intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Bình Yên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

81
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài khái quát những vấn đề về lý luận liên quan đến hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại NHCSXH thị xã Hương Thủy; đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại NHCSXH thị xã Hương Thủy; đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHCSXH thị xã Hương Thủy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại hoc<br /> <br /> GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm<br /> <br /> PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Cùng với sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đời sống<br /> của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư do<br /> các nguyên nhân khác nhau chưa bắt kịp với sự thay đổi, gặp khó khăn trong đời sống,<br /> sản xuất và trở thành người nghèo. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn<br /> <br /> uế<br /> <br /> đề xã hội cần quan tâm. Chính vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một chủ<br /> trương lớn, là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.<br /> <br /> H<br /> <br /> Xoá đói giảm nghèo là một nội dung trọng tâm và xuyên suốt trong chiến lược<br /> phát triển của Việt Nam và các nước đang phát triển. Cho đến nay đã đạt được nhiều<br /> <br /> tế<br /> <br /> thành tựu trong phát triển kinh tế, tạo được sự đồng thuận trong xã hội, góp phần ổn<br /> định chính trị, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế của đất nước. Rất<br /> <br /> h<br /> <br /> nhiều nỗ lực của Chính Phủ, các địa phương, các tổ chức quốc tế đang được tập trung<br /> <br /> in<br /> <br /> cho xoá đói giảm nghèo. Trong đó tín dụng được coi là một trong những giải pháp cơ<br /> <br /> cK<br /> <br /> bản không những ở Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển khác thực hiện. Trong<br /> những năm vừa qua, chính sách tín dụng đã có tác dụng to lớn trong việc xoá đói giảm<br /> nghèo, hơn một nửa số hộ được vay vốn cho rằng vốn vay có tác dụng tích cực tới<br /> <br /> họ<br /> <br /> giảm nghèo. Nhiều hộ nông dân đã thoát khỏi nghèo, có điều kiện mua sắm thêm các<br /> phương tiện sản xuất và tiêu dùng.<br /> <br /> Đ<br /> ại<br /> <br /> Với địa bàn rộng lớn, thị xã Hương Thủy gồm 12 xã phường, dân số đông đúc,<br /> tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao. Hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng ưu đãi cho hộ<br /> nghèo đã góp phần không nhỏ cho công cuộc xoá đói giảm nghèo. Trong đó Ngân<br /> hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là một tổ chức tín dụng chính thống có vai trò<br /> quan trọng đặc biệt trong toàn bộ hệ thống tín dụng vi mô cho xoá đói giảm nghèo.<br /> Mặc dù đã và đang nỗ lực rất lớn, cơ chế ngày càng hoàn thiện hơn, thủ tục vay vốn<br /> ngày càng thông thoáng, đơn giản để người nghèo tiếp cận với đồng vốn dễ dàng hơn.<br /> Tuy nhiên, còn có nhất nhiều vấn đề nảy sinh như: mức vốn vay còn thấp, ý thức sử<br /> dụng vốn của một bộ phận bà con còn yếu, ý thức trả nợ chưa cao, điều kiện khí hậu<br /> <br /> SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH<br /> <br /> 1<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp đại hoc<br /> <br /> GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm<br /> <br /> thời tiết không thuận lợi… Vì vậy, những kết quả đạt được chưa tương xứng với<br /> nguồn lực bỏ ra.<br /> Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian thực tập tại NHCXSH thị xã Hương<br /> Thủy, với kỳ vọng công cụ tín dụng ngày càng phát huy thế mạnh, góp phần nhiều hơn<br /> nữa trong việc thực hiện chiến lược xoá đói giảm nghèo của cả nước nói chung, của thị<br /> xã Hương Thủy nói riêng, tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động tín dụng<br /> tại Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế” làm<br /> <br /> uế<br /> <br /> nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> <br /> H<br /> <br />  Khái quát những vấn đề về lý luận liên quan đến hoạt động tín dụng đối với<br /> hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại NHCSXH thị xã Hương Thủy.<br /> <br /> tế<br /> <br />  Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại NHCSXH thị xã Hương Thủy.<br /> <br /> in<br /> <br /> dụng tại NHCSXH thị xã Hương Thủy.<br /> <br /> h<br /> <br />  Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tín<br /> <br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> <br /> cK<br /> <br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách của NHCSXH thị<br /> xã Hương Thủy.<br /> <br /> họ<br /> <br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> <br />  Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn thị xã Hương Thủy tỉnh<br /> <br /> Đ<br /> ại<br /> <br /> Thừa Thiên Huế bao gồm 12 xã, phường.<br />  Về thời gian: Số liệu từ phía NHCSXH thị xã Hương Thủy giai đoạn 2010 - 2012.<br /> <br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br />  Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tham khảo sách báo, tạp chí chuyên ngành<br /> <br /> kinh tế, internet, các đề tài khóa trước và một số tài liệu hướng dẫn hoạt động tín dụng<br /> tại NHCSXH thị xã Hương Thủy. Phương pháp thu thập: một số thông tin từ báo cáo<br /> hoạt động kinh doanh và các báo cáo thường niên của ngân hàng.<br />  Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu từ báo cáo quyết toán, các tài<br /> liệu về hoạt động tín dụng của NHCSXH thị xã Hương Thủy giai đoạn 2010 - 2012.<br /> <br /> SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH<br /> <br /> 2<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp đại hoc<br /> <br /> GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm<br /> <br />  Phương pháp xử lý số liệu: từ những số liệu thu thập được chọn lọc và xử lý<br /> bằng Excel, so sánh sự biến động của dãy số qua các năm, đưa ra nhận xét và phân tích<br /> nguyên nhân của sự biến động.<br /> 5. Kết cấu của đề tài<br />  Phần 1: Đặt vấn đề.<br />  Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu.<br />  Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng tại NHCSXH.<br /> <br /> uế<br /> <br />  Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHCSXH thị xã Hương Thủy Thừa Thiên Huế.<br /> <br /> Đ<br /> ại<br /> <br /> họ<br /> <br /> cK<br /> <br /> in<br /> <br /> h<br /> <br />  Phần 3: Kết luận và kiến nghị.<br /> <br /> tế<br /> <br /> NHCSXH thị xã Hương Thủy - Thừa Thiên Huế.<br /> <br /> H<br /> <br />  Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại<br /> <br /> SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH<br /> <br /> 3<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp đại hoc<br /> <br /> GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm<br /> <br /> PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG<br /> TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI<br /> 1.1. Một số vấn đề cơ bản về nghèo đói<br /> 1.1.1. Khái niệm<br /> <br /> uế<br /> <br /> Nghèo đói là một vấn đề mang tính chất toàn cầu và đang được Chính phủ các<br /> nước quan tâm. Đói nghèo liên quan hệ lụy đến nhiều vấn đề xã hội do đó các nước đã<br /> <br /> H<br /> <br /> đặt việc xóa đói giảm nghèo vào trong khuôn khổ kế hoạch phát triển của quốc gia<br /> mình. Theo quan điểm chung thì những người có thu nhập dưới một phần ba mức<br /> <br /> tế<br /> <br /> trung bình của xã hội thì được coi là nghèo khổ.<br /> <br /> Các hội nghị bàn về xóa đói giảm nghèo trong khu vực Châu Á Thái Bình<br /> <br /> h<br /> <br /> Dương do ESCAP tổ chức ở Băng Cốc tháng 9 năm 1993 đã đưa ra khái niệm nghèo<br /> <br /> in<br /> <br /> đói như sau “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa<br /> <br /> cK<br /> <br /> mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ<br /> phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của các địa phương”.<br /> Có thể xem đó là định nghĩa chung nhất về nghèo đói, một định nghĩa có tính<br /> <br /> nghèo đói.<br /> <br /> họ<br /> <br /> chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ thông về<br /> <br /> Đ<br /> ại<br /> <br /> Ngân hàng phát triển Châu Á đã đưa ra khái niệm nghèo đói tuyệt đối và tương<br /> đối như sau:<br /> <br /> Nghèo đói tuyệt đối: “Nghèo đói tuyệt đối là không ai có khả năng mua một<br /> <br /> lượng sản phẩm tối thiểu để sống” (Theo David O.Dapice thuộc viện phát triển quốc<br /> gia Harvard).<br /> Nghèo đói tuyệt đối là hiện tượng xảy ra khi mức thu nhập hay tiêu dùng của<br /> một người, hộ gia đình giảm xuống mức thấp hơn giới hạn nghèo đói.<br /> Giới hạn nghèo đói có thể được xác định hoặc căn cứ vào chi phí ước tính chi<br /> cho một khối lượng hàng hóa cơ bản theo giá cả hợp lý hoặc căn cứ theo tiêu chuẩn<br /> dinh dưỡng. Và cần thiết phải có sự thay đổi tùy theo mức độ phát triển chung về kinh<br /> <br /> SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH<br /> <br /> 4<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp đại hoc<br /> <br /> GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm<br /> <br /> tế xã hội và chính trị.<br /> Nghèo đói tương đối: Được xem xét tương quan xã hội, phụ thuộc vào địa điểm<br /> dân cư sinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến ở nơi đó. Nghèo đói tương đối<br /> được hiểu là những người sống dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được trong địa<br /> điểm và thời gian xác định.<br /> Do đó chuẩn mực để xem xét nghèo đói tương đối thường khác nhau từ nước<br /> này sang nước khác hoặc từ vùng này sang vùng khác. Nghèo đói tương đối cũng là<br /> <br /> uế<br /> <br /> một hình thức biểu hiện sự bất bình đẳng trong phân phối và thu nhập.<br /> 1.1.2. Nguyên nhân nghèo đói<br /> <br /> H<br /> <br />  Nguyên nhân khách quan:<br /> <br /> Khả năng đối phó và khắc phục rủi ro của người nghèo rất kém do nguồn thu<br /> <br /> tế<br /> <br /> nhập thấp, bấp bênh và khả năng tích lũy kém nên họ khó có khả năng chống chọi với<br /> những biến cố xảy ra trong cuộc sống như: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao<br /> <br /> h<br /> <br /> động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến<br /> <br /> in<br /> <br /> động của thị trường thế giới và khu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu<br /> <br /> cK<br /> <br /> vào, rủi ro về chính sách thay đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành<br /> chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng. Năng lực kinh tế mong manh của các hộ<br /> gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn<br /> <br /> họ<br /> <br /> trong cuộc sống của họ và tất nhiên người nghèo thì càng nghèo hơn.<br />  Nguyên nhân chủ quan:<br /> <br /> Đ<br /> ại<br /> <br /> Thiếu vốn sản xuất: Nông dân nghèo vốn ít, sản xuất kém, làm không đủ ăn,<br /> thường xuyên phải đi làm thuê hoặc đi vay nặng lãi để đảm bảo cuộc sống tối thiểu<br /> hàng ngày nên không có vốn để sản xuất. Thiếu vốn là một lực cản lớn nhất hạn chế sự<br /> phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống của hộ nghèo.<br /> Tỷ lệ phụ thuộc cao: Ít người làm, đông người ăn, dẫn đến thu nhập thấp và đời<br /> sống gặp nhiều khó khăn.<br /> Trình độ học vấn ít: Không có cơ hội học hỏi thêm kiến thức và khó tiếp cận<br /> thông tin, tỷ lệ đến trường thấp vì gặp khó khăn về tài chính và chi phí cơ hội con em<br /> đến trường cao. Trình độ học vấn thấp làm hạn chế khả năng kiếm việc làm trong các<br /> ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao và ổn định.<br /> <br /> SVTH: Nguyễn Thị Trúc Ny – K43A TCNH<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2