intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng may mặc

Chia sẻ: Hgfghff Hgfghff | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

225
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng may mặc nêu những vấn đề cơ bản về chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành may mắc; thực trạng chuỗi giá trị hàng may mặc toàn cầu và việc tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam. Và các giải pháp nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị hàng may mặc toàn cầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng may mặc

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ------------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU ĐỐI VỚI HÀNG MAY MẶC Sinh viên thực hiện : Nguyễn Vũ Minh Phương Lớp : Nhật 4 Khoá : 43G– KT&KDQT Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Phạm Thị Hồng Yến Hà Nội – Tháng 06/2008
  2. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU TRONG NGÀNH MAY MẶC ........................................................... 4 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU ................ 4 1. Khái niệm chuỗi giá trị ...................................................................... 4 1.1. Chuỗi giá trị giản đơn .................................................................. 5 1.2. Chuỗi giá trị mở rộng ................................................................... 6 1.3. Chuỗi giá trị kết hợp ..................................................................... 8 2. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu ..................................................... 12 2.1. Định nghĩa .................................................................................. 12 2.2. Phân loại..................................................................................... 13 2.2.1. Chuỗi giá trị do người sản xuất chi phối (producer driven)... 13 2.2.2. Chuỗi giá trị do người mua chi phối (buyer driven) .............. 14 2.3. Đặc điểm chuỗi giá trị toàn cầu ................................................. 15 2.3.1. Điều hành trong chuỗi giá trị (Governance) ......................... 15 2.3.2. Nâng cấp trong chuỗi giá trị ................................................. 16 2.4. Các chủ thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ........................ 18 2.4.1. Các công ty đa và xuyên quốc gia (MNCs, TNCs) ................. 18 2.4.2. Các công ty vừa và nhỏ (SMEs)............................................. 19 2.5. Lợi ích của việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ................. 21 II. CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU TRONG NGÀNH MAY MẶC....... 22 1. Đặc điểm ngành may mặc thế giới .................................................. 22 2. Đặc điểm chuỗi giá trị hàng may mặc toàn cầu ............................. 24 2.1. Thiết kế sản phẩm ...................................................................... 26 2.2. Hệ thống sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu ...................... 26 2.3. Hệ thống sản xuất và cung ứng hàng may mặc ......................... 27
  3. 2.4. Hệ thống marketing và phân phối .............................................. 27 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ HÀNG MAY MẶC TOÀN CẦU VÀ VIỆC THAM GIA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ............................................................................................................ 29 I. THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ HÀNG MAY MẶC TOÀN CẦU .................................................................................................................. 29 1. Nội dung và tình hình thực hiện Hiệp định ATC ........................... 29 2. Thực trạng chuỗi giá trị dƣới ảnh hƣởng của Hiệp định ATC ..... 30 2.1. Châu Á trở thành khu vực cung ứng sản phẩm dệt may chủ yếu ........................................................................................................... 31 2.2. Các quốc gia nhập khẩu có xu hướng tìm những nguồn cung tập trung, quy mô lớn .............................................................................. 32 2.3. Vai trò của các nhà bán lẻ ngày càng gia tăng trong chuỗi giá trị ........................................................................................................... 33 II. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HIỆP ĐỊNH ATC HẾT HIỆU LỰC ĐẾN CÁC CHỦ THỂ TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ ......................................... 34 1. Tác động của việc Hiệp định ATC hết hiệu lực đến các nhà nhập khẩu hàng may mặc toàn cầu .............................................................. 34 1.1. Nhà nhập khẩu Hoa Kỳ .............................................................. 35 1.2. Nhà nhập khẩu EU..................................................................... 38 2. Tác động của việc Hiệp định ATC hết hiệu lực đến các nhà xuất khẩu hàng may mặc toàn cầu .............................................................. 39 III. THỰC TRẠNG THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ........................................... 46 1. Thực trạng vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị hàng toàn cầu đối với hàng may mặc .......................................................................... 46 2. Thực trạng hoạt động sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu ...... 48 2.1. Hoạt động sản xuất và cung ứng nguyên liệu ............................ 48 2.1.1. Dệt vải................................................................................... 48 2.1.2. Nhuộm, in và hoàn tất ........................................................... 51 2.2. Hoạt động sản xuất và cung ứng phụ liệu ................................. 52 3. Thực trạng hoạt động sản xuất và cung ứng hàng may mặc ......... 54
  4. 3.1. Sản xuất sản phẩm may mặc ...................................................... 54 3.2. Các thị trường cung ứng chủ yếu............................................... 58 3.2.1. Thị trường Mỹ ....................................................................... 59 3.2.2. Thị trường EU ....................................................................... 60 3.2.3. Thị trường Nhật Bản ............................................................. 61 IV. PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM KHI THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU .. 62 1. Điểm mạnh ....................................................................................... 62 2. Điểm yếu ........................................................................................... 63 3. Cơ hội ............................................................................................... 64 4. Thách thức ....................................................................................... 65 CHƢƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ HÀNG MAY MẶC TOÀN CẦU .................. 67 I. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM .. 67 1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................... 67 2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 67 3. Định hƣớng phát triển ..................................................................... 68 3.1. Sản phẩm .................................................................................... 68 3.2. Đầu tư và phát triển sản xuất .................................................... 69 3.3. Bảo vệ môi trường ...................................................................... 69 II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU HÀNG MAY MẶC.............................. 70 1. Các giải pháp thuộc trách nhiệm của Chính phủ .......................... 71 1.1. Điều chỉnh cơ chế chính sách ngành dệt may nhằm nâng cao năng lực thâm nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu ................................ 71 1.2. Đầu tư và kêu gọi đầu tư vào ngành cung ứng nguyên phụ liệu ........................................................................................................... 72 1.3. Nâng cao nguồn vốn đầu tư cho ngành may mặc ...................... 73 2. Các giải pháp thuộc quyền hạn của Bộ, ngành .............................. 74 2.1. Nâng cao năng lực thiết kế thời trang toàn ngành .................... 74 2.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho tiến trình gia nhập chuỗi giá trị ........................................................................ 76
  5. 2.3. Đầu tư phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại cho ngành dệt may .................................................................................................... 78 2.4. Nghiên cứu và phát triển những nguồn nguyên phụ liệu mới .. 79 3. Các giải pháp thuộc vai trò của Hiệp hội dệt may ......................... 81 3.1. Thúc đẩy mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành dệt may .................................................................................................... 81 3.2. Kiến nghị cơ chế, chính sách và thúc đẩy mở cửa thị trường, chống các biện pháp phi thuế trong thương mại quốc tế .................. 82 4. Các giải pháp đối với doanh nghiệp ................................................ 83 4.1. Đầu tư thích đáng cho các hoạt động nghiên cứu thị trường .... 83 4.2. Nâng cao các nỗ lực tiếp cận thị trường .................................... 84 4.3. Tiết kiệm chi phí, tối đa hóa hiệu quả hoạt động ....................... 85 4.4. Chuyển đổi hình thức kinh doanh sang phương thức kinh doanh trực tiếp (FOB) .................................................................................. 86 4.5. Cần tìm hiểu và nắm chắc các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................... 87 KẾT LUẬN ................................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 91
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TNC Công ty xuyên quốc gia (Transnational Company) SME Công ty vừa và nhỏ (Small and Medium Enterprise) MNC Công ty đa quốc gia (Multinational Company) UNCTAD Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (United Nation Conference on Trade and Development) IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Money Fund) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) EU Liên minh Châu Âu (European Union) WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) ATC Hiệp định về hàng dệt may (Agreement on Textiles and Clothing) MFA Hiệp định đa sợi (Multifiber Agreement) SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) CAFTA Hiệp định thương mại tự do Trung Mỹ (Central America Free Trade Agreement) USD Đồng đôla Mỹ (United State Dollar) CAD Phần mềm dùng trong các thiết bị nền tảng bằng máy tính hỗ trợ việc thiết kế (Computer-aided Design) CAM Phần mềm dùng trong chế tạo các thành phần vật mẫu (Computer-aided Manufactuaring) AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (Asean Free Trade Area)
  7. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1 Chuỗi giá trị giản đơn Trang 6 Hình 2 Chuỗi giá trị mở rộng – chuỗi đồ gỗ nội thất Trang 7 Hình 3 Chuỗi giá trị kết hợp Trang 8 Hình 4 Sơ đồ về chuỗi giá trị của doanh nghiệp Trang 10 Hình 5 Hệ thống giá trị Trang 11 Hình 6 Bản đồ chuỗi giá trị - Lý thuyết và thực tế Trang 11 Hình 7 Các cấp bậc của nâng cấp Trang 17 Hình 8 Nâng cấp trong nội bộ chuỗi Trang 18 Hình 9 Đồ thị thể hiện chuỗi giá trị hàng may mặc Trang 25 Hình 10 Biến động nhập khẩu sản phẩm dệt may của Mỹ Trang 37 Hình 11 Vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu Trang 47
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Phân tích chuỗi giá trị quả đào đóng hộp Trang 13 Bảng 1.2 Phân biệt hai loại hình chuỗi giá trị Trang 15 Bảng 1.3 Chuỗi giá trị hàng may mặc Trang 25 Bảng 2.1 Lịch trình bãi bỏ quota theo Hiệp định ATC Trang 30 Bảng 2.2 10 nước nhập khẩu sản phẩm may mặc hàng đầu Trang 35 Bảng 2.3 Cán cân thương mại của ngành dệt may Mỹ Trang 36 Bảng 2.4 Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của EU năm 2006 Trang 39 Bảng 2.5 10 nhà xuất khẩu sản phẩm may mặc hàng đầu Trang 39 Bảng 2.6 Tăng trưởng xuất khẩu đối với một số nước xuất khẩu Trang 40 mặt hàng may mặc chính Bảng 2.7 Xu hướng nhập khẩu hàng may mặc của Hoa kỳ Trang 42 Bảng 2.8 Năng lực sản xuất của ngành dệt Việt Nam Trang 49 Bảng 2.9 Trang thiết bị của ngành dệt Việt Nam Trang 51 Bảng 2.10 Sản xuất nguyên phụ liệu của ngành dệt năm 2005 Trang 53 Bảng 2.11 Các thị trường xuất khẩu may lớn của Việt Nam Trang 59 Bảng 2.12 Các sản phẩm may nhập khẩu hàng đầu từ Việt Nam Trang 59 theo tỷ trọng xuất khẩu của từng danh mục năm 2006 Bảng 3.1 Mục tiêu phát triển ngành may mặc Việt Nam Trang 67 Bảng 3.2 Các chỉ tiêu trong chiến lược phát triên ngành dệt may Trang 68 Việt Nam
  9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 11/1/2007 có thể coi là một dấu ấn lịch sử với nền kinh tế Việt Nam khi mà Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, mở ra một thời kỳ mới với những vận hội cùng thách thức mới. Cánh cửa hội nhập mang đến những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam được thỏa sức vẫy vùng trong thị trường toàn cầu đầy hứa hẹn, nhưng thị trường đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ non trẻ về kinh nghiệm, yếu kém về tiềm lực tài chính mà còn thiếu một tầm nhìn toàn cầu. Nền kinh tế thế giới hiện nay đã không còn là một tập hợp nhiều nền kinh tế đơn lẻ mà là một tổng hòa các mối liên kết phức tạp, đan xen chặt chẽ với nhau, trong đó không thể không nhắc tới vai trò và sức ảnh hưởng ngày càng lớn của các tập đoàn đa quốc gia. Chính mạng lưới dày đặc các công ty con và hệ thống chi nhánh trải trên khắp các quốc gia, lãnh thổ đã quyết định đến sự phân công lao động quốc tế. Giờ đây, từng doanh nghiệp từ nhiều quốc gia khác nhau đang dần trở thành những mắt xích quan trọng trong dòng chảy giá trị gia tăng toàn cầu. Tồn tại hay không tồn tại, tất cả phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có phát huy được lợi thế so sánh của mình trong chuỗi giá trị hay không.Vì vậy, việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quan điểm chuỗi giá trị chính là cách thức hữu hiệu để đánh giá năng lực cạnh tranh và tìm ra lời giải cho bài toán hội nhập. Mọi quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn của mình đều phải xác định hướng ưu tiên phát triển trên cơ sở những nguồn lực và lợi thế hiện có. Ở nước ta, ngành may mặc với những lợi thế như chi phí thấp, tạo nhiều công ăn việc làm đang là một ngành chủ lực cho sự phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay ngành đang đứng trước nguy cơ lớn do sự cạnh 1
  10. tranh khốc liệt của nhà sản xuất hàng may mặc khổng lồ Trung Quốc. Với lợi thế to lớn do quy mô, công nghệ và chiến lực đầu tư hợp lý, Trung Quốc không chỉ cạnh tranh với chúng ta trong việc nhận các đơn đặt hàng của nước ngoài mà còn đang dần chiếm giữ những phân đoạn tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Ngoài ra, hiện nay các doanh nghiệp may mặc Việt Nam vẫn chưa thể so sánh được với các tập đoàn may mặc khổng lồ đến từ Mỹ, EU, Nhật Bản…Ngành may mặc Việt Nam nếu không nhanh chóng tìm ra hướng đi mới, trong tương lai chắc chắn sẽ thất bại trong việc hội nhập vào thị trường may mặc toàn cầu. Trước đòi hỏi bức thiết của tình hình mới, bất cứ một gợi ý nào giúp cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam vừa phát huy được nội lực, vừa tận dụng được những ảnh hưởng tích cực của ngoại lực nhằm tham gia sâu hơn vào mạng lưới sản xuất hàng may mặc toàn cầu cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Do đó, những nghiên cứu về chuỗi giá trị may mặc toàn cầu chứa đựng cả ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Chính vì vậy, em đã chọn chủ đề: “ Thực trạng và giải pháp nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng may mặc” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp hướng đến một số mục tiêu cơ bản: - Nghiên cứu nhằm làm rõ các vấn đề về chuỗi giá trị, chuỗi giá trị toàn cầu và đánh giá ảnh hưởng của chúng. - Nghiên cứu tình hình chuỗi và dự đoán xu hướng phát triển của chuỗi giá trị hàng may mặc toàn cầu. - Đánh giá mức độ tham gia của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam vào chuỗi giá trị may mặc thế giới, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc tham gia chuỗi giá trị, từ đó đề ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. 2
  11. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: chuỗi giá trị may mặc toàn cầu và vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị may mặc toàn cầu Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp sử dụng đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp… để nghiên cứu với sự hỗ trợ của các công cụ minh họa như bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ thông qua kết quả thống kê, so sánh. 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp Ngoài các phần Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục bảng biểu hình vẽ… khóa luận tốt nghiệp gồm có ba chương sau: Chƣơng I: Những vấn đề cơ bản về chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành may mặc Chƣơng II: Thực trạng chuỗi giá trị hàng may mặc toàn cầu và việc tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam Chƣơng III: Các giải pháp nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị hàng may mặc toàn cầu Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Th.S Phạm Thị Hồng Yến mặc dù rất bận rộn với công tác giảng dạy đã giành rất nhiều thời gian giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. 3
  12. CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU TRONG NGÀNH MAY MẶC I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 1. Khái niệm chuỗi giá trị Mỗi một hàng hóa khi tới được tay người tiêu dùng đều là một sản phẩm hoàn chỉnh kết tinh toàn bộ các giá trị gia tăng từ khi sản phẩm mới chỉ là ý tưởng đến khi đưa được sản phẩm hiện hữu tới cho khách hàng. Quá trình này bao gồm rất nhiều công đoạn tỉ mỉ và phức tạp mà mỗi công đoạn ấy lại làm gia tăng thêm giá trị của sản phẩm. Trong thời kỳ sản xuất bước đầu phát triển, mỗi cá thể làm tất cả mọi công đoạn để sản xuất hàng hóa mang đi trao đổi với nhau. Nền sản xuất đó mới chỉ mang tính sơ khai và nhỏ lẻ, chưa có sự chuyên môn hóa vì vậy thuật ngữ “chuỗi giá trị “ chưa được người ta bắt tay vào nghiên cứu. Tuy nhiên, xã hội loài người sau hàng nghìn năm phát triển ngày nay đã mang một bộ mặt hoàn toàn khác. Chuyên môn hóa được thực hiện ở tất cả mọi lĩnh vực. Các công ty cố gắng tối đa để tối thiểu hóa chi phí, nâng cao lợi nhuận bằng hiệu quả kinh tế theo quy mô và sự chuyên môn hóa trong từng công đoạn sản xuất. Tất cả các công đoạn trong toàn bộ quá trình sản xuất được thực hiện bài bản và có hệ thống, giống như những mắt xích liên kết với nhau. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về mối liên kết đó ngày càng trở nên cấp thiết cùng với nhu cầu tối thiểu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay. Chính vì vậy, tiến sĩ kinh tế học Michael Porter thuộc trường Đại học Harvard đã nghiên cứu và sáng tạo nên thuật ngữ “ chuỗi giá trị” (global value chain) được sử dụng rất 4
  13. nhiều trong những nghiên cứu về nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Vậy, chuỗi giá trị là gì? Cho tới nay, vẫn có nhiều tranh cãi về một định nghĩa thống nhất cho thuật ngữ “chuỗi giá trị”, các nhà nghiên cứu kinh tế khi đứng từ các góc độ khác nhau lại đưa ra những định nghĩa khác nhau phản ánh nhiều mặt trong bản chất của “chuỗi giá trị”. Vì vậy để có được định nghĩa chính xác hơn cả, tốt nhất là xem xét định nghĩa chuỗi giá trị trong mối quan hệ với giới hạn nghiên cứu của nó. Theo mức độ phức tạp trong hệ thống chuỗi giá trị, có thể phân chia thành ba loại chuỗi sau đây:  Chuỗi giá trị giản đơn  Chuỗi giá trị mở rộng  Chuỗi giá trị kết hợp 1.1. Chuỗi giá trị giản đơn Theo quan điểm của Raphael Kaplinsky và Mike Morris, tác giả cuốn “Sổ tay về chuỗi giá trị” (Handbook for value chain - 2002) thì: “Chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động cần thiết để đưa sản phẩm dịch vụ từ ý tưởng, thông qua khâu chế biến (bao gồm sự kết hợp các hoạt động chế biến vật lý với các dịch vụ cung ứng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất), cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng và cuối cùng là công đoạn tái chế”. Còn theo quan điểm của tiến sĩ kinh tế học Michael Porter (1985) định nghĩa: “Chuỗi giá trị gồm toàn bộ các hoạt động gia tăng giá trị bắt đầu từ khâu cung cấp nguyên liệu đến sản xuất, chế biến, lưu kho hàng hóa, marketing và cung cấp dịch vụ hậu mãi”. Như vậy, về bản chất thì hai định nghĩa trên là tương đồng, tuy nhiên, hai tác giả cuốn “Sổ tay về chuỗi giá trị” có điểm tiến bộ hơn so với Michael Porter là đã đề cập đến khâu tái chế như một thành tố cấu thành đóng góp thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm. Bởi lẽ, sự phát triển kinh tế của quốc gia cần phải chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và gìn giữ những nguồn tài nguyên thiên nhiên, chăm lo bảo tồn và 5
  14. phát triển lợi ích cho thế hệ tương lai. Không những thế, các hoạt động tái chế, tận dụng nguồn nguyên liệu còn là một mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp nhất là khi các nguồn lực thiên nhiên đang ngày càng trở nên cạn kiệt. Cùng với sự cải thiện rõ rệt trong ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng, những hàng hóa được dán mác “công nghệ xanh” trở thành lựa chọn ưu tiên trong con mắt khách hàng còn những hàng hóa không thân thiện với môi trường, gây hại cho người sử dụng bị đào thải. Như vậy, các công đoạn xử lý sau khi bán hàng ngày nay cũng đóng góp một giá trị không nhỏ vào giá trị vô hình của sản phẩm. Mô hình chuỗi giá trị giản đơn được trình bày như sau: Hình 1: Chuỗi giá trị giản đơn Nguồn:Sổ tay về chuỗi giá trị,2002 1.2. Chuỗi giá trị mở rộng Trong thực tế, những công đoạn trong một dây chuyền sản xuất, phân phối vô cùng phức tạp mà chuỗi giá trị giản đơn mới chỉ phản ánh được phần cốt lõi chứ chưa biểu hiện được sự kiên kết phức tạp và đan xen giữa các công đoạn. Các nhà kinh tế quan niệm rằng, để có được một sản phẩm, phải xem xét đến cả những khâu đầu nguồn như gieo hạt, phân bón… và cả các hoạt động phân phối cho người mua ở cả trong và ngoài nước. Lấy ngành sản xuất đồ gỗ làm ví dụ. 6
  15. Ngoài các công việc ban đầu như trồng rừng, chăm bón để lấy gỗ, khi đã tạo được nguyên liệu, doanh nghiệp còn phải sử dụng kỹ thuật và phụ liệu của mình, gia công các sản phẩm gỗ thô sơ ấy. Những sản phẩm gỗ được sản xuất theo đơn đặt hàng và sẽ được phân phối đến đúng người nhận. Trong toàn bộ quá trình đó, mỗi khâu đều tạo ra giá trị gia tăng vì thế chúng đều tham gia vào chuỗi giá trị đối với ngành sản xuất đồ gỗ. Chuỗi giá trị này gọi là chuỗi giá trị mở rộng so với chuỗi giá trị giản đơn đã trình bày ở trên. Hình 2: Chuỗi giá trị mở rộng – chuỗi đồ gỗ nội thất Nguồn: Sổ tay về chuỗi giá trị, 2002 7
  16. 1.3. Chuỗi giá trị kết hợp Chuỗi giá trị kết hợp là sự móc nối các chuỗi giá trị giản đơn khác nhau nhưng có liên quan với nhau. Trong chuỗi giá trị kết hợp, một công đoạn có thể không chỉ làm gia tăng giá trị trong chuỗi đó mà còn đóng góp giá trị gia tăng cho chuỗi giá trị khác. Ví dụ, sản phẩm của ngành dệt không chỉ làm tăng giá trị cho ngành dệt mà còn tham gia vào chuỗi giá trị của ngành may nữa. Chuỗi giá trị của ngành sản xuất giấy, ngành khai khoáng và ngành sản xuất đồ gỗ đều sử dụng nguyên liệu của ngành lâm nghiệp. Các mối liên kết giữa các ngành vốn rất chặt chẽ và ngày càng có xu hướng gắn kết hơn nữa cùng với nhu cầu tìm kiếm các nguồn nguyên liệu, phụ liệu mới làm cho mạng lưới chuỗi giá trị ngày càng trở nên phức tạp. Sự thay đổi một mắt xích trong chuỗi này có thể gây ảnh hưởng lớn đến một chuỗi giá trị khác, vì vậy, một trong những nhiệm vụ của các nhà kinh tế khi nghiên cứu về chuỗi giá trị là đánh giá và lượng hóa những ảnh hưởng đó để nếu phát sinh những ảnh hưởng tiêu cực có thể tìm ra hướng giải quyết. Hình 3: Chuỗi giá trị kết hợp Nguồn: Sổ tay về chuỗi giá trị, 2002 8
  17. Như vậy chuỗi giá trị nói chung có thể hiểu là một mạng lưới liên kết đa ngành, đa cấp, liên quan đến việc đóng góp giá trị gia tăng vào sản phẩm cuối cùng, bao gồm toàn bộ các công đoạn từ đưa ra ý tưởng đến khâu cuối cùng là xử lý và tái chế. Việc nghiên cứu và phân tích xu hướng biến động của các thành tố trong chuỗi giá trị cũng như mối liên kết giữa các chuỗi giá trị giúp các nhà kinh tế dự báo được xu hướng phát triển của những liên kết lớn trong nền kinh tế. Ngoài ra, nhìn từ góc độ quản trị, chuỗi giá trị còn là một trong những phương pháp hiện đại giúp đánh giá tình hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các công đoạn. Trong cuốn “Lợi thế cạnh tranh” xuất bản năm 1985, Michael Porter đã đưa ra mô hình chuỗi giá trị trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp dựa trên hai nhóm hoạt động chính là các hoạt động chủ chốt và các hoạt động bổ trợ.  Nhóm các hoạt động chủ chốt gồm có: - Hậu cần nội bộ: hoạt động tiếp nhận, lưu kho các nguyên liệu thô, phân phối tới các cơ sở sản xuất theo yêu cầu. - Sản xuất: quá trình chuyển từ các yếu tố đầu vào thành các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hoàn chỉnh. - Hậu cần bên ngoài: hoạt động lưu kho và phân phối các hàng hóa, thành phẩm. - Marketing và bán hàng: Xác định rõ nhu cầu khách hàng và những yếu tố tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp. - Cung cấp dịch vụ: những hoạt động hỗ trợ khách hàng sau khi bán hàng.  Nhóm các hoạt động bổ trợ gồm có: - Cơ sở hạ tầng của công ty: cơ cấu tổ chức, hệ thống quản lý, văn hóa doanh nghiệp v.v… 9
  18. - Quản trị nguồn nhân lực: Chế độ tuyển dụng, thuê mướn lao động, các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chế độ đền bù cho người lao động. - Phát triển công nghệ: phát triển công nghệ cao nhằm phục vụ cho các hoạt động tạo nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. - Cung ứng: hoạt động mua các nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư làm đầu vào cho quá trình sản xuất. Lợi nhuận và giá trị gia tăng do doanh nghiệp tạo ra phụ thuộc hoàn toàn vào việc phối hợp và thực hiện một cách có hiệu quả các hoạt động này. Doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách tái định hình chuỗi giá trị nhằm cung cấp sản phẩm với một mức giá rẻ hơn hoặc đặc định hóa sản phẩm của mình tốt hơn. Hình 4: Sơ đồ về chuỗi giá trị của doanh nghiệp Nguồn: Lợi thế cạnh tranh, Michael Porter, 1985 Chuỗi giá trị của doanh nghiệp chỉ là một mắt xích trong một hệ thống lớn hơn bao gồm chuỗi giá trị của những nhà cung cấp thượng nguồn, các kênh phân phối hạ nguồn và mạng lưới khách hàng. Michael Porter gọi một chuỗi các mắt giá trị này là hệ thống giá trị, được thể hiện bởi sơ đồ sau: 10
  19. Hình 5: Hệ thống giá trị Nguồn: Lợi thế cạnh tranh, Michael Porter, 1985 Tuy nhiên, trong thực tế, mạng lưới chuỗi giá trị là một sự liên kết vô cùng phức tạp với các liên kết nhiều chiều, đa ngành đa cấp, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thật khó bóc tách được riêng một chuỗi giá trị để nghiên cứu độc lập khi mà dường như tất cả mọi chuỗi giá trị ngành hàng trên thế giới đều có mối liên hệ với nhau. Do vậy trong thực tiến nghiên cứu, các nhà kinh tế học thường biểu diễn mô hình chuỗi giá trị ở dạng đơn giản nhất là sự liên kết theo một chiều. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa các phần tử trong chuỗi nếu biểu diễn một cách đầy đủ để giúp cho việc hình dung mức độ phức tạp của nó, cần phải thể hiện như sơ đồ sau: Hình 6 : Bản đồ chuỗi giá trị: Lý thuyết và thực tế Nguồn: Sổ tay về chuỗi giá trị, 2002 11
  20. 2. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu 2.1. Định nghĩa Sự phát triển của nền kinh tế thế giới song hành với sự đòi hỏi ngày càng cao của vấn đề hiệu quả. Các doanh nghiệp làm mọi biện pháp có thể để nâng cao hiệu quả hoạt động, cắt giảm chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Hiệu quả kinh tế theo quy mô được các doanh nghiệp sử dụng như một liều thuốc chữa cháy. Khi đã khai thác hết hiệu quả kinh tế theo quy mô, các công ty đa quốc gia còn bành trướng sang các quốc gia láng giềng nơi có thể tận dụng được nguồn nhân công rẻ hơn và nguồn nguyên liệu dồi dào hơn. Mỗi linh kiện cấu thành nên sản phẩm được tìm kiếm và nhập từ những nước nơi linh kiện ấy có thể được sản xuất với chất lượng tốt nhất mà giá thành lại rẻ nhất. Giờ đây, một hàng hóa có thể có nguồn gốc cấu tạo từ hàng trăm nước và vì thế, giá trị kết tinh trong hàng hóa cũng được tập hợp từ giá trị gia tăng tạo ra từ hàng trăm quốc gia khác nhau. Tất cả các hoạt động ấy một khi đã trở nên bài bản sẽ hình thành nên một dòng chảy giá trị gia tăng toàn cầu ẩn chứa trong bản thân mỗi sản phẩm đó. Theo Kogut.B, chuỗi giá trị toàn cầu là “một tiến trình trong đó công nghệ được kết hợp với các nguồn nguyên liệu và lao động. Các nguồn đầu vào này được lắp ráp, marketing và phân phối. Một doanh nghiệp đơn lẻ có thể chỉ là một mắt xích trong dây chuyền này hoặc cũng có thể được hợp nhất theo chiều dọc trên phạm vi rộng”. Như vậy, từng doanh nghiệp đơn lẻ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu bằng lợi thế so sánh của mình. Những công ty, tập đoàn lớn là người đứng ở đầu và thao túng chuỗi giá trị thường chỉ làm các phần việc đòi hỏi nhiều chất xám và tạo ra giá trị gia tăng cao như: nghiên cứu, phát triển sản phẩm, thiết kế, phân phối…đồng thời cũng chính là người tìm kiếm và chỉ định các mắt xích còn lại của chuỗi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các quốc gia khác. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất theo 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2