Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Khoa Kế toán - Tài chính<br />
<br />
Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
I.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu<br />
Học lý thuyết chuyên ngành cốt yếu là để vận dụng một cách có khoa học và sáng<br />
tạo vào thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là trong thời đại tri thức như ngày nay. Quản trị<br />
<br />
U<br />
<br />
Ế<br />
<br />
tài chính là một trong những đòi hỏi như thế về sự kết hợp biện chứng giữa lý luận và<br />
<br />
-H<br />
<br />
thực nghiệm. Trong đó, quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn<br />
đề rất đáng quan tâm.<br />
<br />
TẾ<br />
<br />
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp vừa<br />
và nhỏ là hạn chế về năng lực quản trị tài chính, đặc biệt là việc hoạch định nguồn tài<br />
<br />
H<br />
<br />
trợ và quản trị vốn lưu động, thể hiện qua tình trạng thiếu vốn, mất tính thanh khoản.<br />
<br />
IN<br />
<br />
Chính sự cần thiết đó mà tầm quan trọng của vốn lưu động được ví như dòng máu tuần<br />
<br />
K<br />
<br />
hoàn trong cơ thể doanh nghiệp. Và, hiệu qủa sử dụng vốn lưu động là điều kiện tiên<br />
<br />
C<br />
<br />
quyết khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.<br />
<br />
Ọ<br />
<br />
Ngày nay, khi tham gia vào nền kinh tế mở cửa hội nhập, mọi nhu cầu về vốn lưu<br />
<br />
IH<br />
<br />
động cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải tự trang trải, các doanh<br />
nghiệp phải tự đối mặt với những sự biến động của thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt<br />
<br />
Đ<br />
<br />
Ạ<br />
<br />
của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, vì thế vấn đề quản trị và sử dụng vốn lưu<br />
<br />
G<br />
<br />
động càng có ý nghĩa quan trọng và thiết thực.<br />
<br />
N<br />
<br />
Công ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông với đặc điểm ngành nghề kinh<br />
<br />
Ư<br />
Ờ<br />
<br />
doanh là mua bán và chế biến các sản phẩm nông sản, sản xuất kinh doanh chủ yếu là<br />
lao động thủ công thay vì ứng dụng các thiết bị máy móc hiện đại, bởi vậy, vốn lưu<br />
<br />
TR<br />
<br />
động chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn. Do đó, công tác quản trị vốn<br />
lưu động cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động thực tế tại công ty xứng đáng cho<br />
một sự chú tâm đặc biệt. Ngoài ra, qua tìm hiểu, được biết một vài năm trở lại đây,<br />
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận giảm sút.<br />
Hiểu được tầm quan trọng của công tác quản trị vốn lưu động; với mong muốn mổ<br />
xẻ một trong số những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của<br />
công ty trên cơ sở vấn đề quản trị và sử dụng vốn lưu động; như một tiếng nói khách<br />
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Khoa Kế toán - Tài chính<br />
<br />
quan dưới góc nhìn của một sinh viên chuyên ngành kế toán để tìm ra những hạn chế<br />
trong hoạt động, cùng đề ra phương hướng giải quyết, tôi lựa chọn và nghiên cứu đề<br />
tài: “Thực trạng quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công<br />
ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông”.<br />
Lưu ý: Đầu năm 2012, tức là tại thời điểm tôi thực tập tại đơn vị, Công ty chuyển<br />
<br />
U<br />
<br />
Ế<br />
<br />
đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh tổng hợp<br />
<br />
-H<br />
<br />
Miền Đông. Tuy nhiên, trong đề tài này, tôi xin phép được lấy tên là Công ty Cổ phần<br />
Kinh doanh tổng hợp Miền Đông để phù hợp và thống nhất với khoảng thời gian<br />
<br />
TẾ<br />
<br />
nghiên cứu và toàn bộ tài liệu thu thập được. Hơn nữa, được biết, do vừa mới chuyển<br />
đổi, nên về cơ bản các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa có sự thay đổi đáng kể,<br />
<br />
H<br />
<br />
trong khi đó, cơ cấu tổ chức và nhân sự lại có những thay đổi và chưa ổn định.<br />
<br />
IN<br />
<br />
I.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu<br />
<br />
K<br />
<br />
- Hệ thống lại một phần kiến thức khoa học liên quan đến vấn đề quản trị và hiệu<br />
<br />
C<br />
<br />
quả sử dụng vốn lưu động.<br />
<br />
Ọ<br />
<br />
- Đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại<br />
<br />
IH<br />
<br />
Công ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông.<br />
<br />
Ạ<br />
<br />
- Đóng góp một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động và nâng<br />
<br />
Đ<br />
<br />
cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông<br />
<br />
N<br />
<br />
G<br />
<br />
I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Ư<br />
Ờ<br />
<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu là Công tác quản trị vốn lưu động và<br />
sử dụng vốn lưu động, do đó, đối tượng nghiên cứu cụ thể là các chính sách, thủ tục,<br />
<br />
TR<br />
<br />
quy trình quản trị vốn lưu động và các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả quản trị và sử<br />
dụng vốn lưu động.<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Không gian: Công ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông<br />
+ Thời gian thu thập tài liệu và viết báo cáo: Từ 1/2/2012 đến 5/5/2012<br />
+ Thời gian nghiên cứu: Năm tài chính 2009, 2010 và 2011<br />
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Khoa Kế toán - Tài chính<br />
<br />
I.4. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp thu thập số liệu: Quan sát, phỏng vấn để thu thập số liệu thứ cấp<br />
thông qua Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011 và các văn bản, quy định liên quan<br />
của công ty.<br />
<br />
Ế<br />
<br />
- Phương pháp xử lý số liệu:<br />
<br />
U<br />
<br />
+ Phương pháp duy vật lịch sử: Phương pháp này được sử dụng để đưa ra<br />
<br />
-H<br />
<br />
những nhận xét, đánh giá về công tác quản trị và sử dụng vốn lưu động trên cơ sở<br />
<br />
TẾ<br />
<br />
tính toán số liệu trong khoảng thời gian từ quá khứ đến nay, cụ thể là từ năm 2009<br />
đến 2011.<br />
<br />
H<br />
<br />
+ Phương pháp duy vật biện chứng: Phương pháp này được sử dụng để đưa ra<br />
<br />
IN<br />
<br />
những nhận xét, đánh giá về công tác quản trị và sử dụng vốn lưu động trên cơ sở<br />
<br />
K<br />
<br />
xem xét mối quan hệ qua lại với công tác quản trị nói chung của doanh nghiệp và<br />
<br />
C<br />
<br />
những tác động của môi trường kinh doanh, trong trạng thái động.<br />
<br />
Ọ<br />
<br />
+ Phương pháp phân tích theo chiều ngang: Phương pháp này được sử dụng<br />
<br />
IH<br />
<br />
để so sánh tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối các chỉ tiêu trên<br />
<br />
Ạ<br />
<br />
Báo cáo tài chính giữa các năm, hoặc giữa năm báo cáo với kế hoạch.<br />
<br />
Đ<br />
<br />
+ Phương pháp phân tích theo chiều dọc: Phương pháp này là việc sử dụng<br />
<br />
G<br />
<br />
các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng Báo cáo tài chính và<br />
<br />
N<br />
<br />
giữa các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Phân tích theo chiều dọc thể hiện sự<br />
<br />
Ư<br />
Ờ<br />
<br />
biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống Báo<br />
<br />
TR<br />
<br />
cáo tài chính tại doanh nghiệp.<br />
<br />
I.5. Kết cấu của khóa luận<br />
Khóa luận có kết cấu gồm 3 phần lớn:<br />
Phần 1: Đặt vấn đề<br />
Với tính chất là đặt vấn đề cho đề tài nghiên cứu, phần này đề cập đến sự cần thiết<br />
của đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.<br />
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Khoa Kế toán - Tài chính<br />
<br />
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu<br />
Phần này gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề quản trị và sử dụng vốn lưu động<br />
Các nội dung lý luận khoa học về khái niệm vốn lưu động, quản trị vốn lưu động<br />
<br />
Ế<br />
<br />
và hiệu quả sử dụng vốn lưu động được trình bày trong chương này.<br />
<br />
-H<br />
<br />
U<br />
<br />
Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại<br />
Công ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông<br />
<br />
TẾ<br />
<br />
Chương này đưa ra những nét tổng quan về tình hình hoạt động của công ty, sau đó<br />
đi vào tìm hiểu công tác quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động biểu<br />
<br />
H<br />
<br />
hiện bằng quy định, chính sách, số liệu thực tế tại công ty.<br />
<br />
IN<br />
<br />
Chương 3: Đánh giá tổng hợp và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng<br />
<br />
C<br />
<br />
phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông<br />
<br />
K<br />
<br />
cao công tác quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ<br />
<br />
IH<br />
<br />
Ọ<br />
<br />
Phần 3: Kết luận<br />
<br />
Nội dung của phần này là tổng kết lại các ý chính đã trình bày trong đề tài, kết quả<br />
<br />
TR<br />
<br />
Ư<br />
Ờ<br />
<br />
N<br />
<br />
G<br />
<br />
Đ<br />
<br />
Ạ<br />
<br />
đạt được và một số công việc chưa hoàn thành.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Khoa Kế toán - Tài chính<br />
<br />
Phần II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Chương 1<br />
<br />
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ<br />
<br />
Ế<br />
<br />
VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG<br />
<br />
-H<br />
<br />
U<br />
<br />
1.1. Vốn lưu động và các nguồn hình thành vốn lưu động<br />
1.1.1. Khái niệm vốn lưu động<br />
<br />
TẾ<br />
<br />
Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tư liệu lao động, các DN còn cần phải<br />
có đối tượng lao động và sức lao động. Đối tượng lao động khi tham gia quá trình sản<br />
<br />
H<br />
<br />
xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, mà bộ phận chủ yếu của đối tượng<br />
<br />
IN<br />
<br />
lao động sẽ thông qua quá trình chế biến để hợp thành thực thể của sản phẩm, bộ phận<br />
<br />
K<br />
<br />
khác sẽ mất đi trong quá trình sản xuất. Đối tượng lao động chỉ có thể tham gia một<br />
<br />
C<br />
<br />
chu kỳ sản xuất, đến chu kỳ sản xuất sau lại phải có loại đối tượng lao động khác.<br />
<br />
Ọ<br />
<br />
Đối tượng lao động trong DN được biểu hiện thành hai bộ phận, đó là những vật tư<br />
<br />
IH<br />
<br />
dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục, và một bộ phận khác là những<br />
<br />
Ạ<br />
<br />
vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm dở dang). Hình thái hiện vật của hai bộ<br />
<br />
Đ<br />
<br />
phận này gọi là tài sản lưu động.<br />
<br />
N<br />
<br />
sản xuất<br />
<br />
G<br />
<br />
Tài sản lưu động phục vụ trực tiếp trong quá trình sản xuất gọi là tài sản lưu động<br />
<br />
Ư<br />
Ờ<br />
<br />
Mặt khác, DN sau khi sản xuất xong, có thể chuyển bán ngay cho đơn vị mua, hoặc<br />
<br />
làm một số công việc như đóng gói, tích lũy thành lô hàng, thanh toán với khách<br />
<br />
TR<br />
<br />
hàng…dẫn đến việc hình thành nên một số khoản vật tư và tiền tệ (bao gồm thành<br />
phẩm, hàng hóa, vốn bằng tiền, khoản phải thu khách hàng…). Những khoản vật tư và<br />
tiền tệ này phát sinh trong quá trình lưu thông gọi là tài sản lưu động trong lưu thông.<br />
Do tính chất liên tục của quá trình sản xuất nên DN nào cũng có một số vốn thỏa<br />
đáng để mua sắm các tài sản lưu động. Vậy, vốn lưu động của DN là số tiền ứng trước<br />
về những tài sản lưu động hiện có của DN. (TS. Bùi Hữu phước/TCDN/2007)<br />
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang<br />
<br />
5<br />
<br />