Khoá luận tốt nghiệp: Vận dụng mô hình dạy học vừa đúng lúc vào dạy chương Các định luật bảo toàn – Vật lí 10 cơ bản
lượt xem 6
download
Đề tài này nghiên cứu, vận dụng mô hình dạy học vừa đúng lúc vào việc tổ chức dạy học một số bài chương Các định luật bảo toàn – Vật lí 10 cơ bản nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, rèn luyện tính tự lực học tập và nâng cao chất lượng dạy học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Vận dụng mô hình dạy học vừa đúng lúc vào dạy chương Các định luật bảo toàn – Vật lí 10 cơ bản
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM KHOA VẬT LÍ VÕ HỮU TRỌNG VẬN DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC VỪA ĐÚNG LÚC VÀO DẠY CHƯƠNG CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN – VẬT LÍ 10 CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM KHOA VẬT LÍ VÕ HỮU TRỌNG VẬN DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC VỪA ĐÚNG LÚC VÀO DẠY CHƯƠNG CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN – VẬT LÍ 10 CƠ BẢN CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM VẬT LÍ MÃ NGÀNH: 102 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: THS. MAI HOÀNG PHƯƠNG Chủ tịch hội đồng Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện TS. Cao Anh Tuấn ThS. Mai Hoàng Phương Võ Hữu Trọng
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn lần này, tác giả nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ rất lớn từ các quý Thầy (Cô). Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Thầy ThS Mai Hoàng Phương – người trực tiếp hướng dẫn về mặt chuyên môn trong luận văn này. Thầy đã tận tâm chỉ dạy, định hướng, hỗ trợ, động viên tôi những khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. - Tất cả quý Thầy (Cô) khoa Vật lí trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt bốn năm học tại trường. - Ban giám hiệu, quý Thầy (Cô) tổ Vật lí trường THPT Nguyễn Hữu Cầu đã tạo điều kiện và đóng góp ý kiến bổ ích cho tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm. - Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè trong nhóm XHBR luôn ở bên cạnh động viên tôi về mọi mặt trong những lúc gặp khó khăn nhất để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN VÕ HỮU TRỌNG
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................3 MỤC LỤC .......................................................................................................................4 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................7 MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................1 2. Mục đích đề tài .........................................................................................................2 3. Giả thuyết đề tài .......................................................................................................2 4. Nhiệm vụ đề tài ........................................................................................................2 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 6. Các phương pháp nghiên cứu...................................................................................3 7. Các đóng góp của luận văn ......................................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN MÔ HÌNH DẠY HỌC VỪA ĐÚNG LÚC .................4 1.1. Tổng quan đề tài.................................................................................................4 1.2. Dạy học tích cực ................................................................................................5 1.2.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực ......................................................5 1.2.2. Tính tích cực ...................................................................................................6 1.2.3. Tính tích cực trong học tập .............................................................................6 1.2.4. Một số đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực ....................................6 1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học .........................7 1.3.1. Một số ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học .......8 1.3.2. Sử dụng Web trong hoạt động dạy và học .....................................................8 1.3.3. Mô hinh dạy học E-Learning ..........................................................................9 1.4. Lí luận dạy học của mô hình dạy học vừa đúng lúc ........................................10 1.4.1. Thuyết kiến tạo tri thức ................................................................................10 1.4.2. Mô hình dạy học vừa đúng lúc (JiTT) ..........................................................10 1.4.3. Vai trò và đặc điểm của mô hình JiTT đối với môn Vật lí ...........................11 1.4.3.1. Vai trò của mô hình JiTT ..........................................................................11 1.4.3.2. Đặc điểm của mô hình JiTT ......................................................................12 1.4.4. Quy trình sử dụng mô hình JiTT ..................................................................12
- 1.4.4.1. Chuẩn bị những điều kiện trước khi thực hiện mô hình JiTT ...................13 1.4.4.2. Xây dựng bộ câu hỏi khởi động cho mô hình JiTT ..................................16 1.4.4.3. Xem xét và đánh giá câu hỏi khởi động ....................................................19 1.4.4.4. Sử dụng câu trả lời của học sinh để phát triển các hoạt động trên lớp .....20 1.4.4.5. Hoạt động sau tiết học ...............................................................................21 1.5. Thuận lợi và khó khăn của mô hình JiTT khi áp dụng vào trường THPT ......21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..............................................................................................22 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH DẠY HỌC VỪA ĐÚNG LÚC CHƯƠNG CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN - VẬT LÍ 10 CƠ BẢN ...............................................................................................................................24 2.1. Phân tích nội dung chương Các định luật bảo toàn .........................................24 2.1.1. Đặc điểm của chương Các định luật bảo toàn ..............................................24 2.1.2. Cấu trúc dạy phần Các định luật bảo toàn ....................................................24 2.2. Thực tiễn dạy học ở trường THPT ...................................................................30 2.3. Chuẩn bị hồ sơ dạy học theo mô hình dạy học vừa đúng lúc ..........................30 2.3.1. Xây dựng bộ câu hỏi khởi động ...................................................................30 2.3.2. Xây dựng nội dung của trang Web ...............................................................47 2.3.3. Quản lí hoạt động của HS bằng Moodle ......................................................50 2.3.4. Câu trả lời của HS thu được từ thực nghiệm ................................................52 2.3.5. Đánh giá câu trả lời của HS ..........................................................................53 2.3.6. Xây dựng giáo án bài Thế năng và Cơ năng theo mô hình dạy học vừa đúng lúc .................................................................................................................55 2.3.7. Hoạt động sau tiết học của HS .....................................................................71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..............................................................................................72 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..................................................................73 3.1. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm .........73 3.1.1. Mục đích .......................................................................................................73 3.1.2. Nhiệm vụ ......................................................................................................73 3.1.3. Đối tượng ......................................................................................................73 3.1.4. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................73 3.2. Tiến trình thực nghiệm sư phạm ......................................................................73
- 3.2.1. Công tác chuẩn bị: ........................................................................................73 3.2.2. Các mẫu đánh giá, khảo sát. .........................................................................74 3.3. Phân tích và đánh giá định tính quá trình thực nghiệm sư phạm.....................75 3.3.1. Phân tích diễn biến tiết dạy ..........................................................................75 3.3.2. Phân tích kết quả khảo sát HS. .....................................................................77 3.4. Phân tích định lượng câu trả lời của HS từ câu hỏi khởi động ........................78 3.5. Phân tích các khó khăn khi thực hiện mô hình dạy học vừa đúng lúc tại trường THPT ..................................................................................................................80 3.6. Một số hình ảnh trong quá trình dạy học theo mô hình JiTT và phiếu khảo sát . ..........................................................................................................................82 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..............................................................................................83 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..........................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................87 PHỤ LỤC ......................................................................................................................89
- DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGD: Bộ Giáo dục DHTC: Dạy học tích cực CNTT & TT: Công nghệ thông tin và truyền thông JiTT: Just In Time Teaching THPT: Trung học phổ thông GV: GV HS: Học sinh SGK: Sách giáo khoa DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Hai yếu tố cơ bản của mô hình JiTT Hình 1.2: Các bước thực hiện mô hình JiTT Hình 2.1: Bản đồ kiến thức chương Các định luật bảo toàn Vật lí 10 Hình 2.2: Câu hỏi khởi động 1 - Động lượng tiết 1 trên Web Hình 2.3: Câu hỏi khởi động 2 - Động lượng tiết 1 trên Web Hình 2.4: Câu hỏi khởi động 3 - Động lượng tiết 1 trên Web Hình 2.5: Câu hỏi khởi động 4 - Động lượng tiết 1 trên Web Hình 2.6: Câu hỏi khởi động 1 - Động lượng tiết 2 trên Web Hình 2.7: Câu hỏi khởi động 2 - Động lượng tiết 2 trên Web Hình 2.8: Câu hỏi khởi động 3 - Động lượng tiết 2 trên Web Hình 2.9: Câu hỏi khởi động 1 - Thế năng trọng trường trên Web Hình 2.10: Câu hỏi khởi động 2 - Thế năng trọng trường trên Web Hình 2.11: Câu hỏi khởi động 3 - Thế năng trọng trường trên Web Hình 2.12: Câu hỏi khởi động 4 - Thế năng trọng trường trên Web Hình 2.13: Câu hỏi khởi động 5 - Thế năng trọng trường trên Web Hình 2.14: Câu hỏi khởi động 1 - Thế năng đàn hồi trên Web Hình 2.15: Câu hỏi khởi động 2 - Thế năng đàn hồi trên Web Hình 2.16: Câu hỏi khởi động 3 - Thế năng đàn hồi trên Web Hình 2.17: Câu hỏi khởi động 4 - Thế năng đàn hồi trên Web Hình 2.18: Câu hỏi khởi động 2 - Cơ năng trên Web Hình 2.19: Câu hỏi khởi động 3 - Cơ năng trên Web Hình 2.20: Câu hỏi khởi động 4 - Cơ năng trên Web Hình 2.21: Trang Web Ephysics
- Hình 2.22: Giao diện mô hình dạy học JiTT trên Web Hình 2.23: Giao diện nhật kí lưu Hình 2.24: Giao diện live log Hình 2.25: Giao diện Activity report Hình 2.26: Giao diện Course Participation Hình 2.27: Câu trả lời của HS Hình 2.28: Giao diện đánh giá cho điểm DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: JiTT Scoring Rubric - Kathleen Marrs Bảng 2.1: Những mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng Bảng 3.1: Bảng đánh giá trả lời câu hỏi khởi động bài Thế năng trọng trường Bảng 3.2: Bảng đánh giá trả lời câu hỏi khởi động bài Cơ năng Đồ thị 3.3: Biểu đồ miền thể hiện % số câu trả lời ứng với mức độ của Kathleen Marrs
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nằm trong nhiệm vụ và giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW, giáo dục Việt Nam hiện nay cần phải: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Từ đó, ta thấy rằng việc dạy học ngày nay không đơn giản là truyền thụ thông tin cho HS mà GV cần phải rèn cho họ những năng lực cần thiết để thích nghi với một xã hội đang thay đổi hàng giờ. Điều này dẫn đến việc phải thay đổi vị trí của GV và HS trong các phương pháp dạy học truyền thống lấy GV làm trung tâm. Trong các mô hình dạy học tích cực, ta thường thấy rằng, vai trò của GV chỉ là người hướng dẫn, định hướng và HS mới là nhân tố trung tâm. HS trong phương pháp này được đặt vào các tình huống có vấn đề và họ phải tự tìm tòi, khám phá, thí nghiệm, thảo luận,… từ đó hình thành nên tri thức mới đồng thời cũng rèn cho họ năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán,…Đó chính là mục tiêu của giáo dục Việt Nam đang hướng tới. Do đó, việc lựa chọn phương pháp dạy của GV là một yếu tố không hề nhỏ quyết định đến sự thành công của giáo dục. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông được ứng dụng ngày càng nhiều trong dạy học bởi rất nhiều ưu điểm mà nó mang lại. Đó cũng là một hướng đi tất yếu phù hợp với xu thế chung của xã hội. Qua việc điều tra phỏng vấn trong quá trình thực nghiệm sư phạm, tác giả nhận thấy rằng đa số các hoạt động học tập đều được GV tổ chức tại lớp và chưa có một môi trường nào tạo ra để HS có thể học tập. Nếu tạo được một môi trường giúp HS tự học có sự kiểm soát của GV sẽ góp phần rất lớn trong việc hình nên năng lực tự học của HS, từ đó có thể nâng cao được chất lượng dạy học. Từ các quan điểm trên, tác giả thấy rằng mô hình dạy học Just in Time Teaching (tạm dịch là mô hình dạy học vừa đúng lúc) đáp ứng được các yêu cầu đó. Mô hình dạy học vừa đúng lúc (Just in Time Teaching, viết tắt là JiTT) là sự kết hợp giữa việc tự học, tự nghiên cứu trên Web của học sinh và hoạt động dạy học trên lớp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Thông qua các tài nguyên học tập từ Web, học sinh bước đầu tiếp cận với các nội dung kiến thức trước khi đến lớp. Đồng thời website cũng là công cụ đánh giá và kênh trao đổi giữa GV và học sinh. JiTT được phát triển bởi Novak, Patterson, Garvin và Christian năm 1999 và được thực nghiệm tại Học viện Không quân Hoa Kỳ nhằm giúp sinh viên tự học trước ở nhà để tăng hiệu quả học tập 1
- tại lớp. Lúc đầu, nó chỉ được áp dụng cho một số khóa học Vật lí nhưng sau đó được phát triển rộng rãi ra nhiều ngành học khác như: Toán học, Hóa Học, Sinh học, Lịch sử, Địa chất, Kinh tế,… Mô hình này có một số ưu điểm như sau: - Giúp GV thu thập được ý kiến của HS, từ đó biết được suy nghĩ của HS trong vần đề đặt ra từ đó xây dựng các hoạt động phù hợp để có những điều chỉnh kịp thời và hợp lí. Yếu tố này hoàn toàn phù hợp với lí thuyết kiến tạo tri thức và các phương pháp dạy học tích cực mà GV hiện nay hướng tới. - Thông qua các hoạt động trên Web, rèn cho HS năng lực tự học và năng lực giải quyết vần đề từ đó hình thành nên thói quen và cung cấp cho HS một phương pháp học tập hiệu quả hơn. - Thông qua Web, HS được tiếp cận với các hình ảnh, video, mô phỏng, tài liệu tham khảo mà GV cung cấp để hỗ trợ cho quá trình nhận thức trực quan sinh động hơn. Hơn nữa, công cụ này làm tăng sự tương tác giữa GV và HS, HS có nơi để thảo luận những vấn đề chưa rõ để GV và các HS khác hỗ trợ, giúp đỡ. Với những thông tin về mô hình Just in Time Teaching, nhận thấy sự phù hợp với xu hướng giáo dục hiện nay, tác giả đã chọn đề tài “Vận dụng mô hình dạy học vừa đúng lúc vào dạy chương Các định luật bảo toàn – Vật lí 10 cơ bản” để thực hiện luận văn tốt nghiệp lần này. 2. Mục đích đề tài Nghiên cứu, vận dụng mô hình dạy học vừa đúng lúc vào việc tổ chức dạy học một số bài chương Các định luật bảo toàn – Vật lí 10 cơ bản nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, rèn luyện tính tự lực học tập và nâng cao chất lượng dạy học. 3. Giả thuyết đề tài Nếu vận dụng mô hình dạy học vừa đúng lúc vào quá trình dạy học một số bài chương Các định luật bảo toàn một cách phù hợp thì có thể tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, rèn luyện tính tự lực học tập và nâng cao chất lượng dạy học. 4. Nhiệm vụ đề tài Để thực hiện mục đích đã đề ra, cần phải thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận các vấn đề đổi mới về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích cực. - Nghiên cứu cơ sở lí luận của mô hình dạy học vừa đúng lúc. - Nghiên cứu nội dung chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10 cơ bản. 2
- - Dựa vào nội dung đã nghiên cứu, xây dựng bộ câu hỏi khởi động phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng cho các bài Động lượng – Định luật bảo toàn động lượng (2 tiết), Thế năng trọng trường, Thế năng đàn hồi, Cơ năng. - Nghiên cứu Moodle để tìm ra các mô-đun phù hợp với mục tiêu và có thể đánh giá, quản lí tất cả các hoạt động của HS trên Web. - Đưa bộ câu hỏi khởi động đã xây dựng lên trang Web kèm theo các hình ảnh, video, mô phỏng minh họa. - Thực nghiệm sư phạm hai bài Thế năng trọng trường và Cơ năng. - Thu thập kết quả trả lời của HS, xử lí kết quả để xây dựng các giáo án dạy phù hợp. - Khảo sát ý kiến của HS trước và sau thực nghiệm. Hỏi ý kiến GV tại trường THPT về bộ câu hỏi khởi động. - Đánh giá định tính kết quả thực nghiệm. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: quá trình dạy học một số bài chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 cơ bản sử dụng mô hình dạy học vừa đúng lúc - Phạm vị nghiên cứu: Nội dung kiến thức: Chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10. Địa bàn thực nghiệm: trường THPT Nguyễn Hữu Cầu – TPHCM. 6. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu về lí luận dạy học hiện đại, ứng dụng CNTT & TT vào dạy học tích cực, tài liệu, sách báo về tâm lí và giáo dục. - Phương pháp điều tra phỏng vấn - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: tổ chức hoạt động dạy và học, ghi chép, chụp hình, rút kinh nghiệm giờ dạy, phân tích diễn biến tiết học. 7. Các đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc tổ chức dạy học theo mô hình vừa đúng lúc. Cụ thể hóa bằng việc xây dựng hoàn chỉnh các hồ sơ dạy học cho mô hình này trong chương Các định luật bảo toàn. - Cung cấp tài liệu dạy học bổ sung cho chương “Các định luật bảo toàn”. 3
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN MÔ HÌNH DẠY HỌC VỪA ĐÚNG LÚC 1.1. Tổng quan đề tài Ngày này, sự toàn cầu hóa đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động. Do vậy, giáo dục cần đào tạo con người đáp ứng những đòi hỏi mới này của xã hội. Chương trình giáo dục tổng thể của Bộ Giáo dục cũng đã có những thay đổi cho phù hợp với các yêu cầu này. Ở đây, ta thấy được sự chuyển đổi từ chương trình giáo dục định hướng nội dung sang định hướng năng lực. Từ đó, chứng tỏ việc trang bị kiến thức cho HS không phải là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành công của giáo dục, mà quan trọng hơn là trang bị cho HS các năng lực để giải quyết các tình huống trong cuộc sống, cũng như tạo điều kiện để phát triển toàn diện nhân cách của một con người. Cùng với sự thay đổi này, phương pháp dạy học của GV cũng có nhiều thay đổi để đáp ứng được yêu cầu này của xã hội. Dạy học tích cực được áp dụng rộng rãi ở các trường phổ thông trên khắp cả nước nhằm tích cực hóa các hoạt động học tập của HS và việc này dường như trở nên bắt buộc đối với bản thân mỗi GV. Rất nhiều các mô hình dạy học được áp dụng như: bàn tay nặn bột, dạy học STEM, dạy học theo góc, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tìm tòi khám phá,… cũng nghiên cứu áp dụng đạt được một số hiệu quả nhất định. Mô hình dạy học vừa đúng lúc (Just in Time Teaching) là một mô hình kết hợp hoạt động ở nhà và trên lớp. Với mô hình dạy học này, HS sẽ phải tìm hiểu các đối tượng kiến thức mới thông qua bộ câu hỏi mà GV xây dựng. Những phản hồi của HS sẽ một tư liệu cho GV để biết rằng HS đang hiểu vấn đề như thế nào và ở mức độ nào để có những điều chỉnh kịp thời tại các tiết học trên lớp [15]. Thông qua quá trình học tập như thế này, HS sẽ hình thành kiến thức dựa trên những kinh nghiệm đã có, sửa chữa những quan niệm sai lầm từ đó hình thành nên tri thức mới. Đồng thời, quá trình này cũng giúp cho HS hình thành một số năng lực cần thiết cho quá trình học tập sau này như năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề. Một số nghiên cứu trong nước và nước ngoài về mô hình JiTT có thể kể đến như: Novak, G and Patterson, ET (2010), Getting Started with JiTT in Just in Time Teaching: Across the Disciplines, Across the Academy, Sterling, VA: Stylus Publishing. Nghiên cứu chỉ ra rằng mô hình JiTT làm tăng hiệu quả học tập của HS, đặc biệt khi kết hợp với dạy học đồng đội (Peer Instruction). Trong nghiên cứu này, cũng đưa ra một số cách thức sử dụng mô hình cho một số môn học và những kết quả đạt được. Lasry, N., Dugdale, M. and Charles, E. (2014), Just in Time to Flip Your Classroom. The Physics Teacher, 52(1), pp.34-37. Áp dụng mô hình JiTT nhưng có điều chỉnh một số bước để trở thành Flip-JiTT 4
- Phan Tấn Tài (2014), Vận dụng mô hình dạy học vừa đúng lúc (Just in time – Teaching) vào dạy học phần Nhiệt – Vật lí 10, Trung Học Phổ Thông, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lí luận của mô hình dạy học JiTT và vận dụng mô hình JiTT vào dạy học phần nhiệt học vật lí – 10 THPT. Tuy nhiên, kết quả cho thấy mô hình chưa triển khai thành công do một số nguyên nhân như: thói quen học tập trên Web của HS, nội dung bộ câu hỏi khởi động khá cao và xa lạ với HS. Nguyễn Văn Dung (2016), Vận dụng mô hình dạy học vừa đúng lúc vào dạy học phần động lực học chất điểm - chương trình Vật lý đại cương với sự hỗ trợ của website dạy học, luận văn cao học, Đại học Sư phạm TPHCM. Vận dụng mô hình JiTT dạy ở bậc Đại học Công nghiệp thực phẩm và đạt được hiệu quả cao, giúp SV tích cực hơn trong việc tự học. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi chưa thấy có công trình khoa học nào nghiên cứu nào về mô hình này cho chương Các định luật bảo toàn Vật lí 10 cơ bản. Do đó chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu về mô hình cho chương này để tổ chức dạy học. Bên cạnh đó, cách xây dựng bộ câu hỏi khởi động sẽ có một chút thay đổi. Nếu các công trình khác, câu hỏi khởi động là phương tiện để GV đặt ra vấn đề cho HS thì trong đề tài này, tác giả mong muốn bộ câu hỏi khởi động còn mang tính định hướng HS giải quyết vấn đề. Trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung thực hiện các nội dung: Chuẩn bị những điều kiện ban đầu trước khi thực hiện mô hình (bao gồm: nghiên cứu hệ thống kiến thức và xem xét chuẩn kiến thức kĩ năng của các bài trong chương Các định luật bảo toàn, lựa chọn công cụ sử dụng cho mô hình dạy học vừa đúng lúc,…); Xây dựng bộ câu hỏi JiTT cho từng bài trong chương Các định luật bảo toàn (dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ giáo dục và thang phân loại Bloom); Xem xét đánh giá câu trả lời của học sinh (dựa theo thang phân loại Bloom kết hợp với khung đánh giá câu trả lời JiTT của Kathy Marrs [16]). Sau khi xây dựng xong các bước trên thì tác giả sẽ xây dựng giáo án bài dạy để thực nghiệm đề tài tại trường THPT để đánh giá định tính hiệu quả mà mô hình đạt được. 1.2. Dạy học tích cực 1.2.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học tích cực là thuật ngữ rút gọn, để chỉ các phương pháp nhằm đề cao vai trò tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của người học dưới vai trò tổ chức, định hướng của người dạy [11]. Vậy so sánh với cách dạy thụ động, phương pháp dạy học tích cực làm thay đổi vai trò của người dạy và người học. Ngoài ra, theo cách dạy trước đây, kiến thức là điều quan trọng thì bây giờ việc phát triển toàn diện các phẩm chất, năng lực của HS là điều cốt yếu. 5
- 1.2.2. Tính tích cực Để làm rõ lí do tại sao ngày nay nhà giáo dục cần phải áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong hoạt động dạy học ta cần phải phân tích rõ khái niệm tính tích cực. Tích cực là một phẩm chất chỉ duy nhất có ở con người trong đời sống xã hội [11]. Con người không thụ động tiêu thụ các sản phẩm mà còn biết cách làm ra các sản phẩm phục vụ cho đời sống. Từ việc tự tạo ra các sản phẩm về vật chất và tinh thần, con người bộc lộ được những năng lực sáng tạo và tạo dựng nên một xã hội loài người phong phú, đa dạng. Việc hình thành và phát triển tính tích cực này đó chính là nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục [11]. Thông qua nhiệm vụ này, giáo dục sẽ đào tạo nên những con người năng động, sáng tạo, chủ động, thích nghi tốt với mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống và công việc làm cơ sở để phát triển xã hội. 1.2.3. Tính tích cực trong học tập Tính tích cực trong học tập về bản chất là tính tích cực nhận thức, sự mong muốn hiểu biết và có khát vọng chiếm lĩnh tri thức về thế giới khách quan [11]. Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan đến động cơ học tập. Động cơ học tập đúng đắn sẽ tạo nên hứng thú. Hứng thú là cơ sở, tiền đề của tính tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lí tạo nên tính tích cực. Tính tích cực tạo ra nếp tư duy độc lập trong trong nhận thức. Suy nghĩ độc lập là nguồn gốc của sự sáng tạo[11]. Biểu hiện của tính tính tích cực trong hoạt động học tập có thể kể đến như: tích cực phát biểu ý kiến; tham gia tranh luận cho một vấn đề đặt ra; đặt ra các câu hỏi để làm rõ vấn đề; kiên trì tới cùng để tìm ra câu trả lời xác đáng cho vấn đề đang mắc phải; tìm tòi phương pháp làm khác hiệu quả hơn,… Kết luận: Qua việc phân tích ta thấy rằng, các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển giáo dục của nước ta hiện nay. Do đó, yêu cầu đặt ra của giáo dục Việt Nam hiện nay cần phải vận dụng thích hợp các mô hình theo phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường phổ thông. Song song đó, ta cần phải chuyển đổi kiểm tra đánh giá từ kiến thức, kĩ năng sang kiểm tra đánh giá năng lực của HS và đa dạng hóa các hình thức đánh giá để tạo điều kiện thuận lợi cho các mô hình này mang lại hiệu quả. 1.2.4. Một số đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực [11] Hiện nay có rất nhiều mô hình dạy học tích cực nhưng tất cả các chúng đều có những đặc trưng cơ bản để nhận biết. Đầu tiên, các hoạt động diễn ra trong các mô hình dạy học này đều nhằm vào đối tượng chính là HS. GV không còn “độc quyền” trong toàn bộ tiết học mà vai trò 6
- của người GV lúc này là một hướng dẫn viên, người tổ chức các hoạt động để đặt HS vào các tính huống có vấn đề. Sau đó, chính HS mới là người tìm ra cách để giải quyết vấn đề đã đặt ra và từ đó hình thành nên tri thức cùng với việc phát triển các năng lực trong quá trình tìm tòi ấy. Dạy cách học – đó là mục tiêu cuối cùng mà tất cả các nhà giáo dục đều mong muốn khi HS rời khỏi nhà trường. Trong thời đại ngày nay, phương pháp “nhồi nhét” không mang lại hiệu quả như chúng ta tưởng tượng vì có lượng thông tin mà HS cần đã hiện diện sẵn trên các trang Internet, sách, báo. Điều mà GV cần dạy đó chính là dạy cho HS cách xem xét, chọn lọc thông tin; tạo động lực, hứng thú học tập và rèn ý chí tự học; khai thác nội lực của mỗi cá nhân và phát huy chúng để được mục tiêu của bản thân. Tăng cường học tập cá thể và phối hợp với học tập hợp tác. Việc dạy học theo các phương pháp dạy học tích cực cần sự nỗ lực rất nhiều ở mỗi học sinh. Tuy nhiên, đối với một lớp học có sự phân hóa cao việc làm này càng trở nên khó khăn ảnh hướng đến tiến độ, hiệu quả dạy học. Do đó, đối với các nhiệm vụ phức tạp cần phải tổ chức hoạt động nhóm để các HS có thể trao đổi ý kiến, học hỏi lẫn nhau để bắt kịp với nhịp độ của bài học đồng thời hình thành năng lực hợp tác của mỗi cá nhân. Để đánh giá kết quả của HS, như đã nói ở trên, cần phải chuyển sang đánh giá dựa trên năng lực của HS. Đánh giá ở đây không chỉ là kết quả vể điểm số mà còn bao gồm cả quá trình học tập của HS thông qua mức độ hoàn thành các bài tập, nhiệm vụ trong tình huống, bối cảnh thực và có sự phối hợp của nhiều môn học. 1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Với sự phát triển rất mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT & TT), cuộc sống của con người đã có sự thay đổi về mọi mặt trong đời sống. Điều đó có nghĩa là ta có thể truy cập thông tin, làm việc, học tập ở mọi lúc mọi nơi. Để đáp ứng những thay đổi như thế, giáo dục cũng có những thay đổi về phương pháp học tập để đi cùng xu thế đó. Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ thì “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng GV tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. GV các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT”. Quyết định này chứng tỏ rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đóng một vai trò quan trọng và tất yếu trong nền giáo dục cần được GV phát huy tối đa trong quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học. 7
- 1.3.1. Một số ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học [5] Khả năng biểu diễn thông tin: máy tính có thể thể hiện dữ liệu dưới nhiều dạng khác nhau như chữ viết, hình ảnh, video,… nâng cao tính trực quan trong dạy học. Khả năng mô hình hóa các đối tượng: đây là khả năng rất lớn của máy tính. Đối với những vật thật không thể quan sát được thì máy tính phát huy tối da chức năng của nó là biến vật thật đó thành mô hình có những tính chất, đặc điểm, các quá trình vận động giống gần như hoàn toàn vật thật Khả năng lưu trữ và khai thác thông tin: máy tính có thể lưu trữ một số lượng rất lớn các dữ liệu, đồng thời các dữ liệu cũng có thể được chia sẻ với nhau thông qua Internet. Vì vậy, lượng dữ liệu về các kiến thức là cực kỳ to lớn cho toàn nhân loại. Khả năng dạy học từ xa, tiết kiệm được thời gian và nhiều chi phí khác. Khả năng điều khiển quá trình của người học: một chương trình máy tính có thể được xây dựng đề thay thế một GV trong hoạt động giúp học sinh tìm đến kiến thức. Tính lặp lại trong dạy học: khác với GV, máy tính có thể lưu trữ các dữ liệu của một bài học. Trên cơ sở này, HS có thể xem lại bài giảng của GV, tài liệu tham khảo đến khi đạt được mục tiêu, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cá nhân hóa quá trình học tập. 1.3.2. Sử dụng Web trong hoạt động dạy và học Trong các lớp học ngày nay, không khó để bắt gặp việc sử dụng các phương tiện dạy học có ứng dụng CNTT & TT như máy chiếu, tivi thông minh, bảng tương tác, mạng xã hội, trang Web,… Trong đó, Web được xem như một phương tiện kĩ thuật dạy học đa phương tiện [11], được khai thác và sử dụng để tận dụng được những đặc tính mà nó mang lại. Đầu tiên, ta phải nói đến sự ra đời của Internet (mạng máy tính) toàn cầu ra đời vào năm 1993 và lan tỏa ra khắp thế giới với mục đích liên kết cộng đồng máy tính lại với nhau dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa TCP/IP ((Transmision Control Protocol –Internet Protocol). World Wide Web (WWW) hay còn gọi là Web là một dịch vụ trên Internet cho phép truy nhập hầu hết các loại tài liệu trên mạng Internet, trong đó bao gồm cả âm thanh, hình ảnh, phim. Nó hiển thị thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Trong dịch vụ WWW, thông tin hiển thị là trang web (web page). Một trang web có thể chứa: văn bản text, hình ảnh, âm thanh, video điều này dẫn tới thông tin trên mạng Internet thêm hấp dẫn và dễ xử lí. Để sử dụng các dịch vụ của Internet, người dùng phải kết nối máy tính của mình với Internet thông qua các nhà cung cấp dịch vụ. Ta thấy rằng, với việc sử dụng Web, GV có thể chuyển tải đến học sinh không những nội dung bài học mà còn những hình ảnh, video, mô phỏng minh họa. Điều này làm cho bài dạy thêm sinh động hơn. Tuy nhiên, ưu điểm lớn nhất của Internet đó là việc lưu trữ và giải quyết vấn đề về khoảng cách địa lí. Do đó, phát triển Web theo hướng là một 8
- công cụ đào tạo từ xa trở thành một xu hướng để việc học tập trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc khai thác những ưu điểm của Web có thể biến nó thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc tự học của HS. 1.3.3. Mô hinh dạy học E-Learning Khi nói đến việc sử dụng Web trong dạy học thì mô hình tiêu biểu đó là E-Learning. E-Learning là một phương thức dạy học dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT). Với E-Learning, việc học là linh hoạt mở. Người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng Internet. Phương thức học tập này mang tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. [21] Theo quan điểm hiện đại, E-Learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các Website, đĩa CD, băng video, audio… thông qua một máy tính hay tivi; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: thư điện tử (e-mail), thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo, video…[21]. Ngày này, chỉ cần một trang Web, nhà giáo dục có thể tập hợp tất cả các nội dung trên để chuyển tải đến người học một cách đơn giản và hiệu quả. E-Learning thật sự là một mô hình dạy học có nhiều ưu điểm mà cần thiết phải khai thác trong hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn có những nhược điểm tồn tại. Đầu tiên, thông qua Web, GV trình bày những kiến thức hết sức tường minh bằng mọi thứ hình ảnh, âm thanh, video thì điều này có thể làm giảm trí tưởng tượng dẫn đến làm giảm khả năng sáng tạo của HS [11]. Nếu quá lạm dụng các đa phương tiện, mọi thứ đối với HS dường như sẵn có, không cần phải động não suy nghĩ. Về lâu dài, nếp học này sẽ làm cho HS ngày càng thụ động. Nếu chỉ giáo dục hoàn toàn thông qua Internet thì sẽ phá vỡ mối qua hệ giữa thầy – trò, HS sẽ không rèn được một số năng lực theo mục tiêu giáo dục đã đặt ra ban đầu như năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. [21] Đối với những môn khoa học thực nghiệm, sẽ không rèn được cho HS được kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng nghiên cứu thực nghiệm. [21] Do đó, để tận dụng được những lợi ích mà Web đem đến đồng thời hạn chế được những nhược điểm của nó, ta cần phải thực hiện phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau. 9
- 1.4. Lí luận dạy học của mô hình dạy học vừa đúng lúc 1.4.1. Thuyết kiến tạo tri thức Tư tưởng về dạy học kiến tạo (Constructivism) đã có từ rất lâu, nhưng lí thuyết kiến tạo được phát triển từ khoảng những năm 60 của thế kỉ XX, được đặc biệt chú ý từ cuối thể kỉ XX. Jeans Piaget, Watzlawick, Han Aebli, Maria Motessori, Lew S.Wygotzky là những đại diện của thuyết kiến tạo [1]. Khác với thuyết hành vi là bắt buộc người học làm theo một khuôn mẫu sẵn có, thuyết kiến tạo tạo ra những cơ hội cho người học có thể tự trải nghiệm để tự điều chỉnh và hoàn thành thế giới quan của cá nhân mình. Một số quan điểm chính của thuyết kiến tạo có thể kể đến là Tri thức được xuất hiện thông qua việc chủ thể nhận thức tự cấu trúc vào hệ thống bên trong của mình, tri thức mang tính chủ quan. [1] Với việc nhấn mạnh vai trò của chủ thể trong nhận thức trong việc giải thích và kiến tạo tri thức, thuyết kiến tạo thuộc lí thuyết định hướng chủ thể. [1] Cần có sự tương tác giữa học sinh và đối tượng học tập, để giúp học sinh xây dựng thông tin mới vào cấu trúc tư duy của chính mình, đã được chủ thể điều chỉnh. [1] Học không chỉ là khám phá mà còn là sự giải thích, cấu trúc mới tri thức. [1] Như vậy, ta thấy rằng tri thức mới được hình thành từ sự điều chỉnh các quan niệm ban của mỗi cá nhân. Điều này buộc HS phải tích cực tham gia vào các hoạt động, trải nghiệm. Nếu GV có thể thu thập những quan niệm ban đầu đó của HS thì đó sẽ là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng cho việc thiết kế các hoạt động trong tiết học ở lớp. Thông qua các hoạt động này, HS sẽ phát hiện ra những quan điểm sai lầm của mình và từ đó sẽ tự sửa chữa quan điểm đó dưới sự định hướng của GV và hình thành nên tri thức mới. Đó cũng chính là điều mà mô hình dạy học Just in Time Teaching hướng đến. 1.4.2. Mô hình dạy học vừa đúng lúc (JiTT) JiTT là một mô hình dạy học trong đó người dạy sẽ xây dựng một bộ câu hỏi khởi động (WarmUp Exercises) trên một công cụ nào đó (thường là Web) và yêu cầu học sinh hoàn thành trước khi đến lớp, sau đó người GV sẽ dựa trên những câu trả lời và phản hồi của học sinh để xây dựng các hoạt động trên lớp cho phù hợp 17 . Nghĩa là GV sẽ dạy dựa trên những gì học sinh đã biết và những gì học sinh còn chưa rõ. Mô hình này là sự kết hợp giữa hoạt động trong và ngoài lớp học vì vậy hai yếu tố này sẽ bổ trợ nhau trong quá trình học tập của học sinh. JiTT được phát triển bởi Novak, Patterson, Garvin và Christian năm 1999 và được thực nghiệm tại Học viện Không quân Hoa Kỳ nhằm giúp sinh viên tự học trước ở nhà để tăng hiệu quả học tập tại lớp. Lúc đầu, nó chỉ được áp dụng cho một số khóa học Vật lí nhưng sau đó được phát triển rộng 10
- rãi ra nhiều ngành học khác như: Toán học, Hóa Học, Sinh học, Lịch sử, Địa chất, Kinh tế,… Hai yếu tố quyết định trong mô hình dạy học này chính là: phản hồi của học sinh và sự điều chỉnh các hoạt động trên lớp của GV dựa phù hợp với phản hồi đó (hình 1.1). Nhờ có vòng lặp này, học sinh và GV có sự tương tác qua lại, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình dạy học. Ngoài lớp Câu hỏi JiTT Trong lớp Câu trả lời JiTT Hoạt động trên lớp Hình 1.1- Hai yếu tố cơ bản của mô hình JiTT 1.4.3. Vai trò và đặc điểm của mô hình JiTT đối với môn Vật lí 1.4.3.1. Vai trò của mô hình JiTT Bất cứ một mô hình dạy học nào cũng hướng tới những mục tiêu phát triển cho học sinh. Đối với mô hình dạy học JiTT, nếu áp dụng thành công thì nhà giáo dục có thể giúp học sinh phát triển những kỹ năng sau [10]: Đạt được sự hiểu biết về kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề. Liên hệ các kiến thức Vật lí với các hiện tượng xung quanh. Có khả năng kiểm soát quá trình học tập của bản thân. Phát triển: kĩ năng tư duy phê phán, kỹ năng xây dựng và giải quyết vần đề, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng giao tiếp. Những kỹ năng mà mô hình này đem lại hoàn toàn phù hợp với những kỹ năng mà Chương trình tổng thể đưa ra đối với môn học Khoa học tự nhiên [2]. Do đó, đây là một trong những mô hình có thể được áp dụng được để đáp ứng các yêu câu trên. 11
- 1.4.3.2. Đặc điểm của mô hình JiTT Như đã trình nói ở trên, JiTT hoạt động được là nhờ sự phản hồi của học sinh thông qua câu hỏi khởi động (WarmUp Exercises) và sự điều chỉnh kịp thời trong việc xây dựng các hoạt động trên lớp của GV. Vòng lặp này làm tăng sự tương tác của học sinh và GV tạo nên cơ hội cho học sinh trình bày những suy nghĩ của mình về một vấn đề nào đó thông qua Web và GV sẽ là người đọc những phản hồi này, dựa vào đó để giúp học sinh tìm hiểu những vấn đề mà học sinh vẫn còn dang vướng mắc. Ngoài ra, mô hình này còn giảm thiểu thời gian trên lớp cho những hoạt động mà học sinh có thể tự làm như: đọc hiểu các khái niệm mới, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bài học thông qua Internet hoặc các nguồn tài liệu mà GV đã cung cấp hay thậm chí là việc ôn lại các kiến thức đã học có liên quan. Các công việc như thế này trong một lớp học truyền thống mất rất nhiều thời gian thay vì thời gian này dành cho những tranh luận về những vấn đề xung quanh hoặc những hoạt động nhận thức khác giúp học sinh hiều sâu hơn về nó. Kathleen Marrs và Gregor Novak cho rằng JiTT là sự kết hợp chặt chẽ giữa 3 yếu tố [27] Đầu tiên, nó là sự kết hợp của các phương pháp dạy học tích cực: Bằng việc đưa các “nội dung chuyển tải” của một phần học lên phần chuẩn bị ở nhà và tập trung thời gian trên lớp vào giải quyết các vấn đề, JiTT khuyến khích các phương pháp day học tích cực và đó là một bước tiến trong giảng dạy. JiTT cung cấp cơ hội cho học sinh tích cực xây dựng các kiến thức mới từ kiến thức đã học. Trong quá trình học tập, sẽ có những kiến thức nền làm cơ sở cho những kiến thức mới. Vì vậy, việc quên những kiến thức đã học hay hiều sai về nó là một cản trở cho việc dung nạp thêm kiến thức mới. Vì vậy, thông qua bộ câu hỏi WarmUps, GV có thể kiểm tra lại các nội dung cũ có liên qua đến bài học mới, từ đó giúp cho quá trình tiếp thu cái mới của học sinh trở nên tích cực hơn. JiTT cung cấp những phản hồi nhanh chóng: Bài viết How people learn nhấn mạnh vai trò của việc đánh giá trung tâm, vì nó cung cấp cho người học những cơ hội để điều chỉnh và sàng lọc những suy nghĩ của họ trước khi đánh giá tổng hợp. JiTT đã là được điều đó bằng những phản hồi của học sinh thông qua câu hỏi WarmUps qua đó thấy được mình đang còn thiếu những gì và những vấn đề cần phải làm rõ. 1.4.4. Quy trình sử dụng mô hình JiTT Dạy học theo JiTT phải được xây dựng theo từng bước có kế hoạch cụ thể để đạt được các kết quả tốt nhất. Trong các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo, các tài liệu nước ngoài họ viết về quy trình này một cách chung chung kèm theo đo là những lời khuyên cho từng bước. Trong luận văn cao học của tác giả Phan Tấn Tài về “Vận dụng mô hình dạy học vửa đúng lúc Just-in-Time Teaching vào phần Nhiệt học Vật lí 10 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Xây dựng một số chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện dành cho sinh viên khoa văn hóa du lịch – trường đại học dân lập Hải Phòng
76 p | 378 | 47
-
Khóa luận tốt nghiệp: Vận dụng marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU
179 p | 336 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 p | 145 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp: Vận dụng lí thuyết về hoạt động giao tiếp vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Dương Thị Duyên
136 p | 172 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 60 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân
69 p | 25 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng
87 p | 42 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt
72 p | 34 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi
110 p | 38 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 26 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp thơ Hồ Chí Minh qua tập Nhật ký trong tù
88 p | 36 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine
80 p | 51 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cảm hứng lãng mạn trong tập thơ "Gió lộng" của Tố Hữu
72 p | 31 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục
76 p | 21 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 23 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm từ chỉ đồ dùng cá nhân, dụng cụ gia đình và công cụ sản xuất trong thành ngữ
66 p | 21 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện Ba Phi
87 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
84 p | 22 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn