Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong kinh doanh xuất khẩu ở Việt Nam
lượt xem 79
download
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong kinh doanh xuất khẩu ở Việt Nam trình bày khái quát về hành vi buôn lậu và gian lận thương mại, từ đó đánh giá thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại trong kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong kinh doanh xuất khẩu ở Việt Nam
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Như Tiến Sinh viên thực hiện : Trần Thị Lý Lớp : Anh 5 Khoá : K42B HÀ NỘI, 11/ 2007
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………1 CHƢƠNG I: Khái quát về hành vi buôn lậu và gian lận thƣơng mại…………………3 I. Khái niệm về buôn lậu và gian lận thƣơng mại………………………………...3 II. Các thủ đoạn buôn lậu và gian lận thƣơng mại ở Việt Nam…………………....7 1. Các thủ đoạn buôn lậu và gian lận thƣơng mại xét theo bản chất………………7 2. Các thủ đoạn buôn lậu và gian lận thƣơng mại xét theo tuyến hoạt động……..10 III. Nguyên nhân và hậu quả của buôn lậu và gian lận thƣơng mại………………11 1. Nguyên nhân buôn lậu và gian lận thƣơng mại………………………………..11 2. Hậu quả của buôn lậu và gian lận thƣơng mại…………………………………13 CHƢƠNG II:Thực trạng buôn lậu và gian lận thƣơng mại ở Việt Nam………………15 I. Tình hình buôn lậu và gian lận thƣơng mại của Việt Nam trong những năm gần đây………………………………………………………………………………...15 II. Các hình thức buôn lậu và gian lận thƣơng mại phổ biến ở Việt Nam………...22 1. Gian lận thƣong mại thông qua các chế độ, chính sách và hệ thống pháp luật của Nhà Nƣớc………………………………………………………………………23 2. Gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực liên doanh đầu tƣ………………………...34 3. Các hình thức gian lận thƣơng mại khác……………………………………….34 III. Hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại ở Việt Nam trong thời gian qua…………………………………………………………………..36 1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại 2. Kết quả đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại của Hải quan Việt Nam trong thời gian qua………………………………………………………..49 CHƢƠNG III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại………………………………………………………55 I. Một số vấn đề rút ra trong hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại……………………………………………………………………..55
- 1. Những thuận lợi trong hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại……………………………………………………………………………55 2. Một số khó khăn trong hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại……………………………………………………………………………55 II. Mục tiêu, nhiệm vụ, phƣơng hƣớng của hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại…………………………………………………………..60 1. Mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại đến năm 2010…………………………………………………………………60 2. Phƣơng hƣớng hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại trong thời gian trƣớc mắt……………………………………………………...62 III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại……………………………………….65 1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại……………………………………………………………………..65 2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại……………………………………………………………………..78 KẾT LUẬN……………………………………………………………………………82
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật hình sự 1999 2. Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 3. Luật Hải quan 4. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 5. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 6. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002 7. Nghị định 138/2004/NĐ-CP qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan 8. Nghị định 175/2004/NĐ-CP qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại 9. Nghị định 100/2004/N Đ-CP qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế 10. Quyết định 65/2004/Q Đ-TTg của Thủ tướng chính phủ về địa bàn hoạt động Hải quan trong đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại 11. Chỉ thị 701/TTg ngày 28-10-1985 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu trên biển 12. Chỉ thị 853/TTg ngày 11/10/1997 của Thủ tướng chính phủ về đấu tranh chống buôn lậu trong tình tình mới 13. Thông tư liên tịch số 07/TTLT/BTM-BNV-BTC-TCHQ ngày 21/10/1997 về tổ chức phối hợp lực lượng chống buôn lậu
- LỜI NÓI ĐẦU Đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều lúc nhiều nơi cuộc đấu tranh này trở nên khốc liệt. Ở Việt Nam buôn lậu và gian lận thương mại diễn biến phức tạp và đã trở thành “quốc nạn”, là một trở ngại lớn cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Hậu quả của nạn buôn lậu, gian lận thương mại thật không lường.Với lợi nhuận siêu ngạch, nó tạo ra lượng tiền bất hợp pháp khổng lồ.Vì tiền mà bọn buôn lậu càng ham buôn lậu hơn, vì tiền mà những người dân lương thiện chất phác dấn thân làm nô lệ cho bọn đầu nậu. Bọn buôn lậu dùng tiền để mua chuộc, tha hoá cán bộ công chức nhà nước, mà nhất là những người trực tiếp quản lý xuất nhập khẩu, đấu tranh chống buôn lậu. Chính những cán bộ tha hoá biến chất kia lại dùng những đồng tiền bất chính để lo lót, chạy cửa hòng lọt lưới pháp luật, thậm chí ngoi lên những địa vị cao hơn…Và đó chính là một trong bốn nguy cơ của đất nước mà Đảng ta đã chỉ ra. Buôn lậu làm băng hoại đạo đức con người, phá vỡ các truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, làm mất ổn định văn minh xã hội, bóp nghẹt kìm hãm sản xuất trong nước. Năm 2007 là năm khởi đầu đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế sẽ giảm dần thuế suất của một số dòng thuế và các hàng rào phi thuế quan, là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng. Theo đó là sự gia tăng lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, hành khách xuất nhập cảnh, hoạt động đầu tư, liên doanh gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu …gia tăng mạnh mẽ đồng thời những phương thức thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại của thế giới cũng thâm nhập vào Việt Nam. Do vậy hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại cũng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Trong hoàn cảnh hiện nay, hơn lúc nào hết, công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại phải được đặt ngang tầm chiến lược của nó. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: "Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại trong kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam". Nội dung sẽ được 1
- thể hiện trong đề tài này xoay quanh thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại trong kinh doanh xuất nhập khẩu ở Vịêt Nam và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam. Để giải quyết nhiệm vụ nêu trên, khoá luận sẽ có kết cấu như sau: Lời nói đầu Chương I : Khái quát về hành vi buôn lậu và gian lận thương mại Chương II :Thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại trong kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam Chương III : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam Kết luận Để hoàn thành khoá luận này, em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô trong suốt thời gian qua đã dạy bảo giúp đỡ em tiếp cận kiến thức chuyên môn cũng như những kĩ năng cần thiết khác. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên PGS.TS Nguyễn Như Tiến trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em để em có thể hoàn thành được khoá luận này. Em xin kính chúc thầy cô mạnh khoẻ, thành công trong công việc. Hà Nội, tháng 11 năm 2007 2
- CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HÀNH VI BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƢƠNG MẠI I.KHÁI NIỆM VỀ HÀNH VI BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƢƠNG MẠI Gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu là hành vi gian lận của chủ hàng xảy ra trong hoạt động xuất nhập khẩu để trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của hải quan. Hành vi gian lận thương mại này có rất nhiều thủ đoạn tinh vi, khó nhận biết và đặc biệt là hậu quả của nó ngày càng nghiêm trọng. Do vậy, gian lận thương mại đang trở thành mối quan tâm lớn của toàn thế giới. Người ta tiến hành rất nhiều cuộc thảo luận nhằm xây dựng một cách đầy đủ, khái quát định nghĩa của hiện tượng này. Định nghĩa về gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan mới được Hội đồng hợp tác hải quan thế giới đưa ra trong Công ước quốc tế về giúp đỡ hành chính lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn áp các vi phạm hải quan được các nước thành viên thông qua và ký kết tại NAIROBI, cộng hoà KENIA như sau: “Gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan là hành vi vi phạm pháp luật hải quan, trong đó một cá nhân lừa dối hải quan để nhằm lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, việc áp dụng các biện pháp cấm và hạn chế do luật pháp hải quan quy định, hoặc thu được một khoản lợi nào đó qua việc vi phạm pháp luật này". Định nghĩa trên cơ bản đã nêu khái quát được hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan, hành vi đó đặc biệt thể hiện bằng việc lừa dối các nhân viên Hải quan và nhờ vậy lẩn tránh được nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước và việc tuân thủ các quy định của pháp luật hải quan nhằm thu được một khoản lợi bất chính nào đó. Tuy nhiên, định nghĩa mới đưa ra những nét chung nhất về khái niệm mà chưa chỉ ra một cách đầy đủ, chính xác và cụ thể các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan trong khi bối cảnh thương mại quốc tế đã chuyển biến rất nhiều. Khắc phục nhược điểm của định nghĩa trên, tại Hội nghị quốc tế lần thứ 5 về chống gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan do Tổ chức Hải quan thế giới triệu tập tại BRUSSEL_Bỉ từ ngày 9/10/1995 đến ngày 13/10/1995, người ta đã 3
- thống nhất đưa ra một định nghĩa mới như sau: "Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải Quan là hành vi vi phạm các điều khoản pháp quy hoặc pháp luật hải quan nhằm: Trốn tránh hoặc cố ý tránh việc nộp thuế hải quan, phí và các khoản thu khác đối với việc di chuyển hàng hoá thương mại và/hoặc Nhận và có ý định nhận hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hoá không thuộc đối tượng đó và/hoặc Đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và tập tục cạnh tranh thương mại chân chính" Định nghĩa về gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan tại Hội nghị quốc tế lần thứ 5 đưa ra cụ thể hơn, chính xác hơn và có tính khái quát cao hơn so với định nghĩa được đưa ra trong Công ước quốc tế NAIROBI, thể hiện ở tính chất vi phạm và mục đích của hành vi gian lận thương mại. Hội nghị cũng tổng hợp và đúc kết nên 16 loại hình gian lận thương mại chủ yếu trong lĩnh vực hải quan. Trong đó, buôn lậu hàng hoá (kể cả hàng hoá bị cấm xuất nhập khẩu và đặc biệt là hàng thuộc Công ước Washington về việc bảo vệ động vất quý hiếm, và các quy định quốc gia về bảo vệ môi trường) qua biên giới hoặc gửi kho ngoại quan được đưa vào hình thức gian lận thương mại đầu tiên. Ở đây, theo quan điểm của thế giới, buôn lậu cũng là một trong 16 loại hình của gian lận thương mại, nó là loại hình gian lận thương mại đặc biệt với tính chất nguy hiểm và mức độ gây hậu quả nghiêm trọng hơn các loại hình khác rất nhiều. Ở Việt Nam, khái niệm gian lận thương mại cũng như gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu chưa được nghiên cứu một cách thực sự đầy đủ và đúng mức. Từ trước đến nay, định nghĩa về gian lận thương mại chưa được đề cập đến trong bất cứ một văn bản pháp luật nào. Một vài năm gần đây, thuật ngữ này đã bắt đầu xuất hiện, thường được sử dụng ở một số cơ quan quản lý Nhà nước như Tổng cục hải quan, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ cảm nhận chủ quan chứ chưa có cơ sở lý luận khoa học và cơ sở pháp lý. Thuật ngữ này thường xuất hiện kèm theo cụm từ buôn lậu, thậm chí hai thuật ngữ này còn bị gộp làm một. Trên các phương tiện như báo chí và một số đề tài nghiên cứu 4
- về gian lận thương mại và buôn lậu, người ta cũng chỉ thấy nói về buôn lậu là chủ yếu. Khái niệm gian lận thương mại đã bị hoà trộn với khái niệm buôn lậu hay với các hành vi vi phạm hành chính như vi phạm về thể lệ, thủ tục. Để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cần phân biệt rõ hai khái niệm. Trong bộ luật Hình sự của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại điều 97 có quy định tội danh “tội buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới”. bình luận khoa học về tội danh này, người ta cho rằng mặt khách quan của tội phạm được thể hiện rõ ở các hành vi: Buôn bán trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới. Không khai báo và khai báo gian dối. Giả mạo giấy tờ, giấu giếm hàng hoá, tiền tệ trái phép, không có giấy tờ hợp lệ của cơ quan có thẩm quyền, không đi qua cửa khẩu, cố tình trốn tránh sự kiểm soát của Hải quan, của cơ quan quản lý cửa khẩu. Như đã thấy ở trên, nội dung điều 97 đã bao hàm cả hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan như: không khai báo hoặc khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ, giấu giếm hàng hoá. Chính vì thế người đọc có thể hiểu rằng: gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là một nội dung, một phần của tội danh "Buôn lậu và vận chuyển hàng hoá tiền tệ trái phép qua biên giới". Rõ ràng quan điểm của Việt Nam trái hẳn với quan điểm của Hải quan các nước và Tổ chức Hải quan thế giới khi đưa ra khái niệm về buôn lậu: buôn lậu là gian lận thương mại nhằm che đậy sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện trong việc đưa hàng hoá lén lút qua biên giới. Có thể phân biệt rõ hai khái niệm như sau: buôn lậu trước hết là hành vi gian lận thương mại nhưng ở mức độ cao hơn, có tính chất phức tạp và nghiêm trọng hơn, nó bao hàm các hành vi giấu giếm để trốn hoàn toàn hoặc một phần của việc kiểm tra Hải quan bằng mọi thủ đoạn, phương tiện. Trong khi đó, gian lận thương mại là việc cố ý làm trái các quy định pháp luật, chính sách hoặc lợi dụng sự sơ hở, không chính xác và thiếu tính đầy đủ, khoa học của pháp luật, chính sách và việc quản lý sơ hở của các cơ quan quản lý chức năng để thực hiện hành vi gian dối, lừa gạt qua cửa khẩu một cách công khai, qua mặt hải quan ngay tại nơi kiểm tra, kiểm 5
- soát nhằm thu lợi một cách bất chính. Quay lại với quan điểm của Việt Nam, tức là cách giải thích có thể hiểu gian lận thương mại là một dạng của buôn lậu, thậm chí là gộp hai khái niệm làm một, chúng ta thấy không phù hợp với thực tế. Vì xét về góc độ áp dụng luật pháp, không thể khởi tố hình sự tất cả các chủ thể có hành vi thoả mãn các dấu hiệu cấu thành tội "buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới" được. Ví dụ như việc không thể khởi tố mọi trường hợp chủ hàng khai báo gian dối, giấu giếm hàng hoá hoặc không có giấy tờ hợp lệ khi xuất khẩu. Tình trạng này còn dẫn đến việc xử lý thiếu công bằng, một số trường hợp xử lý quá nặng trong khi không ít trường hợp xử lý bị bỏ sót hay xử lý quá nhẹ. Mặt khác, việc hiểu chưa chính xác về gian lận thương mại còn gây khó khăn lớn cho việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại quốc tế và trong việc xử lý vi phạm pháp luật hải quan giữa nước ta và các nước khác trong quá trình hội nhập. bên cạnh việc thiếu sót, sơ hở về mặt pháp luật, quản lý của các cơ quan chức năng, bản thân việc chưa rõ ràng giữa hai khái niệm gian lận thương mại và buôn lậu cũng đã tạo điều kiện cho hiện tượng gian lận thương mại phát triển. Tuy rằng Việt Nam chưa đưa ra một định nghĩa chính thức nào về gian lận thương mại nhưng dựa vào định nghĩa do Tổ chức Hải quan thế giới cùng với thực tế tình hình gian lận thương mại đang diễn ra hiện nay, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về gian lận thương mại trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu như sau: Gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu là hành vi gian lận thương mại, trong đó chủ hàng lợi dụng sự sơ hở của luật pháp, của chính sách và hoạt động quản lý các cơ quan Nhà nước để lẩn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của Hải quan, trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước, thu lợi bất chính cho riêng mình. Trong định nghĩa nêu rõ chủ thể của hành vi này là các chủ hàng bao gồm người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu hoặc cả hai bên cấu kết cùng thực hiện hành vi gian lận thương mại. Khách thể của hành vi này là sự dối trá đối với Nhà Nước mà đại diện là cơ quan Hải quan. Mục đích của hành vi gian lận thương mại thường gặp trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam là trốn tránh nghĩa vụ của chủ hàng đối với Nhà nước: nghĩa vụ nộp thuế, phí và các khoản lệ phí phải nộp hoặc cũng có thể là một sự tuân thủ pháp luật nào đó, nhờ đó thu về cho chủ hàng những khoản lợi bất 6
- chính mà nếu chấp hành nghiêm chỉnh các qui định trên thì không được hưởng khoản lợi đó. II.CÁC THỦ ĐOẠN BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 1.Các thủ đoạn buôn lậu và gian lận thƣơng mại xét theo bản chất Những nhà nhập khẩu tại Việt Nam có nhiều thủ đoạn gian lận thương mại được thể hiện ở rất nhiều hình thức nhưng chung quy lại chúng thường có những thủ đoạn chính sau đây: 1.1.Khai báo không trung thực Đây là loại thủ đoạn thường thấy nhất của những đối tượng gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, ở bất cứ hình thức nào, những thủ đoạn này cũng đều có thể được thực hiện nhằm mục đích qua mặt các cán bộ Hải quan, gian dối trong khai báo, thu lợi bất chính cho mình. 1.1.1. Khai báo sai về số lượng, chất lượng,trọng lượng hàng xuất nhập khẩu Do lượng hàng ra vào cửa khẩu quá nhiều trong khi đội ngũ cán bộ Hải quan có hạn nên không thể kiểm tra chi tiết mà chỉ kiểm tra xác suất với từng lô hàng có dấu hiệu khả nghi, những lô hàng có thuế suất cao và những lô hàng có yêu cầu cụ thể. Lợi dụng tình hình này một số đơn vị xuất nhập khẩu đã thực hiện hành vi gian lận thương mại bằng thủ đoạn khai báo số lượng hàng hoá ít hơn số lượng thực xuất, thực nhập; chất lượng hàng thực nhập cũng không như chất lượng hàng khai báo; ví dụ như vải, sợi, sắt thép, hương liệu doanh nghiệp sẽ khai báo là hàng thứ phẩm, hàng tồn kho, hàng loại A,B,C,D hoặc là hàng vỡ vụn nhiều. Cụ thể, theo thống kê của Chi cục Hải quan Vạn Gia-Cục Hải quan Quảng Ninh, từ đầu năm đến giữa tháng 8/2006, lượng than làm thủ tục xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu sang Trung Quốc tăng đột biến, đạt trên 7 triệu tấn. Than xuất khẩu tiểu ngạch theo quy định tại Thông tư số 15/2000/TT-BTM ngày 18/10/2000 của Bộ Thương mại là loại than cám có chất lượng thấp. Tuy nhiên, sau một thời gian có nhiều dấu hiệu cho thấy một số doanh nghiệp lợi dụng để xuất khẩu loại than có chất lượng cao hoặc khai ít, xuất nhiều, cũng do than và quặng sắt có thuế suất thuế xuất khẩu là 0%, thuộc diện ưu tiên miễn kiểm tra. Trên thực tế, Hải quan Vạn Gia đã phát hiện 7
- một tầu chở quặng xuất khẩu thừa so với khai báo tới 610 tấn, mới đây phát hiện thêm một tàu chở 450 tấn than xuất khẩu không được phép xuất khẩu. 1.1.2. Khai báo sai về mặt hàng thực xuất, nhập khẩu Đây cũng là một thủ đoạn không còn mới mẻ của chủ hàng nhằm thực hiện hành vi gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Hành vi này thể hiện ở chỗ, trên tờ khai chủ hàng khai báo xuất hay nhập một mặt hàng nhưng khi kiểm tra thực tế lô hàng lại là loại hàng khác hoặc giấu thêm các loại hàng khác trong lô hàng nhưng không khai trên tờ khai, lợi dụng chế độ kiểm tra xác suất hoặc miễn kiểm tra để qua mặt hải quan. Điển hình như, đầu năm 2006, Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 3 phát hiện doanh nghiệp tư nhân Hàng Xanh nhập khẩu hàng loa đơn các loại, công suất từ 20 đến 100W, nhưng lại khai báo là cổ loa công suất từ 5-7W, dẫn đến chênh lệch thuế gần 600 triệu đồng. 1.1.3. Khai báo sai về giá trị của mặt hàng xuất, nhập khẩu. Gian lận thương mại thông qua khai báo sai về trị giá của mặt hàng xuất, nhập khẩu đang là vấn đề nổi cộm tại Việt Nam, nên các chủ hàng thường tìm cách khai thấp giá trị của hàng hoá xuống để tránh được phần lớn thuế xuất, nhập khẩu. Gian lận qua giá hiện nay đối với hàng nhập khẩu có giá trị cao mà ngay cả những mặt hàng có giá trị thấp như quần áo, giày dép cũng bị doanh nghiệp kê khai giảm giá trị nhằm giảm số thuế phải nộp. Trường hợp điển hình cho loại thủ đoạn này, có thể kể đến công ty TNHH Mai Sơn, nhập khẩu lô hàng gồm 6.700 bộ quần, áo may sẵn, xuất xứ từ Tây Ban Nha. Theo doanh nghiệp khai báo, giá một cái áo kiểu là 3USD, một áo budong là 3,5USD. Tuy nhiên, qua khảo giá thực tế trên tại trường với sản phẩm cùng loại, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh phát hiện giá bán cao hơn nhiều so với giá khai báo của doanh nghiệp, nên Cục Hải quan thành phố đã bác bỏ trị giá giao dịch đối với lô hàng nêu trên và áp giá 5,3USD/cái áo kiểu và 8USD/cái với áo budong. Số thuế nhập khẩu phải nộp của lô hàng trên là 95 triệu đồng. 8
- 1.2. Xuất trình không trung thực 1.2.1. Xuất trình không trung thực về chủng loại hàng hoá. Để giải phóng hàng hóa nhanh, không gây ách tắc tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại trong thủ tục kiểm tra, kiểm hoá hải quan, Hải quan đã áp dụng phương pháp kiểm tra đại diện, kiểm tra xác suất hoặc kiểm tra mẫu hàng v.v… chứ không kiểm tra toàn bộ lô hàng. Chính vì vậy các chủ hàng thường xuất trình không đúng chủng loại hàng hoá cho Hải quan kiểm tra. Ví dụ như nhập hoặc xuất một lô hàng gồm các mặt hàng A, B, C nhưng chỉ khai báo mặt hàng C và khéo léo xuất trình mặt hàng C cho Hải quan kiểm tra. Hoặc trong một lô hàng chỉ có một mặt hàng được đóng đồng loạt trong các bao bì giống nhau nhưng phẩm cấp hàng có nhiều loại, chủ hàng thường xuất trình một loại nào đó theo mục đích của mình cho Hải quan kiểm tra. Hoặc với một số mặt hàng khó xác định, kiểm tra đối chiếu theo mẫu như vải cao cấp trong nước chưa sản xuất được thì được nhập và có thuế xuất thấp, trong khi các loại vải khác thì không được nhập, hoặc nếu được nhập thì phải chịu mức thuế cao, vì thế chủ hàng thường xuất loại vải cao cấp cho Hải quan kiểm tra. 1.2.2. Xuất trình không trung thực, không đầy đủ giấy tờ, chứng từ xuất nhập khẩu. Các chủ hàng thường lợi dụng các loại hàng hóa được Nhà nước cho xuất nhập khẩu miễn thuế hoặc có ưu đãi riêng đối với một số mặt hàng nào đó, để che đậy xuất nhập khẩu các loại hàng hoá khác ngoài danh mục mặt hàng Nhà nước cho xuất nhập khẩu với ưu đãi đặc biệt. Trên giấy tờ, chứng từ xuất nhập khẩu chủ hàng khai báo vượt nhu cầu những mặt hàng được sử dụng vào mục đích ưu đãi nhưng thực chất nhằm vào mục đích khác để trốn thuế. Ngoài ra, chủ hàng thường giả mạo bộ hồ sơ xuất nhập khẩu để phù hợp với mốc thời gian quy định khi có thay đổi chính sách thuế, chính sách mặt hàng. Trong một số trường hợp, chủ hàng khai báo sai bộ hồ sơ giả mạo chứng từ để được giảm thuế do các trường hợp bất khả kháng. Cũng có trường hợp chủ hàng giả mạo bộ hồ sơ hàng hoá thông qua các hình thức kinh doanh tạm nhập-tái xuất,chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan, để đưa vào tiêu thụ trong thị trường nội địa trốn thuế nhập khẩu. Hoặc chủ hàng thường lập 9
- chứng từ hàng hoá xuất nhập khẩu không đầy đủ, để ngoài hoá đơn và bộ hồ sơ xuất nhập khẩu hàng những yếu tố phụ, những chi phí thuộc loại phải thu thuế. 2.Các thủ đoạn buôn lậu và gian lận thƣơng mại xét theo tuyến hoạt động Trong hoạt động XNK, mỗi hình thức, mỗi loại hình, các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại lại sử dụng các thủ đoạn trốn tránh và gian lận khác nhau, phương thức rất tinh vi và xảo quyệt. Trong phạm vi của đề tài, xin chỉ đề cập một số thủ đoạn phổ biến mà các đối tượng buôn lậu hiện nay đã và đang thực hiện theo các tuyến hoạt động như sau: 2.1. Tuyến hoạt động trên biển. Các đối tượng buôn lậu thường dùng tầu gỗ gắn động cơ có công suất lớn, vận tốc nhanh, tổ chức xuống hàng từ các tầu viễn dương, ở tọa độ xa; sau đó xé lẻ, tản mạn hàng vào nhiều tụ điểm khác nhau, ngụy trang là các tầu đánh cá, lẩn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng. Có những tầu lớn, bọn đầu nậu dùng hồ sơ nhập khẩu của một lô hàng trước, sau đó chuẩn bị trước quay vòng hợp pháp hóa thủ tục cho lô hàng sau; nếu gặp lực lượng tuần tra trên biển thì thông đồng với nhà tầu lập nhật ký hành trình, nhật ký điện, máy khác để hợp thức hóa. Có nhiều tầu thì gia cố thêm khoang hàng, tận dụng khoảng trống dựa theo thiết kế khi mới đăng kiểm, sau đó cắt, hàn ngụy trang lại rất cẩn thận để giấu hàng. Sau khi hoàn thành thủ tục nhập cảnh, thấy lực lượng chống buôn lậu không có nghi vấn gì thì lợi dụng đêm tối tẩu tán hàng lên bờ tiêu thụ. 2.2. Tuyến hàng không và bưu điện. Các đối tượng thường lợi dụng chế độ, tiêu chuẩn hành lý của hành khách xuất nhập cảnh, xé lẻ hàng lậu ra cho nhiều người để hưởng chế độ miễn thuế, nhưng thực chất chỉ là hàng của một hai đối tượng buôn bán. Lợi dụng chế độ quà biếu, lập danh sách hàng gửi biếu cho nhiều người có địa chỉ ở Việt Nam để khỏi phải nộp thuế hoặc nhập nhiều phải có giấy phép nhưng thực chất hàng cũng chỉ của một hoặc hai đối tượng buôn bán. Có đối tượng còn lợi dụng nhân viên hàng không, bưu điện để buôn lậu... Đặc điểm hàng lậu qua tuyến này là hàng gọn nhẹ, trị giá cao: thuốc tân dược, đồng hồ, đầu video, thuốc nhuộm cao cấp, ngoại hối... 10
- 2.3. Tuyến đường bộ. Bọn buôn lậu thường lợi dụng, lôi kéo thanh niên có sức khoẻ, ở các khu vực giáp biên, là dân địa phương, thông thuộc địa bàn tham gia làm cửu vạn mang vác hàng thuê qua các đường mòn hai bên cánh gà cửa khẩu mà lực lượng chống buôn lậu khó có thể kiểm soát được. Cá biệt có nơi chúng không mua chuộc, lôi kéo được thì tổ chức, giám sát theo dõi mọi hoạt động của lực lượng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu, nếu có cơ hội thì tổ chức thành từng đoàn người mang vác hàng lậu qua cửa khẩu; khi bị phát hiện thì dùng số đông gây rối để tẩu tán, cướp lại hàng. 2.4. Buôn lậu, gian lận thương mại qua kinh doanh thương mại. Có rất nhiều thủ đoạn trốn tránh và gian lận khác nhau, như: gian lận qua giá, gian lận qua xuất xứ , mã hàng, số lượng, chất lượng hàng hóa để gian lận một phần hoặc toàn bộ tiền thuế phải nộp. Có đối tượng dùng thủ đoạn nhập linh kiện hàng tiêu dùng đã phân tán nhỏ để nhập vào nhiều cảng khác nhau, sau đó tập kết lắp ráp đồng bộ, thủ đoạn này nhằm tránh thuế suất cao. Có đối tượng lợi dụng sơ hở trong chính sách xuất nhập khẩu để buôn lậu và gian lận thương mại với số hàng lớn. Ngoài ra các đối tượng còn dùng tiền để lôi kéo, mua chuộc các cán bộ chức năng để gian lận qua các khâu tính thuế, giám định,... III.NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƢƠNG MẠI 1.Nguyên nhân buôn lậu và gian lận thƣơng mại Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại ở nước ta diễn biến phức tạp như hiện nay là do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trước hết, đó là hậu quả của cuộc đấu tranh gay gắt giữa hàng nội và hàng ngoại trên thị trường nước ta. Thị trường bao giờ cũng tuân theo quy luật cung cầu và giá trị hàng hóa; hàng tốt, giá rẻ nhất định chiến thắng hàng xấu, chất lượng thấp. Đây là quy luật phổ biến trong bất kỳ nền kinh tế hàng hóa nào. Nước ta trong những năm gần đây, sản xuất phát triển, hàng hóa làm ra nhiều hơn, phong phú hơn, phần nào đáp ứng được mặt cung – cầu. Nhưng hệ thống công nghệ trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất còn lạc 11
- hậu, chắp vá, không đồng bộ, năng suất và hiệu quả thấp. Vì vậy, nhiều mặt hàng chất lượng kém, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và do đó chưa đủ sức để cạnh tranh với hàng ngoại ngay trên chính thị trường của mình và cũng khó khăn trong việc tìm thị trường ở nước ngoài. Nước ta nằm trong khu vực gần kề với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc... hàng hóa của những nước này có chất lượng khá hơn hoặc giá rẻ hơn và đang trong tình trạng dư thừa. Chưa nói đến một số nước thực hiện chính sách bù lỗ, hạ giá thành sản phẩm và bằng con đường tiểu ngạch, con đường buôn lậu, nhằm thúc đẩy hàng hóa ế thừa vào thị trường nước ta để vừa khỏi ứ đọng vốn, vừa giải quyết vấn đề thất nghiệp. Bên cạnh động cơ kinh tế và thông qua lợi ích kinh tế, việc đẩy hàng hóa vào nước ta bằng con đường này dễ gây cho chúng ta khó khăn về kinh tế, làm mất thế ổn định về chính trị - xã hội, về an ninh - quốc phòng. Vì lợi ích cục bộ, một số địa phương, đơn vị đã thu thuế nhẹ hơn thuế nhập khẩu hoặc làm ngơ để cho hàng lậu vào nội địa, tổ chức đón lõng ở tuyến sau để thu thuế buôn chuyến, nhằm tăng và thu hút nguồn thu. Làm như vậy, vô hình chung đã hợp thức hóa cho việc vận chuyển hàng lậu vào tiêu thụ trong nội địa. Một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ nên chưa đặt công tác chống buôn lậu lên ngang tầm với yêu cầu; quản lý còn lỏng lẻo, chưa thực sự chỉ đạo một cách thường xuyên, mạnh mẽ. Thực tế chứng minh rằng, địa phương nào được cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại thì ở đó tệ buôn lậu, gian lận thương mại giảm; nơi nào buông lỏng, không quan tâm đúng mức thì nạn buôn lậu, gian lận thương mại ở đó bùng lên rất phức tạp, tạo thành điểm nóng với hậu quả là lượng hàng lậu tuồn vào nội địa rất lớn. Hiện nay, lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại còn yếu, thiếu về phương tiện, thiếu về sự phối hợp chặt chẽ, chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nên hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại còn đơn độc, chưa được sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân. Việc xử lý các vụ buôn lậu, gian lận thương mại chưa nghiêm nên hiệu quả phòng ngừa còn thấp. Ngoài ra 12
- chính sách Thuế XNK của nước ta vẫn còn nhiều bất cập, còn nhiều kẽ hở... và việc giáo dục, tuyên truyền về đạo đức kinh doanh trong toàn xã hội chưa tốt, chưa thường xuyên, chưa có chiến lược, sách lược phù hợp. 2.Hậu quả của buôn lậu và gian lận thƣơng mại Nhưng dù dưới hình thức nào, của loại đối tượng nào thì nạn buôn lậu cũng đang gây ra những nguy cơ và tác hại lâu dài, nghiêm trọng. Trước hết, ảnh hưởng đến nền kinh tế, đến những thành tựu của công cuộc đổi mới mà đất nước ta đang tiến hành, thậm chí có nguy cơ kìm hãm tốc độ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm nản lòng các nhà đầu tư, không thu hút được vốn đầu tư nước ngoài. Hàng hóa nhập lậu là hàng trốn thuế, sẽ làm mất tính cân bằng trong cạnh tranh thương mại giữa hàng nội và hàng ngoại, mà kết cục tất yếu là hàng ngoại lấn át hàng nội địa, phá thế bình ổn giá cả; sản xuất trong nước bị đình đốn và nhiều cơ sở sản xuất có nguy cơ phá sản. Nhập lậu ồ ạt sẽ biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hóa (đặc biệt là hàng dư thừa, kém phẩm chất) của nước ngoài. Xuất lậu hàng hóa, đặc biệt là nguyên liệu, khoáng sản, nhiên liệu thô, các mặt hàng chiến lược, hàng quốc cấm cũng làm cho tài lực của đất nước cạn kiệt. Buôn lậu đang làm cho tài nguyên của quốc gia, tiền của và sức lao động của nhân dân bị bóc lột và tước đoạt; làm mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm lệch hướng phát triển của nền kinh tế. Hành vi buôn lậu, gian lận thương mại của một số tổ chức, cơ quan nhà nước dẫn đến tình trạng đồng vốn quốc gia bị sử dụng sai mục đích, không nhằm tạo ra sản phẩm thông qua sản xuất và hiệu quả hợp pháp trong kinh doanh. Buôn lậu gây nên những hậu quả phức tạp và nặng nề về mặt xã hội. Đây là một yếu tố làm gia tăng chênh lệch giữa kẻ giầu và người nghèo, tạo đà cho việc bóc lột sức lao động. Một số tư thương đánh mất khuynh hướng tạo việc làm, chỉ mải mê làm giàu thông qua buôn lậu. Một số lớn khác thuộc các thành phần lao động bị tiền thuê cám dỗ, trong đó có cả trẻ em đang độ tuổi đến trường, bỏ sản xuất, bỏ học để làm cửu vạn, mang vác thuê hàng cho bọn buôn lậu. Không ít đối tượng chính sách xã hội cũng tham gia hoặc tiếp tay cho buôn lậu gây ra nhiều phức tạp cho các ngành chức năng. 13
- Tệ buôn lậu, gian lận thương mại là một trong những nguyên nhân làm suy thoái đạo đức xã hội, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc. Đồng tiền bất chính làm hại ngay từ những người đi buôn lậu, làm nảy sinh tệ cờ bạc, rượu chè, tham ô và những tệ nạn xã hội làm suy kiệt giống nòi. Cha mẹ là người buôn lậu với những mánh khoé, thủ đoạn dối lừa thì con cái không có gương sáng để soi, bởi kẻ xấu không thể dạy được những điều tốt; họ không thể giáo dục được lẽ sống đúng đắn về đạo lý nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, trung, hiếu... rất cần thiết cho người chân chính ở cuộc đời này. Có nghĩa là lớp trẻ mất đi chính cha mẹ mình trong ý nghĩa nguyên sơ của những từ cao cả ấy. Buôn lậu thách thức và phá hoại hiệu lực pháp luật và năng lực quản lý của bộ máy nhà nước. Nhà nước phát huy năng lực quản lý thông qua hệ thống pháp luật, nếu pháp luật không được tuân thủ thì tình trạng hỗn loạn sẽ đưa nhà nước đến chỗ suy yếu, mất uy tín. Kẻ có tội không bị trị tội hay không phải chịu hình phạt thích đáng sẽ làm nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật, coi thường nhà nước, làm khủng hoảng cả hệ thống lập pháp - hành pháp - tư pháp và gây căm phẫn trong công luận. Tác hại của buôn lậu đối với chủ quyền an ninh quốc gia là một vấn đề cần bàn ở đây. Hơn nửa thế kỷ qua, Đảng và nhân dân ta đã trải qua hơn 30 năm chiến tranh ngoại xâm để có độc lập, tự do, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và vị trí to lớn của quốc gia trên trường quốc tế. Độc lập chủ quyền của đất nước chúng ta giành được hôm nay được đổi bằng xương máu của hàng vạn liệt sỹ, là kết quả hy sinh không thể bù đắp được của hàng triệu bà mẹ, người vợ, người con đã mất người thân; là thành quả của nhiều thế hệ người Việt Nam chung tay xây dựng. Ngày nay, trong vận hội mới, Việt Nam cũng đứng trước những thời cơ và thách thức mới, đang đòi hỏi chúng ta phải nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn về nguy cơ và tác hại của nạn buôn lậu, gian lận thương mại để từ đó có ý thức bảo vệ thành quả cách mạng. 14
- CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƢƠNG MẠI TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM I. TÌNH HÌNH BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƢƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 1.Tình hình buôn lậu và gian lận thƣơng mại của Việt Nam năm 2004 Các mặt hàng nhập lậu khá đa dạng, nhưng phần lớn là hàng tiêu dùng, các mặt hàng cấm, hàng có thuế suất cao như thuốc lá, rượu ngoại, mỹ phẩm, thuốc tân dược, điện thoại, phụ tùng ôtô,... Các mặt hàng xuất lậu chủ yếu là gạo, xăng dầu, dược liệu, quặng, động vật hoang dã, gỗ,... Năm 2004, đáng chú ý là hiện tượng xuất, nhập lậu hàng hóa gắn liền với biến động giá cả của thị trường trong và ngoài nước. Trong khi các loại xăng dầu trên thế giới tăng giá mạnh, giá trong nước thấp thì một khối lượng lớn mặt hàng chiến lược này đã xuất lậu sang Campuchia và Trung Quốc. Mặt hàng đường trắng trong năm 2003 đã giảm hẳn thì những tháng đầu năm 2004 lại nhập lậu nhiều ở khu vực biên giới Tây Nam. Đặc biệt, mặt hàng thuốc tân dược, mỹ phẩm ngày càng nhập lậu nhiều trên cả tuyến đường bộ, hàng không và bưu điện. Trong khi nhu cầu quặng nguyên liệu ở Trung Quốc tăng cao thì một số loại quặng được khai thác ồ ạt tại khu vực miền Trung và xuất lậu sang Trung Quốc. Thủ đoạn chia nhỏ lô hàng, quay vòng hóa đơn chứng từ, khai báo sai chủng loại, số lượng mặt hàng,... vẫn diễn ra phổ biến. Nhưng, có thể thấy xu hướng các đối tượng buôn lậu ngày càng tập trung lợi dụng những kẽ hở chế độ chính sách để buôn lậu, điển hình là lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, lợi dụng ưu đãi về xuất xứ hàng hóa, gia công đầu tư cho nước ngoài, chính sách ưu đãi đối với các khu kinh tế cửa khẩu,... thông đồng với đối tác nước ngoài làm giả hợp đồng thương mại, hoá đơn chứng từ, khai báo trị giá thấp so với thực tế (thủ đoạn này ngày càng phổ biến từ khi áp dụng giá tính thuế theo Thông tư 118/2003/TT-BTC, ngày 8/12/2003). Hoạt động của các đối tượng buôn lậu có tổ chức hơn, hình thành các đường dây buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép từ nước ngoài, qua biên 15
- giới và vào sâu trong nội địa để tiêu thụ. Trong đó, mỗi khâu đều có sự phân công nhiệm vụ, gắn liền quyền lợi vật chất. Do đó, các đối tượng ngày càng trở nên nguy hiểm, hoạt động liều lĩnh, tinh vi hơn và địa bàn hoạt động không chỉ nằm trong khu vực cửa khẩu biên giới. 2.Tình hình buôn lậu và gian lận thƣơng mại năm 2005 Các mặt hàng xuất lậu chủ yếu là gạo, dược liệu, động vật hoang dã, các bộ phận của động vật quý biếm, ngoại tệ, than... Đặc biệt trong năm 2005, nổi lên hiện tượng xuất lậu các loại quặng thô và than ở vùng biển Miền Trung và Đông Bắc; xuất, nhập khẩu gỗ không có giấy phép, không rõ nguồn gốc. Những tháng cuối năm 2005, do ảnh hưởng của tình hình giá xăng dầu trên thế giới có sự biến động lớn, giá xăng dầu ở trong nước đã điều chỉnh nhiều lần nhưng vẫn thấp hơn các nước trong khu vực (từ 2000 đến 2500đ/lít). Đây là nguyên nhân chính của tình trạng xuất lậu xăng, dầu qua biên giới trong thời gian qua diễn ra đáng báo động, trên cả tuyến đường bộ và đường biển (tại 5 tỉnh biên giới Tây Nam các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ 438.453 lít, tính đến ngày 20/7/2005) Trên tuyến hàng không, bưu điện xuất hiện thủ đoạn nhập hàng ít nhưng khai báo nhiều với trị giá lớn và xin được nộp thuế nhập khẩu (nghi vấn đây là một trong những thủ đoạn rửa tiền). Một số vụ nghiêm trọng đã xảy ra như: vụ nhập khẩu không khai báo 33,5 kg vàng nữ trang; nhập lậu tân dược qua đường hành lý cá nhân không có giấy phép (206 kgs) trong đó có 8.000 viên thuốc gây nghiện và hướng thần; các vụ nhập khẩu đĩa vi tính có nội dung xấu qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất; vụ xuất khẩu trái phép một số người qua Cửa khẩu Bưu Điện Tp. Hồ Chí Minh; vụ nhập khẩu không đúng qui định thiết bị viễn thông, trị giá hàng vi phạm 681.030 USD. Tình trạng các đối tượng là thuyền viên Việt nam làm việc trên các tầu biển hoạt động tuyến hàng hải Quốc tế khi nhập cảnh không khai báo hàng hoá, hành lý mang từ nước ngoài về lợi dụng để buôn lậu, có xu hướng gia tăng trở lại. Vẫn bằng thủ đoạn giấu hàng trong hầm máy, hầm hàng, kho vật tư...Các mặt hàng vi phạm 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của ngân hàng Việt Nam
111 p | 505 | 111
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội - Nguyễn Văn Chiến
76 p | 486 | 107
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng marketing trong các công ty giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam
78 p | 350 | 77
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng ứng dụng nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
103 p | 239 | 63
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013
103 p | 295 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ
114 p | 219 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Trường Phúc
92 p | 169 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và hướng phát triển của các cơ sở ươm tại doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam 2001-2010
103 p | 104 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Luxury Quảng Ninh
82 p | 19 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận buồng phòng tại Flamingo Cát Bà Resort
99 p | 18 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
82 p | 9 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng
72 p | 14 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Ngọc Thảo Nguyên
69 p | 16 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nhân lực tại khách sạn Nhật Hạ 3 (Nhat Ha L’Opera hotel)
76 p | 16 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp khai thác văn hóa ẩm thực Hải Phòng phục vụ hoạt động du lịch
104 p | 18 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng Sao Mai - Hải Đăng Plaza
85 p | 18 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Đức Vượng – thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 12 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng Sun – Flamingo Cát Bà Resort
98 p | 18 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn