Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng (NH), trong đó<br />
có thể kể đến khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng (CVTD). Vì<br />
các khoản CVTD thường có lợi nhuận lớn do mức lãi suất tính trên các khoản CVTD<br />
cao hơn các khoản cho vay khác. Và trong hoàn cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển,<br />
<br />
uế<br />
<br />
đời sống người dân ngày càng tăng cao, nhu cầu vay tiêu dùng của người dân cũng<br />
ngày một lớn. Từ đó tạo điều kiện cho ngân hàng (NH) tiếp tục đẩy mạnh hoạt động<br />
<br />
H<br />
<br />
cho vay đem đến nhiều lợi nhuận tiềm năng này.<br />
<br />
Tuy nhiên lợi nhuận thường đi kèm với rủi ro, hoạt động CVTD của các ngân hàng<br />
<br />
tế<br />
<br />
thương mại (NHTM) có chi phí và rủi ro cao nhất trong các hoạt động cho vay khác.<br />
<br />
h<br />
<br />
Thêm vào đó là yêu cầu của nền kinh tế xã hội ngày càng cao, sự cạnh tranh diễn ra<br />
<br />
in<br />
<br />
gay gắt giữa các ngân hàng, bên cạnh chủ trương hạn chế tăng trưởng tín dụng do mục<br />
tiêu thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát của ngân hàng nhà nước (NHNN). Điều này<br />
<br />
cK<br />
<br />
đặt ra thách thức cho các ngân hàng trong việc tính toán làm sao để khoản vay vừa<br />
đem đến lợi nhuận cho ngân hàng vừa là một khoản vay có “chất lượng” để hạn chế<br />
rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất có thể, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của khách<br />
<br />
họ<br />
<br />
hàng (KH) và nâng cao vị thế của mình trên thị trường.<br />
Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh<br />
Huế” làm khóa luận tốt nghiệp với hi vọng góp phần nâng cao chất lượng CVTD nói<br />
riêng cũng như hoạt động kinh doanh của NH nói chung trong những năm tới.<br />
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài<br />
- Hệ thống những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng, nâng cao chất lượng cho<br />
vay tiêu dùng.<br />
- Tìm hiểu thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng.<br />
- Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, từ đó<br />
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.<br />
<br />
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Mỹ Ni<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Khóa luận tập trung nghiên cứu về CVTD và các vấn đề liên quan đến chất lượng<br />
CVTD của ngân hàng, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu<br />
dùng của ngân hàng trong thời gian tới.<br />
4. Phạm vị nghiên cứu<br />
- Về mặt thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi 3 năm 2009; 2010;2011.<br />
<br />
uế<br />
<br />
- Về mặt không gian: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Huế.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
H<br />
<br />
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp tìm hiểu những vấn đề liên<br />
quan đến đề tài bằng cách đọc, tổng hợp, phân tích thông tin từ giáo trình, internet,<br />
<br />
tế<br />
<br />
sách báo, các tài liệu có liên quan đến nghiệp vụ tại đơn vị thực tập.<br />
- Phương pháp quan sát: là phương pháp được sử dụng để đánh giá thực trạng hoạt<br />
<br />
h<br />
<br />
động của ngân hàng.<br />
<br />
in<br />
<br />
- Phương pháp phân tích: dựa vào số liệu thô từ phía ngân hàng cung cấp, tiến<br />
<br />
cK<br />
<br />
hành tính toán các chỉ tiêu, từ đó so sánh, phân tích, đánh giá chất lượng cho vay tiêu<br />
dùng tại ngân hàng. Phương pháp này được sử dụng trong khi xử lý số liệu.<br />
- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp lại những thông tin đã thu thập được sao cho<br />
<br />
họ<br />
<br />
phù hợp với đề tài nghiên cứu và rút ra những kết luận cần thiết. Phương pháp này<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
được sử dụng trong giai đoạn hoàn thành bản thảo của đề tài.<br />
<br />
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Mỹ Ni<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG VÀ<br />
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG<br />
<br />
1.1 Những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại<br />
1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng<br />
<br />
uế<br />
<br />
CVTD là một mảng trong hoạt động cho vay của NH. Có nhiều khái niệm khác<br />
nhau về CVTD. Theo Tiến sỹ Nguyễn Minh Kiều, giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng<br />
<br />
H<br />
<br />
thương mại: “CVTD là loại cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu và mua sắm tiện<br />
nghi sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao đời sống dân cư. Khách hàng vay là những<br />
<br />
tế<br />
<br />
người có thu nhập không phải cao nhưng ổn định, chủ yếu là công nhân viên chức<br />
<br />
h<br />
<br />
hưởng lương và có việc làm ổn định và số lượng khách hàng thì rất đông”.<br />
<br />
in<br />
<br />
Bản chất của CVTD là ứng trước, trả dần, là động lực để người vay kiếm thêm thu<br />
nhập và tiết kiệm; để đảm bảo nghĩa vụ nợ, họ lo dành dụm cho những mục tiêu lớn,<br />
<br />
cK<br />
<br />
không chi tiêu vô ích. Khác với cho vay kinh doanh, CVTD thiên về giám sát mục<br />
đích sử dụng món vay và kiểm tra thu nhập của người vay hơn.<br />
<br />
họ<br />
<br />
1.1.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng<br />
<br />
- Giá trị món vay thường nhỏ lẽ, phân tán nhưng số lượng các món vay thì lại rất<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
lớn. Vì mục đích của khoản vay tiêu dùng là để phục vụ tiêu dùng, mà giá trị tiêu dùng<br />
là hàng hóa và dịch vụ thường có giá trị không lớn dẫn đến quy mô các khoản vay này<br />
cũng nhỏ.<br />
<br />
- Người vay sử dụng tiền vay vào hoạt động không sinh lời, nguồn trả nợ độc lập<br />
<br />
với việc sử dụng tiền vay.<br />
- Lãi suất các khoản CVTD phần lớn đều cao hơn các khoản vay khác của NH vì<br />
khoản vay tiêu dùng có chi phí và rủi ro cao nhất trong các loại cho vay của NH. Các<br />
khoản CVTD có rủi ro cao do tình hình tài chính của KH có thể thay đổi nhanh chóng<br />
tùy theo trình trạng công việc hay sức khỏe của họ.<br />
<br />
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Mỹ Ni<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
- Nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế, tăng lên khi nền kinh tế thịnh vượng và giảm<br />
xuống khi nền kinh tế suy thoái.<br />
- Người tiêu dùng ít nhạy cảm với lãi suất, họ quan tâm đến khoản tiền phải trả<br />
hàng tháng hơn là mức lãi suất ghi trong hợp đồng.<br />
- Tư cách, phẩm chất của KH vay thường rất khó xác định, chủ yếu dựa vào đánh<br />
giá, cảm nhận và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Đây là điều rất quan trọng quyết<br />
định sự hoàn trả của khoản vay.<br />
<br />
uế<br />
<br />
1.1.3 Phân loại cho vay tiêu dùng<br />
a. Căn cứ vào mục đích vay<br />
<br />
H<br />
<br />
- Cho vay tiêu dùng cư trú: là các khoản cho vay tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây<br />
<br />
tế<br />
<br />
dựng hoặc cải tạo nhà ở của KH là cá nhân hoặc hộ gia đình.<br />
<br />
- Cho vay tiêu dùng phi cư trú: là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các<br />
<br />
in<br />
<br />
b. Căn cứ vào hình thức cho vay<br />
<br />
h<br />
<br />
chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch…<br />
<br />
cK<br />
<br />
Cho vay tiêu dùng trực tiếp: đây là hình thức cho vay trong đó NH trực tiếp tiếp<br />
xúc và cho KH vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này. Bao gồm các phương thức<br />
sau:<br />
<br />
họ<br />
<br />
- Cho vay tiêu dùng trả theo định kỳ: đây là hình thức cho vay trong đó KH đi vay<br />
trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho NH nhiều lần, và theo những kỳ hạn nhất định<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường áp dụng cho các khoản vay có giá trị<br />
lớn, hoặc thu nhập từng định kỳ của KH vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần<br />
số nợ vay.<br />
<br />
- Cho vay tiêu dùng phi trả góp: tiền vay trả được KH thanh toán cho NH một lần<br />
<br />
khi đáo hạn. Hình thức cho vay này chỉ phù hợp với khoản cho vay có giá trị nhỏ và<br />
thời gian ngắn.<br />
- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: là các khoản cho vay trong đó NH cho phép KH<br />
sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản<br />
vãng lai. Theo phương thức này, trong thời hạn được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu<br />
<br />
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Mỹ Ni<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được trong từng kỳ, KH được NH cho phép vay và trả<br />
nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.<br />
Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là việc NH mua các khoản nợ phát sinh do những<br />
công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng.<br />
c. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng<br />
- Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc<br />
có sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân KH.<br />
<br />
hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba.<br />
<br />
H<br />
<br />
d. Căn cứ vào thời hạn cho vay<br />
<br />
uế<br />
<br />
- Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay được NH cung ứng, phải có tài sản thế chấp<br />
<br />
- Ngắn hạn: loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp<br />
<br />
tế<br />
<br />
sự thiếu hụt của chi tiêu cá nhân.<br />
<br />
- Trung dài hạn: loại cho vay có thời hạn trên 1 năm và được sử dụng để mua, sửa<br />
<br />
h<br />
<br />
chữa nhà, mua các thiết bị sinh hoạt có giá trị lớn…<br />
<br />
cK<br />
<br />
a. Đối với ngân hàng<br />
<br />
in<br />
<br />
1.1.4 Vai trò của cho vay tiêu dùng<br />
<br />
Tác động tích cực: giúp mở rộng quan hệ với KH từ đó tăng khả năng huy động<br />
tiền gửi cho NH; tạo điều kiện đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, góp phần nâng<br />
<br />
họ<br />
<br />
cao thu nhập và phân tán rủi ro cho NH.<br />
Tác động tiêu cực: CVTD tốn chi phí và rủi ro cao hơn so với các khoản tín<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
dụng khác nên cần có biện pháp khắc phục.<br />
b. Đối với người tiêu dùng<br />
Tác động tích cực: thông qua CVTD, người tiêu dùng được hưởng các tiện ích<br />
<br />
trước khi tích lũy đủ tiền; đặc biệt trong trường hợp chi tiêu có tính chất cấp bách như<br />
chi cho giáo dục và y tế, khuyến khích việc tăng thu nhập và tiết kiệm chi tiêu để trả<br />
nợ vay.<br />
Tác động tiêu cực: nếu lạm dụng việc đi vay tiêu dùng thì có thể dẫn tới việc<br />
người đi vay chi tiêu vượt quá mức cho phép, làm giảm khả năng tiết kiệm và chi tiêu<br />
trong tương lai. Nếu người đi vay lâm vào tình trạng khó khăn, mất khả năng chi trả<br />
thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống.<br />
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Mỹ Ni<br />
<br />
5<br />
<br />