Luận văn tốt nghiệp<br />
<br />
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Thực tiễn hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong hơn 20 năm<br />
đổi mới vừa qua đã cho chúng ta thấy tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân<br />
hàng thường phát sinh từ những khoản cấp tín dụng khó đòi, điển hình như: việc đổ vỡ<br />
hàng loạt quỹ tín dụng của các Ngân hàng TMCP những năm 1989-1990, việc đặt một<br />
<br />
uế<br />
<br />
số ngân hàng TMCP vào tình trạng giám sát đặc biệt những năm 1999- 2000, hay vụ<br />
việc tiến hành xử lý một khối lượng nợ tồn đọng khá lớn của các Ngân hàng Thương<br />
<br />
H<br />
<br />
mại nhà nước từ năm 2000 trở về trước. Thêm vào đó, đối với hầu hết các ngân hàng<br />
tại Việt Nam thì hoạt động tín dụng chiếm hơn 50% tổng tài sản có và thu nhập từ tín<br />
<br />
tế<br />
<br />
dụng chiếm từ 50% đến 70% thu nhập của ngân hàng. Từ đó có thể thấy trong kinh<br />
doanh ngân hàng tại Việt Nam, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận<br />
<br />
h<br />
<br />
chủ yếu nhưng đồng thời cũng là hoạt động luôn tiềm ẩn rủi ro cao. Và một trong<br />
<br />
in<br />
<br />
những rủi ro đáng quan tâm trong hoạt động của các ngân hàng chính là rủi ro tín<br />
<br />
cK<br />
<br />
dụng. Rủi ro tín dụng hiểu một cách chung nhất là rủi ro phát sinh trong quá trình cho<br />
vay của ngân hàng, thể hiện qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không<br />
đúng hạn cho ngân hàng. Nói cách khác là rủi ro phát sinh khi người đi vay không<br />
<br />
họ<br />
<br />
thực hiện đúng theo cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng, không tuân thủ nguyên<br />
tắc hoàn trả khi đáo hạn.<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngân<br />
hàng nào, kể cả những ngân hàng hàng đầu trên thế giới bởi có những rủi ro nằm ngoài<br />
tầm kiểm soát của con người. Tuy nhiên sự khác biệt cơ bản của các ngân hàng có<br />
năng lực quản trị rủi ro tín dụng là khả năng quản trị nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp<br />
nhận được nhờ xây dựng một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường<br />
hoạt động để hạn chế những rủi ro tín dụng mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố<br />
con người và những rủi ro tín dụng khác có thể kiểm soát được. Do vậy, làm thế nào<br />
để kiểm soát rủi ro, hoạt động tín dụng được an toàn và hiệu quả là công việc cần thiết<br />
phải làm đối với các ngân hàng, đồng thời cũng là vấn đề mang tính thời sự và được<br />
quan tâm trước hết.<br />
SVTH: Đinh Khắc Miên Nhi<br />
<br />
1<br />
<br />
Luận văn tốt nghiệp<br />
<br />
Trên địa bàn thành phố Huế, hệ thống ngân hàng đã và đang phát triển mạnh. Các<br />
ngân hàng dần đã tạo được uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường. Ngân hàng<br />
Thương mại cổ phần Á Châu-chi nhánh Huế được thành lập vào năm 2005, là một<br />
trong những ngân hàng trên địa bàn phát triển ổn định và có uy tín . Tuy nhiên trong<br />
quá trình hoạt động, rủi ro tín dụng vẫn là điều không thể tránh khỏi. Nhận thức được<br />
những hậu quả do rủi ro tín dụng ngân hàng gây ra, cùng những kiến thức được học và<br />
thực tế thu thập được trong quá trình thực tập tại chi nhánh, đề tài “ Thực trạng và<br />
<br />
uế<br />
<br />
giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu-chi<br />
nhánh Huế” đã được lựa chọn, nhằm phản ánh thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân<br />
<br />
H<br />
<br />
hàng Thương mại cổ phần Á Châu-chi nhánh Huế, nghiên cứu đánh giá các biện pháp<br />
quản lý rủi ro của ngân hàng từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng<br />
<br />
tế<br />
<br />
một cách hiệu quả hơn.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu:<br />
<br />
h<br />
<br />
Đề tài nghiên cứu hướng đến các mục tiêu:<br />
<br />
in<br />
<br />
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng<br />
<br />
cK<br />
<br />
Thương mại.<br />
<br />
- Mô tả, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Á<br />
Châu-chi nhánh Huế từ năm 2009-2011 từ đó tìm ra các nguyên nhân dẫn đến rủi ro<br />
<br />
họ<br />
<br />
tín dụng trong thời gian qua.<br />
<br />
- Trên cơ sở lý luận, thực trạng và nguyên nhân, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu-chi<br />
nhánh Huế.<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:<br />
- Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng<br />
<br />
Thương mại cổ phần Á Châu-chi nhánh Huế<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Thời gian: Số liệu phân tích được sử dụng trong khoảng thời gian 3 năm ( 20092011)<br />
+ Không gian: Ngân hàng TMCP Á Châu-chi nhánh Huế<br />
+ Nội dung: Nghiên cứu rủi ro trong hoạt động cho vay<br />
SVTH: Đinh Khắc Miên Nhi<br />
<br />
2<br />
<br />
Luận văn tốt nghiệp<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu:<br />
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Là phương pháp tìm hiểu những vấn đề liên<br />
quan đến đề tài nghiên cứu thông qua các tài liệu như sách báo, thông tin qua mạng<br />
Internet, các tài liệu tập huấn của ngân hàng, các tài liệu liên quan.<br />
- Phương pháp thu thập số liệu: Là phương pháp thu thập thông tin sử dụng cho<br />
bài nghiên cứu. Số liệu được thu thập trực tiếp từ chi nhánh ngân hàng trong khoảng<br />
thời gian từ năm 2009 đến năm 2011<br />
<br />
uế<br />
<br />
- Phương pháp xử lý số liệu:<br />
+ Phương pháp so sánh: So sánh,đối chiếu các chỉ tiêu qua từng năm để đánh giá<br />
<br />
H<br />
<br />
sự biến động của từng chỉ tiêu<br />
<br />
+ Phương pháp phân tích số liệu: Là phương pháp dựa trên số liệu đã thu thập và<br />
<br />
tế<br />
<br />
so sánh, tiến hành đánh giá các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng để lý giải, xác định<br />
tính hợp lý của thông tin cung cấp về hoạt động tín dụng của ngân hàng.<br />
<br />
cK<br />
<br />
5. Cấu trúc đề tài:<br />
<br />
in<br />
<br />
những kết luận và đánh giá cần thiết.<br />
<br />
h<br />
<br />
+ Phương pháp tổng hợp số liệu: Tổng hợp những thông tin đã thu thập để rút ra<br />
<br />
Đề tài được chia làm 3 phần với nội dung nghiên cứu như sau:<br />
Phần I: Đặt vấn đề<br />
<br />
họ<br />
<br />
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Bao gồm:<br />
Chương 1:<br />
<br />
Tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng ngân hàng<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu-chi nhánh<br />
Huế<br />
<br />
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu-chi<br />
<br />
nhánh Huế<br />
<br />
Phần III: Kết luận và kiến nghị<br />
<br />
SVTH: Đinh Khắc Miên Nhi<br />
<br />
3<br />
<br />
Luận văn tốt nghiệp<br />
<br />
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN<br />
CỨU<br />
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO<br />
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG<br />
Tín dụng ngân hàng:<br />
<br />
1.1.1.<br />
<br />
Khái niệm:<br />
<br />
uế<br />
<br />
1.1.<br />
<br />
H<br />
<br />
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân<br />
hàng hoặc các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các<br />
<br />
tế<br />
<br />
chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong<br />
một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều<br />
<br />
h<br />
<br />
kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.<br />
<br />
in<br />
<br />
Căn cứ theo khoản 01 Điều 03 của Quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đối với<br />
khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày<br />
<br />
cK<br />
<br />
31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Cho vay là một hình thức cấp<br />
tín dụng, theo đó Tổ chức Tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử<br />
<br />
họ<br />
<br />
dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả<br />
cả gốc và lãi.”<br />
<br />
Căn cứ theo Điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX đã được<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ hai thông qua<br />
ngày 12 tháng 12 năm 1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 1998 thì<br />
“Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, vốn huy động<br />
để cấp tín dụng”<br />
Căn cứ theo Điều 49 của Luật này về “Cấp tín dụng” thì Tổ chức tín dụng được<br />
cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu<br />
và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy<br />
định của Ngân hàng Nhà nước.<br />
1.1.2.<br />
<br />
Bản chất của tín dụng:<br />
<br />
SVTH: Đinh Khắc Miên Nhi<br />
<br />
4<br />
<br />
Luận văn tốt nghiệp<br />
<br />
Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở<br />
hoàn trả và có các đặc trưng sau:<br />
- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho<br />
vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản).<br />
- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản<br />
cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây<br />
là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng.<br />
<br />
là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.<br />
<br />
uế<br />
<br />
- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác<br />
<br />
H<br />
<br />
- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở bên đi vay cam<br />
kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.<br />
Vai trò của tín dụng:<br />
<br />
tế<br />
<br />
1.1.3.<br />
<br />
h<br />
<br />
- Tín dụng ngân hàng là động lực thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, là công cụ<br />
<br />
in<br />
<br />
thúc đẩy quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, thông qua việc cung ứng vốn<br />
đầy đủ và kịp thời cho mọi tổ chức cá nhân. Nguồn vốn phục vụ cho quá trình tái sản<br />
<br />
cK<br />
<br />
xuất và tái sản xuất mở rộng có thể được cung ứng từ nhiều nguồn khác nhau như tự<br />
tích luỹ, ngân sách Nhà nước cấp phát, liên doanh, vay ngân hàng… Trong đó vay<br />
<br />
họ<br />
<br />
ngân hàng đóng vai trò quan trọng nhất. Bởi vì nguồn vốn này được cung ứng đầy đủ,<br />
kịp thời và nhanh chóng nhất. Mặt khác, sử dụng vốn vay ngân hàng có tác dụng thúc<br />
đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vì tính chất của nguồn vốn này<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
là hoàn trả đầy đủ và đúng hạn.<br />
- Tín dụng ngân hàng góp phần thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế. Thông<br />
<br />
qua định hướng đầu tư tín dụng với các chính sách nhất định, tín dụng ngân hàng có<br />
tác dụng rất to lớn đến điều chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với chính sách và định<br />
hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định.<br />
- Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế và tăng cường<br />
chế độ hạch toán kế toán. Nguyên tắc của hoạt động tín dụng là hoàn trả đúng hạn đầy<br />
đủ và có lãi. Vì thế khi bất kỳ một đơn vị kinh tế xã hội nào có nhu cầu vay vốn tín<br />
dụng, điều đầu tiên họ nghĩ đến là phải tính toán hiệu quả sử dụng vốn vay, ở đây đòn<br />
<br />
SVTH: Đinh Khắc Miên Nhi<br />
<br />
5<br />
<br />