Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
lượt xem 16
download
Đề tài Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm nghiên cứu tổng quan chung về tập đoàn kinh tế. Thực trạng, xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Bài học kinh nghiệm và giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ THẾ GIỚI BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Ánh Dƣơng Lớp : Pháp 4 Khoá : 44 : ThS. Vũ Thành Toàn Giáo viên hướng dẫn Hà Nội, tháng 5 năm 2009
- MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Lời mở đầu.....................................................................................................1 Chương I : Tổng quan về tập đoàn kinh tế.................................................4 I. Khái quát chung về tập đoàn kinh tế.......................................................4 1. Khái niệm và đặc điểm của tập đoàn kinh tế..............................................4 1.1 Khái niệm về tập đoàn kinh tế.................................................................4 1.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế.................................................................6 1.2.1 Tập đoàn kinh tế có phạm vi hoạt động lớn......................................6 1.2.2 Tập đoàn kinh tế có quy mô lớn về nguồn vốn.................................6 1.2.3 Tập đoàn kinh tế có hình thức sở hữu hỗn hợp..................................8 1.2.4 Tập đoàn kinh tế có cơ cấu tổ chức phức tạp.....................................9 1.2.5 Hoạt động của tập đoàn kinh tế đa ngành nghề..............................10 1.3 Nguyên tắc hoạt động của tập đoàn kinh tế...........................................10 2. Quá trình hình thành, phát triển và vai trò của tập đoàn kinh tế..............12 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn kinh tế.......................12 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn.............................12 2.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển các tập đoàn......14 2.2 Vai trò của tập đoàn kinh tế...................................................................15 2.2.1 Tập đoàn kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế................................15 2.2.2 Tập đoàn kinh tế góp phần mở rộng phân công lao động quốc tế...15 2.2.3 Tập đoàn nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên quy mô lớn.........16 2.2.4 Tập đoàn kinh tế trở thành công cụ điều tiết kinh tế.......................17 2.2.5 Tập đoàn kinh tế có vai trò to lớn trong việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ........................................................................................17 II. Mô hình tổ chức tập đoàn kinh tế..........................................................18 1. Các hình thức liên kết của tập đoàn kinh tế..............................................18
- 1.1 Xét theo phạm vi liên kết.......................................................................18 1.1.1 Liên kết ngang.................................................................................18 1.1.2 Liên kết dọc.....................................................................................18 1.1.3 Liên kết hỗn hợp..............................................................................19 1.2 Xét theo trình độ liên kết........................................................................19 1.2.1 Liên kết "mềm"...............................................................................19 1.2.2 Liên kết "cứng"................................................................................20 1.2.3 Liên kết hỗn hợp..............................................................................20 2. Các hình thức liên minh phổ biến.............................................................21 2.1 Liên minh kinh doanh (Business alliance).............................................21 2.2 Liên minh chiến lược (Strategic alliance)..............................................21 2.3 Các lợi ích cơ bản của liên minh............................................................21 3. Các mô hình Tập đoàn kinh tế..................................................................22 3.1 Mô hình tập đoàn theo cấu trúc Holding...............................................22 3.2 Mô hình Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc hỗn hợp..................................23 3.3 Mô hình tập đoàn kinh tế theo cấu trúc sở hữu......................................25 3.4 Tập đoàn kinh tế theo mô hình liên kết..................................................27 Chương II: Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới........................................................................................................29 I. Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế tiêu biểu ở Mỹ và Châu Âu..................................................................................29 1. Các mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu ở Mỹ và châu Âu........................29 1.1 Cartel.......................................................................................................29 1.2 Syndicat...................................................................................................30 1.3 Trust........................................................................................................30 1.4 Consortium..............................................................................................31 1.5 Concern...................................................................................................31 1.6 Conglomerate..........................................................................................32 1.7 Tập đoàn đa quốc gia (MNC).................................................................33 1.8 Tập đoàn xuyên quốc gia (TNC).............................................................33
- 2. Thực trạng và xu hướng phát triển của các tập đoàn kinh tế Mỹ..............33 2.1 Đặc điểm của mô hình tập đoàn nước Mỹ..............................................33 2.2 General Electric: Tập đoàn tiêu biểu của nước Mỹ................................34 3. Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế tiêu biểu của các nước Châu Âu.....................................................................................39 3.1. Đặc trưng các tập đoàn của một số nước Châu Âu................................39 3.1.1 Mô hình của CHLB Đức.................................................................39 3.1.2 Mô hình của Thụy Sĩ.......................................................................40 3.2 Tập đoàn tiêu biểu của châu Âu: Tập đoàn L'Oréal (Pháp).....................41 II. Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế tiêu biểu của châu Á..............................................................................................45 1. Mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu ở một số nước châu Á........................45 1.1 Mô hình tập đoàn kinh tế ở Trung Quốc.................................................45 1.1.1 Quá trình hình thành Tập đoàn ở Trung Quốc....................................45 1.1.2 Các mô hình tập đoàn ở Trung Quốc...............................................46 1.2 Mô hình Keiretsu ở Nhật Bản.................................................................48 1.2.1 Đặc trưng của Keiretsu....................................................................48 1.2.2 Ưu điểm của Keiretsu......................................................................49 1.2.3 Nhược điểm của Keiretsu.................................................................50 1.2.4 Tác động của các Keiretsu...............................................................50 1.2.5 Mô hình quản lý của các tập đoàn Nhật Bản...................................51 1.3 Mô hình Chaebol ở Hàn Quốc................................................................52 1.3.1 Khái niệm Chaebol...........................................................................52 1.3.2 Đặc điểm của Chaebol......................................................................53 1.3.3 Tác động của các Chaebol...............................................................56 1.3.4 Đặc trưng tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc.......................................57 1.4 Samsung, một tập đoàn tiêu biểu của Châu Á........................................58 Chương III: Bài học kinh nghiệm và giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế cho Việt Nam..............................................................................................62 I. Thực trạng và xu hướng phát triển của tập đoàn kinh tế Việt Nam...62
- 1. Khái quát chung về tập đoàn kinh tế Việt Nam........................................62 1.1 Sự cần thiết của việc hình thành các tập đoàn kinh tế.............................62 1.2 Những điều kiện cơ bản hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam...............................................................................................................64 1.2.1 Về trình độ tích tụ, tập trung hoá sản xuất kinh doanh...................64 1.2.2 Về mối quan hệ liên kết...................................................................64 1.2.3 Về môi trường kinh doanh...............................................................64 1.2.4 Về trình độ cán bộ quản lý...............................................................65 1.3 Các nguyên tắc hình thành tập đoàn kinh tế của Việt Nam...................65 2. Thực trạng và xu hướng phát triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam..........67 2.1 Thực trạng các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam..........................................67 2.2 Xu hướng phát triển của các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam.................71 II. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc nghiên cứu thực trạng phát triển các tập đoàn kinh tế thế giới và giải pháp phát triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam............................................................................72 1. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc nghiên cứu thực trạng phát triển các tập đoàn kinh tế thế giới............................................................72 1.1 Kinh nghiệm phát triển tập đoàn kinh tế của Trung Quốc.....................74 1.2 Kinh nghiệm phát triển tập đoàn của Mỹ và một số nước châu Âu......76 2. Khuyến nghị nhóm giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam....78 2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý của tập đoàn kinh tế...79 2.2 Nhóm giải pháp khuyến khích thành lập tập đoàn kinh tế.....................80 2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ các tập đoàn kinh tế phát huy vai trò................81 2.4 Nhóm giải pháp thúc đẩy sự phát triển các loại hình tập đoàn..............82 Kết luận.........................................................................................................84 Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………….….85
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 TNC Trans-National Corporation Công ty xuyên quốc gia 2 MNC Multi-National Corporation Công ty đa quốc gia 3 WTO World Trade Organisation Tổ chức thương mại thế giới 4 OHC Operating holding company 5 PHC Pure holding company 6 GE General Electric 7 TĐKT Tập đoàn kinh tế 8 DN Doanh nghiệp 9 TĐDN Tập đoàn doanh nghiệp 10 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 11 TCT Tổng công ty 12 TCTNN Tổng công ty Nhà nước 13 KHCN Khoa học công nghệ 14 XHCN Xã hội chủ nghĩa 15 CHLB Cộng hoà liên bang
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU I. CÁC MÔ HÌNH Mô hình 1: Tập đoàn theo cấu trúc hỗn hợp Mô hình 2: Tập đoàn theo cấu trúc sở hữu đơn giản Mô hình 3: Tập đoàn doanh nghiệp Mô hình 4: Tập đoàn trong tập đoàn Mô hình 5: Mô hình quản lý của các tập đoàn nước Mỹ Mô hình 6: Tổ chức quản lý các tập đoàn của CHLB Đức Mô hình 7: Mô hình quản lý của TĐDN Trung Quốc I. CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Doanh thu của L’Oréal (Tính theo triệu Euros) Biểu đồ 2: Vị trí và thị phần toàn cầu của Samsung (năm 2007) Biểu đồ 3: Giá trị thương hiệu của Samsung II. CÁC BẢNG Bảng 1: Sáu tập đoàn hàng đầu nước Mỹ (tính theo triệu USD) Bảng 2: Tổng hợp hoạt động của GE năm 2008 Bảng 3: Kết quả kinh doanh của L'Oréal năm 2007 Bảng 4: Sáu Keiretsu lớn nhất ở Nhật Bản Bảng 5: Các tập đoàn hàng đầu Việt Nam
- Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế quốc tế. Do đó, yêu cầu phát triển kinh tế thời kỳ tới không chỉ là nâng cao tốc độ tăng trưởng, mở rộng kinh tế đối ngoại mà còn cần chủ động tạo ra và phát huy những lợi thế so sánh để đi tắt, đón đầu tạo ra những bước đột phá về kinh tế, tránh khỏi nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và quốc tế. Thực tiễn khách quan này đặt ra yêu cầu cần sớm hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh trong một số lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế đủ mạnh, đủ lớn để làm đầu tầu, lái con tàu kinh tế Việt Nam phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tại nhiều nước trên thế giới, tập đoàn kinh tế đã có bề dày lịch sử phát triển từ hàng trăm năm nay và trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc dân. Việt Nam là một nước đi sau, chúng ta có lợi thế là áp dụng những tiến bộ khoa học, đặc biệt là học hỏi kinh nghiệm về trình độ quản lý, phát triển các tập đoàn kinh tế. Việc nghiên cứu thực trạng và xu hướng phát triển của các tập đoàn kinh tế thế giới sẽ tìm ra được những bài học kinh nghiệm hữu ích giúp chúng ta nhận thức rõ hơn mô hình tập đoàn kinh tế phù hợp với Việt Nam và giải pháp phát triển các tập đoàn kinh tế này. 2. Mục đích nghiên cứu của khoá luận Phân tích, nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về tập đoàn kinh tế Nghiên cứu mô hình, thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế trên thế giới. Nghiên cứu thực trạng và xu hướng phát triển của các tập đoàn kinh tế Việt Nam. Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng -1-
- Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Dựa vào kinh nghiệm của các tập đoàn trên thế giới rút ra những bài học, khuyến nghị giải pháp phát triển các tập đoàn kinh tế của Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Các lý thuyết chung về tập đoàn kinh tế: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, quá trình hình thành, phát triển các tập đoàn kinh tế; Các mô hình tập đoàn kinh tế. Các tập đoàn kinh tế thế giới: Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế của nước Mỹ, châu Âu, châu Á. Các tập đoàn tiêu biểu là General Electric (Mỹ), tập đoàn l’Oréal (châu Âu), tập đoàn Samsung (châu Á). Các tập đoàn kinh tế Việt Nam: Quá trình hình thành, thực trạng và xu hướng phát triển của tập đoàn kinh tế Việt Nam. Bài học kinh nghiệm của các tập đoàn kinh tế trên thế giới cho sự phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Giải pháp phát triển các tập đoàn kinh tế của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung: - Lý luận chung về tập đoàn. - Mô hình tập đoàn kinh tế thường gặp trên thế giới và một số tập đoàn tiêu biểu nhất của Mỹ, Châu Âu và châu Á - Nghiên cứu chung về tập đoàn kinh tế Việt Nam Thời gian: - Nghiên cứu thực trạng hoạt động của các tập đoàn xuyên suốt quá trình phát triển đến năm 2008 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp mô tả và khái quát đối tượng nghiên cứu Phương pháp so sánh và tư duy logic Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng -2-
- Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 5. Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp Nội dung chính của khoá luận gồm có: Chương I: Tổng quan về tập đoàn kinh tế Chương II: Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới Chương III: Bài học kinh nghiệm và giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế cho Việt Nam Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, vì vậy bài khoá luận còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được sự chỉ dạy, góp ý của các thầy cô để bài khoá luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ThS. Vũ Thành Toàn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này. Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng -3-
- Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ I. Khái quát chung về tập đoàn kinh tế 1. Khái niệm và đặc điểm của tập đoàn kinh tế 1.1 Khái niệm về tập đoàn kinh tế Hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “Tập đoàn kinh tế” (TĐKT) nhưng chưa có một định nghĩa nào được xem là chuẩn mực. Để có cái nhìn tổng thể về TĐKT, thiết nghĩ cũng cần phải nghiên cứu một cách khái quát dưới cả góc độ ngôn ngữ lẫn bản chất của nó. TĐKT ở các nước khác nhau được gắn với những tên gọi khác nhau. Nhiều nước gọi là Group hay Business Group, Ấn Độ dùng thuật ngữ Business Houses, tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, khi nói đến TĐKT người ta thường sử dụng các từ: Consortium, Conglomerate, Cartel, Trust, Alliance, Syndicate hay Group. Nhật Bản trước chiến tranh thế giới thứ hai gọi TĐKT là Zaibatsu và sau chiến tranh gọi là Keiretsu, Hàn Quốc dùng từ Chaebol, còn ở Trung Quốc, cụm từ “Jituan Gongsi” được sử dụng để chỉ khái niệm này (chính xác hơn là Tổng công ty (TCT) hay tập đoàn doanh nghiệp (TĐDN)). Sự đa dạng về tên gọi hay thuật ngữ sử dụng nói lên tính đa dạng của hình thức liên kết được khái quát chung là TĐKT, do đó quan niệm cũng như nhìn nhận về TĐKT cũng có sự khác nhau nhất định, trên thực tế, việc sử dụng từ ngữ lại phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ và tính chất đặc trưng của từng loại TĐKT. Thực tế tồn tại các TĐKT trên thế giới cho thấy, không có mô hình chung nhất cho tập đoàn, do đó, cũng không có định nghĩa chung về TĐKT, bởi bản chất của TĐKT là sự liên kết về kinh tế giữa các doanh nghiệp (DN) thành viên nhằm thích ứng với sự biến đổi của thị trường và đem lại lợi ích cho mỗi thành viên và cho cả tập đoàn. Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng -4-
- Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Tại các nước phương Tây, TĐKT được nhận thức như là một tổ hợp các công ty hay chi nhánh góp cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ hoặc TĐKT và tài chính gồm một công ty mẹ và các công ty khác mà công ty mẹ kiểm soát hay tham gia góp vốn, mỗi công ty con cũng có thể kiểm soát các công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác. Tại Nhật Bản, TĐKT (Keiretsu) là một nhóm các DN độc lập về mặt pháp lý nắm giữ cổ phần của nhau và thiết lập được mối quan hệ mật thiết về nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm hay tập đoàn bao gồm các công ty có sự liên kết không chặt chẽ được tổ chức quanh một ngân hàng để phục vụ lợi ích của các bên. Tại Trung Quốc, TĐDN (Tổng công ty) là một hình thức liên kết giữa các DN, bao gồm công ty mẹ và các DN thành viên (công ty con và các DN liên kết khác), trong đó công ty mẹ là hạt nhân của tập đoàn và là đầu mối liên kết giữa các DN thành viên với nhau, các DN thành viên tham gia liên kết tập đoàn phải có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân độc lập. Bản thân tập đoàn không có tư cách pháp nhân. Tại Việt Nam, TĐKT được hình thành trên cơ sở chuyển đổi và cơ cấu lại một số Tổng công ty Nhà nước (TCTNN) (đặc biệt là các TCT 91 - TCTNN được thành lập theo Quyết định số 91/QĐ-TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành lập các Tập đoàn kinh doanh) có tiềm lực kinh tế mạnh, có mức độ tích tụ, tập trung vốn và tài sản nhất định. TĐKT tại Việt Nam có thể được hiểu như sau: TĐKT hay còn gọi là tập đoàn là một tổ hợp các DN, bao gồm công ty mẹ, các công ty con (DN thành viên) và các DN liên kết khác. Công ty mẹ là hạt nhân của TĐKT, là đầu mối liên kết giữa các DN thành viên, DN liên kết với nhau. Công ty mẹ nắm quyền kiểm soát, chi phối các quyết sách, chiến lược phát triển và nhân sự; chi phối hoạt động của thành viên. Bản thân TĐKT không có tư cách pháp nhân. TĐKT hoạt động trong một ngành hay Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng -5-
- Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhiều ngành khác nhau. Các DN thành viên và DN liên kết có quan hệ với nhau về vốn, đầu tư, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các DN tham gia liên kết. 1.2. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế 1.2.1 Tập đoàn kinh tế có phạm vi hoạt động lớn trong một hoặc nhiều quốc gia TĐKT là một tổ hợp các DN được hình thành nhờ sự liên kết về tài chính, công nghệ, thị trường, nghiên cứu phát triển thương hiệu... nhằm tạo ra sức mạnh vượt trội trong cạnh tranh và chi phối thị trường ở mức độ cao có thể giành được vị trí độc quyền thị trường trên phạm vi toàn thế giới (chẳng hạn hãng Microsoft giữ vị thế độc quyền cung cấp phần mềm hệ điều hành cho các máy tính trên toàn thế giới). Các DN trong TĐKT liên kết với nhau dưới hình thức công ty mẹ - công ty con và công ty liên kết trên cơ sở chia sẻ lợi ích. Công ty mẹ là công ty đầu tư vào các công ty khác và có khả năng chi phối (công ty con) hoặc không chi phối (công ty liên kết). Công ty này thường là công ty đầu tư tài chính, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia sản xuất kinh doanh, nếu tham gia sản xuất thì chủ yếu là những ngành nghề then chốt của tập đoàn. Các công ty con là những công ty do công ty mẹ chi phối chủ yếu bằng cổ phần, vốn góp, một số khác thông qua thị trường, đầu vào, công nghệ... Các công ty liên kết là những công ty thuộc tập đoàn nhưng không do công ty mẹ chi phối. Phần lớn các tập đoàn mạnh trên thế giới hiện nay là tập đoàn đa quốc gia, tức là có các chi nhánh, công ty con ở nhiều nước trên thế giới. Chẳng hạn, tập đoàn Henkel (Đức) có 330 chi nhánh, công ty con ở nước ngoài. Tương tự, số chi nhánh, công ty con ở nước ngoài của tập đoàn Simens (Đức) là 300; tập đoàn Roche (Thụy Sĩ): 140, tập đoàn Tractebel (Bỉ): 100, tập đoàn Unilever (Anh): 90... Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng -6-
- Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1.2.2 Tập đoàn kinh tế có quy mô lớn về nguồn vốn, nhân lực và doanh số hoạt động TĐKT vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung vốn, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận. Điều đó được thể hiện trước hết ở quy mô về vốn, lao động và doanh thu: Vốn: Quy mô về vốn của các TĐKT thường rất lớn. Vốn của TĐKT được tập trung từ nhiều nguồn khác nhau, được bảo toàn và phát triển không ngừng. Nguồn vốn đó có được nhờ quá trình tích tụ và tập trung vốn của các DN thành viên, do phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tích luỹ từ lợi nhuận khổng lồ do độc quyền kinh doanh hoặc do Nhà nước đầu tư, cho vay ưu đãi... Trên thế giới, nhiều TĐKT có trị giá cổ phiếu lên đến hàng tỷ đô la Mỹ và nhờ đó, chúng có khả năng mở rộng nhanh quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế nên khả năng cạnh tranh cao, vì thế đạt doanh thu lớn, và hệ quả là cơ chế quản lý cũng hết sức hiện đại và hiệu quả. Chẳng hạn như vào năm 2008, tập đoàn General Electric (Mỹ) đã đạt doanh thu 182.515 tỷ USD, tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) là 465,51 tỷ USD. Ở một số nước, việc tạo vốn cho TĐKT chủ yếu là từ vốn của Nhà nước thông qua các cơ chế khác nhau như: Nhà nước cấp vốn ban đầu dưới dạng đầu tư trực tiếp hoặc góp cổ phần lớn nhất; tạo cơ chế cho công ty tự tích luỹ vốn qua chính sách ưu đãi thuế, phân phối lợi nhuận, cho vay tín dụng ưu đãi, cho phép huy động vốn bằng phát hành chứng khoán; hợp nhất DN... Do có vốn lớn nên TĐKT có khả năng chi phối và cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường; mở rộng nhanh chóng quy mô sản xuất kinh doanh; đổi mới công nghệ; tăng năng suất lao động; nâng cao chất lượng sản phẩm và đạt được quy mô rất lớn về doanh thu. Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng -7-
- Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Lao động: Bên cạnh đó, lực lượng lao động của TĐKT không những lớn về số lượng mà còn tốt về chất lượng thông qua cơ chế tuyển dụng và đào tạo rất nghiêm ngặt. Các tập đoàn thường thu hút một số lượng rất lớn lao động ở chính quốc và ở các quốc gia khác. Ví dụ, tính hết năm 2007, tập đoàn Air France (Pháp) bao gồm 16 công ty con với 45.000 lao động; tập đoàn Danone (Pháp) chuyên sản xuất sữa tươi, bánh bích quy, thực phẩm, nước khoáng, bia, có 81.000 nhân viên và tập đoàn Fiat (Italia) có 242.300 nhân viên... Doanh thu: Với quy mô vốn lớn, lực lượng lao động đông đảo và có chất lượng tốt, TĐKT có đầy đủ điều kiện và khả năng áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) tiên tiến nhất vào hoạt động kinh doanh, thiết lập mạng lưới sản xuất và tiêu thụ không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu. Phạm vi hoạt động của TĐKT không chỉ phản ánh quy mô của tập đoàn mà còn chi phối cấu trúc tổ chức của chúng. Hiện nay hầu hết các TĐKT trên thế giới đã phát triển trở thành các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia. Các TĐKT không ngừng mở rộng quy mô bằng cách thôn tính, sáp nhập các DN nhỏ yếu hơn, thành lập các chi nhánh ở nước ngoài, mở rộng phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia tăng cường hợp tác liên kết và phân công lao động quốc tế. 1.2.3 Tập đoàn kinh tế có hình thức sở hữu hỗn hợp, trong đó có một chủ thể đóng vai trò chi phối Về tính chất sở hữu: TĐKT thường có tính chất sở hữu hỗn hợp dựa trên sở hữu tư nhân là chủ yếu. Theo tính chất sở hữu, TĐKT bao gồm: TĐKT tư nhân; TĐKT Nhà nước và TĐKT sở hữu hỗn hợp. Xu thế chung trên thế giới là hầu hết các TĐKT được tổ chức theo hình sở hữu hỗn hợp và chủ yếu dưới dạng các công ty cổ phần. Về hình thức sở hữu: TĐKT là một tổ hợp các công ty bao gồm Công ty mẹ và các công ty con, công ty cháu phần lớn được mang họ công ty mẹ. Công ty mẹ sở hữu đa số cổ phần trong các công ty con, công ty cháu. Như Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng -8-
- Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam vậy, sở hữu vốn của TĐKT là sở hữu hỗn hợp nhưng có một chủ sở hữu lớn là công ty mẹ đóng vai trò khống chế, chi phối về mặt tài chính. Công ty mẹ sở hữu một số lượng lớn vốn cổ phần trong các công ty con, cháu và chi phối chúng về tài chính và chiến lược phát triển. Công ty mẹ sẽ thực hiện vai trò quản lý ở một số mặt như điều hòa huy động vốn, quản lý vốn, xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược đầu tư và đào tạo nhân sự cho cả tập đoàn. Ngoài ra, công ty mẹ còn có thể phải thực hiện việc bảo lãnh để các công ty thành viên được vay các khoản vốn ưu đãi từ các ngân hàng trong nước và quốc tế. Các quản lí này vừa tạo ra sức mạnh tập trung thống nhất lại vừa phát huy được tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các thành viên. Giữa các công ty thành viên có những mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc (liên kết ngành dọc) hoặc độc lập với nhau (liên kết ngang - đa ngành), song đều phụ thuộc vào công ty mẹ và nhằm phục vụ mục tiêu chung của tập đoàn. TĐKT có cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận. Dạng phổ biến của các DN trong các TĐKT là các công ty cổ phần để dễ dàng huy động vốn, tăng năng lực cạnh tranh và phân tán rủi ro. 1.2.4 Tập đoàn kinh tế có cơ cấu tổ chức phức tạp Cơ cấu tổ chức của các TĐKT rất đa dạng và phức tạp, mỗi tập đoàn có những đặc trưng riêng, có cách quản lý riêng, với mức độ tập trung và phân cấp quản lý khác nhau. Các thành viên của TĐKT đều có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán độc lập và gắn kết với nhau chủ yếu bằng lợi ích kinh tế thông qua quan hệ tài chính. TĐKT không có tổ chức bộ máy quản lý chung được thiết lập mà mỗi thành viên của Tập đoàn đều có cơ quan quyền lực riêng. TĐKT được tổ chức chủ yếu theo mô hình công ty mẹ – con, theo đó tập đoàn thường thực hiện quản lý theo mô hình công ty đa khối, công ty mẹ Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng -9-
- Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nắm vai trò trụ cột và chi phối, kiểm soát các công ty con về nguồn lực, chiến lược kinh doanh, chính sách tài chính... Một TĐKT ra đời cũng có nghĩa là đã xảy ra sự liên kết kinh tế giữa các công ty thành viên của nó. Thông thường các công ty thành viên tập đoàn lấy vốn làm nút liên kết chính và chủ yếu thông qua hợp nhất kinh doanh để tạo thành một khối TĐKT mẹ - con dạng tổng hợp, nhiều cấp và nhiều góc độ. Hiện nay, có một xu hướng xuất hiện ở các nước đang phát triển là một số TĐKT được hình thành do chính sách kinh tế của Nhà nước và việc tư nhân hoá các khu vực kinh tế quốc dân mà Nhà nước vẫn giữ tỷ lệ sở hữu chi phối. Những TĐKT hình thành kiểu này lấy các DN nhà nước có thực lực hùng hậu nắm giữ cổ phần khống chế làm nòng cốt và chi phối các thành viên còn lại. 1.2.5 Hoạt động của tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhƣng thƣờng có một ngành, nghề chủ đạo. Mỗi tập đoàn thường hoạt động trong nhiều ngành khác nhau. Tuy nhiên, mỗi TĐKT luôn có ngành chủ đạo, lĩnh vực đầu tư mũi nhọn gắn với thương hiệu của cả tập đoàn và do một hoặc một số công ty nòng cốt trong tập đoàn đảm nhiệm. TĐKT hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực nhằm phân tán rủi ro cho các mặt hàng và lĩnh vực kinh doanh khác nhau; đảm bảo tính hiệu quả và bảo toàn vốn; tận dụng cơ sở vật chất và lực lượng của tập đoàn. Chiến lược sản phẩm và hướng đầu tư luôn phải thay đổi để phù hợp với môi trường kinh doanh và sự phát triển của tập đoàn. Hầu hết các TĐKT đều hoạt động đa ngành, với rất nhiều các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau, thường được phân bố theo cấu trúc ba lớp: lớp trong cùng là ngành hạt nhân, lớp thứ hai gồm những ngành có liên quan mật thiết về công nghệ, thị trường với ngành hạt nhân, lớp thứ ba là các ngành mở rộng. Các hoạt động chính của TĐKT là sản xuất thương mại thì các tập đoàn thường mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác như tài chính, ngân hàng, Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 10 -
- Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam bảo hiểm, nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn như tập đoàn Petronas của Malaysia ngoài các hoạt động liên quan đến dầu khí còn hoạt động kinh doanh bất động sản, siêu thị, vui chơi giải trí và cả đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, mỗi tập đoàn đều có định hướng ngành chủ đạo và lĩnh vực mũi nhọn riêng cho tập đoàn đó. TĐKT có thể hoạt động với chuyên ngành hẹp và chuyên sâu, có các thành viên hoạt động trong cùng ngành và phối hợp chặt chẽ để khai thác thế mạnh chuyên môn. 1.3. Nguyên tắc hoạt động của TĐKT - Tối đa hóa lợi nhuận. - Để hạn chế cạnh tranh trong nội bộ, thường có thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ và đôi khi có sự thỏa thuận về giá cả (điều này thường bị các nước cấm). Ngày nay, các công ty thành viên được tự do định giá nhằm thu lãi cao nhất. - Các công ty thành viên chủ động sử dụng vốn tự có. Tập đoàn không có quyền can thiệp vào phần lợi nhuận thu được từ nguồn vốn này. - Nguồn vốn vay từ tập đoàn phải có mục tiêu, phương án đầu tư, thông qua tập đoàn và phải trả lãi vay theo quy định của tập đoàn. Ưu tiên dự án đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển chung của tập đoàn. - Quan hệ tài chính giữa công ty mẹ và công ty thành viên (công ty con) chủ yếu là hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thành viên vay vốn từ nguồn vốn cổ phần chung của tập đoàn. - Vốn tích lũy có vai trò rất quan trọng, là nguồn vốn chủ yếu để tập đoàn tăng quy mô của tập đoàn. - Tập đoàn không chỉ đóng vai trò tập trung mà còn điều hòa nguồn vốn giữa các công ty thành viên để đạt được mục tiêu hiệu quả cao nhất. - Các hoạt động đầu tư, huy động vốn được giao cho công ty nắm vốn thực hiện. Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 11 -
- Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - Tập đoàn có thể vay vốn từ các công ty thành viên theo lãi suất thỏa thuận. Tập đoàn có thể vay vốn từ ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu, tín phiếu để đầu tư vào lĩnh vực triển vọng có hiệu quả cao. Các tập đoàn thực hiện tốt chức năng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi về tài chính cho các công ty thành viên phát huy được thế mạnh chuyên môn hóa của mình. Điều này giúp cho mối liên kết kinh tế giữa các công ty thành viên được bền vững hơn. Ngày nay, các TĐKT ở các nước phát triển sau lớn mạnh rất nhanh nhờ tích cực thu hút, huy động vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý và thị trường nước ngoài, thông qua các công ty con, cháu là những liên doanh với các công ty xuyên quốc gia nước ngoài. 2. Quá trình hình thành, phát triển và vai trò của tập đoàn kinh tế 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn kinh tế 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn Từ khoảng thế kỉ XVIII, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, các công ty thi nhau tăng thêm vốn để mở rộng thị trường sang các nước khác. Quá trình tích tụ và tập trung tư bản thực hiện bằng những hoạt động sáp nhập, thôn tính lẫn nhau để tạo thành những tổ hợp lớn diễn ra mạnh mẽ vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Cho đến nay hàng loạt các công ty đa quốc gia, các TĐKT khổng lồ xuất hiện, lớn mạnh và có mặt trên khắp các quốc gia và khắp các châu lục. TĐKT ra đời, tồn tại và phát triển là tuân theo quy luật khách quan đáp ứng yêu cầu tích tụ và tập trung tư bản. Ở châu Âu do điều kiện tự nhiên khá tương đồng, nền kinh tế châu Âu sớm mở thông thương và phát triển theo mô hình cộng đồng. Các công ty ở đây dễ dàng hoạt động ở các vùng lãnh thổ khác nhau, tạo điều kiện cho các công ty phát triển lớn mạnh nhanh chóng và sớm hình thành các mô hình liên kết theo kiểu tập đoàn. Tại đây các Cartel (hình thức liên minh kiểu độc Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 12 -
- Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam quyền và giá cả thị trường thông qua các bản cam kết), Trust (tổ chức độc quyền của các công ty cổ phần), Consocsion (liên minh độc quyền có tổ chức cao, là tiền thân của các Conglomerate hiện nay) lần lượt ra đời và phát triển mạnh mẽ theo xu hướng liên kết sản xuất kinh doanh với quy mô lớn và thế lực trên thị trường. Ngày nay các TĐKT của châu Âu đã và đang xuất hiện ở khắp các nơi trên thế giới với quy mô rất lớn và danh tiếng lâu đời trong giới kinh doanh. Tại Mỹ ngay từ những năm 1879 đã xuất hiện hàng loạt các công ty có số vốn lớn hàng triệu USD như Standart Oil, Rockerfeller, Aromorar các công ty này nhanh chóng lớn mạnh và bành trướng thế lực kinh tế. Với nền kinh tế khuyến khích tự do phát triển và đề cao quy luật tự nhiên của nền kinh tế thị trường, các công ty dễ dàng sáp nhập, hợp nhất hay thôn tính lẫn nhau để cho ra đời các công ty ngày càng lớn hơn, hình thành ngày càng nhiều hơn các TĐKT khổng lồ, các công ty đa quốc gia với quy mô ngày càng lớn, Cùng với Microsoft, General Motors, General Electric….các tập đoàn của Mỹ đang đứng đầu trong các bảng xếp hạng và chiếm lĩnh hầu hết các ngành quan trọng trên thế giới. Ở châu Á, tại Nhật Bản, các tập đoàn lớn (trước chiến tranh thế giới thứ hai gọi là Zaibatsu, sau chiến tranh gọi là Keiretsu) hình thành từ những năm đầu thế kỉ XX. Năm 1985, chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích thành lập nhiều công ty cổ phần có quy mô lớn nhằm khắc phục nguồn vốn hạn chế của cá nhân. Công ty Misubishi thành lập năm 1870 và đến cuối thế kỉ XIX nó đã có dạng tập đoàn Conglomerate. Đến khoảng năm 1919, Misubishi đã có tới bẩy công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực đóng tàu, thép thương mại, khai thác mỏ, kho vận, bảo hiểm và ngân hàng. Chính sách của Chính phủ Nhật Bản có tác động rất lớn đến sự phát triển của các TĐKT. Tại Hàn quốc, các TĐKT (gọi là Chaebol) bắt đầu phát triển mạnh từ những năm 1950 – 1960 và ngày càng được chú ý do những ảnh hưởng to lớn Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 13 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của ngân hàng Việt Nam
111 p | 503 | 111
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội - Nguyễn Văn Chiến
76 p | 482 | 107
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng marketing trong các công ty giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam
78 p | 348 | 77
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng ứng dụng nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
103 p | 239 | 63
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013
103 p | 294 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ
114 p | 218 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Trường Phúc
92 p | 164 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và hướng phát triển của các cơ sở ươm tại doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam 2001-2010
103 p | 101 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Luxury Quảng Ninh
82 p | 15 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận buồng phòng tại Flamingo Cát Bà Resort
99 p | 13 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
82 p | 9 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng
72 p | 12 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Ngọc Thảo Nguyên
69 p | 14 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nhân lực tại khách sạn Nhật Hạ 3 (Nhat Ha L’Opera hotel)
76 p | 16 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp khai thác văn hóa ẩm thực Hải Phòng phục vụ hoạt động du lịch
104 p | 15 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng Sao Mai - Hải Đăng Plaza
85 p | 11 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Đức Vượng – thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 9 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng Sun – Flamingo Cát Bà Resort
98 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn