúng. Từ đó, tìm ra được những ý nghĩa, giá trị của từng truyện hoặc từng nhóm truyện khác nhau. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Dĩ nhiên, đây cũng là một phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu đề tài này nói riêng, và ở những công trình nghiên cứu khác nói chung. Ở đây chúng tôi tiến hành phân tích các truyện đã sưu tập được thành nhiều thành tố để đi sâu tìm hiểu những đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, sau đó sẽ tổng hợp lại, kết hợp lại các yếu tố để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấ đề đang được nghiên cứu. 7
  16. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TRUYỆN DÂN GIAN VỀ SẤU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1.1. Giới thuyết và cơ sở hình thành 1.1.1. Khái niệm Truyện dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long là những truyện truyền miệng về sấu được sáng tác và lưu truyền ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, tác giả dân gian kể lại những câu truyện có liên quan đến sấu. Sấu thuộc tuyến nhân vật chính trong truyện. Trong số những truyện này, có những truyện vốn được sáng tác và lưu truyền ở nhiều vùng khác nhau, trở thành vốn văn hóa truyền thống được lưu giữ trong ký ức của con người. Cho đến khi những lưu dân từ miền ngoài vào khai khẩn đất hoang thì những truyện về sấu vốn được in sâu trong tìm thức của họ từ trước đó, họ đã sáng tạo lại những câu truyện này cho phù hợp với vùng đất mới, với điều kiện sinh sống mới, rồi kể lại cho nhau nghe và lưu truyền trên vùng đất cuối trời Nam này. Những truyện được sáng tạo từ vốn văn hóa có sẵn chiếm một số lượng không nhiều, mà số lượng truyện chiếm phần lớn trong nguồn truyện này là truyện được ươm mầm, được nảy sinh từ chính vùng đất mới nơi đây. 1.1.2. Cơ sở hình thành truyện dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long 1.1.2.1. Thiên nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long Với diện tích khoảng 40.000km, bao gồm 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau, đồng bằng sông Cửu Long được mệnh danh là nơi: Ruộng đồng mặt sức chim bay Biển bờ lai láng, cá bầy đua bơi. Không phải ngẫu nhiên mà dân gian ca tụng vùng đất này, mà bởi nhắc đến đồng bằng sông Cửu Long, là nhắc đến một vùng đất trù phú, kênh rạch chằng chịt, 8
  17. cây ngọt trái lành, thời tiết hiền hòa, không có cảnh “nắng cháy da, mưa thối đất” như đồng bằng sông Hồng. Bởi thế, vùng châu thổ phì nhiêu này đã trở thành niềm đất hứa của bao người. Thế nhưng, ngược dòng lịch sử trở về quá khứ, chúng ta mới hiểu được rằng, để được tươi đẹp, trù phú như hôm nay, vùng Châu thổ này cũng đã trải qua bao lần thay da đổi thịt. Với những khám phá của khảo cổ học về sự hiện diện của con người ở vùng đất này, chúng ta biết rằng không phải đến thế kỷ XVII đồng bằng sông Cửu Long mới được khai phá, mới có sự hiện diện của con người, mà nơi đây khoảng 4000 đến 5000 năm trước, con người đã có mặt, đã sinh sống ở vùng này. Lớp người đầu tiên này hầu như có mặt khắp cả vùng trên và dưới của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và sông Đồng Nai. Dĩ nhiên là mật độ cư trú ở vùng cao , vùng Đông Nam Bộ dày đặc hơn ở vùng Châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, bởi khi ấy vùng này còn là nơi bùn lầy nước đọng. Có thể nói, không đâu giàu có, hào phóng như mảnh đất này, mảnh đất màu mở, trù phú, như luôn sẵn lòng ban tặng nhiều nguồn lợi dồi dào cho người mới đến. Đó là nguồn gỗ quý từ những cánh rừng bạt ngàn, nguồn cá tôm dồi dào từ những hệ thống kênh rạch chằng chịt…Như Phan Quang (trong Đồng bằng sông Cửu Long) đã nói: Tháng mười là mùa cá theo sông Cửu Long xuống, nhiều vô kể…cá lội đầy sông chỉ việc lấy thùng thiết mà xúc. Hồi lúa rẻ, mỗi thùng chỉ bán mỗi cắc. Ăn không hết làm mắm, làm nước mắm không hết có khi đổ đi hoặc làm phân bón lá. Nguồn lợi từ thiên nhiên dư sức cung ứng cho nhu cầu về cái ăn cái mặc của con người. Cũng trong Đồng bằng sông Cửu Long, Phan Quang nhận xét: Nguồn hoa lợi chính của dân là cá đồng, cá biển, mật và sáp ông, chim chóc, củi tràm…sinh hoạt của nhân dân hầu như hoàn toàn dựa vào kinh tế tự nhiên. Thêm một nguồn lợi lớn khác, đó là sự màu mở của vùng đất được phù sa của sông Cửu Long bồi đắp này đã tạo thuận lợi vô cùng to lớn cho người dân trong việc canh tác, nhất là lúa gạo. Chính vì điều đó mà đồng bằng sông Cửu Long từ trước đến nay được mệnh danh là vựa lúa lớn nhất cả nước. Ở vùng đất trù phú này ngoài những điều kiện thuận lợi còn có những khó khăn đáng sợ và kinh khiếp, đó là nạn ma quỉ và thú dữ. Thú dữ đầy rẫy, từ heo rừng đến rắn rít, cọp, sấu…Nạn “mái gầm tại lỗ, rắn hổ về nhà”, “hùm tha sấu bắt” 9
  18. thường xuyên diễn ra. Trng đó sấu là loài thú dữ đã gây bao thảm họa cho con người. Loài sấu hung bạo không vừa. Hệ thống sông ngòi chằng chịt là điều kiện để cá tôm sinh sôi nảy nở, cũng là môi trường thích hợp để loài sấu phát triển bày đàn. Sấu thích ăn thịt người, có biết bao người di chuyển bằng xuồng ghe đã không may trở thành con mồi cho loài dã thú này. Trong bắt sấu rừng U Minh Hạ, nhà văn Sơn Nam đặc tả: Sấu ở giữa rừng nhiều như trái mù u chín rụng!...Cái ao lớn ước chừng một công đất, bên bờ, dưới nước, toàn là lau sậy, dây cóc kèn. Sấu nổi lên, chen vào bức tranh màu xanh ấy những vệt đen chi chít, con thì nằm dài như chiếc xuồng lường, con thì dùng hai chân trước mà vạch sậy, ngóng mỏ xéo lên trời như họng súng thần công đại bác. Bởi thế, sấu là loài thú dữ gây bao khiếp sợ cho con người Thiên nhiên mặc dù tiềm tàng sự giàu có nhưng cũng lắm hiểm họa khôn lường, con người đến đây phải vững dạ can trường lắm mới có thể vược qua, có thể thực hiện công cuộc khai hoang lập ấp như mong ước của họ khi rời quê cha đất tổ. 1.1.2.2. Cuộc sống của con người đồng bằng sông Cửu Long buổi đầu khai phá Chúng ta biết rằng, lớp người đi khai hoang tiến về phía Nam từ nhiều nơi khác nhau, sằng nhiều con đường khác nhau, với nhiều lí do khác nhau. Lớp người tiên phong trong công cuộc mở cõi là những người nông dân Việt ở miền Trung, miền Bắc vào đây để tránh nạn áp bức, bóc lột nặng nề của giai cấp địa chủ phong kiến, và cũng là để tránh những thương vong của do cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn gây ra. Họ là những người tự nguyện rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để đi tìm cuộc sống mới, ở một phương trời mới. Tuy lắm gian nan thử thách, nhưng chỉ có nơi đây mới cho họ cơ hội sống đúng nghĩa như một con người. Tiếp sau họ là một số ít người có tiền của, quyền thế, theo chính sách di điền của nhà Nguyễn, đã đứng ra chiêu mộ lớp dân nghèo khổ, không có sở làm, vào Nam khẩn đất. Bên cạnh đó còn có một lớp người đặc biệt, đó là những người lính tráng, những tội đồ, bị phạt phải đến những nơi ma thiên nước độc, họ bị bắt buộc 10
  19. đến vùng trời cuối cùng của tổ quốc này để tiếp tay khẩn hoang, mở mang bờ cõi, vừa khẩn đất, vừa bảo vệ biên cương. Trong số những người phục mệnh của chúa Nguyễn vào Nam khẩn đất, còn có một lực lượng đông đảo của những người Hoa đến từ phương Bắc. Họ vốn trung thành với nhà Minh, bất mãn với nhà Thanh, nên chịu sang đầu phục chúa Nguyễn và cam lòng vân mệnh về khai phá mảnh đất hoang vu bí ẩn này. Như vậy người Việt, người Hoa cùng với người dân bản địa ở vùng này là người Khmer, người Chăm…hợp thành một lực lượng đông đảo để cùng chung tay gớp sức đối đầu với nhưng thử thách mới, viết nên những trang sử mới, những trang sử không kém phần hào hùng của vùng đất phương Nam nói chung, của đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Như vậy, để có thể tồn tại được trên mảnh đất lành ít dữ nhiều như nơi đây, người lưu dân buộc phải chống chọi với nhiều thứ, trong đó có thú dữ, mà tiêu biểu đó là sấu. Việc bảo vệ được cho bản thân, cho gia đình và những người xung quanh, họ đã trải qua không ít gian nan. Những kinh nghiệm tiêu diệt sấu mà người dân dần tích lũy được là do bao lần họ phải trả giá bằng những cái chết đau thương mỗi khi chạm chán với chúng. Ở đây miền đất mới ban tặng cho con người nhiều thứ, nhưng cũng cướp đi của họ không ít, kể cả sinh mạng. Chính cuộc sống nhiều thử thách và chốn thiên nhiên hoang dã nơi đây, trong đó có việc thường xuyên chạm chán với sấu, là cơ sở hình thành truyện dân gian về sấu ở vùng đất phù sa này. 1.2. Phân loại truyện dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long Căn cứ vào các tiêu chí như: đề tài, chức năng, thi pháp, phương thức diễn xướng, các nhà nghiên cứu như Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, đã từng phân loại văn học dân gian nói chung, trong đó có truyện dân gian. Cụ thể như: - Trong quyển Lịch sử văn học dân gian (Tập 1), tác giả Bùi Văn Nguyên đã phân truyện dân gian ra làm năm loại: Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. - Tác giả Đỗ Bình Trị trong quyển Phân tích tác phẩm văn học dân gian đã phân truyện dân gian làm sáu loại: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết lịch sử, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. 11
  20. Riêng đối với truyện dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long, xét về đề tài, thi pháp của những truyện chúng tôi sưu tập được, chúng tôi nhận thấy rằng, nguồn truyện này có thể được chia làm bốn loại: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Nhìn chung, do đặc điểm lịch sử, xã hội của thời điểm mà truyện dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long ra đời, nên thể loại thần thoại không có mặt trong nguồn truyện dân gian này. Đã xa rồi cái thời mà con người kể chuyện về các vị thần kiến tạo vũ trụ để giải thích một cách ngây thơ và thú vị về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc xã hội loài người, nguồn gốc vạn vật. Những lớp người đi khai hoang đến đây không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh rừng hoang bí ẩn, kênh rạch chằng chịt, nhưng họ cũng không còn giải thích những điều mới lạ khiến họ phải e dè, sợ sệt kia bằng tư duy thần thoại. Vì vậy, Truyện dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có một số thể loại như: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Trong đó truyền thuyết chiếm số lượng nhiều nhất, phong phú nhất, và cũng là thể loại mà chúng tôi tập chung nghiên cứu trong công trình này. 1.2.1. Truyền thuyết Nói một cách ngắn gọn, truyền thuyết là thể loại tự sự bằng văn xuôi, thường kể lại các sự kiện có thật, nhân vật có thật, có tầm ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc. Trong đó, tác giả dân gian thường sử dụng yếu tố tưởng tượng để lí tưởng hóa các sự kiện và nhân vật được kể, thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân. Những truyện dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long thuộc thể loại truyền thuyết cũng là những truyện phản ánh con người và các sự kiện lịch sử - xã hội và văn hóa ở vùng đất này. Tức là truyện dựa trên những sự kiện và con người có thực làm cốt lõi cho trí tưởng tượng sáng tạo. Do đó có thể khẳng định những truyền thuyết về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long là sản phẩm do cộng đồng dân cư nơi đây sáng tạo nên. Bởi trong truyện có in đậm dấu ấn của vùng quê sông nước Cửu Long qua những tên làng, tên đất, tên người…và qua những sự kiện lịch sử của thời đi khai hoang mở đất cách đây trên dưới ba trăm năm. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2